Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

đớn thay phận đàn ông...

đớn thay phận đàn ông...

 
 
Đau đn thay phđàông...
 
 
Ba đồng một chục đàn ông
Chị bỏ vào lồng chị xách đi chơi!
Đến ngang vũng lội đánh rơi
Nó bò lổm ngổm mỗi nơi mỗi thằng
 
Lượm free một tá đàn ông
Để bò, để chổng, để chồng lên chơi.
Khi nào khó ở trong người
Lôi ra đấm đá xả hơi đỡ buồn.
 
Ba xu một mớ đàn bà
Xách về băm nhỏ cho gà nó xơi.
Cô nào xinh đẹp tuyệt vời
Để dành tí toáy cho đời lên hương
 
 
Trong Lễ Ký có câu:
- “Khi đàn bà nói với bạn, bạn hãy mỉm cười mà đừng tin họ”.
Racine nói:
- “Họ lơ mơ, họ lưỡng lự, nói tắt một tiếng, họ là đàn bà”.
J. Giraudoux cay cú hơn:
- “Thượng Đế đã để cho một thiên thần được phép thảo luận với mình, do đó mới nảy ra một quỷ vương sa-tăng. Đàn ông đã để cho vợ mình được phép thảo luận với mình, do đó mà nảy ra người đàn bà.”
C. Mermet nói:
- “Đàn bà ngủ, không làm hại ai hết.”
Bốn câu danh ngôn trên đều tỏ ra bất công đối với phái nữ, một bất công không thể tha thứ đối với quan niệm của các bà.
Với người viết bài nầy, đàn bà là một sinh vật vô cùng dễ thương, là một bông hoa làm rực rỡ cuộc đời, làm thăng hoa đời sống, là một dòng suối mát làm dịu đi những buồn phiền của đàn ông.
Người Trung Hoa ngày xưa, khi “ngôn ngữ còn ăn đong”, để chỉ sự yên ổn của tâm hồn, họ dùng nhóm chữ “người đàn-bà-ở-trong-nhà.” Có lẽ vì vậy mà nhiều cụ đã anh dũng giới thiệu vợ mình với khách Mỹ:
- “Đây là nhà tôi,” khiến mấy chú Sam phải giựt mắt lia lịa và buột miệng hỏi:
-“Thế cái cửa ra vào ở chỗ nào?”.
Tuy nghe như “vịt nghe sấm” nhưng theo truyền thống lịch sự ngoại giao đã có hơn hai trăm năm, chú Sam cũng cúi đầu, chào rất lễ phép:
- “Nice to meet you”.
Người đàn bà quan trọng như vậy, dịu dàng và dễ thương như vậy, tại sao có lắm cụ tỏ ra cay cú với các bà như thế. Để trả lời câu hỏi nầy, chúng ta thử tìm hiểu sinh vật dễ thương nầy đến từ đâu?
Theo Thánh Kinh thì người đàn bà được tạo ra bằng chiếc xương sườn của đàn ông. Mục đích Chúa tạo ra bà Eve là để giúp đỡ và mang hạnh phúc đến cho Adam. Trong Sáng Thế Ký, chương 2:18, Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng:
- “Loài người ở một mình thì không tốt, ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó.”
Thế là có người đàn bà. Và khi Adam đã có một người giúp đỡ giống như mình rồi, Chúa lại cẩn thận dạy bà Eve cách cư xử với chồng.
Trong sách Ê-phê-sô chương 5, câu 22,23,24 như sau:
- “Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội Thánh. Hội Thánh là thân thể Ngài và Ngài là Cứu Chúa của Hội Thánh. Ấy vậy như Hội Thánh phục dưới Đấng Christ thì đàn bà phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự.”.
Nhưng trong thực tế, đàn bà có tuân phục chồng mình trong mọi sự chăng? Đàn bà có mang hạnh phúc đến cho chồng chăng?

I- Đàn bà Việt Nam xưa:

Qua ca dao dưới đây, chúng ta tìm thấy hình ảnh người đàn bà Việt Nam ngày xưa rất đẹp:
Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ
Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu.
Lúc nào cũng vui vẻ, dịu dàng để chồng được hài lòng, lúc nào cũng cố gắng mang hạnh phúc đến cho chồng dù có chịu nhiều thua thiệt:
Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười tủm tỉm rằng anh giận gì.
Sao anh vội giận em chi
Muốn cưới vợ bé em thì cưới cho.
Người đàn bà hiền lành như vậy, bảo sao gia đình không hạnh phúc. Ngoài những đức tính dịu dàng, giàu lòng hy sinh, người đàn bà Việt Nam còn nặng lòng chung thủy:
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Người đàn bà ngày xưa luôn luôn quên mình để nghĩ đến chồng con. Sự tận tụy, đảm đang của người đàn bà Việt Nam thật vô cùng cao quý. Hãy đọc hai câu ca dao dưới đây để thương người đàn bà:
Đang khi lửa tắt, cơm sôi
Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem.
Nghe câu ca dao trên, nhiều cụ đã động lòng trắc ẩn và tự hỏi:
- “Làm thế nào người đàn bà có thể giải quyết chừng ấy công việc trong một lúc?”
Thực ra chừng ấy công việc nghe thì nhiều nhưng không phải không giải quyết được. Vậy phải giải quyết thế nào?
Xin thưa: “Lửa tắt cơm sôi,” chuyện nầy không cần phải lo. Vì lửa củi đủ để sôi cơm, ắt lửa phải nhiều. Đến lúc cơm sôi, lửa tắt thì không cần phải bớt lửa, nồi cơm vẫn chín được, lại không lo khét. Còn chuyện lợn kêu. Lợn kêu kệ bố lợn kêu. Nhà ở thôn quê thường cách xa nhau, chuyện lợn kêu sẽ không làm phiền ai, chỉ còn hai vấn đề cấp bách cần phải giải quyết ngay là: “con khóc, chồng đòi tòm tem.”Hai chuyện nầy mới nghe qua thì khó nhưng thật ra không khó. Người đàn bà chỉ cần nằm nghiêng một bên, vạch ngực cho con bú, còn “bàn tiếp hậu” thì đưa về phía thằng chồng mắc dịch có muốn tòm tem thì tòm.
Xã hội Việt Nam ngày xưa, đa số theo Nho giáo. Ông chồng trong gia đình như một ông vua nho nhỏ:
Đêm năm canh, năm vợ ngồi hầu
Vợ cả pha nước, têm trầu chàng xơi.
Vợ hai trải chiếu, chia bài
Vợ ba coi sóc nhà ngoài, nhà trong.
Vợ tư ấp lạnh quạt nồng
Vợ năm thức dậy trong lòng xót xa.
Chè thang, cháo đậu bưng ra
Chàng xơi một bát kẻo mà công minh.
Người đàn bà ngày xưa chịu nhiều thiệt thòi như vậy nhưng họ vẫn cảm thấy hạnh phúc vì họ chịu chấp nhận cái thiên chức thờ chồng, nuôi con. Vấn đề ly dị gần như không có mà cũng chẳng ai nghĩ đến vấn đề phòng. . . giải phóng phụ nữ.



II- Đàn bà Việt Nam ngày nay:
 
Cho đến lúc làn sóng văn minh Âu Tây tràn sang Việt Nam thì địa vị người đàn ông trong gia đình bắt đầu lung laỵ Văn minh Tây phương, đàn ông thi nhau nịnh đầm, chiều chuộng các bà. Các bà được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. 
 
- “Không ai đánh đàn bà dù với. . . cây đòn gánh, ý quên, một bông hoa.”.

Vác đòn gánh để đập nát một đóa hoa, quả là hình ảnh không đẹp mắt. Việc chồng “nựng” vợ bằng đầu gối hay cùi chỏ đã bị coi là hành động kém văn minh.
 
Lộ trình của các ông đã bắt đầu đi xuống, cho tới thời kỳ bà Cố Nhu thì thời vàng son của đàn ông chỉ còn là vang bóng một thời. Nhưng sống là hi vọng. Sống không có hi vọng là đang đứng bên thềm của sự chết. Các ông nghĩ thế nên vẫn bám víu cái hy vọng được bình đẳng với các bà dù rằng cái hy vọng rất mong manh. Các bà biết vậy nên các bà đâu chịu để yên. Các bà thừa thắng xông lên và cho rằng:
- “Một trăm thằng đàn ông không bằng cái mông đàn bà.”.
hay là:
- “Một trăm thằng con trai không bằng cánh tay người con gái.”.
Thời kỳ “phu xướng phụ tùy” cáo chung.
 
Nhưng đã hết cho đâu, sau tháng 4-1975, những người có phương tiện, vắt giò lên cổ, bỏ nước chạy dài. Qua tới xã hội tây phương, nhìn thằng Mỹ, thằng Tây, tên nào cũng sống với “triết lý thờ bà,” khiến nhiều người chua chát cho rằng giá trị thằng đàn ông không bằng con chó. Chó không phải hớt hải đi tìm gióp, cũng không có cảnh mặt mày tái mét, ngơ ngác nghe chủ báo tin bị cho đi chỗ khác chơi. Chó không phải lao động, không phải đóng thuế mà còn đôi lúc được ung dung đứng đái đàng hoàng trên giường bà chủ.
Thân phận thằng đàn ông đã xuống đến tận cùng tần số, thế mà thỉnh thoảng vẫn còn bị các bà chọc quê. Nhiều bà nghênh ngang dán sau chiếc xe câu:
- “The more I know the men, the more I love my dog.”(Càng biết nhiều về đàn ông, tôi càng thương con chó của tôi nhiều hơn.) (sorry quý bạn, câu này là riêng của XuânDung đã cầu chứng tại toà, không ai được phép ăn cắp !!!)
 
Người viết bài nầy vì công việc làm ăn, phải tiếp xúc với nhiều gia đình người Mỹ và nhận ra một điều khá lạ lùng là trong giới Mỹ già, họ sợ vợ một cách quái gở. Họ không dám quyết định một chuyện to, chuyện nhỏ nào cả nếu không có ý kiến của bà vợ. Tôi đi định giá công việc, nếu chỉ có bà vợ ở nhà thì trong mười trường hợp, có thể đến tám bà dám quyết định nhận giá của tôi đưa ra. Còn ngược lại, nếu chỉ có các ông ở nhà thì lúc nào tôi cũng được nghe các ông ngoan ngoãn trả lời:
- “Giá của mầy đưa ra, nghe lọt lỗ tai lắm nhưng để tao bàn lại với vợ tao rồi trả lời mầy sau”.
 
Và khi họ muốn nhờ tôi làm thêm một việc gì họ thường hay nói:
- “Vợ tao muốn cái vườn hoa phải thế nầy, cái hòn giả sơn phải thế kia . . .v.v.” 

Có lần, một ông Mỹ già đến gõ cửa nhà tôi để giảng đạo, Ông nầy theo đạo Jehova Wittness. Đạo nầy tuyệt đối tin ở Kinh Thánh. Thành ngữ đầu môi của họ là: “Đúng như Thánh Kinh.” Muốn chứng minh một việc gì, họ cứ dở Kinh Thánh ra là hết cãi. Giảng đạo cho tôi nghe nhiều lần, tình cảm giữa tôi và ông mỗi ngày mỗi thân mật hơn và xem nhau như bạn. Ông tuy đã già lụ khụ nhưng máu tếu đầy mình.
 
Thời kỳ ông George Bush còn làm Tổng Thống, lần nào giảng đạo xong, từ giã ra về, ông đều dặn tôi:
- “Mỗi đêm cầu nguyện, nhớ cầu nguyện cho Tổng Thống Bush nhé Van.”
Biết ông là đảng viên đảng Cộng Hoà nên tôi gật đầu. Đến lúc ông Bush bị ông Clinton đá nhào, mỗi lần giảng đạo xong ông lại dặn:
-“Mỗi đêm nhớ cầu nguyện cho bà Hillary Clinton nhé Van.”.
 
Lần nầy tôi ngạc nhiên, hỏi lại ông ta:
-“Ông là đảng viên đảng Cộng Hoà, ông kêu tôi cầu nguyện cho Tổng Thống Bush thì còn nghe được. Nay ông lại kêu tôi cầu nguyện cho vợ của một Tổng Thống đảng Dân Chủ là sao?”.

Ông ta lắc đầu nhìn tôi ra vẻ thất vọng:
- “Chuyện như vậy mà mầy cũng không hiểu. Lúc ông Bush làm Tổng Thống thì Dan Quayle làm Phó Tổng Thống, chữ potato số ít đổi ra số nhiều, đứa con nít lớp một còn đánh vần đúng, thế mà ông Phó Tổng Thống làm tài khôn sửa lại trật lấc. Nếu mầy không cầu nguyện cho ông Bush, lỡ ổng chết thì Dan Quayle làm sao điều hành được nước Mỹ. Còn bây giờ ông Clinton làm Tổng Thống, chuyện nhỏ, chuyện to gì ông ta cũng hỏi ý kiến vợ, lỡ bà vợ chết rồi ông ta sẽ hỏi ai đây?”.
 
Con người có nhiều máu tếu như vậy nhưng khi ở bên cạnh vợ lại ngoan ngoãn như con mèo con, không dám cười lớn tiếng. Có một lần tôi cắc cớ đem câu 22, 23,24 trong chương 5 của sách Ê-phê-sô, đã được trích dẫn ở trên, ra đọc. Đọc xong tôi hỏi:
- “Trong gia đình ông, ai là boss?”.
 
Nghe tôi hỏi, mặt ông bạn già đang vui chợt thoáng buồn.

Ông trả lời:
- “Tao nghĩ không cần hỏi, chắc mầy cũng biết. Thì vợ tao chứ ai.”.
- “Như vậy cách sống của các ông đúng hay Kinh Thánh đúng?”.
Ông bạn già trả lời một cách buồn rầu:
-“Kinh Thánh thì đúng trăm phần trăm rồi. Tại cách sống của mình sai”.
Tôi lên lớp:
- “Biết sai thì phải sửa”.
- “Sửa bằng cách nào?”.
Tôi trả lời:
- “Làm một công cuộc cách mạng giải phóng đàn ông.”.
Ông bạn già lắc đầu nguầy nguậy:
- “Khó còn hơn lên Thiên Đàng mày ạ nhưng đàn ông Mỹ chúng tao sợ vợ, đâu phải do 
lỗi của chúng tao”.

Tôi ngạc nhiên, hỏi:
- “Vậy lỗi của ai?”.
- “Của ông Adam mầy ạ. Thế giới ngày xưa mới chỉ có hai người, thế mà ổng đã sợ bả rồi. Chỉ có trái cây “biết điều thiện và điều ác”, Chúa đã cảnh cáo là không nên ăn mà bả cũng bẻ ăn. Ăn rồi bắt Adam cùng ăn. Ổng sợ quá cũng đớp theo. Việc ấy đã gây ra bao nhiêu điều rắc rối đến đời con cháu. Phải chi lúc bà Eve vừa thò tay định bẻ trái cấm, 
Adam nện cho bả vài thoi thì giờ nầy chúng mình đâu có khổ.”.
Ông bạn già thở dài, nói tiếp:
- “Mầy thấy tao siêng đi giảng đạo vì ra ngoài vui hơn. Ở nhà bả cằn nhằn hoài, nhức đầu quá. Đi ra, đi vào nhìn mặt bả riết rồi tao muốn đau”.
Tôi hỏi:
- “Thế sao không nện cho bả vài thoi để bả hết cằn nhằn?”
- “Mầy đừng có xúi dại. Thời đại của ông Adam, cóc có cảnh sát mà ổng cũng đâu dám nện bả. Còn trên nước Mỹ nầy mà đánh vợ thì cảnh sát nó còng tay cho”.
Bị tôi quần cho một chập, ông bạn già nổi nóng, hỏi: 

- “Thế trong gia đình mầy, ai là boss?”. 

Tôi vỗ ngực một cách hùng dũng, đáp:
- “Thì ta đây chớ ai”.
Ông bạn già phục lăn, nói:
- “Tao cũng biết đàn bà Việt Nam rất ngoan, hiền và giỏi chiều chồng.” 

Vừa nói tới đây, ông bạn Mỹ già lẩm cẩm của tôi bỗng khựng lại rồi đập tay xuống bàn, 
cười rộ, nói:
“Ha. . .ha. . . mầy là thằng xạo! Mầy đâu có vợ. Tài cán như mầy làm gì kiếm được 
một bà vợ mà sợ ha ha. . .”. 

Nói xong ông bạn già phú lĩnh.
 
Đàn ông Mỹ sợ vợ đã quen nên ít khổ. Tránh sư tử chẳng xấu mặt nào. Còn đàn ông 
Việt Nam, một thời từng là vua, là boss trong gia đình, chưa quen một cổ đôi 
ba tròng. Ở sở sợ xếp, về nhà sợ vợ. Mới chỉ hai mươi năm lưu vong, 
mặt mày tên nào, tên nấy đâm ra ngơ ngác.
 
Tôi có một thằng bạn cũng chẳng thân tình cho lắm.

Chuyện thật trăm phần trăm. Mẹ người bạn muốn nó bảo lãnh sang Mỹ, lệnh bà không
cho nên nó cóc dám lãnh bà già sang. Đúng là:
- “Nóc nhà xa hơn chợ, l... vợ quý hơn mả cha”.
Một hôm, tôi đến chơi, thằng bạn ra mở cửa mà hai bàn tay còn ướt mèm. Tôi hỏi:
- “Mầy đang làm gì vậy?”.
- “ Rửa chén.”.
- “ Còn vợ mầy đâu?”.
Nó đưa một ngón tay lên miệng suỵt lia lịa:
- “Nói nho nhỏ, bả đang ngủ.”.
- “Ý, mẹ ơi! Mười một giờ trưa rồi mà còn ngủ?”.
- “Tại đêm rồi, bả thức gần đến sáng, xem phim Xóm Vắng. Tiên sư thằng Tằng Hắng (Tần Hán) nó phá gia cang tao.”. 

Tôi bật cười, nói:
- “Thì để bả dậy, bả rửa. Mầy cày đến hai gióp, về nhà còn phải rửa chén?”.
 
Thằng bạn cười như mếu:
“Bả không rửa thì mình phải rửa. Mẹ kiếp! Lỡ mua cái nhà, bây giờ phải cày trả nợ. Không lo cày, mất nhà thì cũng có thể mất vợ như chơi.”. 

Mặt thằng bạn chảy dài ra, buồn hiu hắt như lúc Lưu Bị thua Tào Tháo, khiến tôi cũng 
mủi lòng. Nhìn cặp mắt đỏ hoe của thằng bạn, không phải vì muốn khóc mà vì thiếu ngủ, tôi thấy cần phải rút lui để nó nghỉ ngơi.
 
Qua cuộc biển dâu, điạ vị thằng đàn ông cũng đổi thay theo vận nước. Như một triết gia, 
tôi cho tay vào túi quần, mặt ngẩng nhìn trời, cất tiếng ngâm nga: 

Đau đớn thay phận đàn ông
Lời rằng phận bạc, lời chung ấy mà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét