Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Mỹ lên án hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông

Tôi e rằng ở bảo tàng đó, họ có chút nhầm lẫn. Người kế tục Triệu Đà không phải là Triệu Mi, mà là Triệu Hồ, cháu đích tôn của Triệu Đà (con của Trọng Thủy? Có thể Trọng Thủy chết trước cha, vì Triệu Đà theo sử cũ thì thọ tới 121 tuổi, làm vua 70 năm). Triệu Hồ tức Triệu Văn vương. Điều không chính xác thứ 2 là:Khi Triệu Đà đánh chiếm đất Việt của An dương vương Thục Phán thì Quốc hiệu nước mình là Âu lạc chứ không phải Văn lang. Văn lang là Quốc hiệu thời vua Hùng, An dương vương khi đánh bại vua Hùng,đổi tên nước là Âu Lạc. Còn các đất của các đời vua Triệu thì không phải chỉ là đất Âu lạc cũ của mình mà còn rộng hơn nhiều lắm. Triệu Đà vốn cai quản quận Nam Hải (Quảng đông ngày nay), khi chiếm được đất Âu lạc thì sát nhập vào và lập thành nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung gần thành phố Quảng Châu. Như vậy không biết cuộc khảo cổ này chủ yếu khai quật ở quận Nam Hải cũ (Quảng đông) hay ở đất Âu lạc cũ của ta? Cũng có thể là ở cả 2 khu vực chăng. 
Tôi không biết Tể tướng Lữ Gia ( được coi như anh hùng dân tộc của mình) là người Quảng Đông hay người Bắc Việt nam bây giờ (tức Âu lạc)? Và cũng không biết vua Quang Trung của mình có dự định sẽ đánh Tàu để lấy lại đất Nam Việt, thì phạm vi sẽ tiến tới đâu? Con người này không chết yểu (40 tuổi) thì không biết lịch sử và cả địa lý sẽ khác hiện nay như thế nào.

NNQ


From: Khai <prof.phamgiakhai@gmail.com>
To: Nguyen Nguyen Quynh <nguyennguyenquynh@yahoo.com>
Sent: Friday, June 14, 2013 8:36 PM
Subject: Re: TQ hung hăng

Sự phát triển của TQ quá nhanh, bỏ qua nhiều yếu tố tiêu cực về môi trường và xã hội, văn hoá, khó tránh khỏi đụng độ với các nước khác, và cái quan điểm cổ xưa về tự hào dân tộc lại được lôi ra khai thác hòng làm dịu các mâu thuẫn nội bộ, những mâu thuẫn ngày càng sâu sắc. Tôi được các bạn TQ cho biết mới đây 1 người thất nghiệp trong cơn tuyệt vọng, đã dùng chất nổ đốt cháy một xe bus, làm chết 46 người, và các bạn TQ cũng có quan điểm là cái hộ chiếu với hình lưỡi bò ở biển Đông làm người TQ rất khổ khi xuất ngoại!
Tuy nhiên, vào thăm bảo tàng có mộ Triệu Mi, người kế tuc Triệu Đà (tôi không biết số phận của Trọng Thuỷ ra sao), thì được biết là những phát hiện về vương quốc Nam Việt của 5 đời Triệu vương, vương triều đã chiếm nước Văn Lang, cho biết đó là mức độ quan trọng thứ nhì của khảo cổ TQ về sự phong phú, có nghĩa là nước ta là một đối tượng rất quan trong đối với TQ, và như vậy, tên khổng lồ cạnh ta chắc còn nhòm ngó ta nhiều!
PGK

Đã gửi từ iPad của tôi

Ngày 14-06-2013, vào lúc 19:06, Nguyen Nguyen Quynh <nguyennguyenquynh@yahoo.com> viết:

 Mỹ lên án hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông

(Dân trí) - Các thượng nghị sỹ Mỹ đã đệ trình nghị quyết lên án Trung Quốc dùng đe dọa và vũ lực trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước khác, trên Biển Đông và Hoa Đông.

 
 Tàu hải giám Trung Quốc và tàu của lực lượng phòng vệ Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
 Tàu hải giám Trung Quốc và tàu của lực lượng phòng vệ Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Nghị quyết Thượng viện 167, đã được 3 Thượng nghị sĩ có uy tín tại Mỹ đồng ký tên: Robert Menendrez (đảng Dân chủ, tiểu bang New Jersey), chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ; Ben Cardin (đảng Dân chủ, tiểu bang Maryland), thành viên Ủy ban Đối ngoại; và ông Marco Antonio Rubio (đảng Cộng hòa, tiểu bang Florida), một Thượng nghị sĩ có uy thế, thường được xem là ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa vào năm 2016.
 
Nghị quyết cũng kêu gọi các nước tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông xây dựng và phê chuẩn một bộ quy tắc ứng xử để tránh xung đột.
 
Nghị quyết dự thảo, được đệ trình lên Ủy ban đối ngoại của thượng viện Mỹ, đã trích dẫn nhiều vụ việc nguy hiểm liên quan đến hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông. Trong số này có vụ tàu Trung Quốc cắt cáp khảo sát địa chất của một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam hồi tháng 5/2011, tàu Trung Quốc ngăn các tàu tiến vào bãi cạn Scarborough hồi tháng 3/2012, Trung Quốc ra bản đồ chính thức định nghĩa đường biên giới quốc gia gọi là “đường 9 đoạn” và kể từ 8/5/2013, tàu hải giám và hải quân Trung Quốc duy trì hiện diện thường xuyên quanh bãi Cỏ Mây trên Trường Sa.
 
Nghị quyết dự thảo cũng trích dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2012 bày tỏ lo ngại đối với việc Trung Quốc nâng cấp hành chính cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở Biển Đông và thiết lập một đơn vị quân sự mới ở khu vực này.
 
Nghị quyết cho biết thêm vào tháng 1/2013, một tàu hải quân Trung Quốc đã ngắm bắn radar vào các tàu Nhật gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật trên Hoa Đông và vào ngày 23/4/2013, 8 tàu hải giám Trung Quốc đã tiến vào vùng 12 hải lý quanh Senkaku/Điếu Ngư, làm leo thang thêm căng thẳng khu vực.
 
Các thượng nghị sỹ cho rằng Bắc Kinh gần đây đã thực hiện những bước đi đơn phương khác, trong đó tuyên bố quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “lợi ích cốt lõi” và “vẽ không đúng” đường cơ sở quanh Senkaku/Điếu Ngư, cũng như duy trì sự hiện diện của quân đội quanh quần đảo do Nhật quản lý này.
 
Nghị quyết dự thảo yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án “việc bắt nạt, sử dụng đe dọa, vũ lực của quân đội, hải giám, hoặc các tàu cá, máy bay quân, dân sự ở Biển Đông và Hoa Đông, nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền biển đảo hoặc lãnh thổ hoặc để thay đổi hiện trạng”.
Văn kiện kêu gọi tất cả cá bên trong vùng tranh chấp kiềm chế để tránh có hành động làm leo thang căng thẳng, tìm kiếm giải pháp trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả việc thông qua trọng tài quốc tế.
Văn kiện ủng hộ hoàn toàn các nỗ lực của chính phủ cũng như quân đội Mỹ nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải và duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Vũ Quý
Theo Globalbalita

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét