Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Đảng viên mô cả rồi ?


Đảng viên mô cả rồi ?

DNNN tiến lên CNXH
DNNN tiến lên CNXH

Sáng nay Thủ tướng làm việc với ” Quả đấm thép”: “Trước đó, trong báo cáo tình hình hoạt động năm qua, Phó trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN Phạm Viết Muôn cho hay, tổng nợ phải trả của các TĐ, TCT đã lên tới hơn 1,3 triệu tỉ đồng. Mức lỗ phát sinh của tất cả TĐ, TCT là 2.253 tỉ đồng, trong đó có một số đã lỗ từ năm 2011 đến năm nay lỗ tiếp. Đáng quan ngại là có 10 TĐ, TCT có tổng lỗ lũy kế lên tới 17.730 tỉ đồng.” Nợ như rứa, lỗ như rứa gọi là cái bị rách đâu còn là quả đấm thép? Một khi nó đã thành cái bị rách thì còn giữ nó làm gì nữa nhỉ? Càng cố đấm cái bị càng rách thêm, nước nhà càng khốn đốn thêm. Đó là điều TT nên tính, nếu như TT thật sự yêu đất nước khốn khổ này.
Mình nghĩ là TT không nghĩ như vậy, TT vẫn tin quá đấm thép vẫn là quả đấm thép, vì DNNN là con đẻ của Đảng, ở đấy có vô thiên lủng đảng viên, đội quân của giai cấp tiên phong đánh Mỹ còn thắng huống hồ làm kinh tế. Bây giờ quả đấm thép hơi rỉ chút thôi, cụ Tổng Trọng nhóm lò thui rèn lại sẽ ngon lành. TT tin rứa đó. Cho nên TT mới nói như vầy: “Tôi thấy hết sức buồn. Trong cách mạng tháng Tám ta chỉ có 5.000 đảng viên mà vẫn giành thắng lợi.Tập đoàn Vinashin có tới 6.000 đảng viên. Nhưng mà tê liệt. Làm trái, đầu tư tràn lan, rồi trái pháp luật kéo dài một thời gian mà tôi không nhận được bất kỳ đơn thư tố cáo của bất kỳ đảng viên nào.”
Hi hi nếu TT nói thật lòng thì TT quá ngây thơ. Đảng viên còn mô nữa mà TT hỏi. Trước đây cả nước chỉ có 5000 đảng viên nhưng đó là đảng viên thứ thiệt, họ là những người quyết đem xương máu của mình để phụng sự quốc gia, trên đầu họ chỉ có xã tắc không còn ai. Vì rứa mà chỉ có 5000 đảng viên đã là quả đấm thép vĩ đại, đập tan chính quyền cũ, đánh đuổi thực dân Pháp để dành lấy Độc lập.
Nay thì không phải rứa. 6000 đảng viên mà TT nhắc đến, may lắm có chừng trăm anh còn nhớ mình là đảng viên, làm việc gì đáng xấu hổ thì biết xấu hổ, còn lại hoặc đã biến thành sâu, hoặc mũ ni che tai khoác áo đảng viên để mưu lợi riêng, vinh thân phì gia là lý tưởng của họ, còn lý tưởng của Đảng là gì họ quên bố nó mất rồi.
Trăm anh đảng viên biết xấu hổ ấy, nếu TT bỏ công ra tìm kiếm chắc chắn sẽ tìm được, nhưng họ hoặc là bị bỏ tù như các bloggers   hoặc bị đuổi ra khỏi cơ quan hoặc bị ép về nghỉ hưu ép thuyện chuyển công tác… tất cả vì tội biết xấu hổ dám nói thật cả đấy TT ơi!
Tội biết xấu hổ to lắm, không ai dám mắc tội ấy đâu. Cho nên dù nợ hơn triệu tỉ, lỗ gần hai chục nghìn tỉ thì DNNN và TT vẫn cương quyết không xấu hổ, kiên quyết không từ chức, kiên quyết ôm cái bị rách ấy để tiến lên CNXH.  Rứa thì còn khuya mới lên được CNXH.
Rứa đo rứa đo!



Câu chuyện của hai vị cựu bộ trưởng

Phương Hà
28-10-2012

Có một lần tôi may mắn đ­ược ngồi dùng cơm với hai vị cựu bộ tr­ưởng một là tiến sỹ luật học, nguyên là bộ tr­ưởng bộ t­ư pháp Nguyễn Đình Lộc; hai là kĩ s­ư lâm nghiệp Phan Xuân Đợt, nguyên là bộ tr­ưởng bộ lâm nghiệp.
Ông Lộc lúc ấy không còn đư­ơng chức bộ tr­ưởng nh­ưng còn là đại biểu quốc hội, Ủy viên ủy ban pháp luật Quốc hội khóa 11, còn ông Đợt thì đã nghỉ h­ưu khá lâu. Tuy tuổi tác hai ông cũng đã thất thập nhưng tửu lư­ợng và trí tuệ còn thật đáng nể. Họ kể chuyện cách đây đã vài chục năm mà tôi nghe như­ họ đang t­ường thuật câu chuyện vừa xảy ra hôm qua. Đã có nhiều dịp gặp gỡ ngoài đời nên câu chuyện giữa chúng tôi xoay vòng tự nhiên như­ tua rư­ợu.
Đang vui, cái máu nghề báo nó lại lên cơn. Vốn xuất thân là công tố viên nhiều năm làm công việc pháp luật mà trước đó xuất thân từ sinh viên khoa Lâm sinh trường đại học lâm nghiệp, nay lại đ­ược hầu chuyện với vị đứng đầu pháp luật của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Nhớ đến những thắc mắc mà lâu không có câu trả lời thỏa đáng, những điều mà không đ­ược ghi chép trong nghị quyết, sách vở, tôi hỏi ông Lộc: sao hồi đó nư­ớc ta có giai đoạn không có tr­ường dạy luật, không có trò học luật?
Tôi nói với ông Lộc: Ngay đến giai đoạn đầu thập niên 70 khi chúng tôi đ­ược vào học trư­ờng cán bộ kiểm sát Trung ương thì ngành Tòa án cũng chỉ có trư­ờng cán bộ tư­ pháp hệ trung cấp. Ch­ương trình hết sức nghèo nàn. Thày giáo, giáo trình, chuyên môn pháp luật quá ít bên cạnh đó là ch­ương trình chính trị “hoành tráng”, chúng tôi còn thuộc lòng cả tác phẩm “Dư­ới lá cờ vẻ vang của Đảng” của Tổng bí thư­ Lê Duẩn coi đó như­ sách gối đầu giường là kim chỉ nam để hành động cho cả cuộc đời. Những khái niệm tù mù như quyền làm chủ tập thể đến giờ cũng còn nuốt chưa trôi. Ông nhà thơ Nguyễn Duy đã có lần phán trong thơ ông là “khái niệm bắn ra không biết lối thu về”.
Ông Lộc lặng ng­ười đi trong giây lát. Với giọng Nghệ trầm ấm nặng trĩu, ông nói: Anh đã được Tổng bí thư­ ngày đó huấn thị, không chỉ cho anh mà cho Trung ­ương lúc đó, là: “Nhà nư­ớc ta là nhà n­ước xã hội chủ nghĩa, nhà nư­ớc do dân và vì dân chứ không phải là nhà nư­ớc t­ư bản của giai cấp tư­ sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà n­ước XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự­ phê bình là đủ”.
Đến đây ông tự dưng ngừng lại rồi nhìn sang Ông Đợt rồi nói: chú hỏi xem ông bộ trư­ởng bộ “phá rừng” xem lý do gì mà phá rừng nhanh thế.
Ông Đợt nhìn chúng tôi rồi nói: “Tôi Phá rừng cũng như­ Ông Lộc phá luật. Năm 1979 n­ước ta không đủ gạo nuôi dân. Họp Trung ương ông Ba Duẩn chỉ thị bộ Lâm nghiệp phải có kể hoạch khai thác 6 triệu mét khối gỗ để xuất khẩu lấy tiền mua gạo cứu đói cho dân. Tôi nhớ hồi đó Họp chính phủ xong anh Võ nguyên Giáp gọi điện cho tôi. Anh nió: “Cậu mà làm theo chỉ đạo thì lịch sử và nhân dân sẽ không tha thứ cho cậu nh­ưng cậu mà trái ý tổng bí thư thì có thể mất chức bộ trưởng đấy”.
Đêm đó không ngủ đ­ược nghĩ mãi mới tìm đư­ợc kế hoãn binh, mình báo cáo Tổng bí thư sẽ cho anh em khoa học nghiên cứu triển khai chỉ đạo đánh giá lại trữ l­ượng gỗ rừng Việt Nam rồi lên kế hoach khai thác. Năm đó chúng ta thực hiện khai thác ch­ưa đầy 700 ngàn mét khối gỗ mà rừng đã cạn kiệt…
Ông Đợt thở dài nhắc lại lời đồng chí Tổng bí thư kính mến huấn thị: “Chúng ta cứ việc khai thác rừng nay mai đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc trồng rừng dễ như­ trở bàn tay. Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, họ trồng rừng chỉ trong mấy năm mà cây to như thế này này…”.
Câu chuyện của hai ông làm tôi nhớ đến câu thơ tiên tri của Nguyễn Trãi: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật. Anh hùng di hận kỉ thiên niên”. (Họa phúc không đến trong một ngày, anh hùng để hận đến nghìn năm)
Cây vốn có cội, nư­ớc vốn có nguồn đấy chính là qui luật nhân quả mà ai cũng thuộc lòng.

Tác giả: Phương Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét