Báo Mỹ: Trung Quốc và cuộc chiến ‘ăn cướp’ lãnh thổ lớn nhất kể từ Thế chiến II

Đăng ngày: 6:53 PM - 04/06/2013 
“Đưa ra bản đồ với đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) xem 80% Biển Đông “thuộc về mình”, liên tiếp tạo ra những căng thẳng với các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Những hành động ngang ngược đó của Trung Quốc đang biểu hiện cho một âm mưu lớn”, tờ Forbes (Mỹ) bình luận.
Mỗi năm, một nửa số hàng hóa giao thương của thế giới đi qua Biển Đông, 1/3 lượng dầu thô và một nửa lượng dầu hóa lỏng thương mại toàn cầu cũng đi qua khu vực này. Chưa kể đến một lượng dầu dự trữ khổng lồ còn nằm dưới đáy đại dương. Đây chính là lý do khiến cho Trung Quốc trở nên ngông cuồng như vậy trên Biển Đông, Forbes nhận xét trong bài viết có tiêu đề “Trung Quốc và cuộc chiến chiếm lãnh thổ lớn nhất kể từ Thế chiến thứ 2″
Đường lưỡi bò – tuyên bố chủ quyền ngông cuồng của Trung Quốc
Tham vọng khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông của Bắc Kinh không có nghĩa là trong tương lai gần Trung Quốc sẽ đóng cửa vùng biển này, cô lập nó khỏi các tuyến đường thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đó sẽ là các bước mà Trung Quốc sẽ làm.
Điều đầu tiên mà Trung Quốc sẽ thực hiện là tìm kiếm một quyền hành rộng lớn trong việc điều tiết giao thông trên các vùng biển. Sau đó, ngay lập tức Bắc Kinh sẽ định nghĩa lại khái niệm “quyền qua lại không gây hại” (innocent passage) và sẽ yêu cầu sự xin phép của các tàu khi qua lại vùng biển này. Dĩ nhiên, Bắc Kinh cũng sẽ làm tương tự với không phận. Trong khi đó, Biển Đông, giáp với 8 quốc gia, từ lâu đã được xem là vùng biển quốc tế.
Các nhà ngoại giao châu Á đã nhìn nhận bản đồ mới này là một hành động làm gia tăng căng thẳng khu vực. Ấn phẩm này hiện vẫn chưa được chính quyền Trung Quốc công khai, tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng Trung Quốc đang cố gắng tạo ra dư luận để “chính thức hóa dã tâm” của mình.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc ban hành bản đồ đường 9 đoạn. Một bản đồ tương tự như vậy đã được Tưởng Giới Thạch vẽ ra với những dấu gạch ngang ở rìa khắp Biển Đông vào năm 1947. Sau này, khi Tưởng Giới Thạch bị đánh bại vào năm 1949, Trung Quốc đã thông qua tham vọng này của họ Tưởng và mở rộng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Việc Trung Quốc phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) vào tháng 6/1996 đã khiến cho cả khu vực hy vọng Trung Quốc thực sự từ bỏ tuyên bố mở rộng năm 1947 của họ Tưởng. Tuy nhiên, trên thực tế, bất chấp nghĩa vụ phải thực hiện hiệp ước, Bắc Kinh từ lâu đã đặt nền móng để chiếm đoạt Biển Đông ra khỏi chủ quyền của các quốc gia khác.
Đáng chú ý, vào tháng 8/2011, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã đã cho đăng một ấn phẩm, trong đó nêu rõ Trung Quốc “có 3 triệu km2 lãnh hải”. Nước này sẽ không bao giờ có được con số đó mà không bao gồm cả tuyên bố chủ quyền với hầu hết 2,6 triệu km2 của Biển Đông. Một tuyên bố mang tính cướp giật và hiếu chiến.
Cuối tháng Năm vừa qua, tại sự kiện Đối thoại quốc phòng Shangri-la ở Singapore, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc đã ngang nhiên khẳng định các đảo ở Biển Đông và “các vùng nước xung quanh” là “một phần lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Bằng cách sử dụng “lợi ích cốt lõi”, Bắc Kinh đã báo hiệu sẽ không bao giờ thỏa hiệp chủ quyền trên Biển Đông. Đây là hành động tìm cách xâm chiếm lãnh thổ lớn nhất kể từ Thế chiến II.
Cuối tháng Năm, tại Hội nghị Đối thoại Shangri-la ở Singapore, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc đã ngang nhiên khẳng định các đảo ở Biển Đông và “các vùng nước xung quanh” là “một phần lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”.
Bản đồ mới của Trung Quốc đang khuấy bùn nổi khắp các quốc gia ở châu Á. Năm ngoái, Bắc Kinh đã dùng vũ lực để chiếm đoạt bãi cạn Scarborough thuộc lãnh thổ Philippines ở Biển Đông. Mỹ, dù đã có hiệp ước bảo vệ Philippines, đã để cho Trung Quốc lấy những gì họ muốn. Nhà Trắng không muốn đối đầu với Bắc Kinh bởi những lợi ích mà Trung Quốc đem lại cho Mỹ đã đặt Mỹ vào thế cầm chân. Tuy nhiên, gần đây, Lầu Năm Góc đã cảnh bảo rằng Trung Quốc đang muốn “đá” quân đội Mỹ ra khỏi căn cứ Clark và Subic ở Philippines.
Nếu như việc Trung Quốc chiếm đảo của Philippines chỉ là một thách thức gián tiếp cho Mỹ, thì với việc phát hành bản đồ mới, Bắc Kinh đã trực tiếp thách thức Washington. Trong suốt 2 thế kỷ qua, chính sách đối ngoại nhất quán của Mỹ vẫn là bảo vệ tự do hàng hải cho toàn thế giới. Và tuyên bố của Trung Quốc đã đặt tự do hàng hải của toàn cầu vào sự chấm dứt và mở cửa cho một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Vào cuối tuần này, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ gặp người đồng nhiệm Trung Quốc của mình, ông Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo sẽ có 2 ngày đàm phán sâu về các “cách thức tăng cường hợp tác” giữa 2 quốc gia và tránh những bất đồng. Tuy nhiên, không dám chắc Bắc Kinh sẽ thỏa hiệp về các tuyên bố chủ quyền Biển Đông của mình. Với Trung Quốc, hoặc Biển Đông sẽ là của họ, hoặc sẽ trở thành vùng biển chung của quốc tế. Cuộc chiến tìm kiếm sự cân bằng ở Biển Đông sẽ không thể kết thúc sớm, ít nhất là trong thập kỷ này.
Theo Infonet

==================

Nhật Bản có thể tấn công phủ đầu Trung Quốc và Triều Tiên?

Đăng ngày: 2:15 PM - 04/06/2013 
Trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản đã có những bước đi đầu tiên hướng tới phát triển khả năng tấn công phủ đầu.
Cách đây vài năm, ý tưởng cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tiến hành các khả năng vượt khỏi chức trách “phòng vệ” đã làm dấy lên những tranh cãi, chứ không nói gì đến việc “tấn công phủ đầu”, tờ The Diplomat nhận định ngày 4/6.
Nói cách khác, Nhật Bản sẽ chuyển từ một quốc gia phòng thủ sang một quốc gia có khả năng tấn công phủ đầu, và khi đó chính sách chuyên phòng thủ cũng sẽ chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.
Bài báo cho rằng, dường như Trung Quốc và Triều Tiên là những lý do cơ bản khiến Tokyo phải thay đổi chính sách của mình. Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục lối hành xử cứng rắn, theo đuổi tham vọng hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo, trong khi Trung Quốc thì ngày càng hung hăng và mạnh miệng trong tuyên bố chủ quyền. Hiện nay tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo liên quan tới chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã khiến quan hệ song phương rơi vào tình trạng vô cùng tồi tệ.
Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Odonera.
Tham vọng và lối hành xử của hai “ông láng giềng” đang khiến Tokyo phải thay đổi những tính toán chiến lược của mình. Bên cạnh đó, một nhân tố khác mà Nhật Bảncũng phải tính tới là chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Hiện nay, gánh nặng về chia sẻ chi phí quân sự của Nhật với Mỹ (Washington đảm bảo chiếc ô hạt nhân cho Tokyo) là không hề nhỏ, và điều đó đã nhiều lần làm dấy lên làn sóng phản đối của người dân Nhật Bản.
“Chúng tôi đã trải qua một giai đoạn mà người dân Nhật Bản cảm thấy hết sức lo ngại về an ninh quốc gia”, Yasuhide Nakayama, nghị sĩ Đảng Dân chủ Nhật Bản(LDP), người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng nhà nước nói trong một cuộc phỏng vấn với Đài NHK ngày 30/5. Ngoài chương trình tên lửa của Triều Tiên, ông Nakayama cũng đề cập tới việc Trung Quốc xâm nhập vùng biển của Nhật Bản ở các quần đảo tại biển Hoa Đông. “Chúng ta cần cân bằng lại chính sách quốc phòng cơ bản”.
Cách đây không lâu, khi Triều Tiên thử hạt nhân lần 3, Bộ trưởng Quốc phòngNhật Bản Itsunori Onodera đã nói với Reuters rằng, Nhật Bản “có quyền phát triển khả năng đánh đòn phủ đầu chống lại bất kỳ cuộc tấn công sắp xảy ra nào”. Tranh cãi về vấn đề này không còn là chủ đề mới mẻ, và nó thường diễn ra sau mỗi vụ thử hạt nhân hay tên lửa của Triều Tiên. Chưa đầy 3 tháng sau cuộc phỏng vấn này, đã có những báo cáo cho biết Tokyo đang chuẩn bị cho một khuôn khổ chính sách quốc phòng mới, trong đó phần quan trọng là cho phép lực lượng quân độitấn công phủ đầu kẻ thù nếu bị đe dọa thay vì ưu tiên tự vệ như hiện nay.
Giới chức Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cho biết, các cuộc tấn công phủ đầu sẽ chỉ được thực hiện khi một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản đã hiện hữu và xác định rõ từ khu vực nào. Tuy nhiên, chính sách này vẫn gây nhiều nghi vấn về tính hợp pháp (vì để làm điều đó, Nhật Bản sẽ phải thay đổi Hiến pháp) cũng như sự chính xác của các phân tích tình báo trong những kịch bản khác nhau (trường hợp tính toán sai lầm sẽ gây nhiều hậu quả và để lại tổn thất nặng nề).
Hiện vẫn có rất ít thông tin về khả năng mà JSDF sẽ tìm kiếm để thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đồng thời là nhân vật số hai trong LDP hiện nay Shigeru Ishiba có thiên hướng nghiêng về phát triển công nghệ tên lửa hành trình tầm xa, tờ The Diplomat tiết lộ.

Theo Infonet