Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Nghệ sĩ quyết liệt phản đối sửa lời Quốc ca

Thân gửi: Anh Chí,

Em xin được trích dẫn lại 4 dòng ( các dòng từ 1 đến 4) trong trang 1 của thư Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười gửi 4 đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước + 4 GS. Khoa Luật ĐHQG Hà Nội đề ngày 12/11/2011 theo bài góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 1992: "Mô hình hiến định về kiểm tra Hiến pháp trong hiến pháp sửa đổi" của GS.TSKH. Lê Văn Cảm (nguyên chủ nhiệm Khoa Luật ĐHQG Hà Nội) và TS. Nguyễn Khắc Hải (Giảng viên Khoa Luật ĐHQG Hà Nội) như sau:

"Việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật nhiều năm trở lại đây không nghiêm, thực trạng tiêu cực, tham nhũng trong nhiều lĩnh vực đã làm xói mòn lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng xấu đến sự ổn định hệ thống chính trị".

Theo em những dòng này là một sự đánh giá đúng về thực trạng hiện nay, nhưng lúc đó Hội nghị TW 5 về Tổng kết thi hành pháp luật, về sửa đổi Hiến pháp chưa có, vì mãi đến 15/05/2012 Hội nghị TW 5 Khóa XI mới ra Nghị quyết về việc đó, nên họ cắt đi và mãi ngày 17/05/2012 mới đăng trên tờ "Lao động" số 112. Nhưng cái chính là trong thư của Nguyên TBT Đỗ Mười có nêu tại điểm: "3.Tài phán Hiến pháp cho Nhà nước Việt Nam" là: "Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng Hiến pháp mang tính độc lập cao, không nằm ở Quốc hội, Chính phủ". Chính quan điểm này là thừa nhận cốt lõi của thuyết phân quyền mà hiện nay ĐCSVN không muốn hoặc nói một cách khác cho thuyết phân quyền là trái với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng nếu chúng ta đọc và nghiên cứu kỹ Hiến pháp 1946 của VN do Bác Hồ soạn thảo thì Bác Hồ đã ứng dụng học thuyết này rất rõ và nêu bật quyền tư pháp.v.v..

Đó là vài suy nghĩ nhỏ của em kèm theo, chứ còn nhiều nội dung trong Hiến pháp phải bàn lắm, nếu chúng ta đọc kỹ Hiến pháp của Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc và Nga, v.v. thì chúng ta thấy rất rõ, vì đó là xu thế lập hiến của thời đại, xu thế tiến bộ, dân chủ vì quyền con người.

Chúc anh cùng tất cả các anh, các chị và các bạn TUDAV cùng gia đình cuối tuần vui vẻ.

Thân: Em Nguyễn Đông Hưng


Von: Tran Cong Chi <vienacoustic@yahoo.com.vn>
An: tudav@googlegroups.com
Gesendet: 17:01 Freitag, 7.Juni 2013
Betreff: Re: [TUD Alumni VN] Nghệ sĩ quyết liệt phản đối sửa lời Quốc ca

 
Anh Hung oi, anh co the thong tin cho biet 4 dong quan trong do duoc khong?
Cam on nhieu.

Trần Công Chí
Vienacoustics
Mob.0913 389 915

--- Ngày Thứ 6, 7/06/13, nguyen donghung <donghungnguyen@yahoo.de> đã viết:

Từ: nguyen donghung <donghungnguyen@yahoo.de>
Chủ đề: Re: [TUD Alumni VN] Nghệ sĩ quyết liệt phản đối sửa lời Quốc ca
Đến: "tudav@googlegroups.com" <tudav@googlegroups.com>, "phamquangkhai13753@yahoo.com.vn" <phamquangkhai13753@yahoo.com.vn>
Ngày: Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013, 9:52

Thân gửi: Các anh, các chị và các bạn,

Nhân về đề tài: "Nghệ sĩ quyết liệt phản đối sửa lời Quốc ca", tôi cũng xin đôi điều suy nghĩ là hiện nay ở VN người ta có thể làm bất cứ gì mà người ta muốn vì Hiến pháp là tối thượng ở thời kỳ hiện nay trên phạm vi tòan thế giới, nhưng người ta vẫn vi Hiến mà chẳng sao cả, kể cả Quốc hội cũng vi hiến, Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao cũng vi hiến, chưa kể là những hiến định đã có đó thì chưa bàn đến nội dung của nó. Còn nếu các anh, các chị, các bạn theo dõi truyền hình trực tiếp trên VTV1 2 ngày vừa qua về các đại biểu Quốc hội góp ý kiến cho bản Dự thảo sửa đổi Hiên pháp 1992 và các bài đăng trên báo chí lề phải thì chúng ta sẽ có một cái nhìn và đánh giá tòan cục ngay là họ đang bàn gì, sẽ làm gì và theo hướng chỉ đạo nào? Theo tôi không hy vọng nhiều vào bản sửa đổi mới sẽ thông qua và họ đang "đẽo chân cho vừa giầy", mặc dù họ nói tổng kết là cô đọng, tập hợp ý kiến góp ý của tòan dân trên > 7 triệu lượt người góp ý. Nhưng với cách làm vừa qua thì con số đó và sự tổng kết, đánh giá đó đã được kiểm chứng không??? Tôi không tin là nghiêm túc, bao nhiêu ý kiến tâm huyết của những hiền tài đất nước đâu có được xem xét và trân trọng. Tôi xin nêu 1 ví dụ: việc tưởng không thể xảy ra, rồi vẫn xảy ra như bức thư: " V/v góp ý bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992" của Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đề ngày 12/11/2011 gửi 4 đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta và 4 Giáo sư Khoa Luật của ĐHQG Hà Nội còn bị cắt xén không đăng 4 dòng quan trọng nhất của trang 1 bức thư của ông trên báo " Lao động" số 112 ngày 17/05/2012 sau khi Hội nghị TW 5 kết thúc 15/05/2012.  Nghĩa là mãi mới đăng và lại đăng trên tờ "Lao động." Chính vì thế, nên theo tôi ngay ý kiến của Cụ Đỗ Mười còn dám cắt đi những dòng quan trọng nhất thì các ý kiến khác của người dân và các hiền tài của đất nước thì đâu còn được tôn trọng. Hai nữa, tôi có dịp đọc rất nhiều bài của các đại biểu Quốc hội, các vị lãnh đạo, quan chức và chuyên gia ( theo báo lề phải, tức là đã đăng trên báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, báo Quân đội nhân dân, trang Website của Quốc hội, v.v.) thì càng thấy nhiều chuyện lắm,... Nhưng tóm lại là vẫn Đảng lãnh đạo và tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tập quyền XHCN, kể cả nội dung Hiến pháp cũng thiết kế như vậy (về cơ bản giống Hiến pháp Cu Ba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Lào), chứ còn các quốc gia khác họ đã thay đổi Hiến pháp theo hướng khác hết rồi.

Đó là vài suy nghĩ riêng của tôi xin chia sẻ với các anh, các chị và các bạn.

Thân: Nguyễn Đông Hưng


Von: Phan Van Thanh <thanh1august@hn.vnn.vn>
An: tudav@googlegroups.com
Gesendet: 8:40 Freitag, 7.Juni 2013
Betreff: RE: [TUD Alumni VN] Nghệ sĩ quyết liệt phản đối sửa lời Quốc ca

K/g a Quyên, e hoàn toàn chia sẻ ý kiến của anh. Có điều hình như hiện nay chúng ta gặp nhiều người như vậy trong các cơ quan quyền lực và cả ngoài xã hội nữa.
 
From: tudav@googlegroups.com [mailto:tudav@googlegroups.com] On Behalf Of Quyen Tran Ngoc
Sent: Thursday, June 06, 2013 10:27 AM
To: tudav@googlegroups.com
Subject: Re: [TUD Alumni VN] Nghệ sĩ quyết liệt phản đối sửa lời Quốc ca
 
Chỉ chó những người không biết và không có ý thức tôn trọng lịch sử mới đề nghị sửa lời của bài Tiên Quân ca (QUÔC CQ)!!!
 
2013/6/5 Bao Nguyen Van <nvbao_gso@yahoo.com>
Thứ Tư, 05/06/2013 - 13:33

Nghệ sĩ quyết liệt phản đối sửa lời Quốc ca

(Dân trí)- Trước đề xuất sửa lời Quốc ca vì ca từ không còn phù hợp trong thời hiện tại như “đường vinh quang xây xác quân thù”, các nghệ sĩ gạo cội như nhạc sĩ Phó Đức Phương, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, NSƯT Ánh Tuyết… lên tiếng phản đối.
 >>  Đề xuất sửa lời Quốc ca

Quốc ca Việt Nam được cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 với tên gọi ban đầu Tiến quân ca và được Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa chính thức chọn là Quốc ca vào năm 1946, sau khi mời ông sửa lại một vài chi tiết nhỏ so với nguyên gốc ban đầu.
 
Image removed by sender. Bài Quốc ca đã ra đời và tồn tại hơn 60 năm
Bài Quốc ca đã ra đời và tồn tại hơn 60 năm
Image removed by sender. Sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao (ảnh) đã đi vào tâm khảm người dân Việt Nam
Sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao (ảnh) đã đi vào tâm khảm người dân Việt Nam
Tại phiên thảo luận sửa Hiến pháp sáng 4/6/2013, có đại biểu đề xuất nên thay lời mới bài Quốc ca cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước. Ý kiến này cho rằng nên sửa những câu chữ như: "Đường vinh quang xây xác quân thù" bằng nội dung khác.
Để có cái nhìn đa chiều trước đề xuất sửa lời Quốc ca, phóng viên Dân tríđã lấy ý kiến một số nghệ sĩ về vấn đề này:
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: “Quốc ca là biểu tượng lịch sử, không cần phải thay đổi”
Về câu hỏi có nên thay lời mới cho bài Quốc ca hay không, đứng ở góc độ một công dân, tôi thấy không cần thiết phải thay đổi.
Bài Quốc ca đó đã đi cùng lịch sử, in vào trong tâm khảm mọi người dân và được Nhà nước ghi nhận. Ca khúc đã trở thành biểu tượng của một giai đoạn lịch sử. Trên thế giới có nhiều nước có bài Quốc ca từ vài trăm năm nhưng họ có thay đổi đâu, trừ nước Nga.
 
Image removed by sender. Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam
Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam
Quốc ca là biểu tượng của lịch sử và không có chức năng phải phản ánh đời sống thực tại.
Nếu thay đổi lời mới cho bài Quốc ca sẽ vấp phải nhiều vấn đề rất phức tạp. Trước đây, tôi đã từng ngồi trong ban chấm duyệt các sáng tác về Quốc ca, tuy nhiên nhiều ca khúc với nội dung buồn cười, tình trạng nhốn nháo…
Và nếu quyết thay đổi lời Quốc ca thì phải xin phép tác giả. Tác giả có quyền giữ nguyên vẹn tên gọi, lời nhạc các tác phẩm của mình. Nếu muốn thay lời mới cho bài Quốc ca thì nhận được sự đồng ý của người thân cố nhạc sĩ Văn Cao.
NSƯTÁnh Tuyết: “Chúng ta phải tôn trọng tác giả, tôn trọng lịch sử”
Đã nói đến một bài Quốc ca là nói đến ca khúc nằm trong lịch sử dân tộc, lịch sử âm nhạc. Nếu thay đổi bài Quốc ca thì nên thay đổi ca khúc khác chứ không nên viết lời mới- chúng ta cần phải tôn trọng tác giả, tôn trọng lịch sử dân tộc.
 
Image removed by sender. NSƯT Ánh Tyết
NSƯT Ánh Tyết
Nếu thay đổi lời ca khúc thì sẽ không còn tính lịch sử âm nhạc: âm nhạc ghi chép quá trình hình thành của đất nước từ thời tăm tối đến ánh sáng. Ca khúc này đã tồn tại hơn 60 năm. Đó là tiếng nói của cả một dân tộc, được sinh ra từ cả một quá trình sống.
Giữ nguyên bài Quốc ca hiện tại, lớp trẻ hôm nay và sau này sẽ tìm đọc để hiểu hoàn cảnh ra đời ca khúc từ bao giờ, thời điểm nào. Tôi nghĩ đến bài Quốc ca cũng bị thay lời thì tất cả những ca khúc khác thời điểm đó cũng phải thay lời? Tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta phải tôn trọng tác giả, tôn trọng tác phẩm của họ.
Dù cho nội dung bài Quốc ca có một số ca từ như “đường vinh quang xây xác quân thù” không còn phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước nhưng chúng ta không thể từ chối, vì ca khúc sinh ra trong giai đoạn lịch sử của dân tộc và có giai đoạn lịch sử đó mới có đất nước ngày hôm nay.
Nhà lý luận phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha: “Lời Quốc ca đã gắn liền với thời đại”
Tôi cũng đồng với quan điểm của nhạc sĩ Phó Đức Phương rằng, bài Quốc ca nhạc và lời là bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao đã đi cùng lịch sử, in vào trong tâm khảm mọi người dân và được Nhà nước ghi nhận. Ca khúc đã trở thành biểu tượng của một giai đoạn lịch sử, lời ca đã gắn liền với thời đại rồi không thể dễ dàng thay đổi.
 
Image removed by sender. Nhạc sĩ - nhà lý luận phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha
Nhạc sĩ - nhà lý luận phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha
Dù có thể có những ca từ trong bài Quốc ca ở thời điểm này có thể không phù hợp nhưng nó được sinh ra trong giai đoạn lịch sử của dân tộc và thời đại đó đã sinh ra đất nước này.
Thực tế, trên thế giới có những bài Quốc ca với lời lẽ “kinh khủng” hơn nhiều như bài hát Quốc ca của Pháp, Bài ca Marseille nhưng họ vẫn giữ nguyên vẹn đấy thôi. 
Luật sư Phạm Thanh Thủy, Phó giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam: "Nếu nhà nước muốn sửa đổi thì có thể làm được"
 
Theo điều 19 Luật sở hữu trí tuệ, thì tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Nhưng trong những trường hợp vì lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia thì nhà nước có quyền  hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình (áp dụng theo điều 7.3 của Luật sở hữu trí tuệ”.
 
Theo tôi, liên quan đến việc sửa lời Quốc ca, nếu vì lợi ích của quốc gia thì nhà nước có thể sửa đổi. Tuy nhiên, nếu sửa đổi phải áp dụng vào thực tế, có nên sửa hay không và cách thức sửa như thế nào?
 
UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho biết có ý kiến trong nhân dân đề nghị thay đổi phần lời của bài Quốc ca. Theo đó, những ca từ như “Đường vinh quang xây xác quân thù” không còn phù hợp. Ý kiến của bạn
( )
1. Không sửa lời Quốc ca, nên tôn trọng yếu tố lịch sử của ca khúc.
( )
2.Nên sửa lời, vì những ca từ như “Đường vinh quang xây xác quân thù” không còn phù hợp
( )
3.Ý kiến khác
[Bình chọn]   [Kết quả]
 
 
Nguyễn Hằng
-- 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét