Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

'Bán' mỏ than cho nước ngoài: Hớ một lần, thiệt chục năm?

'Bán' mỏ than cho nước ngoài: Hớ một lần, thiệt chục năm?

Mới đây, bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng cho nhà đầu tư Indonesia được tăng xuất khẩu lượng than đã khai thác vượt công suất cho phép. Trong khi đó, Việt Nam đang phải nhập khẩu than từ nước này.
Bi hài cho xuất rồi nhập
Cuối năm 2013, trong một văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương đã kiến nghị cho phép Công ty PT Vietmindo Energitama- Indonesia (Vietmindo) xuất khẩu thêm 310.303 tấn than, ngoài khối lượng than xuất khẩu được quy định trong Giấy phép kinh doanh là 500.000 tấn/năm. Thời gian thực hiện là trong năm 2013 và 2014.
Cũng theo Bộ Công Thương, khối lượng than vượt “hạn ngạch” trên chính là lượng hàng tồn từ năm 2012 trở về trước, chủ yếu là do Vietmindo đã khai thác vượt công suất so với quy định và đã bị các cơ quan chức năng xử phạt.
“Việc này là để giúp Vietmindo thực hiện được các hợp đồng đã ký kết với các đối tác kinh doanh, tháo gỡ cho doanh nghiệp trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, góp phần tăng cường, mở rộng hơn nữa quan hệ Việt Nam và Indonesia”, Bộ Công Thương nêu lý do.
Vietmindo hiện là đồng chủ mỏ than Uông Thượng - Đồng Vông thuộc phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh cùng với Công ty Than Uông Bí, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) kể từ năm 1991. Đây là nhà đầu tư nước ngoài duy nhất có chân vào lĩnh vực khai thác than ở Việt Nam.
 
xuất-khẩu-than, Vinacomin, nhập-than, khoảng-sản, thiếu-than, bauxite, TKV, giá-than, khai-thác, nhập-lậu
Mỏ than thuộc quản lý của công ty Vietmindo (ảnh: theo Thanh nien)
Trong khi đó, từ  nhiều năm nay, chủ trương của Chính phủ là giảm dần và tiến tới chấm dứt xuất khẩu than vào năm 2015. 
“Từ mức trước đây 19-20 triệu tấn/năm, tới đây, Vinacomin hiện sẽ chỉ còn xuất 8-9 triệu tấn than/năm”, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Vinacomin từng cho hay.
Với dự báo thiếu than trầm trọng, từ một nước xuất khẩu than, Việt Nam sẽ phải nhập than kể từ năm 2015. Dự kiến đến năm 2025, Việt Nam sẽ phải nhập tiếp 40 triệu tấn.
Năm 2011, Vinacomin đã nhập thí điểm 9,5 triệu tấn than từ chính Indonesia với giá 100,6 USD/tấn. Như vậy, trong khi Việt Nam 'bán' mỏ than cho doanh nghiệp Indonesia, dự kiến cho phép tăng xuất khẩu đối với doanh nghiệp này rồi lại đi nhập khẩu than từ chính nước này.
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đã đề nghị Bộ Công Thương nên thuyết phục Vietmindo chỉ xuất khẩu 500.000 tấn, đúng khối lượng quy định, phần than tồn lại dành cho tiêu thụ nội địa.
Quả đắng cho ngành than?
Trên thực tế, suốt 2 năm qua, nhà đầu tư Indonesia này đang xin nâng công suất khai thác than và ráo riết đưa ra yêu cầu với các bộ ngành chức năng của Việt Nam như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính… không được áp đặt hạn chế sản lượng than xuất khẩu hàng năm đổi với doanh nghiệp.
Trong một văn bản gửi Thủ tướng về vấn đề này, Vietmindo đưa ra 6 luận điểm.
Thứ nhất, theo giấy phép kinh doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty Than Uông Bí thì công ty có quyền xuất khẩu toàn bộ số lượng than khai thác được mà không có bất kỳ hạn mức nào về sản lượng than xuất khẩu.
Giấy phép khai thác mỏ số 1555/GP- BTNMT cấp năm 2009 cho phép công suất khai thác 500.000 tấn/ năm, không có nghĩa là Vietmindo bị hạn chế sản lượng xuất khẩu than ở mức tương ứng. Vì công suất khai thác” và “sản lượng xuất khẩu” là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, nhà đầu tư này lập luận.
Hơn nữa, nếu tính bình quân theo năm thì từ năm 1997-2015, khối lượng than sản xuất và tiêu thụ của Vietmindo đều thấp hơn 500.000 tấn/năm. Ngoài ra, chính vì khó khăn tiêu thụ những năm trước mà công ty vẫn duy trì sản xuất nên mới dẫn tới hậu quả lượng than sản xuất ra bị tồn  kho.
Theo các chuyên gia kinh tế, thương vụ hợp tác trên là quả  đắng cho ngành than Việt Nam. Theo hợp đồng ký giữa 2 bên vào năm 1991 với thời hạn 30 năm, Vietmindo được hưởng tới 90% khối lượng than khai thác được, công ty Than Uông Bí  chỉ được hưởng 10%.
Tính đến hết tháng 6/2012, phần Công ty than Uông Bí được chia cho theo tỷ lệ hợp đồng quy định là 219.125 USD,  22,432 tỷ đồng và  635.750 tấn than. Đây là con số quá bé so với lợi nhuận từ hơn 6 triệu tấn than của Việt Nam mà Vietmindo đã và đang được xuất khẩu.
Bộ Công Thương lý giải cho bản hợp tác này là “cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, ngành than nước ta gặp rất nhiều khó khăn, như thiếu vốn để xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị, chưa có công nghệ khai mỏ tiên tiến, hiện đại để nâng cao công suất và sản lượng khai thác, than sản xuất tồn ứ không có thị trường tiêu thụ… Việc cho phép hợp tác khai thác than với Vietmindo là với mong muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu công nghệ khaỉ thác mỏ tiên tiến, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm...”.
Thế nhưng, theo kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 15 năm khai thác, Vietmindo đã có nhiều sai phạm mà điển hình là có 6 năm khai thác than vượt công suất cho phép. Có năm, tỷ lệ vượt gần gấp đôi như năm 2011 vượt tới 94,62 % công suất. Đây mới là lý do chủ chốt khiến công ty này bị tồn kho lớn. Đến nay, nhà đầu tư ngoại này đã có 5 lần bị xử phạt về các vi phạm trên  với tổng số tiền khoảng 486 triệu đồng. 
Báo cáo Thủ tướng, Bộ Công thương đã thừa nhận, những sai phạm của Vietmindo chiểu theo quy định của Luật Khoáng sản thì có thể bị xem xét rút phép. Nhưng vì cho rằng, Vietmindo có sự chuyển biến tốt nên Bộ lại kiến nghị Thủ tướng cho phép Vietmindo tiếp tục được khai thác than, nhưng không ủng hộ việc cho nâng công suất khai thác.
Được biết, hợp đồng hợp tác này sẽ chấm dứt vào năm 2021.
Phạm Huyền
quang ninh19:43 Thứ ba
lý luận nge hài hước quá
nguyen cuong 23 giờ trước
người đứng ra bán không hớ mà chỉ có người dân Việt là thiệt thôi
Doan Toi18 giờ trước
quá bi hài và đau long thay, bức xúc. haiz
Lê Tùng11 giờ trước
Cuối cùng có vấn đề gì thì người dân phải gánh chịu hết, không hiểu sao những người làm công tác quản lý cấp cao lại tính toán không bằng một dân thường về lợi ích kinh tế và những hậu quả nhỉ.
hong ha12 giờ trước
Cho công ty của Indonexia khai thác và xuất khẩu than, rồi lại nhập than từ chính Indonexia với giá đắt hơn về. Thật là nực cười
minh sơn12 giờ trước
quá sợ!tài nguyên khoáng sản của đất nước là của chung,không ai có quyền quyết định khi chưa được sự đồng ý của dân.bao năm qua không biết ta đã bán đi bao nhiêu rồi..thật đau sót!
Lý Minh Hải19:55 Thứ ba
Thật đau lòng khi đọc bài báo phân tích này.
TRAN BACH19:33 Thứ ba
THẬT BUỒN CHO ĐẤT NƯỚC, BÁN DẦN TÀI NGUYÊN ĐẺ ĂN MÀ. KHÔNG BIẾT HỌ SẼ BÁN NHỮNG GÌ NỮA ĐÂY?
Dzung13:39 Thứ ba
Quá hài, tổng số 5 lần phạt có 486 triệu đồng, không bằng 1 đêm ở 1 mỏ Than thổ phỉ khai thác và bán cho TQ. Thế thì tội gì mà không vi phạm, quá nhỏ so với 1 con thỏ.
Minh14:12 Thứ ba
Chúng ta đang giao tài nguyên cho ai quản lý vậy?
Phạm đức thắng14:54 Thứ ba
Có biết bao cha ông ta đã hi sinh vì thực dân Pháp.Trong thời bình này họ lại để chảy máu tài nguyên vậy sao?Sau năm 2015 lại đi nhập khẩu...giá cao chi phái sản xuất tăng lúc đó thì lại thòng vào cổ người dân thêm tròng thôi.
Ai Quoc17:05 Thứ ba
Khác gì cho không tài nguyên khoáng sản...
Dương chí Dũng16:44 Thứ ba
hợp tác gì mà bên A chỉ thu được 10%? l Bán đất không cho họ khai thác cũng không thể chỉ thu về 10%.
nguyen son tung16:15 Thứ ba
Sao lại nói là hớ,lý do thế nào tự hiểu
Phúc Vĩnh16:13 Thứ ba
Đã sai phạm vậy sao BCT lạ "đề xuất" Ai là người ở BCT trực tiếp ký văn bản đề xuất ? Ngoài than, các khoáng sản khác của ta đã cạn kiệt, tan hoang như bãi chiến trường.
Nam Sơn16:09 Thứ ba
Một bản hợp như thế tại sao VN mãi nghèo
duc16:05 Thứ ba
ÔI đau lòng vậy.
Hoài Hương15:36 Thứ ba
Việt nam đến năm 2015 phải NK than chạy máy phát điện, nghe mà chua xót choVN một trong những nước có mõ than lớn nhất Đông Nam á. Thế mới biết lâu nay tài nguyên của Quốc gia đã bị đào bới bán ra nước ngoài vô tội vạ trong đó có than đá.
Hoài Hương15:36 Thứ ba
Việt nam đến năm 2015 phải NK than chạy máy phát điện, nghe mà chua xót cho VN một trong những nước có mõ than lớn nhất Đông Nam á. Thế mới biết lâu nay tài nguyên của Quốc gia đã bị đào bới bán ra nước ngoài vô tội vạ trong đó có than đá.
9:115:14 Thứ ba
"Theo hợp đồng ký giữa 2 bên vào năm 1991 với thời hạn 30 năm, Vietmindo được hưởng tới 90% khối lượng than khai thác được, công ty Than Uông Bí chỉ được hưởng 10%" Hỏi ai đã ký hđ một cách như thế này. ta thà đun củi còn hơn mang than bán với tỷ lệ 9:1 với thời gian 30 năm như thế cho dù chỉ 1 ngày. 
hoangdung14:13 Thứ ba
Thật là một quả đắng.
nvt12:59 Thứ ba
tài nguyên đất nước mình không khai thác được thì để cho con cháu .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét