BÁC HỒ
VỚI BẢN TUYÊN
NGÔN ĐỘC LẬP CỦA NƯỚC MỸ
PHAN
VĂN HOÀNG
Tại Phòng bầu
dục của Nhà Trắng ngày 25-7-2013 vừa qua, khi tiếp nhận bản sao búc thư đề ngày
16-2-1946 của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tổng thống Mỹ Harry S. Truman, tổng
thống Barack Obama đã nói với chủ tịch nước Trương Tấn Sang : “Hồ Chí Minh thực sự
có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của
Thomas Jefferson”.
Phát biểu của
người đứng đầu nước Mỹ khiến tôi nhớ một câu chuyện xảy ra khi tôi sang Mỹ dự
một hội thảo về sử học. Cô Sarah tìm gặp tôi, tự giới thiệu đang giảng dạy lịch
sử và văn hóa Việt Nam
ở một trường đại học của nước Mỹ.
Cuối buổi hội
thảo, Sarah mời tôi và một vài đồng nghiệp người Canada, Pháp và Thụy Điển ra
căng-tin trò chuyện. Cuộc đời hoạt động, đạo dức và tư tưởng Hồ Chí Minh là đề
tài mà giới trí thức quốc tế luôn thảo luận một cách thích thú. Bỗng Sarah nhìn
thẳng vào tôi, nói: “Này anh bạn thân mến, Hồ Chí Minh của anh đã trích dẫn Jefferson của tôi”.
Cảm thấy tự
ái, tôi đáp lại: “Vâng, có thế, song Hồ Chí Minh của tôi đi xa hơn, chứ không
dừng lại ở Jefferson của cô”. Sarah tỏ ra lung
túng. Đây là điều mà nữ tiến sĩ người Mỹ này chưa từng nghĩ tới. Tôi chậm rãi trình
bày.
Lần đầu tiên Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập (The Declaration
of Independence) của nước Mỹ (mà Thomas Jefferson là tác giả chính) khi
Người đến nước này vào thập niên thứ hai của thế kỷ XX. Lúc đó, Việt Nam đang bị ngoại bang đô hộ, nhân dân Việt Nam bị
đối xử như giống người hạ đẳng. Vì vậy, Hồ Chí Minh rất tâm đắc với tư tưởng “Tất
cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho
họ một số quyền không thể chuyển nhượng được, trong những quyền ấy có quyền
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (All men are created equal, they are endowed by their Creator with
certain unalienable rights, among these are life, liberty and the pursuit of
happiness) trong văn kiện đó. Mười lăm năm sau, khi giảng về lịch sử Cách
mạng Mỹ cho các hội viên của Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hội, Hồ
Chí Minh không quên nhắc lại “lời bất hủ” ấy (những bài giảng của Hồ Chí Minh
được tập họp thành quyển “Đường kách
mệnh” xuất bản năm 1927).
Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ
Thomas Jefferson
Sau khi tiếp xúc với bản Tuyên ngôn
độc lập của nước Mỹ, Hồ Chí Minh đã đi nhiều nước, thấy nhiều chuyện, làm nhiều
việc. Kiến văn của Người thêm phong phú, nhận thức của Người thêm sâu sắc. Tuy
giá trị của tư tưởng trên vẫn còn nguyên vẹn, nhưng đối với Người dường như
chưa đầy đủ. Nó chỉ đề cập đến những quyền cơ bản của mọi người, tức là của từng cá nhân. Trong khi đó, trên bàn cờ quốc tế,
một số cường quốc ỷ giàu, ỷ mạnh tìm cách thống trị những nước nghèo hơn, yếu
hơn. Trong suy nghĩ của Hồ Chí Minh, trước hết phải xóa bỏ nạn nước lớn xâm lược và đô hộ nước nhỏ, lúc đó mới có thể thực hiện
được quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của từng cá nhân, từng
cộng đồng và từng dân tộc được. Suy nghĩ như vậy nên trong những ngày cuối
tháng 8-1945, trên căn gác nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, Hồ Chí Minh bắt
đầu bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam bằng câu trích dẫn từ bản Tuyên
ngôn độc lập của nước Mỹ, nhưng Người không dừng lại ở tư tưởng của Jefferson,
mà “suy rộng ra”, nâng cao tư tưởng ấy thành “Tất cả các dân
tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do” (PVH nhấn mạnh)
Sự “suy rộng ra” của nhà lãnh đạo dân
tộc Việt Nam
không phải không có lý do. Lúc đó, một nhúm siêu cường quốc đang làm mưa làm
gió trên vũ đài thế giới. Liên Hiệp Quốc (mới thành lập) tự đề cho mình mục
đích “phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng
nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc” (Điều 1, chương 1 của Hiến
chương Liên Hiệp Quốc, thông qua ngày 26-6-1945). Trong thực tế, 193 nước thành
viên (tính cho đến nay) họp thành Đại hội đồng của tổ chức này chỉ có thể ra
những khuyến nghị không có hiệu lực pháp lý bắt buộc; mọi quyết định của tổ
chức quốc tế này đều nằm trong tay 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo
an. Năm nước này có quyền phủ quyết (veto)
nên chỉ cần một trong 5 nước ấy bỏ phiếu chống thì mọi quyết định của Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc đều trở thành vô giá trị!
Chỉ một thời gian ngắn sau khi Hồ Chí
Minh đòi phải có sự bình đẳng giữa các dân tộc, tổng thống một siêu cường quốc
tuyên bố: “Nước Mỹ phải lãnh đạo việc điều hành thế giới theo đường lối mà thế
giới phải được điều hành” (The United
States would then take the lead in running the world in a way that the world
ought to be run - trích dẫn bởi William A. Williams, The Tragedy of American Diplomacy,
World Publishing Company xuất bản, Cleveland, 1954, tr.66) và đòi hỏi: “Toàn
thế giới phải theo hệ thống của Mỹ” (The whole
world should adopt the American system - trích dẫn bởi D. F. Fleming, The
Cold War and Its Origins, Nxb Doubleday, New York, 1961, tr.436).
Nửa thế kỷ sau, một cựu Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ mới nhận ra sự thật: “Chúng ta [tức những người cầm đầu chính phủ Mỹ]
không được Chúa Trời cho cái quyền định hình mọi dân tộc theo hình ảnh của
chính chúng ta hoặc hình ảnh mà chúng ta chọn” (We do not have the God–given right to shape every nation in our own
image or as we choose - Robert S. McNamara, In Retrospect – The Tragedy and Lessons
of Vietnam, Nxb Random House, New
York , 1995, tr.232).
Trong những thập niên qua, một nhúm
siêu cường quốc vẫn tiếp tục buộc các nước khác làm theo ý của họ. Họ luôn tự
giành cho mình quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, thường
xuyên vi phạm chủ quyền, độc lập và quyền tự quyết của các dân tộc khác.
Sáu mươi tám năm qua kể từ ngày bản
Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam được công bố tại quảng trường
Ba Đình (Hà Nội), tư tưởng của Hồ Chí Minh “Tất
cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng” vẫn còn mang giá trị thời sự, vì cho đến nay, sự bình đẳng giữa các
dân tộc trong quan hệ quốc tế vẫn chưa được thực hiện một cách hoàn toàn.
Nét
mặt của tiến sĩ Sarah trở nên rạng rỡ. Cô nói, giọng vui vẻ, như vừa khám phá
ra một điều gì mới mẻ:
-
Quả thật, tư tưởng của Bác Hồ rộng hơn và cao hơn.
Lần này,
Sarah không nói Hồ Chí Minh của anh mà gọi Bác Hồ bằng tiếng Việt một cách tự nhiên, như thể cô là một người Việt Nam
vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét