Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Cái gì khiến đàn ông khỏe thế?

 Cái gì khiến đàn ông khỏe thế?


Kết quả Tìm kiếm

Lưu Linh là ai ?

Theo dã sử Trung Quốc truyền tụng trong dân gian hàng ngàn năm nay Lưu Linh là một ông Vua say. Truyện kể Lưu Linh sinh ra từ thời Chiến Quốc, thời Xuân Thu, được liệt vào bảy vị hiền triết trong vườn trúc. Đứng đầu bảy người hiền đó là Thánh Khổng Tử. Sau Thánh là hiền, gồm bảy mươi hai vị. Các vị hiền nối nghiệp truyền bá đạo nho. Hiền là người hiểu được đạo để đem truyền bá một cách sáng tạo và hiệu quả cho mọi người. Trong số bảy mươi hai vị có nhiều vị nổi tiếng như: Tăng Sâm, Tử Lộ, Tử Tư, Mạnh Tử...

Trúc Lâm thất hiền gồm Kê Khang, Nguyễn Tịch, Lưu Linh, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung, Nguyễn Hãm là những người có học thức sâu sắc, nhưng không gặp thời gặp vận, không có minh quân, lương tướng, nên lui về ẩn dật nhàn đàm thế sự, vui bè bạn với bầu rượu túi thơ. Trong Trúc Lâm thất hiền nổi tiếng nhất về văn thơ phải kể đến Kê Khang, Nguyễn Tịch, và nổi tiếng về rượu chỉ có Lưu Linh.

Lưu Linh tự Bá Luân (210-270), người đất Bái sống vào cuối thời Ngụy đầu đời Tấn, dung mạo xấu xí, tính tình buông thả phóng túng. Nhưng tâm hồn lại thanh khiết, cao siêu. Trong cơn say, Lưu Linh thường tâm sự với bạn bè về chủ thuyết của mình. Lưu Linh xem vũ trụ nhỏ bé, muôn vật đều ngang nhau. Ông kết bạn với Nguyễn Tích, Kê Khang thường đánh xe hươu kéo, chở rượu vào rừng trúc, cùng nâng chén vui chơi, bất cần tiền của. Lưu Linh bảo người nhà:

- Hễ tao chết ở đâu thì chôn dùm ở đó nghe!

Nguyễn Du (Việt Nam) cho cái chuyện biết say trần thế mà còn tiếc cái xác của mình là đáng chê:

Bác lưu Linh khéo dở thay
Huênh hoang: "Sẵn cuốc chết chôn ngay"
Say tràn đã biết hòa muôn chén
Chết quách sao còn tiếc cái thây

Vợ Lưu Linh thấy chồng uống nhiều rượu quá, thì can ngăn. Lưu Linh xin vợ được uống một lần cho say khướt, rồi chừa. Sau đó Lưu Linh khấn:

Thiên sinh Lưu Linh
Dĩ tửu vi danh
Nhất ẩm nhất hộc
Ngũ đấu giải trình
Phu quân chi ngôn
Thân bất khả thinh...

Tạm dịch:

Trời sinh Linh này
Lừng danh kẻ say
Mỗi lần một hộc
Năm đấu đưa cay
Lời can của vợ
Ngang trời gió bay...

Khấn xong, uống say mềm, Lưu Linh lăn ra ngủ. Tuy say suốt ngày, nhưng đối xử với mọi người, Lưu Linh là người thâm hậu, lễ nghĩa, không bao giờ làm phật lòng ai. Ông cũng không bị bả vinh hoa, nạn thi cử để tiến thân khổ sở. Ông suốt đời chỉ lấy bạn và rượu làm niềm vui. Để ca ngợi rượu, Lưu Linh đã viết Tửu Đức Tụng (ca ngợi đức rượu) coi như một tuyên ngôn, đến đời sau đám tửu đồ coi đấy là một áng danh văn về rượu. Bài Tửu Đức Tụng, nguyên văn bằng chữ Hán, xin tạm dịch:

Có một tiên sinh đại nhân, lấy trời đất làm một buổi, lấy muôn năm làm một chốc, lấy mặt trời, mặt trăng làm cửa làm ngõ, lấy cả thiên hạ làm sân làm đường. Đi không thấy vết xe, ở không cần nhà cửa, trời tức là màn, đất tức là chiếu, y muốn thế nào thì làm thế. Lúc ở thì nâng chén cầm bầu, lúc đi thì vác chai xách nậm. Lúc nào cũng chỉ có rượu và rượu, không còn biết việc gì hơn.

Có một công tử và một vị quan nghe danh tiếng tiên sinh, bèn đến tận nơi. Họ xắn tay vén áo nhìn thấy người người trừng mắt nghiến răng, người người hầu lễ thuyết pháp... ầm ĩ xôn xao như đàn ong vỡ!

Còn Tiên sinh thì ôm vò rượu ghé vào thùng, rót rượu, tợp cả chén rượu, phồng mồm vểnh râu, dạng hai chân gối đầu vào men, tựa lưng vào bã, không nghĩ không lo, hớn hở vui thú, ngất ngưởng say sưa, mê rồi lại tỉnh. Lắng tai cũng không nghe tiếng sấm. Nhìn kỹ cũng không thấy núi Thái Sơn. Nóng rét đến thân không biết, lợi dục bày trước mặt không màng. Cúi nhìn vạn vật thấy rối tung khác nào như bèo nổi bồng bềnh trên sông Giang sông Hán...

Hai vị tiên sinh, công tử đứng cạnh cảm thấy mình như con tò vò, con sâu róm vậy...

Lời văn khảng khái, phóng túng, khinh bạc không hám lợi danh, lấy thú vui tự do làm vật chuẩn. Đó là tính cách của Vua Rượu mong thoát vòng trần tục. Đó là Lưu Linh của thời Xuân Thu Chiến quốc, mà trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều (Việt Nam) có ghi hai câu:

Cờ Tiên rượu Thánh ai đang?
Lưu Linh, Đế Thích là làng tri âm...
Xuân Tùng ( Tạp chí nhà văn )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét