Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Lá thư của 60 năm về trước

Bữa ấy trời rét căm căm, trên đường rảo bước về nhà, tôi tình cờ phát hiện một chiếc ví ai đánh rơi bên hè phố.Tôi nhặt chiếc ví lên, tìm xem trong đó có giấy tờ hoặc chứng minh thư gì đó không, để tìm ra chủ nhân của nó, nhưng bên trong chỉ có 3 đô là và một lá thư cũ kỹ như thể đã yên vị ở đó từ nhiều năm nay rồi.Bì thư đã sờn rách, trên đó có ghi địa chỉ để trả lại nếu thư không đến tay người nhận. Tôi bắt đầu mở lá thư ra đọc, hy vọng tìm được dấu vết nào đó. Rồi tôi thấy dòng chữ ghi ngày tháng, năm 1924. Lá thư đã được viết cách đây gần 60 năm!

Lá thư của 60 năm về trước
Nét chữ phụ nữ đẹp mềm mại, bức thư bắt đầu bằng “John thân mến”, nội dung đại loại là người viết lá thư không thể gặp John nữa vì mẹ cô ấy không đồng ý. Bức thư viết rằng chủ nhân của nó sẽ mãi mãi yêu John.
Bức thư ký tên Hannah.
Một lá thư rất đẹp, nhưng lại chẳng chỉ dẫn thêm điều gì ngoài cái tên John hay còn gọi là Michael. Nếu tôi gọi cho tổng đài điện thoại, có thể họ sẽ tìm ra số của chủ nhân địa chỉ bức thư này.
Người điều hành tổng đài không thể giúp gì cho tôi, cô ấy gợi ý tôi gọi điện cho nhân viên tư vấn. Người nhân viên tư vấn lưỡng lự hồi lâu khi nghe lý do trả ví của tôi, rồi cô ấy nói: “Tôi không được phép cho ngài số điện thoại. Nhưng tôi sẽ gọi cho chủ nhân số điện thoại ấy, hỏi xem bà ấy có muốn nối máy với ngài không”.
Sau vài phút chờ đợi, tiếng cô nhân viên quay lại bên đầu dây: “Có người sẽ nói chuyện với ngài”.
Tôi hỏi người phụ nữ bên kia đầu dây liệu bà ấy có biết ai tên Hannah hay không. Bà ấy thốt lên: “Ôi, chúng tôi mua ngôi nhà này từ một gia đình có cô con gái tên Hannah, nhưng đã 30 năm nay rồi”.
“Bà có biết gia đình ấy hiện giờ ở đâu không ạ?”, tôi hỏi.
“Tôi nhớ rằng Hannah đã đưa mẹ vào nhà dưỡng lão vài năm trước. Có thể nếu liên hệ với nhà dưỡng lão, anh sẽ tìm ra cô ấy”.
Người phụ nữ cho tôi số điện thoại của nhà dưỡng lão. Gọi theo số đó, tôi được biết mẹ của Hannah đã qua đời vài năm trước, nhưng họ có số điện thoại nơi ở của cô con gái.
Tôi cảm ơn họ rồi lại gọi số mới. Người nghe máy nói rằng Hannah hiện giờ đang sống trong một nhà dưỡng lão khác.
Cả chuyện này thật là ngớ ngẩn. Tôi thầm nghĩ vậy. Sao tôi lại phải làm ngần ấy việc chỉ để tìm ra chủ nhân của cái ví bên trong chứa mỗi 3 đô la và một bức thư đã viết từ 60 năm về trước?
Dẫu vậy, tôi vẫn gọi đến nhà an dưỡng nơi Hannah có thể đang ở. Người đàn ông nghe máy xác nhận: “Vâng, Hannah đang ở chỗ chúng tôi”.
Dù lúc đó đã gần 10 giờ đêm, tôi vẫn hỏi liệu mình có thể đến gặp Hannah không. Người đàn ông có đôi chút lưỡng lự, rồi ông ấy nói: “Nếu ngài muốn thử, có thể bà ấy đang ở phòng sinh hoạt chung xem TV”.
Tôi cảm ơn người đàn ông rồi lái xe tới đó. Cô y tá trực đêm và người bảo vệ đón tôi ở cửa. Chúng tôi cùng đi lên tầng 3 của tòa nhà. Tại phòng sinh hoạt chung, cô y tá giới thiệu tôi với Hannah.
Đó là một phụ nữ lớn tuổi rất ngọt ngào với mái tóc đã bạc, nụ cười ấm áp ẩn trong những nếp nhăn nơi khóe mắt. Tôi nói với bà về việc mình nhặt được cái ví bên đường và đưa bà xem bức thư. Giây phút nhìn thấy lá thư, bà hít thở thật sâu rồi nói: “Chàng trai trẻ ơi, bức thư này là lần liên lạc cuối cùng của tôi với Micheal đấy”.
Bà nhìn đi nơi khác trong giây lát như theo đuổi một ý nghĩ sâu thẳm nào đó, rồi nói rất khẽ: “Tôi yêu ông ấy thật nhiều. Nhưng khi đó tôi mới 16 tuổi thôi, mẹ nghĩ rằng tôi còn quá nhỏ. Ôi ông ấy đẹp trai lắm, nhìn cứ như tài tử Sean Connery vậy”.
Rồi bà nói tiếp: “Michael Goldstein là một người tuyệt vời. Nếu cậu có thể tìm ra ông ấy, nói với ông ấy tôi luôn nghĩ đến ông ấy nhé, và…”, chút lưỡng lự, Hannah nói tiếp, “tôi vẫn yêu ông ấy”. Bà mỉm cười khi nước đã bắt đầu lưng tròng mắt. “Tôi chưa bao giờ kết hôn. Tôi nghĩ chẳng ai được như Michael cả…”.
Tôi cảm ơn Hannah rồi nói lời tạm biệt. Xuống dưới tầng trệt, người bảo vệ hỏi Hannah có giúp gì được cho tôi không. Tôi trả lời bà ấy đã đưa ra cho tôi được một manh mối. Ít ra tôi cũng có được họ của chủ nhân chiếc ví. Tôi sẽ gắng đi tìm ông ấy.
Tôi lấy chiếc ví ra, một chiếc ví da nâu đơn giản với viền sọc đỏ. Khi người bảo vệ nhìn thấy nó, ông ấy nói: “Gượm đã, đây là ví của ông Goldstein. Tôi nhận ra nó. Ông ấy làm rơi ví suốt ngày, tôi phải tìm thấy nó ở các sảnh đến 3 lần rồi ấy”.
“Ông Goldstein nào thế?”, tôi hỏi trong khi tay bắt đầu run lên.
Ông ấy là một trong những vị cao tuổi sống trên tầng 8. Tôi chắc đây là ví của ông Mike Goldstein, hẳn ông ấy lại làm rơi ở một trong những lần đi dạo”. Tôi cảm ơn người bảo vệ rồi nhanh chóng quay lại văn phòng y tá. Tôi kể cho cô ấy nghe người bảo vệ đã nói gì. Chúng tôi lại vào thang máy để đi lên tầng 8.
Ở tầng 8, người y tá của tầng nói: “Tôi nghĩ rằng ông ấy vẫn đang ở phòng sinh hoạt chung. Ông ấy thích đọc sách ban đêm lắm. Ông ấy rất dễ mến”.
Chúng tôi đi vào căn phòng duy nhất còn sáng đèn, ở đó có người đàn ông đang đọc sách. Cô y tá đến trước ông ấy và hỏi có phải ông làm rớt ví hay không. Ông Goldstein thoáng ngạc nhiên, đặt tay vào túi rồi thảng thốt: “Ôi, mất rồi!”.
“Người đàn ông tốt bụng này đã nhặt được một chiếc ví. Chúng tôi tự hỏi không biết có phải của ông không?”.
Tôi đưa chiếc ví cho ông Goldstein. Giây phút nhìn thấy chiếc ví, ông cụ mỉm cười nhẹ nhõm và nói: “Vâng, đúng nó rồi! Chắc tôi làm rơi hồi chiều. Tôi muốn được tạ ơn cậu”.
“Không, cảm ơn ông”, tôi nói. “Nhưng tôi có điều phải nói với ông. Tôi đã đọc lá thư với hy vọng sẽ tìm ra chủ nhân chiếc ví”.
Nụ cười trên gương mặt ông cụ biến mất: “Cậu đã đọc à?”.
“Không chỉ đọc, tôi nghĩ mình còn biết bà Hannah đang ở đâu”.
Khuôn mặt ông cụ đột nhiên chuyển sắc: “Hannah? Cậu biết bà ấy ở đâu? Bà ấy có khỏe không? Bà ấy vẫn xinh đẹp như ngày xưa chứ? Xin hãy nói cho tôi biết”.
“Bà ấy khỏe… Vẫn xinh đẹp như ngày ông quen biết bà”, tôi nhẹ nhàng đáp.
Người đàn ông lớn tuổi mỉm cười và hỏi: “Cậu nói cho tôi biết chỗ bà ấy được không? Tôi muốn gọi cho bà ấy vào ngày mai. Cậu biết phải không, tôi yêu bà ấy nhiều lắm. Cuộc đời tôi kể như chấm hết sau khi nhận bức thư này. Tôi chẳng bao giờ kết hôn. Tôi luôn yêu bà ấy”.
“Ngài Goldstein. Hãy đi với tôi”.
Chúng tôi lại đi thang máy xuống tầng 3. Các phòng hầu như đã tắt hết đèn, chỉ còn chút ánh sáng ở hành lang dẫn tới căn phòng nơi Hannah vẫn ngồi một mình xem TV. Cô y tá đến bên bà cụ:
“Hannah”, cô y tá gọi khẽ, chỉ tay về phía Michael đang đứng ngoài cửa đợi cùng tôi, “Bà biết ông ấy không?”.
Hannah sửa lại gọng kính, nhìn trong giây lát không nói gì. Michael nói với một giọng gần như thầm thì: “Hannah, tôi là Michael đây. Bà còn nhớ tôi không?”.
Hannah thổn thức: “Michael! Tôi không thể tin được. Michael, đúng là ông rồi. Michael của tôi!”. Cụ ông chậm rãi bước về phía cụ bà. Họ ôm chầm lấy nhau. Tôi và cô y tá rời khỏi căn phòng lòng vẫn đầy xúc động.
3 tuần sau tôi nhận được điện thoại từ nhà dưỡng lão: “Ngài có thể ghé thăm chúng tôi vào Chủ nhật để dự lễ cưới được không? Michael và Hannah sẽ kết hôn”.
Đó là một đám cưới xinh đẹp, khách tham dự là tất cả các y tá trong nhà dưỡng lão. Bà Hannah trông thật đẹp trong chiếc váy màu be sáng. Ông Michael thì đứng thẳng lưng, rất điển trai khi diện bộ vest màu xanh sẫm. Họ muốn tôi làm phù rể.
Viện dưỡng lão đã dành riêng cho họ một căn phòng để ở. Và nếu bạn chưa bao giờ thấy cặp cô dâu 76, chú rể 79 tuổi nào cư xử tình cảm như thanh niên, hãy đến để tận mắt chứng kiến hạnh phúc của họ nhé!
​Theo VNE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét