Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

De hieu ro hon ve TPP

De hieu ro hon ve TPP



Vào ngày 14:39 Thứ Bảy, 3 tháng 8 2013, Hoan Hoan <nnhoan15@yahoo.com.vn> đã viết:

CHUYỆN VỀ TPP

Một chuyện khôi hài là Hợp Định Đối Tác Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP). Hiệp định đó đang soạn thảo (tức chưa có) và Mỹ cũng chỉ là một thành viên của ban soạn thảo như Việt Nam, làm sao Mỹ không cho Việt Nam vào Hiệp Định TPP được? Trong thực tế, Mỹ sợ Việt Nam bỏ chạy nên thúc Việt Nam tham gia tích cực hơn. Để độc giả có thể nắm vững vấn đề, không bị các chánh khứa chạy rong xúi bậy, chúng tôi xin tóm lược tiến trình thành lập và nội dung của dự thảo hiệp định này.

1.- Đi tìm một mô thức chung

Năm 2003, ba nước là Singapore, New Zealand và Chile họp bàn về một lộ trình tự do hóa thương mại trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2005 có thêm Brunei tham gia vào. Đền ngày 22.9.2008 Mỹ mới chính thức tham gia thảo luận. Ngày 30.12.2008, Australia, Peru và Việt Nam vào  theo, sau đó đến Canada và Mexico. Nhật tham gia sau cùng với tư cách là quan sát viên.

Cho đến nay, đã có 12 quốc gia tham gia soạn thảo quy chế của TPP, đó là Singapore, Chile, New Zealand, Brunei, Malaysia, Hoa Kỳ, Peru, Úc, Việt Nam, Mexico, Canada, và Nhật. Rất nhiều nước đang đứng ngoài như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Nam Hàn, Bangladesh, Pakistan, v.v.

Như vậy quy chế TPP soạn thảo chưa xong và Hoa Kỳ cũng chỉ là 1 trong 12 thành viên hiện nay như Việt Nam, nên Hoa Kỳ không có quyền không cho Việt Nam vào TPP.

2.- Những khó khăn đang gặp phải

Mô thức hình thành TPP phần lớn mô phỏng theo các hiệp ước tự do mậu dịch(free trade agreements - FTA) hiện đang áp dụng, nhưng vì các nước trong vùng lớn nhỏ và giàu nghèo khác nhau, nên khó tiến tới các tiêu chuẩn chung. Một tiêu chuẩn có thể lợi cho các nước giàu lại bất lợi cho các nước nghèo và ngược lại.

Có khoảng 30 đề mục được đưa ra thảo luận, chẳng hạn như Cạnh tranh, Hải quan, Hợp tác và Nâng cao năng lực, Cung cấp dịch vụ qua biên giới, Thương mại điện tử, Môi trường, Dịch vụ tài chính, Mua sắm Chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Đầu tư, Lao động, Các vấn đề pháp lý, Tiếp cận thị trường hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, v.v.

Trong phiên họp thứ 17 tại Lima, Peru, vào tháng 5 vừa qua có đến 700 chuyên viên và đại diện của 10 nước tham dự, trong đó Việt Nam có 35 người. Trong phiên họp thứ 18 tại Malaysia, mới chỉ có 5 đề mục chính được thông qua là tạo thuận lợi thương mại, thống nhất tiêu chuẩn, viễn thông, phát triển và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy làm sao từ nay đến cuối năm có thể thảo luận xong cả 30 đề mục như Mỹ muốn được?

Có hai vấn đề gay cấn sẽ được thảo luận là luật lao động và thuế quan.

Về luật lao động, các nước nghèo nhờ lao động rẽ nên giá sản phẩm thấp, vì thế có nhiều nước tới đầu tư. Nay nếu nâng tiêu chuẩn lao động lên như Mỹ hay Úc, giá sản phẩm sẽ tăng lên, ai tới đầu tư và làm sao cạnh tranh?

Về quan thuế, đây là nguồn thu chính của ngân sách nước nghèo và là hàng rào ngăn chận nhập cảng xa xỉ phẩm để tiết kiệm ngoại tệ. Nay bắt giảm thuế suất xuống còn 0% đối với 90% loại hàng hóa trao đổi, lấy nguồn thu ở đâu để thay thế và làm sao ngăn chận các xa xỉ phẩm?

Trên đây mới chỉ là chuyện soạn thảo hiệp ước. Sau khi có sự đồng thuận, còn nhiều chuyện nhiêu khê khác phải giải quyết. Trước mắt là vấn đề  phê chuẩn. Chính phủ ký nhưng Quốc Hội thấy không lợi nên không phê chuẩn thì kể như thua. Một thí dụ cụ thể là Mỹ đã góp phần soạn thảo và ký Luật Biển năm 1982 và Luật thiết lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế năm 2000, nhưng Quốc Hội Mỹ không phê chuẩn thành ra Mỹ không bị ràng buộc bởi hai luật này.

Ngoài ra, hiện nay còn khoảng 30 hiệp ước song phương và đa phương đang tồn tại trong vùng, làm sao giải quyết để vào TPP?


LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA VIỆT NAM

VNCH ngày xưa chỉ biết có Mỹ và ôm cẳng Mỹ, nên Mỹ bỏ là mất nước. CSVN ngày nay ôm nhiều cẳng cùng một lúc như Trung Quốc, Nga, Mỹ… nên có thể chơi trò đu dây để tồn tại. Hiện nay CSVN đang đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ, nhưng nếu phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc thì CSVN sẽ chọn Trung Quốc, vì nước (Biển Đông) coi như đã mất rồi, nên phải giữ lấy Đảng bằng mọi giá. Theo Mỹ sẽ mất cả hai.

Mỹ hiểu rõ chuyện đó, nên không bắt CSVN phải bỏ Trung Quốc mà chỉ muốn Việt Nam tách ra khỏi Trung Quốc một khoảng cách vừa phải để Mỹ còn có chỗ đứng ở Đông Nam Á. Việt Nam cũng muốn như vậy để giảm bớt áp lực từ phía Trung Quốc. Nhưng kế hoạch này của Mỹ chỉ mới đi bước đầu, chưa biết nó sẽ như thế nào?

Hiệp định TPP khi hoàn tất có thể giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng chưa chắc đã có lợi cho các nước nhỏ và nghèo, trong đó có Việt Nam. Chấp nhận TPP Việt Nam còn phải cải tiến nhiều vấn đề như hủy bỏ chế độ quốc doanh, hàng rào quan thuế, quản lý thị trường; sửa đổi luật thương mại và đầu tư, sửa đổi chế độ lao động… Nếu làm như vậy đâu còn là “xã hội chủ nghĩa” nữa? Vả lại, không chắc theo mô thức thương mại tự do sẽ phát triển mạnh hơn. Trung Quốc có theo mô thức thương mại tự do đâu mà ngày nay đã tiến lên hàng cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới?

Khu Vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN (viết tắt là AFTA) được thành lập từ năm 1992, nhưng các nước Cambodia, Lào, Miến Điện và Việt Nam vẫn chưa tham gia vì gặp khó khăn trong việc thay đổi theo những điều kiện đã được đưa ra. Đầu năm 2010, Khu vực Tự Do Mậu Dịch Trung Quốc - ASEAN (ASEAN China Free Trade Area - CAFTA) lại được thành lập khiến Khu Vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN bị lu mờ. Một số nước trong vùng lại làm ăn lẽ với Trung Quốc vì có lợi hơn. Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN đã tăng vọt lên trên 200 tỷ USD mỗi năm trong những năm gần đây.

Hoa Kỳ sợ Việt Nam rút lui hay trì hoãn áp dụng một số điều khoản trong hiệp định TPP như đã làm với hiệp ước Khu Vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN, nên yêu cầu Việt Nam “cam kết hoàn tất đàm phán” về TPP vào cuối năm nay.

Về vấn đề nhân quyền, Hoa Kỳ hiểu rỏ Đảng CSVN sẵn sàng từ bỏ các quyền lợi khác để bảo vệ quyền lực của Đảng, nên không làm theo yêu cầu của các tổ chức nhân quyền mà chỉ yêu cầu Việt Nam “thu hẹp khác biệt về quyền con người” giữa hai bên mà thôi.

Qua các cuộc họp và bản tuyên bố chung được công bố, chúng ta thấy Hoa Kỳ đang áp dụng một chính sách mới để Việt Nam không đứng hẳn về phía Trung Quốc. Có điều đáng buồn cưới là đài RFA và các nhà đấu tranh không nắm vững đường lối của Washington nên thay vì lùa CSVN vào TPP để bắt phải thay đổi, nhất là chế độ quốc doanh, lại yêu cầu loại ra!

Ngày 1.8.2013

Lữ Giang


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét