Thành
Thái lên ngôi khi mới 10 tuổi theo
dụng ý của thực dân Pháp.
Tuy
nhiên, vị hoàng đế còn ấu thơ trước sau vẫn một lòng yêu nước nồng nàn,
tinh thần kháng Pháp quyết liệt.
Những
năm tháng bị lưu đày
Trong
cuộc chiến không cân sức với Pháp, vua Thành Thái bị phế truất với lý do
“tâm thần”, bị đày trên đảo Réunion ở châu Phi từ năm 1916 đến năm 1947.
Trong
chuyến đi định mệnh ấy, cùng chấp nhận thân phận với ông có 2 phi tần,
cũng là chị em ruột tuổi đôi mươi, đó là:
hoàng
phi Giai Triệu và hoàng phi Chí Lạc.
Hoàng
phi Chí Lạc có nhũ danh là Hồ Thị
Mừng được vua Thành Thái sủng ái nhất bởi sự chung thủy, tận tụy và cam
chịu của người con gái xứ Huế gia giáo. Bà đã hạ sinh cho ông 9 người con
là: Vĩnh Lưu, Lương Mỹ, Vĩnh Quỳnh, Lương Hảo, Vĩnh Khôi, Lương Thâm,
Vĩnh Giu, Vĩnh Cần và Lương Cầm.
Những
người con ấy tuy được liệt vào hàng hoàng thân, nhưng chưa lần nào có
diễm phúc được sống trong nhung lụa của hoàng cung.
Tuổi
ấu thơ của họ đã qua đi với những người bạn không cùng chủng tộc trên hòn
đảo châu Phi xa lạ.
Nhằm
hướng những đứa con xa xứ về cội nguồn, bà Chí Lạc đã trực tiếp dạy tiếng
Việt, chữ Việt cho con, dạy cả những nhạc cụ của dân tộc như đàn cò, sáo.
Bà Chí Lạc là người trực tiếp đảm nhận vai trò đầu bếp cho cả gia đình
trong hoàn cảnh thiếu thốn mọi phương tiện.
Dù
cuộc sống rất khó khăn, vua Thành Thái vẫn giáo dục con cái một cách
nghiêm khắc.
Ông
dạy các con rằng:
"Chúng
ta sống đừng đòi hỏi cho mình rồi khinh chê người. Hãy sống thật với mình
đừng phô trương và tự đắc. Rồi người đời sẽ đánh giá mình một cách
công minh".
Ông
đã tự phân công cho tất cả những người con từ nhỏ đến lớn đảm nhận công
việc trong gia đình.
Các
chị Lương Mỹ, Lương Hảo phụ mẹ việc bếp núc.
Vĩnh
Quỳnh lo vườn tược; Vĩnh Khôi làm cận vệ cho ông, Vĩnh Giu đảm nhận lo
phần trầu cau, điểm tâm sáng; Lương Thâm, Vĩnh Cầu, Lương Cầm phụ dọn dẹp
nhà cửa...
Sau
khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chịu áp lực của nhân dân, đặc biệt sự
vận động không mệt mỏi của vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường (con gái
và con rể cựu hoàng Thành Thái), thực dân Pháp phải buông tha cho cựu
hoàng Thành Thái.
Đầu
tháng 5/1947, toàn bộ gia quyến của
cựu hoàng đã trở về Việt Nam và được an trí tại Villa Anna - Cap Saint
Jacques (Vũng Tàu) với sự giám sát tầm xa của chính quyền bảo hộ.
Hồi
ức của hoàng tử Vĩnh Giu
Hoàng
tử Vĩnh Giu ngụ trong con hẻm 166 đường Phan Đình Phùng
(phường
An Lạc, Ninh Kiều, TP Cần Thơ).
Căn
nhà nhỏ với diện tích 2,5 x 10 m là nơi sinh sống của một vị hoàng tử,
con của nhà vua yêu nước Thành Thái.
Tiếp
chúng tôi trong một căn phòng hẹp và tối, ông cố nhớ lại những quãng đời
đã được chôn vùi trong lớp bụi thời gian...
“Tôi
sinh năm 1922 tại số nhà 92, một căn nhà thuê ở Saint Denis, đảo Réunion.
Ba tôi khi đến đảo đã từ chối sự ban ơn của Pháp là được ở trong một
villa sang trọng, ông chỉ chấp nhận ở trong một căn nhà thuê của một
người dân sống tại đó.
Đây
là năm sinh thật của tôi được ba tôi ghi chép gửi về Tôn Nhơn phủ.
Riêng
với chế độ thực dân, ông lại khai rằng tôi sinh ngày 3/12/1924.
Tôi
lớn lên với chúng bạn toàn người Phi, nói toàn tiếng Pháp, nhưng khi về
nhà thì ba má tôi lại buộc nói tiếng Việt.
Tôi
được ba tôi cho học trong một chủng viện Thiên Chúa giáo tên là Saint
Denis dành cho người nghèo và người bản địa.
Về
nhà, má tôi ngoài việc bếp núc còn đảm nhận vai trò cô giáo dạy anh chị
em tôi học chữ Việt và học nhạc.
Ba
má tôi rất đông con, hồi trước khi đi đày má tôi đã có 3 người con.
Anh
thứ nhất của tôi không đi theo vì má tôi mới sinh thì ông bà ngoại nhận
về nuôi.
Sau
anh tôi lớn lên đi theo cách mạng, hiện có một người con trai là Bảo Phối
đang sống ở Huế.
Ba
tôi được đưa đi an trí ở Vũng Tàu thì má tôi cũng vừa kịp sinh thêm hai
người con.
Ở
đảo, má tôi sinh được 7 người con nữa, trong đó có tôi.
Ở
nhà, ba tôi luôn hướng chúng tôi vào công việc, mỗi người đảm nhận một
nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi.
Tôi
được giao cho nhiệm vụ lo bữa ăn sáng và tìm nguồn trầu cau cho ông.
Chuyện
thức ăn sáng tuy vất vả nhưng có thể lo được, còn tìm ra lá trầu là
chuyện vô cùng khó khăn.
Ở
đảo Réunion, chỉ có vài hộ gia đình trồng trầu làm kiểng, tôi đến đó và
liên hệ với họ để mua.
Những
lúc họ không bán, tôi phải vào rừng, leo lên núi cao để hái trầu hoang về
cho ba tôi.
Thói
quen của ba tôi là đi đâu ông tính thời gian bằng miếng trầu têm, chẳng
hạn khi đến chơi với một người bạn, ông bảo tôi têm cho 4 miếng trầu,
dùng hết 4 miếng là ông về.
Ở
đảo không có cau, má tôi phải nhờ người ở Huế mua cau khô gửi sang.
Khi
tôi vừa tròn 12 tuổi, một hôm cùng ba má đi dạo, ba tôi cầm tay tôi nói:
"Một
ngày nào đó khi trở lại Việt Nam, con sẽ đi trên những con đường quê
hương, sẽ đọc thấy những con đường mang tên Thành Thái, Duy Tân, dù hôm
nay con vẫn chưa biết Thành Thái và Duy Tân là ai. Rồi lịch sử và nhân
dân sẽ ghi nhận và chứng minh cho con biết".
Đến
khi trưởng thành, tôi mới biết ba tôi là vua Thành Thái và anh tôi là vua
Duy Tân, cả hai người đều bị lưu đày trên đảo Réunion này.
Khi
tôi chuẩn bị đi thực tập thì nhận được tin chính quyền bảo hộ cho gia
đình tôi trở về Việt Nam bằng tàu thủy.
Tôi
sống chung với ba má được 3 năm thì chính quyền bảo hộ đề nghị ba má cho
phép tôi làm việc phụ tá cảnh sát trưởng Vũng Tàu.
Ngày
tôi đi làm, ba căn dặn:
"Con
đừng bao giờ cộng tác với Pháp và chính quyền bù nhìn. Chế độ ấy không do
dân lập ra, nó chỉ do bên ngoại quốc dựng nên, thế nào rồi cũng sụp đổ,
đừng bao giờ can dự".
Tôi
vào làm được vài hôm, sau đó bị chuyển về làm cai ngục tại nhà giam Vũng
Tàu, chuyên quản lý các phạm nhân hoạt động chính trị.
Tôi
rất ngưỡng mộ những người có tinh thần chống Pháp nên đã đề nghị cho phép
hai phạm nhân được phụ với tôi trong việc quản lý vấn đề ăn uống.
Với
những phạm nhân chính trị nữ, tôi đã đấu tranh cho phép họ được tắm một
ngày một lần và được ăn uống tốt hơn.
Năm
1949, tôi bị đưa xuống tận miệt Vị Thanh, Hỏa Lựu, Kinh Một Ngàn, tham
gia đội cầu đường của khu Nam Công Chánh, Cần Thơ.
Mục
tiêu của chế độ tay sai là muốn nhờ tay cách mạng hoặc các đảng phái khác
giết tôi, không thì ở vùng chướng khí, muỗi mòng, dịch bệnh, tôi cũng
khó bảo toàn được tính mạng.
Nhưng
mọi chuyện đã không như bọn chúng tính, tôi vẫn làm việc an toàn với sự
đùm bọc của nhân dân, những chiến sĩ cách mạng và trở về Cần Thơ bình
yên. Tại Cần Thơ, tôi tiếp tục làm việc trong ngành công chánh và sống
tại khu tập thể chung cư Công Chánh (nay là chung cư Ngô Hữu Hạnh).
Đến
năm 1951, tôi chính thức kết hôn với bạn cùng nghề là Lý Ngọc Hoa.
Chúng
tôi sinh được 7 người con là Thanh Cát, Bảo Bồi, Bảo Thọ, Bảo Cao, Bảo
Lộc, Bảo Hoàng và Bảo Tài.
Tưởng
cuộc sống đã bình yên, nhưng chính quyền bảo hộ luôn tìm cách gây khó
khăn để rồi con tôi không ai được học hành đến nơi đến chốn.
Để
có tiền nuôi con, ngoài giờ làm việc, ban đêm tôi đến các quán bar chơi
nhạc kiếm tiền.
Năm
1975, cả gia đình tôi về sống nhờ căn nhà chật hẹp của mẹ vợ tôi ở hẻm
166 Phan Đình Phùng cho đến nay cùng 7 người con và chục đứa cháu”.
Những
hoàng thân chạy... xe ôm
Anh
là hoàng thân Nguyễn Phúc Bảo Thọ, con thứ 3 của hoàng tử Vĩnh Giu. Trong
căn nhà nhỏ hẹp có đến gần 20 nhân khẩu, chỉ trừ Bảo Bồi là có việc làm
ổn định và ra ở riêng, còn lại đều hành nghề... chạy xe ôm.
Anh
Bảo Hoàng tâm sự: "Nhà khó khăn lắm, các anh em không có việc làm ổn
định, đều chọn nghề chạy xe ôm làm phương tiện kiếm sống. Ai cũng chỉ mơ
ước có một chiếc xe chạy cho đàng hoàng vì gần như 5 anh em đều phải đi
thuê xe để về chạy, khổ lắm".
Tôi
đặt câu hỏi: "Nghe nói nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt có đến thăm và
hứa sẽ tác động với tỉnh Cần Thơ về trường hợp khó khăn của gia đình, vậy
đến bây giờ gia đình đã nhận được chế độ nào chưa?".
Anh
Bảo Bồi buồn buồn đáp: “Có gì đâu, chúng tôi vẫn đang chờ. Tôi nóng lòng
nên xin ba tôi làm đơn gửi lên Cty nhà đất để giúp đỡ. Anh Châu - Giám
đốc Cty - vì đồng cảm với khó khăn của gia đình nên đã đồng ý bán một căn
nhà tái định cư theo diện chính sách với giá là 100 triệu đồng, trả nhiều
lần. Vợ chồng tôi đã dành dụm được 20 triệu đồng để tổ chức đám cưới cho
con trai, nhưng đành hoãn lại, lấy tiền đóng tiền nhà, hiện vẫn còn nợ 80
triệu đồng...".
Chiều
Tây Đô tắt nắng, tôi về lại nhà nghỉ, vẫn thấy hoàng thân Bảo Thọ đang
kiên nhẫn ngồi trên chiếc xe gắn máy cũ kỹ luôn miệng mời khách đi xe.
Phía
bên kia đường Phan Đình Phùng có một ông già 85 tuổi đang hai tay lần mò
đường vào hẻm 166 với những bước đi nhẫn nại, dò tìm.
Có
phải ai cũng nhận ra rằng con người có những bước đi lững thững ấy là
chứng nhân của một thời kỳ lịch sử, hậu duệ của một vị vua yêu nước chống
Pháp đã chịu nhiều thiệt thòi, giờ chỉ còn là một người lao động nghèo
giữa lòng thành phố đang vươn mình bắt nhịp với cuộc sống hiện đại.
Lịch
sử luôn công minh trong việc phán xét, nhưng trước mắt thiết nghĩ chúng
ta cần có một tấm lòng đối với những hậu duệ còn lại của nhà vua yêu nước
như Thành Thái.
Âu
đó cũng là nét đẹp nhân bản của dân tộc ta!
Theo
DNSG cuối tuần
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét