Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

ĐỌC VÀ SUY NGẪM

Triết lý.....
Một nhà triết học gặp một thanh niên đang khóc vì thất tình. Nhà triết học cười lớn. Chàng thanh niên
giận dữ chất vấn thì nhà triết học lắc đầu nói: "Không phải tôi cười anh, mà chính là anh đang tự diễu
mình". "Anh đau thương như vậy, chứng tỏ trong lòng anh còn tình yêu, mà đối phương không còn. Rõ
ràng là tình yêu ở phía anh, anh không mất tình yêu, mà chỉ mất một người không yêu anh thôi, như vậy
việc gì phải đau lòng? Tôi thấy anh nên về nhà ngủ một giấc là hơn. Người đáng khóc chính là cô gái, cô
ta không chỉ mất anh mà còn mất cả tình yêu nữa..
...........................
MẤT XE
Nhà có hai chiếc xe đạp. Mẹ đi dạy hàng ngày phải chạy một chiếc. Còn lại một chiếc cho nó đi học đại
học.
Hơn hai năm đại học trôi qua, lối sống nhộn nhịp ở thành phố đã cuốn hút nó. Những quán nhậu, quán
cà phê, quán bi da trở nên quen thuộc đối với nó.
Một buổi tối nó đi bộ về nhà trọ. Mặt buồn xo. Hai đứa bạn cùng phòng đang học bài bật dậỵ “Xe mày
đâu?”. “Mất rồi”. để giáo trình lên bàn, nó nằm úp mặt vào gối, chẳng buồn nói chuyện. Hai đứa bạn lại
gần vỗ về, an ủi. 
Cuối tháng nó về quê. Ba mẹ không mắng, chỉ buồn. Ngày đi, ba cho tiền. Nó nhét tiền vào bóp. Một tờ
giấy mỏng chợt rơi xuống đất. Mẹ nhặt vội tờ giấy và trả lời thắc mắc của ba :”Hóa đơn thuốc của em,
tháng trước em cho con tiền vô tình cái hóa đơn bị kẹp vào giữa xấp tiền, may mà còn”.
Nó nhìn mẹ, hai dòng nước mắt lăn dài trên má. Ba đâu biết rằng, cái hóa đơn thuốc mà mẹ nói chính là
giấy biên lai cầm chiếc xe đạp của nó.
.........................
Anh hai
Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố Mẹ giận dữ, mắng “ sanh ra.. giờ cãi lời bố mẹ…
phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”
Anh lặng thinh không nói năng gì… Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào đại Học, phải xa nhà, lên Thành Phố ở tro. Anh tự ý bán đi con bò sữa – gia tài duy
nhất của gia đình, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, bé Út khóc thút thít…
anh cười, “ Út ráng học ngoan…”
Miệt mài 4 năm DH, Út tốt nghiệp loại giỏi, được nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao…
Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc, “
Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ…lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói
con biết…”
............................
Đưa Đón
Nội từ quê vào thăm, mang quà quê vào cho cháu, nào là bánh đa gạo nếp, có cả chục trái dừa khô.
Thấy nội lỉnh kỉnh vất vả, con trách bố: Sao không đón nội. Bố bảo: Bận quá.
Ngoại nước ngoài về thăm quê. Các cậu, dì thuê hẳn một xe ôtô đi đón. Bố cũng đóng cửa hàng nghỉ
buôn bán vài hôm, để cùng đi đón ngọai. Bố bảo: Ai cũng có mặt, bố không đi ngoại trách.
..............................
Đôi giày
Vào một ngày nọ, khi Gandhi bước lên tàu thì đột nhiên một trong hai chiếc giày ở chân anh bị rơi
xuống đường tàu. Anh không thể lấy lại ñược nó nữa vì tàu đã bắt ñầu chuyển bánh.
Bỗng nhiên Gandhi từ từ lấy nốt chiếc giày còn lại ra và ném nó lại gần chiếc giày kia trước sự ngạc
nhiên của các bạn đồng hành. 
Khi được hỏi tại sao lại làm như thế, Gandhi mỉm cười và nói: "Sẽ có một người nghèo khổ nào đó tìm
thấy chiếc giày nằm trên đường ray và anh ta sẽ có cả một đôi giày để đi."
...................................
Tô mì
Em gái tôi rất thích ăn mì, nhưng hồi ấy nhà nghèo lắm, không phải thèm là ăn được.
Có bữa ba đến trường rước nó về, hai cha con ghé lại xe mì đầu hẻm, ba kêu một tô mì, đẩy về phía nó :
"Con ăn đi, ba no rồi !"
Ăn xong, nó chợt nhìn thấy ba vét hết các túi mới đủ tiền trả tô mì .....
15 năm trôi qua . Em tôi đã là một cô giáo. Hôm lãnh tháng lương đầu tiên về , nó cầm xấp tiền tần ngần
hoài . Tôi hỏi :
- Nhỏ định mua sắm gì đây ?
- Em sẽ mua tô mì thiệt ngon để cúng ba !
Rồi nó quay mặt hướng khác, giấu đi hai con mắt đỏ hoe .....
................................................
Bóng nắng, bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc ñời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
Trời vẫn nắng, vẫn râm...
...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
....................................
Cua rang muối
Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo
tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo:
răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các
con nói vui:
- Cua rang muối thật đó mẹ.
Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
- Còn răng đâu mà ăn?!
..........................................
Tiền cứu trợ
Lũ. Ba nhắn lên " ... Nhà ngập, con ñừng về! "
Mỗi tối, con cùng những người bạn trong ñội công tác xã hội của trường cầm thùng lạc quyên vào các
giảng đường, lớp học nhận tiền cứu trợ đồng bào miền Tây.
Truyền hình vẫn tiếp tục đưa tin và hình ảnh lũ lụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong ñó có quê
mình. Con số người và của cải mất mát cứ tăng dần. Con sốt ruột, nôn nóng.
Hôm qua, cả nhà bác Ba kéo nhau lên ở tạm nhà chị Hai. Con sang hỏi thăm. Ra về, bác gái gởi cho con
một gói mỏng và bảo: " Tiền cứu trợ, ba con gởi lên cho con đó! "
............................................
Thịt gà
Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:
- Nhà Tý ăn thịt gà.
Đêm đó, bà Tám chửi:
- Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.
Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông
vui.
Trời đổ mưa.
Thằng Tý la lớn:
- Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo. 

Chào
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé
lẳng lặng đi lên lầu.
Chỉ còn lại ông và cháu, ông nói: Cháu ạ, bố mẹ cháu quên mất điều ấy từ lâu rồi!
.............................................
Đàn Ông :-
Tôi và anh đều có máu văn chương. Anh bảo tôi viết bài dự thi kể chuyện mới tình ñầu của mình đi. Tôi
hỏi anh:
- Viết thật hay hư cấu?
- Viết thật thì chỉ hay với mình thôi, phải thêm một xíu ngọt ngào và thơ mộng nữa chứ...
Ngày hôm sau tôi đưa anh bản nháp. Anh đọc xong... lặng yên, không bình phẩm gì như mọi lần. Anh
ghen!
..........................................
Đợi
“Mẹ ơi, sao bà hay ngồi ngoài cửa chiều chiều thế mẹ? Bà lãng mạn quá mẹ nhỉ!” Nó cười tít mắt, tưởng
tượng vu vơ ở chân trời nào chả rõ. Mẹ chẳng nói gì, chỉ lặng im, lâu lâu lại ngẩn lên nhìn bà, mắt mẹ
thoáng buồn, nó chẳng hiểu vì đâu…
Sau ñó nó biết ông khi xưa đi chiến trường không về, bà thì luôn bảo ông “chưa” về nên hay ra ngồi
ngoài ngõ đợi.
Có lúc nó dỗi bà, bảo bà không chơi với nó mà cứ ngồi đợi ông “Ông không về đâu, ông chết rồi!” Nó
hét lên giận dữ, khóc thảm thiết. Bà vuốt má nó nựng nịu, rồi cõng nó vào trong.
Mãi sau này, khi bà mất đi, mẹ kể nó nghe rằng: bà muốn đợi ông về, dẫn hồn ông đi kẻo lạc. Bà sợ năm
tháng dài, mấy con ngõ trở thành lạ xa.
Nó lặng im thẫn thờ, mắt thả về miên man… thấy nhớ bà vô hạn…
Rồi chiều chiều, cũng tự khi nào không biết, nó ngồi trước hiên nhà, đợi bà ngang qua…
...........................................
Vô can.
Quốc lộ về đêm, hắn rải đinh rồi hắn vá bốn xe xẹp. Mưa, hắn bỏ về. Hai xe khác đang tìm nơi vá bỗng 
"Rầm..... Ree...ét". Một chiếc nữa ngã lăn, bé năm tuổi văng vào bánh xe tải.
Người nguời rơi nước mắt. Hắn chẳng hay biết. Vô can.
............................................
Rau muống.
Ở Mỹ, viết thư về nó cứ bảo: "Mình thèm rau muống luộc chấm mắm nêm quá, ước gì!". Vừa rồi nó về,
mình ra chợ mua một mớ rau muống ngon về luộc đãi nó. Nhìn ñĩa rau muống nó bĩu môi: "Cậu ăn uống
kham khổ thế à?".
........................................
Lời nói dối.
Ngày đó nhà nghèo cha mất, mẹ tần tảo nhưng không đủ ăn. Để con có bữa ngon, mẹ gởi con về giỗ họ.
Giữa đám cúng đông vui, chẳng ai đoái hoài, con bơ vơ lạc lõng... Về nhà mẹ hỏi con né tránh: "Dạ, vui!
Cô bác mừng con...!!!".
Lớn lên, con đi làm xa, tạm gọi là thành đạt. Ngày giỗ họ con về cùng con trẻ, mọi người vui gặp gỡ,
chăm sóc đủ điều, từ miếng ăn, chiếc bánh...
Về nhà nhìn ảnh mẹ con thấy lòng rưng rưng...
..........................................
Mùa thi
Ngày tôi thi tú tài, ba đạp xe hơn chục cây số, chờ tôi ngoài trường thi cả buổi, cốt để hỏi:
- Con làm bài tốt không?
Sợ ba nhọc lòng, tôi nói:
- Ba chờ ngoài này, có khi con lại lo, không làm bài ñược.
Buổi thi cuối, ra cổng không thấy ba, hỏi chú Bảy còi:
- Ba con có đến không?
Chú đưa tay chỉ cây bàng phía xa mươi mét bảo:
- Ổng ở đằng kia, tao biểu đến ổng không chịu.
================================================
Xa xứ
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu viết: "ở đây, ñường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…"
Cuối năm viết: "mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…"
Mùa đông sau viết: "em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ
chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải
người Việt không…"
.................................................. ....
Bàn tay
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống
gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương
vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.
.................................................. ..
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba
đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải
đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:”Có
dư đồng nào không con?”. Tôi đáp: “Còn dư bốn ngàn ba ạ”. Ba nói tiếp:”Cho ba bớt hai ngàn, để lát về,
xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”. Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng…

Phấn son
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất.
Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy
không...”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
-------------------------------------
Nghề cao quý
Cô bé học giỏi nhất, ngoan hiền nhất. Chị tận tình chỉ dạy còn cô bé chăm chỉ học, cô-trò vô cùng tâm
đắc. Chị hình dung đến một ngày cô bé đứng trên bục giảng. Chị ướm thử :
- Con có thích trở thành cô giáo không?
Cô bé không ngần ngừ một giây, mạnh mẽ lắc ñầu. Chị cảm thấy hụt hẫng. Sao cô bé lại dứt khoát đến
thế? Nghề giáo vốn là nghề cao quý. Hay là...
Nhìn lại cảnh nhà thanh bạch, chị thở dài. 103
------------------------------------------
Ngày thi trượt
Giọng bố run run khi báo tin anh trượt đại học. Mẹ thở dài não nuột, em chết lặng trong góc bàn, anh cổ
nghẹn đắng giả vờ điềm nhiên ñọc báo. Không ai khóc, cũng chẳng ai nói. Im lặng bủa vây tất cả, nhấn
chìm mọi suy nghĩ vào hư không.
Em vẫn ngồi, mắt không rời trang sách, đầu óc trống rỗng. Em thấy sợ khi nghe tiếng thở dài của mẹ, sợ
cái điềm nhiên của anh, sợ nhìn vào ánh mắt của bố.
Giá như ai đó khóc.
----------------------------------------
Tro ấm
Bọn cháu gái chúng tôi chẳng ai học được cách nhóm bếp của bà nội cả. Bà chỉ cần gạt bỏ lớp tro phủ
trên mặt bếp lò, bỏ củi vào thổi nhẹ là có một bếp lửa đỏ rực.
Sáng nào cũng vậy, bà nội dậy thật sớm. Bà lặng lẽ nấu nước, lấy bộ đồ ông nội trên mắc áo đi giặt.
Xong bà quay vào chuẩn bị bữa cơm, châm sẳn một bình trà nóng, rồi ra cửa gọi lớn:
“Ông ơi vào ăn cơm”
Cả nhà tôi đều im lặng.
Ông nội đã mất 20 năm rồi!
-------------------------------------
Đành thôi
Ngày đó, yêu em mà không dám nói. Cứ chiều chiều tan lớp, ngồi đợi em về trong một góc quán cà phê
đầu ngõ. Em thôi không học nữa. Tôi quyết ñịnh viết thư tỏ tình. Thư viết chưa xong, em theo chồng xa
xứ. Lá thư tình viết dở dang tôi còn giữ đến tận bây giờ.
Sáng qua, ngồi trên ghế xử ly hôn, ngỡ ngàng thấy em ôm con ngồi bên dưới, mắt đỏ hoe. Tối về, lục lại
trang thư cũ định viết tiếp. Tìm mãi, không có cây bút nào trùng với màu mực cũ…

Bà không ngủ nổi!
Chúng nó mới phone về xong "Đã tới Úc bình an, nhưng chà bông (ruốc )họ quẳng rồi!" Nhói cả tim
già! Bà không tiếc của, chỉ tiếc công. Tám mươi tuổi rồi, lọm khọm ngồi xé được cả ký như thế, vậy
mà... Thương hai ñứa cháu nhỏ, chả nhận được quà. Giọng con dâu còn nhấm nhẳn: "Con bảo rồi! đồ ăn
bên mình mất vệ sinh lắm! Ai họ nhận!" Thế đấy!... 

 QUYỂN SÁCH
Tôi là giáo viên Tiếng Anh. đến lớp, dặn các em không ghi lời giải vào sách trước.
Hôm qua, phát hiện một quyển sách đầy nét bút, tôi quát: "Sao em gian dối với thầy?" Nó không nói, oà
khóc... đứa bạn bảo: "Mẹ nó nghèo, nó mua sách cũ đó thầy". Tim tôi như rạn nứt: ba năm sư phạm tôi
đâu có học điều này!

Nghĩa tận
 Nhà văn sống cô độc cùng một con chó. Trong quán cầy, đồng nghiệp của ông thường bươi móc
nghiệp văn là chuyện đời ông làm món nhậu. Nhà văn đột ngột qua đời. Ngài bộ trưởng ngành chủ quản
long trọng đến viếng. Họ là đôi bạn chí thân ít người biết. Cánh ñồng nghiệp té ngửa, xanh mặt, cắp tập
viết bài ca ngợi ông. Được nhuận bút họ kéo ra quán cầy sụ...

Ba mất. Mẹ nó sợ tuổi xuân trôi qua uổng phí, đi bước nữa. Nó về ở với Nội. Nội già. Nó làm tất cả. Nó
giống người Châu Phi – đen trùi trũi! Có người hỏi: "Mày có buồn không?". Nó yên lặng nhìn xa xăm!
Một chiều, nó dẫn về một con bé, nhỏ hơn. Nội nhìn nó ngạc nhiên. Nó ngậm ngùi: "Con còn có Nội –
nó chẳng còn ai!"

Thần dược
Mẹ bệnh. Mọi người trong nhà cũng thay đổi. Con lớn tự giác thay mẹ đi chợ búa, cơm nước. Con nhỏ
tự giác phục vụ mình. Ba tự giác giặt giũ, lau dọn nhà cửa. Mẹ như em bé được cả nhà chăm sóc, chiều
chuộng. Ba bàn tay khác nhau: một to bè, thô ráp; một thon nhỏ, mịn màng và một bé xíu, mũm mĩm
thay nhau đặt trên trán mẹ, vuốt ve khuôn mặt mẹ. Mẹ thấy khoẻ rất nhanh, như được dùng thần dược.

Chung Riêng
Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung
lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần
bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên… Uống
chung một ly rượi mừng, chụp chung tấm ảnh… cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời.
Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…

MẸ GHẺ
Cô tôi muộn chồng vì quá dữ tánh, ruột thịt cũng chẳng ai muốn gần, đành lấy dượng, đã goá vợ. Sáu
tuổi, Lộc về với Mẹ ghẻ, làm đủ việc mà lằn roi mới vẫn chồng lên dấu đòn cũ... Lộc 15 tuổi, dượng
chết. Đinh ninh Lộc bỏ đi nên ngày mở cửa mả, cô đuổi khéo: Có muốn về với bà ngoại mày không?
Lộc cúi ñầu, nói trong nước mắt: Con đi rồi.... Mẹ ở với ai? Sau câu đó, dường như bà Mẹ ghẻ ở lại với
nấm mồ, cô tôi về, đi chùa, ăn chay. Lộc trở thành cậu ấm – rồi trở thành thạc sĩ, Mẹ con thân thương
như một phép màu...

Bánh kem cháy
Sinh nhật bạn, không được mời … em buồn xo. Hôm sau đi học về, manh áo cũ sờn của em bị rách toạc,
mặt rướm máu . “Chị Hai,” em òa khóc nói, “bạn bè chọc em nghèo không có quà, không được ăn bánh
kem” … Xã nghèo, mấy ai được ăn bánh kem … Chị nghỉ học lên thị trấn . Sinh nhật em, chị mang về
một cái bánh nhỏ xíu có 1 bông hồng . “Của chị làm đấy, chị học làm bánh kem ”Em ăn ngon lành …
mắt chị ngấn lệ …. Cái bánh cháy chủ bỏ, chị lén bắt bông hồng tặng em …

Mẹ & con
Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con
chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân
không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
Con lớn, mẹ bỗng bị chứng điếc đột ngột. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo:
Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

7 thay đổi thể chất - tinh thần khi về già

Ai cũng có tuổi xuân, ai cũng phải về già và trong quá trình phát triển, cơ thể con người diễn ra hàng loạt thay đổi, âm thầm và nhẹ nhàng đến mức người trong cuộc ít khi nhận thấy. Trong số này có 7 phát hiện dưới đây vừa được khoa học nghiên cứu, kiểm chứng.
1. Khi về già, con người ngày càng được giải phóng
Nhiều người có quan niệm khi về giả cơ thể lão hóa thì tính cách con người cũng trở nên “cứng nhắc” và bảo thủ hơn, song ngộ nhận này đôi khi không chính xác. Bằng chứng, sau khi nghiên cứu ở 46.000 người Mỹ trong giai đoạn từ 1972 - 2004, các chuyên gia ở ĐH Vermont và ĐH Pennsylvania Mỹ đã phát hiện thấy khi có tuổi, tính cách và thái độ của con người có thay đổi, nó không mang tính cực đoan như khi còn trẻ, tư tưởng được “giải phóng” về mọi phương diện, kể cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, giới tính, chủng tộc, tín ngưỡng, thậm chí cả những vấn đề liên quan đến tình dục. Ví dụ, những người tuổi 60 có chiều hướng ít bảo thủ hơn so với nhóm người 30 tuổi. Điều này thể hiện rất rõ trong những kỳ bầu cử, những người cao niên thường không bỏ phiếu ủng hộ cho những ứng viên bảo thủ mà họ lại ủng hộ những nhân tố mới đang lên, kết quả hai cuộc bầu cử ở Mỹ mới đây là một ví dụ.
2. Tế bào gốc của cơ thể cũng bắt đầu già đi
Ngay dưới da là những tế bào gốc, những tế bào gốc này bắt đầu lão hóa dần theo năm tháng giống như tuổi tác. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS số ra gần đây, các tế bào gốc có nhiệm vụ giảm lão hóa bằng cách thay thế các tế bào gốc bị lão hóa hoặc bị tổn thương nhưng tế bào gốc cũng bị lão hóa, suy giảm khả năng tái sinh khi thân chủ già. Nghiên cứu trên được thực hiện ở chuột, trong đó các nhà khoa học tiến hành quan sát quá trình tăng trưởng của tế bào gốc lấy từ tủy xương của những con chuột già và chuột trẻ. Các tế bào này sau đó được đưa vào cho những con chuột có tủy xương bị mắc bệnh. Ban đầu tế bào gốc của những con chuột trẻ lẫn già đều phát triển thành những tế bào mới với tốc độ như nhau, nhưng càng về sau tốc độ phát triển của các tế bào gốc của những con chuột già bắt đầu giảm mạnh so với những con chuột trẻ. Qua nghiên cứu cho thấy vấn đề di truyền đóng vai trò quan trọng, tế bào gốc của những con chuột già có mức viêm nhiễm và stress cao hơn so với những tế bào gốc của những con chuột trẻ.
Hài hước, cười nhiều là bài thuốc tốt cho nhóm người cao niên

3. Vì sao khi về già người ta lại ngủ ít hơn?
Sau khi nghiên cứu ở 110 người lớn khỏe mạnh ngủ đủ 8 tiếng/ngày các nhà khoa học phát hiện thấy nhóm người cao tuổi nhất trong số này (55 - 83) ngủ ít hơn so với nhóm trung tuổi (40 - 55) tới 20 phút và nhóm người trung tuổi ngủ ít hơn tới 23 phút so với nhóm trẻ tuổi (20 - 30). Giải thích đơn giản nhất cho hiện tượng này là thời gian nhắm mắt ít hơn. Giải thích khác được dựa trên khoa học là khi người ta cao tuổi cơ thể không cần phải ngủ nhiều, đôi khi nằm nhiều nhưng thời gian nhắm mắt lại ngắn, thời gian ngủ chất lượng giảm, thời gian trăn trở tăng. Hiện tượng này thường thấy ở nhóm người trên 65. Lý do có nhiều nhưng phải kể đến nguyên nhân tuổi tác, mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, các loại bệnh làm tăng sự đau đớn, lo lắng và dẫn đến mất ngủ.
4. Trí nhớ suy giảm
Khi tuổi cao, sự hấp dẫn thể chất, hình thức cũng như trí nhớ con người bắt đầu suy giảm. Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Toronto Canada, trí nhớ suy giảm, sự tập trung của con người bắt đầu kém dần theo tuổi tác. Tuy nhiên, sự suy giảm này ở mỗi cá thể cũng không đồng nhất. Thực ra thì sự suy giảm trí nhớ bắt đầu xuất hiện ngay từ độ tuổi trung niên. Sự suy giảm trí nhớ của người già phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: não co ngót, do di truyền, do lối sống, do ăn uống, bổ sung dưỡng chất và có cả những yếu tố tác động từ môi trường. Ở những người có trí nhớ tốt, não khỏe thì khi về già não vẫn bị co ngót song mức độ co ngót chậm hơn.
5. Mọi cái bắt đầu “chảy sệ”
Khi tuổi cao, da bắt đầu lão hóa, tế bào da bị chết nên phát sinh hiện tượng có tên là biểu bì, da trở nên thô cứng, độ đàn hồi giảm dần, mỡ mặt chìm sâu vào các lớp da và làm cho da sệ kèm theo những nếp nhăn trên da. Mặc dù các thủ thuật thẩm mỹ như bơm chất độn, phẫu thuật thẩm mỹ, nâng cằm có thể cải thiện được sự cố chảy sệ nhưng phẫu thuật thẩm mỹ không làm xuể và cuối cùng người ta đã để kệ. Bên cạnh đó, tuổi cao còn xuất hiện hiện tượng co ngót các mô làm cho cằm, má, hố mắt lõm sâu chỉ còn trơ “giàn giáo”. Tất cả những nỗ lực cố gắng tạo lại phần thịt cho các vị trí trên mắt đều không mang lại kết quả bởi tuổi tác, do chi phí quá cao, nhưng quan trọng nhất là mối lo tai biến sau phẫu thuật, viêm nhiễm và phát sinh tình trạng tê liệt. Vì lý do này những người già đã chọn giải pháp không cần can thiệp, hỗ trợ của dao kéo mà họ tập trung vào chăm sóc sức khỏe toàn thân, không quá câu nệ đến vẻ đẹp “mặt tiền” nữa.
6. Hài hước - bài thuốc tốt cho nhóm người cao niên
Theo nghiên cứu do các nhà khoa học Canada thực hiện và công bố mới đây trên tạp chí Journal of the International Neuropsychological Society, hài hước, cười nhiều là bài thuốc tốt cho nhóm người cao niên. Thực tế, khi về già nhiều người vẫn hài hước, dí dỏm, nó không ảnh hưởng đến tính cách hay đạo đức của con người và tốt cho sức khỏe. Tính cách này làm tăng nhiều hưởng ứng có lợi cho sức khỏe. Qua nghiên cứu ở 2 nhóm người cao niên, tất cả đều mắc bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường, được dùng thuốc tiêu chuẩn. Một nhóm có cuộc sống hài hước, cười nhiều còn nhóm kia thì ngược lại. Sau một năm kiểm chứng cho thấy nhóm cười nhiều giảm được hoóc-môn  epinephrine và norepinephrin, tăng mỡ máu tốt HDL tới 26% trong khi đó nhóm không cười thì HDL chỉ tăng 3%. Chưa hết, nhóm cười nhiều còn giảm được protein phản ứng C, chất gây viêm nhiễm và gia tăng bệnh tim tới 66% trong khi đó nhóm không cười thì protein này chỉ giảm được 26%.
7. Người già luôn có quan điểm sống tích cực
Không chỉ có quan điểm sống tích cực mà nhiều người già còn là “cây cao bóng cả”, là tấm gương, chỗ dựa tinh thần cho con cháu, thậm chí có người còn làm ra tiền của vật chất giúp đỡ cho gia đình. Không phải người già là gánh nặng cho gia đình, xã hội như nhiều người lầm tưởng mà tuổi già thực sự mang lại hạnh phúc cho gia đình, và nhiều lợi ích cho cộng đồng, xã hội. Theo nghiên cứu của ĐH Chicago, Mỹ, thực hiện gần đây cho thấy từ những năm 70 thế kỷ trước, tuổi thọ của con người tăng cao, sự tăng tuổi thọ này làm tăng trưởng tài sản, hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người. Cũng qua nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện thấy nhóm người cao niên có “lăng kính hồng” thường có cả sức khỏe lẫn hạnh phúc, thậm chí còn hạnh phúc hơn cả những người trẻ tuổi cứ khư khư quan điểm nhìn đâu cũng thấy vô nghĩa, tiêu cực hay bệnh tật.
Theo LS-5/2013
KHẮC NAM




Những bức tranh đắt nhất thế giới

Những bức tranh đắt nhất thế giới

(Dân trí) - Những họa sĩ tài năng khi xưa hẳn đã không thể ngờ rằng, tác phẩm của họ khi truyền lại cho hậu thế lại trở thành những tài sản vô giá. Giá trị của những tác phẩm đó sẽ còn tiếp tục được nâng lên theo thời gian.

1. Bức “The Card Players” – 5250 tỷ đồng (250 triệu USD)
Bức tranh “The Card Players” được hoàn thành vào năm 1892-1893 của họa sĩ người Pháp Paul Cézanne
Bức tranh “The Card Players” được hoàn thành vào năm 1892-1893 của họa sĩ người Pháp Paul Cézanne
Bức tranh được bán cho gia đình hoàng gia Qatar với mức giá kỷ lục hơn 250 triệu USD trong một cuộc mua bán mang tính cá nhân vào năm 2011. Với mức giá này nó trở thành tác phẩm đắt tiền nhất từng được bán từ trước đến nay. Đây cũng là phiên bản cuối cùng của nhóm các bức tranh sơn dầu cùng chủ đề của họa sĩ nổi tiếng người Pháp Paul Cézanne (1839-1906) thuộc trường phái Hậu ấn tượng. Nhóm bức tranh “The Card Players” được hoàn thành vào những năm cuối đời của vị họa sĩ với tổng cộng 5 phiên bản, mỗi phiên bản đều có sự khác biệt về kích cỡ và số lượng người chơi bài.
2. Bức “La Rêve” – 3255 tỷ đồng (155 triệu USD)
Bức “La Rêve” được hoàn thành vào năm 1932 của danh họa Pablo Picasso
Bức “La Rêve” được hoàn thành vào năm 1932 của danh họa Pablo Picasso
Đây là bức tranh vô cùng nổi tiếng của danh họa Pablo Picasso mô tả người tình Marie-Therese Walter khi nàng đang lim dim tựa mình trên chiếc ghế bành đỏ. Vào năm 2013, bức tranh đã thuộc về chủ sở hữu mới ông Steven Cohen trong một cuộc mua bán tư nhân với mức giá 155 triệu USD, khiến nó trở thành bức biến nó trở thành bức tranh đắt giá nhất của danh họa người Tây Ban Nha cho đến nay.
3. Bức "Number 5, 1948" – 2940 tỷ đồng (140 triệu USD)
Bức “Number 5, 1948” được hoàn thành vào năm 1948 của danh họa Paul Jackson Pollock
Bức “Number 5, 1948” được hoàn thành vào năm 1948 của danh họa Paul Jackson Pollock
Bức tranh là tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ người Mỹ Paul Jackson Pollock (1912-1956). Bức tranh thuộc sở hữu của ông Samuel Irving Newhouse, Jr. và được trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật đương đại ở New York trước khi nó được bán cho David Lawrence Geffen –một trong những nhà sáng lập của tập đoàn DreamWorks. Vào năm 2006 bức tranh đã được bán sang tay một lần nữa với mức giá 140 triệu USD. Người mua bức tranh đã từ chối tiết lộ danh tính nhưng rất có thể nó đã được mua lại bởi doanh nhân giàu có người Mexico, ông David Martinez. Đây được coi là bức tranh đương đại đắt giá nhất từng được bán.
4. Bức "Woman III" – 2888 tỷ đồng (137.5 triệu USD)
Bức tranh “Woman III” được hoàn thành vào năm 1952-1953 của họa sĩ Willem de Kooning
Bức tranh “Woman III” được hoàn thành vào năm 1952-1953 của họa sĩ Willem de Kooning
Bức tranh là tác phẩm của họa sĩ thuộc trường phái Ấn tượng trừu tượng Willem de Kooning (1904-1997). Họa sĩ mang hai quốc tịch Đức và Mỹ này đã vẽ một loạt 6 bức tranh về chủ đề phụ nữ trong khoảng giai đoạn từ năm 1951-1953 và bức tranh “Woman III” là bức duy nhất còn thuộc sở hữu tư nhân. Vào năm 2006, bức tranh đã được bán trao tay từ nhà sưu tập tranh David Greffen sang cho tỷ phú Steven Cohen với mức giá cao thứ 4 thế giới 137.5 triệu USD.
5. Bức "Adele Bloch-bauer I" – 2835 tỷ đồng (135 triệu USD)
Bức tranh “Adele Bloch-bauer I” được hoàn thành vào năm 1907 của họa sĩ Gustav Klimt
Bức tranh “Adele Bloch-bauer I” được hoàn thành vào năm 1907 của họa sĩ Gustav Klimt
Adele Bloch-Bauer I là tên bức tranh kiệt tác của họa sĩ Gustav Klimt (1862-1918), một họa sĩ theo trường phái tượng trưng người Áo, được vẽ năm 1907, miêu tả chân dung quý bà Adele Bloch-Bauer. Vào tháng 6 năm 2006, bức tranh đã được bán cho Ronald Lauder với giá kỉ lục 135 triệu USD cho phòng tranh Neue của ông tại New York và bắt đầu được trưng bày tại đây từ tháng 7 năm 2006. Klimt cũng vẽ Adele Bloch-Bauer một lần nữa trong bức tranh Adele Bloch-Bauer II.
6. Bức "The Scream" – 2518 tỷ đồng (119.9 triệu USD)
Bức tranh “The Scream” được hoàn thành vào năm 1895 của họa sĩ người Nauy Edward Munch
Bức tranh “The Scream” được hoàn thành vào năm 1895 của họa sĩ người Nauy Edward Munch
Tháng 5 năm 2012, một nhà tài phiệt người Mỹ đã sẵn sàng chi một số tiền khổng lồ 119.9 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby cho bức tranh “The Scream” – một tác phẩm kinh điển của nền mỹ thuật đương đại. Đây là tác phẩm của của hoạ sĩ nổi tiếng người Nauy Edward Munch (1863-1944). Bức tranh là phiên bản thứ 2 được hoàn thành năm 1895 với chất liệu phấn màu trên giấy bồi. Nhà tài phiệt đã để bức tranh được trưng bày ở bảo tàng New York trong khoảng 6 tháng để công chúng được chiêm ngưỡng trực tiếp. Đây cũng là bức tranh duy nhất cho tới nay được đem ra ngoài biên giới Nauy.
7. Bức “Flag” – 2310 tỷ đồng (110 triệu USD)
Bức tranh “Flag” được hoàn thành vào năm 1958 của họa sĩ người Mỹ Jasper Johns
Bức tranh “Flag” được hoàn thành vào năm 1958 của họa sĩ người Mỹ Jasper Johns
Bức tranh là tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ người Mỹ Jasper Johns (sn 1930) được sáng tác sau khi ông có một giấc mơ về quốc kỳ của đất nước mình vào năm 1954. Vào năm 2010, bức tranh đã được tỷ phú Steven Cohen đưa về bộ sưu tập của mình với mức giá 110 triệu USD.
8. Bức "Nude, Green Leaves and Bust" – 2237 tỷ đồng (106.5 triệu USD)
Bức tranh “Nude, Green Leaves and Bust” được hoàn thành vào năm 1932 của danh họa Picasso
Bức tranh “Nude, Green Leaves and Bust” được hoàn thành vào năm 1932 của danh họa Picasso
Vào tháng 5 năm 2010, tại nhà đấu giá Christie’s New York, một tỷ phú giấu tên đã chi 106.5 triệu USD cho bức họa nổi tiếng mang tên “Nude, Green Leaves and Bust” của danh họa Pablo Picasso. Bức tranh đã trở thành tác phẩm đắt giá thứ 2 từng được mua lại của vị họa sĩ Tây Ban Nha đầy tài năng này.
9. Bức "Garçon à la pipe" – 2186 tỷ đồng (104.1 triệu USD)
Bức tranh “Garçon à la pipe” được hoàn thành vào năm 1905 của danh họa Picasso
Bức tranh “Garçon à la pipe” được hoàn thành vào năm 1905 của danh họa Picasso
Đứng thứ 3 trong số những tác phẩm đắt giá nhất của danh họa Pablo Picasso, bức tranh “Garçon à la pipe” mô tả một cậu bé người Paris đang cầm chiếc tẩu thuốc bằng tay trái. Vị họa sĩ đã sáng tác bức tranh khi ông mới 24 tuổi. Khi bức tranh được đưa ra trước công chúng, ai nấy đều ngạc nhiên vì không ngờ được rằng một họa sĩ theo trường phái lập thể lại có thể vẽ một bức tranh xuất thần như vậy. Vào tháng 5 năm 2004, tại nhà đấu giá Sotheby, bức tranh đã được mua lại với mức giá 104.1 triệu USD bởi một tỷ phú giấu tên.
10. Bức “Eight Elvises” – 2100 tỷ đồng (100 triệu USD)
Bức tranh “Eight Elvises” được hoàn thành vào năm 1963 của họa sĩ Andy Warhol
Bức tranh “Eight Elvises” được hoàn thành vào năm 1963 của họa sĩ Andy Warhol
Đây là tác phẩm vô cùng độc đáo của họa sĩ người Mỹ Andy Warhol (1928-1987), với độ dài lên tới 3.72 m. Nó đã được bán cho một nhà sưu tập tranh giấu tên vào năm 2009 với mức giá 100 triệu USD và trở thành tác phẩm đắt giá nhất của vị họa sỹ này.
Phan Hạnh
Theo The Art Wolf
--