Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Các khoáng chất quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường

2 khoáng chất quan trọng điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả : Vanadium và crôm.

Các khoáng chất quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường


Các khoáng chất quan trọng để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả gồm 2 chất: Vanadium và crôm.
Đây là một nghiên cứu đã được tiến sĩ Walloc, người đã đoạt giải Nobel y học năm 1991 công bố, tuy nhiên ở Việt Nam dường như không ai biết và chú ý.

Theo bài phát biểu của ông “Chúng ta có đủ sức để thay thế insulin cho người bệnh tiểu đường bằng một lượng Crôm và Vanadium tưng đương” Và chính mắt ông đã nhìn thấy đã nhìn thấy hàng trăm người đã được chữa khỏi.
 
Vậy Crôm và Vanadium là gì? Chúng có ở đâu?
 
Crôm:   Crôm là nguyên tố vi lượng có tác dụng chống lại bệnh lý tiểu đường và giảm thiểu hàm lượng cholesterol có hại trong cơ thể. Nó còn là giải pháp giúp đề phòng những bệnh lý về tim mạch
Thực phẩmchứa nhiều crôm: gan bê và các loại gia cầm, gia vị, ngũ cốc các loại chưa qua tinh chế và cải xoong. Ngoài ra, còn có trứng, men bia, hạt đậu nành và mầm yến mạch cũng chứa nhiều crôm.
 
Vanadium: là một khoáng chấtcó nhiều trong cơ thể sống, có tác dụng như insulin mà không cần đến các chức năng của thận.

Thực phẩm giàu Vandium rất phong phú, bao gồm: nho, khoai lang, đậu, khoai mỡ, khoai môn, sắn, nhân sâm, cà rốt, củ cải đỏ, củ cải tím, măng, sen, hạt dẻ, cây bách hợp, măng tây, bắp cải, rau dền, rau muống, rau bina, rau diếp, rau cải cúc, cần tây, rau thì là, mùi tây, hẹ, súp lơ, dưa chuột, dưa hấu, bí xanh, bầu, mướp đắng, bí ngô, cà tím, càchua, ớt xanh, đậu, quả óc chó, vừng, lạc, hạt dẻ, hạt dưa, dầu thực vật…
 
Các khoáng chất này có rất nhiều trong tự nhiên, tuy nhiêm làm sao để cơ thể chúng ta hấp thu đủ một lượng cần thiết để trị bệnh ? Khi bị bệnh tiểu đường thì dù có ăn bao nhiêu thực phẩm cũng không đủ, cách duy nhất là dùng các chiếc xuất trực tiếp của các khoáng chất này.
 
Các chất này thường tồn tại dưới 3 dạng:
  1. Dạng rắn, cơ thể chỉ hấp thu 8 – 12 %
  2. Dạng sữa, cơ thể chỉ hấp thu 10%
  3. Dạng khoáng keo cơ thể hấp thu đến 98% nhưng dạng khoáng này rất ít trong thực phẩm cũng như trong tư nhiên.
Vì vậy để thay thế dạng khoáng keo này một số hãng dược của Châu Âu đã chiếc suất chúng từ cây cỏ trong thiên nhiên, sau đó ngâm trong ni tơ lỏng ở âm 198 độ C rồi nghiền chúng nhỏ đến kích thước nano nên nó cũng hấp thu được tương đương với dạng khoáng keo.
Ai thắc mắc già hay cần tư vấn gì thì liên hệ tphan19@hotmail.com nha, nhớ để lại số DT với


Thứ sáu, 26 Tháng tám 2005, 07:00 GMT+7

Thiếu đồng và chrome có thể làm cơ thể rối loạn

Thieu dong va chrome co the lam co the roi loan
Cải xoong chứa nhiều chrome.
Cơ thể cần rất ít đồng và chrome; nhưng sự thiếu hụt 2 chất này có thể gây ra sự mất cân bằng và dẫn đến bệnh tật. Chẳng hạn, sự thiếu đồng làm tăng nguy cơ loãng xương và bệnh tim mạch; còn chrome nếu không đủ sẽ gây rối loạn chuyển hóa đường.
Đồng được xác định có vai trò quan trọng để duy trì sức khỏe dù cơ thể chỉ cần 2 mg mỗi ngày. Nó tham gia vào quá trình tạo năng lượng, trợ giúp các men trong phản ứng chuyển hóa. Đồng cũng giúp cơ thể sản xuất ra collagen - một protein có vai trò trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho da, xương, sụn và mô liên kết. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, sự thiếu hụt đồng liên quan đến loãng xương và bệnh tim mạch.
May mắn là đồng có mặt trong nhiều loại thức ăn nên hiếm khi chúng ta bị thiếu hụt; chúng có nhiều trong hạt mầm, đậu, quả hạch, lúa mì, thịt gà, hải sản...
Cơ thể thừa đồng sẽ gây ngộ độc. Do đó, không nên bổ sung chất đồng một cách thường quy trừ khi được chẩn đoán chính xác là thiếu chất đồng trong cơ thể.
Còn chrome được các chuyên gia y tế xếp vào nhóm nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong việc chống lại bệnh đái tháo đường và tăng cholesterol xấu. Chrome can thiệp vào việc cơ thể hấp thu đường và phòng ngừa chứng giảm đường huyết đột ngột, bệnh đái tháo đường và trạng thái “tiền” đái tháo đường. Nó kích thích hoạt động insulin, giúp cho glucose thâm nhập vào tế bào để dự trữ hoặc tạo năng lượng. Chrome còn phát huy tác dụng trong việc chuyển hóa tế bào thần kinh, giúp sử dụng lipid tạo năng lượng được dễ dàng. Ngoài ra, chrome làm giảm sự gia tăng cholesterol xấu, phòng ngừa bệnh béo phì và bệnh lý tim mạch, nhất là xơ vữa động mạch.
Tăng cholesterol xấu và rối loạn chuyển hóa đường là những dấu hiệu thiếu hụt chất chrome. Những dấu hiệu đầu tiên là thèm ngọt quá mức, mệt mỏi hoặc khó tập trung; người bệnh phải ăn rất nhiều đường mới cảm thấy khỏe. Cơ thể không còn giữ lại được chất chrome nên tụy phải làm việc nhiều hơn để tăng tiết insulin.Thiếu hụt chrome chủ yếu là do việc mất cân bằng trong ăn uống, thức ăn quá ngọt và được chế biến bằng bột mì trắng. Chất chrome sẽ không còn qua quá trình chế biến. Sự thiếu hụt chrome phần lớn xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường và người cao tuổi. Chúng ta nên ăn những thực phẩm giàu chất chrome như: Thịt đỏ, gan bê, gan gà vịt, cải xà lách xoong. Bạn hãy đảm bảo thực đơn luôn phải có một trong các món trên ít nhất 1 lần trong tuần. Các loại thực phẩm khác có chứa chrome như trứng, men bia, tiêu đen, mầm lúa mạch, đậu nành, quả hồ đào, yến mạch… Bệnh nhân tiểu đường và người cao tuổi thường xuyên ăn kiêng có thể dùng 0,025-0,050 mg chrome/ngày.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống
-- 

2 nhận xét:

  1. Em thường xuyên ăn rất nhiều đồ ngọt, hay bị cảm giác run chân tay, mệt mỏi và ăn đồ ngọt vào thì đỡ. Có phải biểu hiện như vậy là thiếu cr ko ạ? Nếu mua bột yến mạch bổ sung cr thì là bột yến mạch bán ngoài siêu thị đó phải ko chị?

    Trả lờiXóa
  2. Xin hỏi có sản phẩm : thực phẩm chức năng làm từ thảo mộc có chức các phần thành : Crom và Vanadium không ? xin chỉ giúp. XIn cám ơn rất nhiều ạ!

    Trả lờiXóa