Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Những thời điểm cần tránh và chú ý với người bệnh tim

Mời chia sẻ để biết cách chăm sóc đúng mực cái máy bơm trong cơ thể của mình, và cho lợi ích sức khoẻ nói chung.
FYI & Good luck

               1) Những thời điểm cần tránh và chú ý  với người bệnh tim




Khi bạn hay người thân của bạn có bệnh tiền sử về tim mạch thì việc quan trọng nhất là phải chú ý đến một số thời điểm nhạy cảm  như: buổi sáng sớm, sáng thứ 2, sau những bưa~ ăn no… vì vào những thời điểm đó rất dễ xẩy ra những trường hợp gây đột quỵ.

1. Buổi sáng
Nguy cơ bị đột quỵ tăng lên tới 40% vào buổi sáng – các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard ước tính. Tại sao? Khi bạn thức dậy, cơ thể bạn tiết ra hormon adrenaline và các hormon gây căng thẳng khác, làm tăng áp lực máu và nhu cầu cung cấp oxy. Máu của bạn cũng đặc hơn và khó bơm vì bạn đã mất nước một phần. Tất cả những điều này dồn gánh nặng lên tim.
Tự bảo vệ: Hãy đặt báo thức sớm hơn dự định một chút để bạn có thể thức dậy từ từ. Nếu bạn là người hay tập thể dục vào buổi sáng nên khởi động toàn bộ cơ thể để không gây căng thẳng cho tim mạch.

2. Sáng Thứ Hai đầu tuần
Có đến 20% các cơn đau tim xảy ra vào sáng thứ 2, có lẽ bởi vì người ta có tâm lý căng thẳng và chán nản khi phải quay lại làm việc sau kỳ nghỉ cuối tuần.
Tự bảo vệ: Bạn nên thư giãn vào ngày chủ nhật, nhưng cố gắng đừng ngủ muộn. Thức dậy sớm vào sáng thứ hai sau một giấc ngủ muộn tối thứ bảy và chủ nhật có thể khiến tăng huyết áp vì cơ thể bạn đang mệt mỏi và nhịp điệu tự nhiên của nó bị lệch đi. Bạn cần cố duy trì thời khóa biểu đi ngủ/thức dậy đều đặn hằng tuần.

3. Sau một bữa no nê
Các nghiên cứu cho thấy một bữa ăn có nhiều chất béo, nhiều tinh bột có thể làm co thắt mạch máu, khiến máu dễ bị đóng cục.
Tự bảo vệ: Nếu bạn phải đi ăn tiệc tùng, hãy giữ khẩu phần ăn của mình vừa phải. Một viên aspirin hàng ngày cũng giúp ngăn chặn tình trạng máu bị đặc quánh.

4. Khi đi vệ sinh
Chắc hẳn bạn không mong đợi một cơn đau tim lại xảy ra vào lúc như thế này, nhưng nó có thể xảy ra đấy.
Sự căng thẳng gia tăng áp lực lên ngực, làm chậm sự trở lại của máu trở về tim.
Tự bảo vệ: Ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, và tránh căng thẳng.
 

5. Khi vận động mạnh
Bị đau tim khi cuốc đất làm vườn có thể là một ví dụ gây nên đau tim. Cơn đau tim xảy ra là do bệnh nhân không quen với loại vận động nặng này, hormon căng thẳng tăng cao đột ngột, gây ra việc tăng huyết áp và tăng nhịp tim.
Tự bảo vệ: Tập thể dục thường xuyên để bảo vệ tim. Nhưng tăng cường độ một cách từ từ.

6. Trên bục phát biểu
Nói trước công chúng cũng giống như tập thể dục mạnh đột ngột vậy. Khi đứng trước công chúng, huyết áp, nhịp tim cũng nhanh hơn, và nồng độ adrenaline cũng tăng cao. Tất cả những điều đó khiến cho cơ thể ở trong tình trạng lo lắng và căng thẳng.
Tự bảo vệ: Để đối phó với các hiệu ứng này, một số bệnh nhân trước khi nói trước công chúng, trước một chuyến bay, hoặc làm điều gì đó quan trọng khiến họ lo lắng hãy uống một viên betablocker (thuốc điều trị cao huyết áp).

 

  2) Những điều nên làm để tốt cho sức khỏe của bạn



Sức khỏe chúng ta là điều quan trọng nhất. Chính bởi vậy bạn hãy tạo ra những thói quen trong sinh hoạt để mang lại những điều tốt nhất cho sức khỏe của chính mình. Dưới đây là 10 điều nên làm để tốt cho sức khỏe của bạn.
 
1. Để điện thoại reo 5 giây mới nghe máy
Chỉ 5 giây ngắn ngủi, nhưng có thể giảm đáng kể nguy cơ ung thư não. Khi điện thoại vừa reo mà bạn nhấc máy luôn, hệ thống truyền dẫn tín hiệu không ổn định, công suất bức xạ điện từ sẽ mức lớn nhất, nó sẽ ảnh hưởng tới não bạn. Do đó, khi nhận điện thoại tốt nhất hãy đợi 5 giây sau, rồi mới đặt điện thoại ở gần tai để giảm thiểu các bức xạ.

2. Muốn tức giận hãy kiềm chế 10 giây
Cuộc sống áp lực cao, khiến nhiều người “không thể kiểm soát bản thân”. Khi đối mặt với áp lực, hãy kiềm chế trong khoảng 10 giây trước khi phản ứng quá khích, làm cho mình bình tĩnh trở lại. Với những nam giới thường hay tức giận để đối phó với áp lực, xác xuất mắc bệnh thần kinh sẽ cao gấp 3 lần so với người không hay nóng giận.

3. Ngồi xổm trong vòng 1 phút
Cho dù hàng ngày bạn ngồi quá lâu trên ghế, thì hãy cách 1 giờ bạn chuyển sang tư thế ngồi xổm trong vòng 1 phút. Ngồi xổm chủ yếu là để điều tiết “tinh, khí, thần”, khi ngồi xổm, đỏi hỏi sự tập trung, hít thở tự nhiên, luyện tập các cơ quan như họng, ngực, thận, đồng thời giúp cơ bụng, cơ chân rắn chắc, để đạt đến mục đích rèn luyện toàn thân.

4. Sau khi tỉnh dậy hãy nằm lại 2 phút
Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm có hơn 2 triệu người chết vì đột quỵ. Trong các trường hợp tử vọng vì đột quỵ và chết đột ngột, khoảng 25% đều vào lúc sáng sớm khi thức dậy.

Do đó, khi tỉnh dậy vào buổi sáng không nên vội vàng dậy ngay, nên nằm trên giường 2-3 phút rồi mới ngồi dậy, sau khi ngồi khoảng 2 -3 phút mới từ từ đứng lên. Việc ngồi dậy đột ngột thậm chí hoạt động ngay lập tức dưới giường, rất có thể do huyết áp thay đổi đột ngột dẫn tới thiếu máu cấp tính ở não bộ và dẫn tới đột quỵ.

5. Chải răng đủ 3 phút
Điều tra cho thấy, hơn 60% số người đều không nắm rõ cách chải răng chính xác, thời gian đánh răng không đủ 3 phút. Thời gian đánh răng bình thường nên khống chế trong khoảng 3 phút, sáng tối hai lần mỗi ngày.

6. Bật máy hút mùi khi chiên xào thức ăn
Theo một điều tra nghiên cứu, nếu bạn nấu ăn khi hệ thống thông gió không tốt và dụng cụ nấu ăn có hiệu suất kém, thì mức độ gây hại cho sức khỏe cũng tương đương với việc hút hai gói thuốc lá mỗi ngày. Do đó, khi làm các món món chiên xào hãy bật máy hút mùi và đừng vội tắt ngay sau khi xấu xong, hãy chờ thêm 4-5 phút nữa để máy hoàn toàn hút hết những chất có hại trong bếp, rồi mới tắt máy.

7. Tập thể dục cho mắt trong 5 phút

Một thao tác chăm sóc cho mắt chỉ mất của bạn có 5 phút, nhưng đôi mắt của bạn sẽ được nghỉ ngơi. Hãy tạo thói quen dành 5 phút để tập thể dục cho mắt. Bạn có thể thực hiện các thao tác dưới đây:
- Nhắm mắt kĩ từ 3-5 giây, sau đó mở mắt trong vòng 3-5 giây. Lặp lại động tác này từ 7-8 lần.
- Nhắm mắt lại và dùng ngón tay massage mắt bằng cách xoa tròn từ 1-2 phút.
- Ấn 3 ngón tay mỗi bên lên mi mắt, giữ nguyên trong vòng 1-2 giây, sau đó thả lỏng. Lặp lại động tác này 5 lần.
- Ngồi yên và thả lỏng. Đảo mắt theo chiều kim đồng hồ và sau đó đảo theo chiều ngược lại. Thực hiện động tác này 5 lần, và nhớ chớp mắt sau mỗi lần tập.

8. Ngâm chân khoảng 20 phút mỗi ngày
Mỗi ngày ngâm chân trong nước nóng khoảng 20 phút, có thể giúp các cơ quan tim mạch của người mắc bệnh tim được cải thiện. Ngâm chân còn có thể giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, kích thích giấc ngủ. Người trẻ tuổi mỗi ngày ngâm 15 -20 phút, người già có thể lâu hơn 20 – 30 phút, nhiệt độ nước không vượt quá 40 độ.

9. Bữa trưa, bữa tối ăn đủ 30 phút
Nếu dùng cụm từ “nhanh chóng” để mô tả nhịp điệu của người hiện đại thật không quá phóng đại. Tuy nhiên, nếu chèn áp thời gian ăn cơm, cũng chính là rút ngắn tuổi thọ của chính mình. Theo các chuyên gia, hãy dùng 15 – 20 phút để ăn sáng, bữa trưa và bữa tối lại dùng khoảng 30 phút, mỗi miếng thức ăn tốt nhất nên nhai khoảng 20 – 25 lần.

10. Làm việc nhà trong 45 phút/ngày
Làm việc nhà là một trong những cách giúp bạn tiêu hao calo. Trung bình bạn mất khoảng 205 calo cho một giờ dọn dẹp nhà cửa, thậm chí có thể nhiều hơn nếu bạn làm việc hết sức. Vì vậy hãy dành 45 phút mỗi ngày để làm việc nhà, bạn sẽ đạt được mục tiêu vận động hàng ngày nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét