Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Báo Sự thật: Nga cần tăng cường quan hệ với Việt Nam

Báo Sự thật: Nga cần tăng cường quan hệ với Việt Nam

Thứ ba, 18/11/2014, 19:56 (GMT+7)
(Chính trị) - Ngày 17/11, tờ Sự thật (Pravda.ru) của Nga có bài viết “Nga tiến hành cuộc chơi tế nhị với Trung Quốc” của chuyên gia Ilya Usov, đánh giá về những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam năm 2014 và sự cần thiết Nga phải tăng cường quan hệ với “con rồng mới” ở châu Á thay vì chỉ tập trung vào người láng giềng khổng lồ Trung Quốc.
Phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này:
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành chủ đề nổi bật trên các phương tiện báo chí Nga trong những ngày qua khi khu vực này vừa diễn ra một loạt các cuộc gặp quốc tế quan trọng: Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tại thủ đô Naypyidaw của Myanmar và Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brisbane, Australia.
Ảnh chụp màn hình bài báo.
Ảnh chụp màn hình bài báo.
Tuy nhiên, đằng sau cử chỉ galăng của Tổng thống Putin, hành động nhai kẹo cao su của Tổng thống Obama và những họa tiết giống hệt nhau trên trang phục của Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nga là cả sự một sự thay đổi quan trọng của cái được gọi là “bước ngoặt về phía Đông” trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.
Điều đáng lưu ý là nếu trước đây bước ngoặt này thường được liên tưởng tới sự củng cố quan hệ của Nga với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc ở phía Đông thì hiện nay chính sách này của Nga đã không còn thiên lệch mà mang tính đa chiều.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vừa qua, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố nếu Việt Nam liên kết thành công với Khu vực thương mại tự do của Liên minh hải quan (gồm Nga, Kazakhstan, Belarus) thì kinh nghiệm này sẽ được mở rộng ra các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Ở đây cần nhấn mạnh rằng gần như tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều có quan hệ chính trị căng thẳng với Bắc Kinh sau sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 xuống Biển Đông hồi tháng Năm vừa qua.
Chính sách đa chiều của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương không chỉ giúp Nga có không gian tự do hành động rộng lớn hơn, mà còn mang lại cho Moskva các lợi ích đáng kể về kinh tế. Trường hợp Việt Nam, quốc gia sắp thành lập Khu vực thương mại tự do với Liên minh hải quan là một ví dụ.
Khác với hình ảnh từ lâu đã hình thành trong giới truyền thông Nga, Việt Nam là một cường quốc kinh tế tương đối phát triển và còn tiếp tục đà tăng trưởng. Chỉ trong chín tháng năm 2014, GDP của nước này đã tăng 5,6%. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số này là 5,4%, trong khi chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu ở mức 5,8%.
Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, vì vậy việc nhu cầu đối với các loại hàng hóa tăng sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế. Trong ba quý đầu năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam đạt 109,6%, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tăng góp phần củng cố niềm tin của các nhà sản xuất.
Kết quả khảo sát của các nhà quản lý mua sắm trong lĩnh vực công nghiệp (chỉ số PMI) cho thấy Việt Nam trong 13 tháng liên tục đạt trên 50 điểm (50 điểm trở lên đồng nghĩa với tình trạng kinh tế đang được cải thiện).
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đạt được mức tăng trưởng khá tự tin. Trong chín tháng năm 2014, các chỉ số VN-Index và HNX-Index lần lượt tăng 19,9% và 30,4% so với cuối năm 2013 và thị trường chứng khoán Việt Nam lọt vào tốp 5 thị trường phát triển nhanh nhất thế giới.
Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách hỗ trợ đồng nội tệ khi tỷ giá giao dịch với đồng USD được giữ ổn định ở mức 21.100 đồng/USD. Trong 10 tháng năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng ở mức 4,5%, cho phép Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất cơ bản.
Nhờ xuất khẩu tăng, thặng dư thương mại và tăng trưởng thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, Chính phủ Việt Nam đã tăng đáng kể nguồn dự trữ ngoại tệ. Năm 2014, lần đầu tiên dự trữ ngoại tệ của Việt nam đạt mức cao kỷ lục 35 tỷ USD.
Các chuyên gia quốc tế tin tưởng rằng nền kinh tế Việt Nam còn tiếp tục đà phát triển. Theo dự báo của các viện nghiên cứu lớn trên thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6% trong năm 2015 và 7% trong giai đoạn 2016-2017.
Bức tranh trên cho thấy rõ các chỉ số phát triển của Việt Nam khác xa với của Nga và ngay cả với châu Âu. Vì vậy, Nga sẽ được lợi khi giữ quan hệ với các nước châu Á-Thái Bình Dương hiện đang có tốc độ phát triển kinh tế cao, và hơn thế nữa là tránh trở thành “người cống nạp nguyên nhiên liệu” cho Trung Quốc.
Trong triển khai chính sách đối ngoại trên trường quốc tế, Nga cần tìm kiếm lợi ích không chỉ với các đối tác lớn, mà nên với cả các quốc gia nhỏ hơn song đang trở thành những “con rồng mới ở châu Á” như Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á./.
(Theo Vietnam+)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét