Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Chiến lược ổn định tương lai cho Mỹ

Chiến lược ổn định tương lai cho Mỹ Thanh Dũng Làng tin tức thế giới trong các tuần qua dồn dập nhiều diễn biến: thỏa thuận kiểm soát hạch tâm với Iran; dầu thô xuống giá trên thế giới gây phương hại cho các nước Nga, Iran và Venezuela; cái bắt tay với cựu thù Cuba và chuyến công du vùng Trung Mỹ và Caribbean của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama; kế hoạch đưa binh sĩ nhảy dù Hoa Kỳ vào đất Ukraine, v.v... alt Obama và Castro, cú bắt tay lịch sử. nguồn nbcnews.com Các sự kiện này không hẳn hoàn toàn bất ngờ, và cũng không phải chẳng hề dính dáng với nhau. Trên thực tế, các nước cờ đều đã ít nhiều được giới quan sát thời cuộc tiên báo rồi, và chúng thực sự liên đới với nhau, đặc biệt khi đặt trong chiến lược dài hạn và lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Có thể nói Hoa Kỳ đang đi một loạt nước cờ thâm sâu nhằm loại trừ những thế lực xấu, có thể là viễn kiến nhắm đến ổn định cho tương lai. alt Quang cảnh cuộc hội đàm hạch tâm với Iran tại Thụy Sĩ. Một trong những hệ lụy đằng sau thỏa hiệp kiểm soát nguyên tử với Iran và tháo gỡ cấm vận kinh tế nước này là chiến lược cân bằng quyền lực dầu hỏa và làm lu mờ ảnh hưởng của Trung Cộng. Việc Trung cộng lâu nay tìm cách len lỏi vào những quốc gia bị Hoa Kỳ và đồng minh Tây Phương cấm vận để gây ảnh hưởng và lôi kéo không phải là điều bí mật nữa. Trong 2 thập niên Iran ráo riết mở rộng chương trình nguyên tử dưới tầm cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ và Tây Phương, Trung cộng lẳng lặng trở thành khách hàng mua dầu hỏa của họ nhiều nhất, và cũng là xứ giao dịch thương mại với Iran sâu rộng nhất. Bắc Kinh lợi dụng sự cô lập của Iran để mưu đồ tư lợi. Nay với cấm vận kinh tế được tháo gỡ, Trung cộng mất thế... một mình một chợ. alt Các chánh sách CNXH (chủ nghĩa xếp hàng) đưa đến cảnh rồng rắn tại Venezuela. Về lại Bắc-Trung Mỹ, hôm Thứ Bảy cuối tuần, 11-4-2015, bên lề cuộc hội nghị các nguyên thủ quốc gia trong vùng gọi là “Summit of the Americas” (diễn ra tại Panama City), Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gặp gỡ Chủ Tịch Cuba Raúl Castro. Đây là lần đầu tiên trong hơn nửa thế kỷ nguyên thủ của 2 phía gặp mặt đối mặt. Trước đây trong năm, Tòa Bạch Ốc đã ban bố quyết định hành pháp hướng đến bình thường hóa bang giao với Cuba. Tiếp xúc báo giới, Tổng Thống Obama gọi sự kiện cuối tuần qua là “cuộc gặp gỡ lịch sử”. Phần Raúl Castro (em của Fidel Castro) cũng tỏ ra nhã nhặn, nói đã có đọc sách của ông Obama, khen ông “dũng cảm”, trước khi cam kết Cuba muốn “bắt đầu lại từ đầu” với Hoa Kỳ. Cuộc gặp gỡ kéo dài 1 tiếng có thể còn nhiều hệ lụy mà thời gian sẽ cho thấy rõ ràng hơn. alt Đoàn quân xa Hoa Kỳ di chuyển ngang Đông Âu thời gian qua để bày tỏ yểm trợ trước mối đe dọa từ nước Nga. Chỉ đôi ngày trước đó, hôm Thứ Tư, 8-4-2015, ông Barack Obama trở thành vị Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên đặt chân đến Jamaica, một xứ nhỏ trong vùng biển Caribbean, trong vòng hơn 3 thập kỷ. Chuyến công du Trung Mỹ và vùng Caribbean của Tổng Thống Obama thể hiện ý chí của Hoa Kỳ muốn hóa giải ảnh hưởng của Venezuela. Tháng trước, hôm 9-3-2015, Tổng Thống Obama đã ký sắc lịnh tuyên bố Venezuela là “mối đe dọa bất thường” đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, và cấm vận cá nhân 7 viên chức cao cấp trong bộ sậu cầm quyền tại Venezuela. Không hẳn Venezuela có thể đe dọa an ninh của Hoa Kỳ, nhưng nước cờ này phản chiếu kinh tế thế giới chậm lại, giá dầu thô sút giảm, khiến làm suy yếu chánh phủ thiên tả tại Venezuela. Trong những năm tháng “hoàng kim” với giá dầu lên cao ngất, Trung cộng âm thầm tăng giao dịch thương mại với Nam Mỹ Châu LaTinh lên đến 1,200% (gấp 12 lần tính từ 2000 đến 2009). Với riêng Venezuela, Trung cộng là nhà đầu tư lớn nhất, đạt giao dịch $7.5 tỉ năm 2009, để đổi lấy dầu hỏa của xứ này. Nay với giá dầu sụt giảm, kinh tế Venezuela sắp hỗn loạn, có thể là thời điểm vàng cho Hoa Kỳ tái thiết lập quan hệ chiến lược với các quốc gia trong vùng Trung-Nam Mỹ. alt Tập trận chung Mỹ - Việt - nguồn baomoi.com Ngược sang Âu Châu, tháng tới một tiểu đoàn nhảy dù Hoa Kỳ với khoảng 600 binh sĩ sẽ trực chỉ Ukraine trong sứ mạng giúp huấn luyện quân bạn. Đơn vị dù này trước nay đồn trú tại Vicenza, nước Ý. Tiểu đoàn dù của Hoa Kỳ dự trù đặt tại trung tâm huấn luyện Yavariv miền Tây Ukraine. Đại diện phái bộ quân sự Hoa Kỳ tuyên bố các binh sĩ dù sẽ huấn luyện binh sĩ Ukraine cách tự vệ chống lại “hỏa tiễn và pháo kích của Nga và phiến quân thân Nga” ở miền Đông Ukraine. Các diễn biến này có thể cho thấy chiến lược của Hoa Kỳ muốn tạo một vành đai đồng minh ngày càng rộng. Kể cả tại Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đã phát nhiều tín hiệu không để Nga nhảy vào sử dụng quân cảng Cam Ranh. Hoa Kỳ không muốn chừa đất cho Nga, Trung Cộng cắm dùi, đặt hỏa tiễn. alt Một góc quân cảng Cam Ranh ngày nay. Kỹ thuật hỏa tiễn ngày nay có tầm hoạt động rất xa. Hoa Kỳ cần những bức tường phòng thủ nhiều lớp dày đặc, ngõ hầu tránh nguy cơ ngăn thảm họa hạt nhân nếu xảy ra thế chiến. Liên kết chuỗi sự kiện này lại, có vẻ như Hoa Kỳ đang hướng về phía chủ động trên toàn cầu, loại trừ những thế lực xấu, và những khả năng nhỏ nhất cho phía đối nghịch có thể gây nguy hại cho Hoa Kỳ và đồng minh. Không ít dư luận đánh giá đây là một viễn kiến và nỗ lực rất thành công, mang tính chiến lược rất cao của Hoa Kỳ trong thời gian này, nhằm ổn định cho tương lai về sau. alt Các binh sĩ dù Hoa Kỳ chuẩn bị vào Ukraine.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét