Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Tức giận, căn bệnh nguy hiểm




 
Một nhà sinh lý học người Mỹ đã làm thí nghiệm thu lại hơi thở của con người ở những trạng thái tinh thần khác nhau. Ông ta lấy ống thủy tinh để nước và đá ở nhiệt độ 0 độ C. Kết quả cho thấy hơi thở của những người khi thần kinh bình thường là trong suốt, không màu và không tạp chất, nhưng khi tức giận, hơi nước thở ra xuất hiện chất kết tủa màu tím.

Một bệnh viện lớn ở Mỹ đã phân tích và nghiên cứu 621 bệnh nhi bị suy nhược cơ thể. Kết quả cho thấy: Tình trạng bệnh lý của trẻ có nguyên nhân là các bà mẹ thường xuyên lên cơn tức giận những lúc cho con bú. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, trong sữa của các bà mẹ ấy đều có độc tố. Nếu cho trẻ uống loại sữa đó thường xuyên hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng.
 

Tức giận, căn bệnh nguy hiểm

Giận dữ tác động thế nào đến các cơ quan của cơ thể?

- Đối với não bộ:

Tức giận sẽ phá hoại nhịp điệu hưng phấn và ức chế hoạt động bình thường của đại não, làm tế bào não nhanh chóng bị lão hóa. Khi tức giận, một lượng lớn máu dồn lên não gây áp lực lên thành mạch não, khi đó độc tố trong máu lớn, dưỡng khí ít, đó chính là thuốc độc đối với tế bào não. Suy nghĩ rối loạn khi ta tức giận chính là lúc đại não thiếu dưỡng khí.

- Đối với tim:

Lượng máu lớn dồn lên não và mặt khiến cho tim thiếu máu và cơ tim thiếu oxy. Tình trạng tức giận kéo dài có thể làm rối loạn nhịp tim, đe dọa đến tính mạng.

- Đối với gan:

Khi tức giận, axit mỡ tự do trong gan gia tăng. Tế bào chứa độc tính trong chất đó nguy hiểm cho sức khỏe.

- Đối với da:

Tức giận máu dồn lên mặt, dưỡng khí khi đó trong huyết dịch ít đi, độc tố axit mỡ tăng, những độc tố này kích thích nang lông gây viêm nhiễm nang lông ở độ nông sâu khác nhau, làm xuất hiện các bệnh trên da như tàn nhang...

- Với hệ miễn dịch:

Khi tức giận, đại não sản sinh một loại protein áp lực, nếu nhiều gây rối loạn hoạt động của tế bào miễn dịch, hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm.

- Với dạ dày:

Tức giận làm tế bào não rối loạn, dẫn đến thần kinh giao cảm hưng phấn, làm lượng máu trong dạ dày và ruột giảm, nhu động ruột giảm, dịch vị tăng, có thể dẫn đến loét dạ dày.

- Với phổi:

Khi tinh thần bị kích động, lượng huyết dịch qua phổi tăng cao, nhu cầu ôxy cũng tăng lên, công việc của phổi vì thế cũng tăng theo tương ứng, màng phổi phải giãn nở không ngừng, không có thời gian co lại. Do vậy phổi không có cơ hội nghỉ ngơi gây nguy hại cho sức khỏe của phổi.

Sử sách có viết: "Khổng Minh ba lần chọc giận làm Chu Du tức mà chết". Như vậy tức giận có thể gây chết người là điều hoàn toàn có thể.

Và cách giải tỏa độc tố tức giận

- Vận động: Vận động không những làm cho tinh thần thoải mái, còn là cách bài trừ độc tố rất hiệu quả. Trong quá trình vận động thân thể bài tiết mồ hôi, độc tố cũng theo đó thoát ra. Vận động gây mệt mỏi trong khi tinh thần bị kích động hưng phấn cũng có tác dụng thư giãn hiệu quả. Vận động có nhiều loại như đi bộ, nhảy dây.

- Uống nhiều nước: Chúng ta đều biết, ra mồ hôi và tiểu tiện là cách để bài tiết chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể. Trong quá trình đó đều có tác dụng của nước. Khi ta uống nước, tế bài cơ thể chuyển hóa bình thường thúc đẩy công việc bài trừ độc tố ra khỏi cơ thể.

- Thở sâu: Thở sâu thường là thời gian hít vào 4-5 giây, sau đó thở ra 6-7 giây. Tác dụng của thở sâu là tăng dưỡng khí cho huyết dịch, bài trừ khí cacbonic, giúp ta tỉnh táo, thông qua hít vào thở ra sẽ bài trừ chất độc sản sinh ra khi ta tức giận.

(Theo Trí Thức Trẻ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét