Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Người Việt ăn khỏe mì gói và...hạnh phúc nhất nhì thế giới

Người Việt ăn khỏe mì gói và...hạnh phúc nhất nhì thế giới

(ĐVO) - Việt Nam là nước tiêu thụ mì gói nhiều thứ 4 thế giới, còn nếu tính theo mức ăn bình quân đầu người thì Việt Nam ăn mì nhiều nhất. Trong khi đó, người Việt cũng xếp thứ nhì thế giới về chỉ số hạnh phúc của năm 2012.

Theo thống kê của Bộ Công Thương vào tháng 7/2012, Việt Nam hiện có khoảng 50 doanh nghiệp mì ăn liền, sản xuất gần 50 tỷ gói một năm. Việt Nam cũng là nước tiêu thụ mì hàng đầu châu Á với số lượng 1 - 3 gói một người mỗi tuần.
Mì ăn liền xuất hiện năm 1958, được tạo ra bởi Momofuku Ando - người sáng lập Nissin Foods (Nhật Bản). Loại mì này được làm khô hoặc chế biến sẵn, có thể ăn liền sau khi đun sôi cùng gói gia vị đi kèm.
Khi mới ra đời, mì gói đắt gấp 6 lần mì tươi, và là thức ăn cao cấp. Còn hiện nay, gói mì khó thiếu trong các chuyến cứu trợ bão lụt, mưa gió... và cả trong những bữa ăn hàng ngày của người Việt.
Việt Nam là nước tiêu thụ mì hàng đầu châu Á với số lượng 1 - 3 gói một người mỗi tuần.
Việt Nam là nước tiêu thụ mì hàng đầu châu Á với số lượng 1 - 3 gói một người mỗi tuần.
Sức hấp dẫn của loại thực phẩm này là không cần bàn cãi, tuy nhiên bên trong nó chứa những gì thì không phải ai cũng biết. Loại mì gói hiện nay lại được sấy khô bằng 2 hình thức: mì chiên và mì không chiên. Mì chiên được sấy bằng dầu trong thời gian 1 – 2 phút ở nhiệt độ 140 – 160 độ C. Trong khi mì không chiên được sấy bằng khí nóng. Quá trình chiên làm độ ẩm giảm từ 30 – 50%, sau đó dùng hơi nước sấy còn 2 – 5% độ ẩm. Dầu dùng để sấy mì ở châu Á là thứ dầu kinh tế nhất – dầu cọ.

Mì chiên chứa từ 15 – 20% dầu so với trong mì không chiên chỉ tối đa 3%. Hơn nữa, sợi mì chiên còn hấp dẫn ở chỗ mặn mà; càng mặn mà thì sodium càng cao.

Bên cạnh đó, khả năng tồn tại các sản phẩm bị oxy hoá do bảo quản dầu ăn không đạt. Nếu dầu ăn không được giữ ở nhiệt độ thích hợp và thường xuyên thay dầu mới đúng hạn, các sản phẩm oxy hoá này có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ khi chúng hiện diện trong thực phẩm.

Chưa kể màu vàng của nhiều loại mì là màu vàng nhơn tạo mà nguồn gốc ít khi được nhà sản xuất công bố. Chưa kể nguồn gốc gạo làm mì không có xuất xứ với tiêu chuẩn GAP.

Ngoài màu sắc, dầu chiên có trong mì, mì gói hiện nay còn chứa nhiều chất béo trans, gây nguy hại đến sức khỏe. Mặc dù các loại thực phẩm chứa chất béo trans vốn hấp dẫn vị giác, tuy nhiên khi chất này đi vào hệ tiêu hoá sẽ ngấm vào các mạch máu và biến thành rác bùn, làm tăng khả năng gây bệnh tim mạch, nguy hiểm đến tính mạng.

Những lượng nhỏ chất béo trans đều có trong thịt bò, dê, chó và sản phẩm sữa nguyên kem. Hầu hết chất béo này có nguồn từ dầu ăn thực vật qua chế biến trở thành một chất béo rắn.

Cách đây bảy năm, các nhà sản xuất thực phẩm ở Mỹ bị cơ quan thực dược bắt phải ghi lượng chất béo trans trên nhãn thực phẩm.

Cũng giống như chất béo bão hoà, chất béo trans làm tăng cholesterol xấu LDL lên và tăng nguy cơ bệnh tim. Nhưng không như chất béo bão hoà, chất béo trans hạ thấp cholesterol tốt HDL xuống và càng gây hại nhiều hơn.

Bởi thế, hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên hạn chế chất béo bão hoà dưới 7% tổng lượng calory hàng ngày và chất béo trans dưới 1%. Biết rằng một gram chất béo có 9 calory, muốn hạn chế chất béo trans, cần tính đến lượng calory cung cấp cho cơ thể.

Còn tại Việt Nam, vẫn chưa chưa buộc ghi chất béo trans trên nhãn các thực phẩm.

Người Việt Nam hạnh phúc thứ nhì thế giới

Theo báo cáo của Quỹ kinh tế Mới (NEF), Việt Nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) của năm 2012.

Theo đó, chỉ số HPI của Việt Nam là 60,4. Chỉ số này được đánh giá dựa trên ba tiêu chí gồm mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình và dấu chân sinh thái.
Duyên Duyên (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét