Thiết kế lại cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông để học thực chất"
(GDVN) - "Ta đã sẵn có trong tay hệ thống giáo dục thống nhất toàn quốc, đó là những ưu thế mà những nước như Đức, Mỹ không có. Chúng ta lại đã có kinh nghiệm kỳ thi ba chung, nếu bỏ kiểu định điểm sàn tùy tiện từng năm, lấy điểm trên trung bình làm chuẩn thì việc chuyển thành thi Tú tài quốc gia không khó gì. Hệ thống cũ đã sẵn ba cấp học rồi, chỉ cần đổi chức năng, yêu cầu của các cấp học học là được".
Tiếp tục câu chuyện sau khi thông tin Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên tiếng về việc nên bỏ thi tốt nghiệp THPT nếu tỷ lệ đỗ tại kỳ thi này năm nào cũng ở mức 95-96%, nhiều chuyên gia giáo dục đã lên tiếng ủng hộ quan điểm này.
Tiếp tục phân tích, phản biện, đưa ra những giải pháp "tháo gỡ" cho Bộ GD&ĐT và nền GD Việt Nam trong công tác triển khai , thiết kế lại cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông để học sinh học thực chất hơn. Báo Giáo dục Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết của TSKH Trần Xuân Hoài - Chủ tịch HĐ Khoa học Viện Vật lý (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam):
Hệ thống giáo dục có nhiều phần, như triết lý giáo dục, phương pháp giáo dục, chương trình và sách giáo khoa… thuộc về phần hồn, là tâm hồn của giáo dục. Một tâm hồn tốt chỉ có thể phát triển tốt nếu được nuôi dưỡng trong một cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể của hệ thống giáo dục chính là phần cứng, là kiến trúc của hệ thống giáo dục.
Phần hồn của giáo dục sẽ phát triển liên tục, cập nhật theo thời gian, thậm chí có những thời điểm phải xóa bỏ đi, làm lại. Còn phần cơ thể , tức phần cứng của giáo dục, thì không thể làm như vậy được. Bài viết này chỉ nói đến việc thiết kế phần cứng. Tức kiến trúc của một hệ thống giáo dục.
Kiến trúc này không thể thay đổi tùy tiện theo ý thích cá nhân, theo xu thế nhất thời, theo phong trào của xã hội. Là một cơ thể thì sự phát triển phải ổn định theo thời gian, trên cơ sở kế thừa, loại bỏ chi tiết kém hỏng để tồn tại cho lâu dài vì lợi ích trăm năm, chứ không có khái niệm đập đi làm lại.
Tiếp tục phân tích, phản biện, đưa ra những giải pháp "tháo gỡ" cho Bộ GD&ĐT và nền GD Việt Nam trong công tác triển khai , thiết kế lại cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông để học sinh học thực chất hơn. Báo Giáo dục Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết của TSKH Trần Xuân Hoài - Chủ tịch HĐ Khoa học Viện Vật lý (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam):
Hệ thống giáo dục có nhiều phần, như triết lý giáo dục, phương pháp giáo dục, chương trình và sách giáo khoa… thuộc về phần hồn, là tâm hồn của giáo dục. Một tâm hồn tốt chỉ có thể phát triển tốt nếu được nuôi dưỡng trong một cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể của hệ thống giáo dục chính là phần cứng, là kiến trúc của hệ thống giáo dục.
Phần hồn của giáo dục sẽ phát triển liên tục, cập nhật theo thời gian, thậm chí có những thời điểm phải xóa bỏ đi, làm lại. Còn phần cơ thể , tức phần cứng của giáo dục, thì không thể làm như vậy được. Bài viết này chỉ nói đến việc thiết kế phần cứng. Tức kiến trúc của một hệ thống giáo dục.
Kiến trúc này không thể thay đổi tùy tiện theo ý thích cá nhân, theo xu thế nhất thời, theo phong trào của xã hội. Là một cơ thể thì sự phát triển phải ổn định theo thời gian, trên cơ sở kế thừa, loại bỏ chi tiết kém hỏng để tồn tại cho lâu dài vì lợi ích trăm năm, chứ không có khái niệm đập đi làm lại.
Yêu cầu cụ thể đặt ra là một hệ thống được thiết kế ít nhất phải thỏa mãn sự bền vững với thời gian, ví dụ cho 20-30 năm tới. Nó phải đáp ứng lòng hiếu học (phần nào cũng xuất phát từ sự ham danh) của dân ta. Nó phải tạo ra bình đẳng về cơ hội học tập và phát triển cho mọi người nhưng cũng phải đảm bảo trung thực và chất lượng thực theo đúng khả năng từng cá nhân.
Tất nhiên, phải làm sao khả thi, gọn nhẹ nhất, tiết kiệm nhất cho nhà nước và cá nhân; phân luồng được học sinh, và cùng với phần hồn giáo dục tốt, hệ thống này sẽ tạo ra những con người đa dạng, có đạo đức làm người và chất lượng nghề nghiệp tối đa.
Tất nhiên, phải làm sao khả thi, gọn nhẹ nhất, tiết kiệm nhất cho nhà nước và cá nhân; phân luồng được học sinh, và cùng với phần hồn giáo dục tốt, hệ thống này sẽ tạo ra những con người đa dạng, có đạo đức làm người và chất lượng nghề nghiệp tối đa.
Mô hình kiến trúc (sau đây gọi tắt là cấu trúc) của hệ thống giáo dục Phổ thông mới này bao gồm hai bộ phận riêng biệt :
Ba bậc học: Tiểu học, Trung học Phổ thông, Trung học Phổ thông nâng cao
- Bậc tiểu học: (từ lớp 1 tới lớp 6) là bậc phổ cập bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 tuổi; Nhà nước chi trả 100% kinh phí, học sinh không phải đóng góp. Học xong lớp 6, học sinh được cấp một giấy chứng nhận hoàn thành phổ cập giáo dục và có quyền được vào học các trường PT mà không qua thi tuyển.
Thêm 1 năm vào bậc phổ cập là thêm trách nhiệm của nhà nước, giảm đóng góp của dân ở cấp cao hơn, đồng thời nâng cao trình độ phổ cập lên. (Nếu nhà nước chưa đủ tiền thì tạm giữ 5 năm phổ cập).
Thêm 1 năm vào bậc phổ cập là thêm trách nhiệm của nhà nước, giảm đóng góp của dân ở cấp cao hơn, đồng thời nâng cao trình độ phổ cập lên. (Nếu nhà nước chưa đủ tiền thì tạm giữ 5 năm phổ cập).
Ảnh minh họa |
- Bậc Phổ thông (từ lớp 7 tới lớp 10): Nhà nước và người dân cùng chia sẻ kinh phí theo tỉ lệ Nhà nước 70% - nhân dân 30%. Đây không phải bậc học bắt buộc nhưng Nhà nước phải khuyến khích học sinh theo học.
Hết bậc PT, học sinh được cấp chứng nhận đã hoàn thành bậc học và có quyền ghi danh để tham gia tuyển chọn vào bậc PT nâng cao, học nghề/trung cấp hoặc tìm việc làm. Một người hoàn thành Trung học phổ thông được coi là cơ bản đầy đủ kiến thức và tư cách làm người để bắt đầu tự lập.
Vì vậy cần tối thiểu 10 năm học tập. Vả lại sau những năm học tập PT, đa số sẽ bước vào đời sống nghề nghiệp, nếu tuổi vào đời là 15 sang 16 thì còn non, tốt nhất là sang tuổi 17.
Hết bậc PT, học sinh được cấp chứng nhận đã hoàn thành bậc học và có quyền ghi danh để tham gia tuyển chọn vào bậc PT nâng cao, học nghề/trung cấp hoặc tìm việc làm. Một người hoàn thành Trung học phổ thông được coi là cơ bản đầy đủ kiến thức và tư cách làm người để bắt đầu tự lập.
Vì vậy cần tối thiểu 10 năm học tập. Vả lại sau những năm học tập PT, đa số sẽ bước vào đời sống nghề nghiệp, nếu tuổi vào đời là 15 sang 16 thì còn non, tốt nhất là sang tuổi 17.
- Bậc Phổ thông nâng cao (từ lớp 11 tới lớp 12): Bậc học này nhằm nâng cao kiến thức, chuẩn bị cho học sinh vào ĐH, có phần tự do hơn, có thể tự chọn tăng cường những môn học sinh yêu thích hoặc có năng khiếu. Việc tuyển đầu vào do các trường tự tổ chức (có thể thi tuyển/phỏng vấn hoặc xét học bạ tùy theo từng trường).
Nhà nước và người dân cùng chia sẻ kinh phí theo tỉ lệ 30-70 (hoặc bằng nhau 50 – 50 nếu nhà nước giàu lên). Sau khi học xong PT nâng cao, học sinh sẽ có một chứng nhận đã hoàn thành bậc học và có quyền tham dự kỳ thi tú tài. Ở bậc phổ thông nâng cao, chủ yếu là bổ sung, nâng cao kiến thức, có thể học với cường độ cao, kiến thức chọn lọc, cho nên 2 năm là đủ.
Nhà nước và người dân cùng chia sẻ kinh phí theo tỉ lệ 30-70 (hoặc bằng nhau 50 – 50 nếu nhà nước giàu lên). Sau khi học xong PT nâng cao, học sinh sẽ có một chứng nhận đã hoàn thành bậc học và có quyền tham dự kỳ thi tú tài. Ở bậc phổ thông nâng cao, chủ yếu là bổ sung, nâng cao kiến thức, có thể học với cường độ cao, kiến thức chọn lọc, cho nên 2 năm là đủ.
Một kỳ thi độc lập cấp Quốc gia
Tuy nhiên, với một công sức học tập, trau dồi văn hóa 10-12 năm, không có một cái đích phấn đấu gì, cũng không có một cái gì do xã hội chọn lọc để công nhận trình độ văn hóa (không phải là nghề nghiệp) của một người vào đời là điều vô lý, cũng không hợp với lòng hiếu học và hiếu danh của con người.
Hơn nữa, như vậy cũng khó có một cơ sở nào được toàn xã hội công nhận để làm mốc văn hóa đầu vào cho cấp Đại học. Vì thế cần phải có một cuộc thi thường niên, cấp quốc gia, độc lập với hệ thống trường học, được tổ chức chung toàn quốc (Bộ GD&ĐT tổ chức) có thể tạm gọi là “Thi tú tài” .
Kỳ thi lấy bằng Tú tài là kỳ thi quốc gia, độc lập, không có thi riêng hoặc cộng điểm cho bất kỳ đối tượng nào và phải được tổ chức thường niên, nghiêm ngặt. Có thể gồm 8 môn thi: văn, toán ,vật lý, hóa, sinh, sử, địa, ngoại ngữ theo chương trình phổ thông nâng cao.
Thí sinh có thể tự chọn môn thi, chỉ cần đạt 4 môn trên trung bình là đỗ, nhưng trong 4 môn đó có 2 môn bắt buộc là môn ngoại ngữ và 1 môn tùy chọn toán hoặc văn; phân loại bằng Tú tài thành 3 loại: A-đỗ 8 môn, B-đỗ 6 môn và C-đỗ 4 môn. Trong bằng phải ghi rõ điểm số của từng môn. Được thi lại nhiều lần một hay nhiều môn chưa đủ điểm, bảo lưu điểm thi môn đã đỗ 3 năm.
Hơn nữa, như vậy cũng khó có một cơ sở nào được toàn xã hội công nhận để làm mốc văn hóa đầu vào cho cấp Đại học. Vì thế cần phải có một cuộc thi thường niên, cấp quốc gia, độc lập với hệ thống trường học, được tổ chức chung toàn quốc (Bộ GD&ĐT tổ chức) có thể tạm gọi là “Thi tú tài” .
Kỳ thi lấy bằng Tú tài là kỳ thi quốc gia, độc lập, không có thi riêng hoặc cộng điểm cho bất kỳ đối tượng nào và phải được tổ chức thường niên, nghiêm ngặt. Có thể gồm 8 môn thi: văn, toán ,vật lý, hóa, sinh, sử, địa, ngoại ngữ theo chương trình phổ thông nâng cao.
Thí sinh có thể tự chọn môn thi, chỉ cần đạt 4 môn trên trung bình là đỗ, nhưng trong 4 môn đó có 2 môn bắt buộc là môn ngoại ngữ và 1 môn tùy chọn toán hoặc văn; phân loại bằng Tú tài thành 3 loại: A-đỗ 8 môn, B-đỗ 6 môn và C-đỗ 4 môn. Trong bằng phải ghi rõ điểm số của từng môn. Được thi lại nhiều lần một hay nhiều môn chưa đủ điểm, bảo lưu điểm thi môn đã đỗ 3 năm.
Những thí sinh có bằng Tú tài A có thể chọn bất kỳ trường ĐH nào để ghi danh, những thí sinh đỗ B hoặc C chỉ được ghi danh vào những trường ĐH có chuyên ngành phù hợp với những môn mình đỗ. Giá trị ghi danh là 10 năm. Trong đời người học chỉ có một kỳ thi văn hóa duy nhất này cho những ai có nhu cầu.
Kinh phí thi cử này lấy chủ yếu từ lệ phí thi cử của thí sinh. Phần đóng góp của nhà nước chỉ dành hỗ trợ cho một phần lệ phí của thí sinh từ các trường Phổ thông nâng cao công lập thi lần đầu. Các thí sinh tự do sẽ đóng đầy đủ, càng thi nhiều lần, nhiều môn thì càng phải đóng nhiều.
Kinh phí thi cử này lấy chủ yếu từ lệ phí thi cử của thí sinh. Phần đóng góp của nhà nước chỉ dành hỗ trợ cho một phần lệ phí của thí sinh từ các trường Phổ thông nâng cao công lập thi lần đầu. Các thí sinh tự do sẽ đóng đầy đủ, càng thi nhiều lần, nhiều môn thì càng phải đóng nhiều.
Bằng tú tài này sẽ được bảo lưu 10 năm, trong thời gian đó, học sinh hoàn toàn có quyền sử dụng nó để ghi danh tuyển vào các trường ĐH. Đây chính là cái lợi thứ nhất – tức là các trường Đại học không nhất thiết phải tổ chức kỳ thi ĐH phức tạp, chỉ cần xét Bằng tú tài và phỏng vấn (trường nào thấy cần tổ chức kỳ thi ĐH riêng thì cứ việc tự tổ chức). ĐH nào uy tín sẽ có nhiều người ghi danh.
Cái lợi thứ hai của việc này là học sinh sẽ không bị nặng nề chuyện thi cử, vì thi thường niên, không giới hạn tuổi tác, không đỗ môn nào năm sau thi lại môn đó, hoặc chọn môn khác cho đến khi đỗ hoặc chán thi thì thôi. Trường học cũng không mất công nhào nặn kết quả thi bởi họ không phải tổ chức một kỳ thi nào cả, chỉ tập trung cho chất lượng học tập thôi. Số học sinh thi đỗ là thước đo khách quan chất lượng của Trường. Các trường phải tự tìm cách nâng cao chất lượng dạy và học một cách trung thực.
Cái lợi thứ ba là không ngăn cản bất kỳ cơ hội phát triển học tập của bất kỳ cá nhân nào. Lại đáp ứng được tâm lý sính bằng cấp một cách lành mạnh của dân ta. Không phải chỉ một lần thi Đại học may rủi không đỗ là mất hết tương lai như hiện nay .
Hết các cấp học, học sinh chỉ được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình học và học bạ thay vì tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp như hiện nay. Rõ ràng, không có kỳ thi nào nghĩa là chấm hết trò gian lận trong thi cử ở bậc PT, nhưng có thể một số trường PT vẫn không trung thực, cứ thích tạo ra những học bạ thật đẹp để giữ gìn danh tiếng của họ?
Tất nhiên cũng sẽ xuất hiện chứng nhận kém, rởm… nhưng chúng sẽ không có hại gì nhiều cho xã hội, vì với việc học nghề, với các nhà tuyển dụng lao động, chứng nhận đó của người xin việc chỉ là một yếu tố tham khảo, kỹ năng nghề và khả năng lao động mới là điều quan trọng nhất. Còn để tiếp tục học nghề Trung cấp, Cao đẳng thì đã có hàng rào tuyển chọn theo yêu cầu của từng trường. Còn muốn vào Đại học thì tối thiểu phải có bằng Tú tài, không phụ thuộc vào bảng điểm của trường.
Các trường nghề, cao đẳng nào muốn liên thông lên Đại học thì phải có chương trình bồi dưỡng cho học sinh trường mình dự thi Tú tài thường niên, không thể lợi dụng xin cho nhãn mác như hiện nay. Số lượng và chất lượng đầu vào rộng mở cho Đại học, loại bỏ chuyện xin cho chỉ tiêu. Không còn chuyện vì chỉ tiêu công lập mà ngoài công lập mất cơ hội tuyển sinh.
Các trường nghề, cao đẳng nào muốn liên thông lên Đại học thì phải có chương trình bồi dưỡng cho học sinh trường mình dự thi Tú tài thường niên, không thể lợi dụng xin cho nhãn mác như hiện nay. Số lượng và chất lượng đầu vào rộng mở cho Đại học, loại bỏ chuyện xin cho chỉ tiêu. Không còn chuyện vì chỉ tiêu công lập mà ngoài công lập mất cơ hội tuyển sinh.
Cái lợi thứ tư là giảm sự can thiệp sự vụ của Bộ GDĐT và cơ quan quản lý. Bộ chỉ còn một việc cụ thể phải lo là tổ chức tốt kỳ thi Tú tài thường niên. Chỉ cần một ban chuyên môn là đủ. Toàn bộ Cục khảo thí có thể đi làm việc khác. Bộ chỉ cần tập trung vào quản lý vĩ mô, lo phát triển phần hồn cho giáo dục.Và tất nhiên tăng cường khâu giám sát, kiểm tra là việc quan trọng nhất của cơ quan quản lý.
Cũng cần nhấn mạnh, xây dựng cấu trúc hệ thống giáo dục mà chúng ta đang nói ở đây không gây xáo trộn, thêm công việc hay tốn kém gì thêm đối với xã hội cả. Nó chỉ hoàn thiện, sắp xếp lại cấu trúc hiện tại. Chỉ cần trên cơ sở hiện có đó nhưng thiết kế tốt thì sẽ hữu ích và hiệu suất hơn, tạo điều kiện dạy thực và học thực, loại bỏ được nhiều khả năng sinh ra tiêu cực.
Chẳng hạn cũng là hệ thống 12 năm như cũ nhưng cái khác biệt của hệ thống này so với hệ thống cũ, chính là ở chỗ Hệ thống Phổ thông cũ kết thúc ở 12 năm, hệ thống mới này xác định một người hoàn thành trình độ phổ thông là sau 10 năm, hai năm 11, 12 chỉ là nâng cao thêm trình độ, ai muốn và có khả năng thì hãy tham gia.
Như vậy thì việc thi tốt nghiệp PT 12 năm như hiện nay là mặc nhiên bãi bỏ. Việc xác nhận hoàn thành trình độ phổ thông (mới,10 năm) cần một chứng chỉ (hoặc bằng) cấp Trường là đủ. Đối với xã hội, chất lượng của chứng chỉ này không quá quan trọng. Đó chỉ là một mức độ văn hóa tương đối mà xã hội phấn đấu phổ cập.
Hai lớp 11,12 là cho đối tương chọn lọc, có khả năng hơn. Mục tiêu của nhóm này cũng khó khăn hơn, và cuộc thi độc lập cấp quốc gia lấy các loại bằng Tú tài , vừa đáp ứng nguyên tắc có học có thi , vừa bảo đảm học thật thi thật, xã hội sẽ có thước đo chuẩn mực trình độ, cá nhân cũng tự hào đạt trình độ văn hóa thật cho những ai có khát vọng và có khả năng.
Đó là sự khác nhau về bản chất kỳ thi 3 chung và kỳ thi Tú tài này, tuy rằng không gây bất kỳ xáo trôn, tốn kém nào cho xã hội và học sinh. Xã hội và cá nhân hoàn toàn sử dụng được tấm bằng thật sự này cho các mục đích hữu ích.
Chẳng hạn cũng là hệ thống 12 năm như cũ nhưng cái khác biệt của hệ thống này so với hệ thống cũ, chính là ở chỗ Hệ thống Phổ thông cũ kết thúc ở 12 năm, hệ thống mới này xác định một người hoàn thành trình độ phổ thông là sau 10 năm, hai năm 11, 12 chỉ là nâng cao thêm trình độ, ai muốn và có khả năng thì hãy tham gia.
Như vậy thì việc thi tốt nghiệp PT 12 năm như hiện nay là mặc nhiên bãi bỏ. Việc xác nhận hoàn thành trình độ phổ thông (mới,10 năm) cần một chứng chỉ (hoặc bằng) cấp Trường là đủ. Đối với xã hội, chất lượng của chứng chỉ này không quá quan trọng. Đó chỉ là một mức độ văn hóa tương đối mà xã hội phấn đấu phổ cập.
Hai lớp 11,12 là cho đối tương chọn lọc, có khả năng hơn. Mục tiêu của nhóm này cũng khó khăn hơn, và cuộc thi độc lập cấp quốc gia lấy các loại bằng Tú tài , vừa đáp ứng nguyên tắc có học có thi , vừa bảo đảm học thật thi thật, xã hội sẽ có thước đo chuẩn mực trình độ, cá nhân cũng tự hào đạt trình độ văn hóa thật cho những ai có khát vọng và có khả năng.
Đó là sự khác nhau về bản chất kỳ thi 3 chung và kỳ thi Tú tài này, tuy rằng không gây bất kỳ xáo trôn, tốn kém nào cho xã hội và học sinh. Xã hội và cá nhân hoàn toàn sử dụng được tấm bằng thật sự này cho các mục đích hữu ích.
Nếu ai tinh ý, sẽ thấy hệ thống cấu trúc này là sự tập hợp những điều tốt nhất chúng ta đang có hiện nay kết hợp với sự học tập tinh hoa của của các nền giáo dục tiên tiến thế giới. Ví dụ như hệ 3 bậc học với bậc cuối có chức năng nâng cao là điển hình cho hệ thống Đức và Bắc Âu. Hệ thống thi Tú tài quốc gia là của nhóm Pháp và nam Âu, nhưng cách thi Tú tài chất lượng nhưng thực dụng là theo phong thái của nhóm Anglo-Sacxong (Anh-Mỹ). Hệ thống giáo dục thống nhất, kỳ thi chung cạnh tranh gay gắt và tâm lý chính danh bằng cấp là điển hình cho nhóm Đông phương như Nhật, Hàn, Trung quốc.
Ta đã sẵn có trong tay hệ thống giáo dục thống nhất toàn quốc, đó là những ưu thế mà những nước như Đức, Mỹ không có. Chúng ta lại đã có kinh nghiệm kỳ thi ba chung, nếu bỏ kiểu định điểm sàn tùy tiên từng năm, lấy điểm trên trung bình làm chuẩn thì việc chuyển thành thi Tú tài quốc gia không khó gì. Hệ thống cũ đã sẵn ba cấp học rồi, chỉ cần đổi chức năng, yêu cầu của các cấp học học là được.
Số năm học của từng cấp tạm thời có thể có tranh luận (do hoàn cảnh kinh tế quyết định), nhưng cũng dễ đi đến thống nhất. Tóm lại, theo tôi nghĩ, đây có thể là một phương án thiết kế tối ưu, bảo đảm yêu cầu, không xáo trộn nhiều, không gây thêm tốn kém gì cả mà còn ngược lại, tiết kiệm nhiều tiền của, công sức và tạo tâm lý thoải mái cho xã hội, cho học sinh, cho gia đình, giảm thiểu điều kiện phát sinh tiêu cực trong mọi cấp độ.
Số năm học của từng cấp tạm thời có thể có tranh luận (do hoàn cảnh kinh tế quyết định), nhưng cũng dễ đi đến thống nhất. Tóm lại, theo tôi nghĩ, đây có thể là một phương án thiết kế tối ưu, bảo đảm yêu cầu, không xáo trộn nhiều, không gây thêm tốn kém gì cả mà còn ngược lại, tiết kiệm nhiều tiền của, công sức và tạo tâm lý thoải mái cho xã hội, cho học sinh, cho gia đình, giảm thiểu điều kiện phát sinh tiêu cực trong mọi cấp độ.
Tất nhiên hệ thống PT trên đây phải kết hợp hữu cơ với hệ thống dạy nghề trung cấp, cao đẳng và đại học. Hệ thống này hiện nay rất lộn xộn, bất hợp lý và chất lượng thấp. Cần phải gấp rút cải cách.
Trước mắt, với bậc giáo dục ĐH thì bộ GD&ĐT không nên can thiệp vào mà phải tạo điều kiện để thực thi tự trị (autonomous) trong đại học. Trường tự chủ tuyển sinh theo khả năng, không phải xin cho chỉ tiêu. Trường tự đào tạo thì tự đảm bảo số lượng và chất lượng. Ngoài ra cũng không nên học quá nhiều môn ngoài chuyên ngành.
Ví dụ sinh viên học ngành Vật lý mà phải mất đến hơn 1/3 thời lượng như ở ta hiện nay cho những vấn đề ngoài chuyên nghành như các môn tư tưởng, quân sự, thể chất...thì cũng khó đạt chất lượng dưới trung bình thế giới. Thời gian đó dành cho sinh viên xuống xưởng thợ, nhà máy để thực tập, học nghề, thành thạo như một người thợ khi ra trường.
Trường ĐH cũng không tổ chức học ngoại ngữ, việc đó phải hoàn thành ở cấp phổ thông, sinh viên kém phải tự tìm học ngoại ngữ ở đâu cũng được, nhưng nếu ngoại ngữ yếu sẽ thể hiện ngay trong khi đọc tài liệu, làm seminar và bị điểm kém. Chuyện đào tạo đại học còn nhiều vấn đề phải bàn, nhưng chúng ta sẽ phải để dành cho một dịp khác.
Ví dụ sinh viên học ngành Vật lý mà phải mất đến hơn 1/3 thời lượng như ở ta hiện nay cho những vấn đề ngoài chuyên nghành như các môn tư tưởng, quân sự, thể chất...thì cũng khó đạt chất lượng dưới trung bình thế giới. Thời gian đó dành cho sinh viên xuống xưởng thợ, nhà máy để thực tập, học nghề, thành thạo như một người thợ khi ra trường.
Trường ĐH cũng không tổ chức học ngoại ngữ, việc đó phải hoàn thành ở cấp phổ thông, sinh viên kém phải tự tìm học ngoại ngữ ở đâu cũng được, nhưng nếu ngoại ngữ yếu sẽ thể hiện ngay trong khi đọc tài liệu, làm seminar và bị điểm kém. Chuyện đào tạo đại học còn nhiều vấn đề phải bàn, nhưng chúng ta sẽ phải để dành cho một dịp khác.
Độc giả đóng góp ý kiến xin gửi về báo Giáo dục Việt Nam theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét