Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

“Tâm và tầm” của chính sách

“Tâm và tầm” của chính sách

“Nếu tiếp tục xu hướng như hiện nay, doanh nghiệp tiếp tục suy kiệt và dĩ nhiên sẽ đi xuống”...

“Tâm và tầm” của chính sách
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

“Tình hình kinh tế Việt Nam làm sao mà sáng sủa được khi hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản, tín dụng lãi suất cao và không tiếp cận được do nợ xấu quá nhiều”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nêu quan điểm. 

Ông nói:

- "Từ đầu năm đến nay, kinh tế Việt Nam chưa có dấu hiệu tích cực. Dù các báo cáo chính thức có đề cập một số điểm tích cực nhưng đoạn sau của báo cáo lại bắt đầu bằng chữ “tuy nhiên” với một loạt điểm tiêu cực khác.

Là nhà quan sát, tôi thấy rằng, cách trình bày báo cáo của các cơ quan thường theo một thói quen là đề cập cái tốt trước sau đó mới đến những cái xấu. Đây chỉ là vấn đề mang tính tuyên truyền.

Tình hình kinh tế Việt Nam làm sao mà sáng sủa được khi hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản, tín dụng lãi suất cao và không tiếp cận được do nợ xấu quá nhiều. Nợ xấu ở các nhóm đã có những biện pháp tình thế để giảm nhưng không giảm thực sự. Doanh nghiệp vẫn không tiếp cận được vốn, hoặc nếu có thì phải chịu lãi suất quá cao. Tình hình này đã kéo dài hơn hai năm nay rồi.

Điểm tích cực được nêu trong các báo cáo là xuất khẩu cũng cần xem xét kỹ. Cần phân tích xem tăng xuất khẩu trong lĩnh vực gì, tăng lượng hay chất, doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài.

Theo báo cáo, các doanh nghiệp nước ngoài có kim ngạch xuất khẩu tăng và doanh nghiệp Việt Nam ở chiều hướng ngược lại. Điểm đáng chú ý là doanh nghiệp nước ngoài không vay vốn ở Việt Nam với lãi suất cao mà vay vốn ở nước ngoài với lãi suất chỉ 1-2%. Do đó, doanh nghiệp nước ngoài trước hết đã có lợi thế về nguồn vốn vay so với doanh nghiệp Việt Nam.

Lợi thế đang nghiêng về doanh nghiệp nước ngoài. Điều này ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp Việt Nam và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bền vững của kinh tế Việt Nam. Trong hoàn cảnh này, chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của nhiều doanh nghiệp và các lĩnh vực kinh tế.

Trong khi đó, các biện pháp tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước như miễn giảm thuế chỉ giúp ích cho các doanh nghiệp “ăn nên làm ra”, còn lại không tác dụng với các doanh nghiệp còn lại. Hiệu quả nhất là cần giải quyết chính sách tiền tệ, để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn.

Một số quan điểm e ngại lạm phát cao nên không đồng tình với việc bơm vốn cho doanh nghiệp. Lạm phát có một phần lớn nguyên nhân từ giá vay vốn cao đẩy giá thành và giá bán hàng hóa cao. Hai năm nay, doanh nghiệp “chết” với số lượng lớn, Nghị quyết 11 cũng khẳng định tập trung tín dụng cho sản xuất kinh doanh nhưng không được thực hiện.

Ngược lại, rất đáng ngạc nhiên là có tiếng reo giải cứu bất động sản bằng giải pháp tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước cung ứng vốn tái chiết khấu cho ngân hàng thương mại với lãi suất 4,5%, để ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp, chủ dự án, người mua nhà vay với lãi suất 6%.

Tại sao lại ưu tiên cho bất động sản mà không nghĩ đến hàng trăm nghìn doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang cần giải cứu. Bây giờ đem giải pháp tiền tệ áp dụng cho bất động sản là không được.

Trong khi đó, ý định cấp 30 nghìn tỷ đồng cho thị trường bất động sản có hậu ý nguy hiểm, có thể đẩy thị trường rơi vào tình trạng như khủng hoảng bất động sản của Mỹ. Tại sao lại dành chính sách ưu đãi riêng đối với bất động sản mà không áp dụng cho cả nền kinh tế? Cách hoạch định này chưa rõ ràng về mục tiêu.

Triển vọng kinh tế trong thời gian tới có thể đi lên hoặc đi xuống phụ thuộc hoàn toàn và cách thức hoạch định chính sách. Nếu tiếp tục xu hướng như hiện nay, doanh nghiệp tiếp tục suy kiệt và dĩ nhiên sẽ đi xuống.

Ngược lại, nếu chính sách đủ tâm và tầm thì doanh nghiệp mới có cơ may được cứu. Đáng lưu ý, hoạch định chính sách chỉ là một phần, quyết định thành bại của chính sách còn phụ thuộc ở việc thực thi chính sách, bởi lẽ, tham nhũng, tiêu cực trong thực thi chính sách có thể làm chính sách trở nên phản tác dụng".

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
 Bình luận (17)
Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết. Đang hiển thị 10/17 bình luận.
  • Nhận xét của bà @.Thùy Trang là đúng. Có lẽ người ta diễn giải sai những ý của ông Bùi Kiến Thành. Do kinh tế Việt Nam đang gặp vấn đề rắc rối ở chỗ là giá trị tài sản của các doanh nghiệp và dân chúng tại Việt Nam giảm do tài sản mất giá. Do vậy, các khoản đầu tư vào các lĩnh vực đều giảm. Trong khi đó nợ xấu vẫn như cũ. Vốn tự có do vậy cũng giảm theo, có khi là rơi xuống số âm.
    Trong trường hợp đó, ưu tiên trước hết là người ta phải thanh toán bớt nợ nần. Có nghĩa là giảm nợ, tức là sẽ không đầu tư, dù ngân hàng có cho vay ra với lãi suất thấp, tiền thì luôn dư thừa trong ngân hàng, hoặc là ngân hàng không muốn cho vay ra, mà nếu có cho vay thì cũng không mấy doanh nghiệp, hay dân chúng muốn đi vay cả. Vì người ta bây giờ người ta tìm cách giảm nợ trước cái đã. Nếu mà doanh nghiệp làm ăn có lời họ cũng sẽ tìm cách giảm nợ. Sau khi giải quyết được giấy nợ cho sạch sẽ thì người ta mới đầu tư trở lại.
    Do vậy vấn đề trước mắt và về dài thì Việt Nam nên cấp bách giải quyết khủng hoảng do tài sản mất giá vì nó đòi hỏi rất nhiều thời gian. Và chỉ nên hạ lãi suất tiệm tiến thôi, không thể nghĩ đến chuyện bơm tiền hạ lãi suất đột ngột 4,5% trên diện rộng hay so sánh ở nước ngoài với lãi suất chỉ 1-2% để cứu vãn tình hình. Bơm thêm tiền để cứu nguy không giải quyết được vấn đề mà sẽ chỉ kéo theo lạm phát. Nếu mà Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cỡ 2-3% thôi thì lập tức các ngân hàng tại Việt Nam sụp đổ ngay. Đồng USD sẽ tăng giá và trở lên khan hiếm và khi ấy đồng USD sẽ mọc cánh bay mất. Khi ấy ta lại có vấn đề nữa là “bình ổn USD”.
    Cụ thể đầu tiên, là cách tính toán trên thị trường công khố phiếu, tức là giới đầu tư cho Nhà nước Việt Nam vay tiền. Chẳng hạn khi quyết định hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước được công bố ngày 25/3/2013, thì trị giá trái phiếu của Việt Nam tăng vọt và “phân lời “yield” sụt giảm. Nói nôm na là trị giá trái phiếu và phân lời “yield” tức là tiền lời khi cho vay, chuyển dịch ngược chiều.
    Cụ thể, khi thấy lạm phát tại Việt Nam giảm và lãi suất ký thác hạ, giới đầu tư muốn cho vay nhiều hơn nên giá trái phiếu mới tăng và phân lời mới giảm. Thí dụ ngày 25/3/2013 thì phân lời trái phiếu loại 5 năm giảm 8 điểm cơ bản hay 0,08% tới 8,92% đến 9,7% là mức thấp nhất kể từ 2/2009 nên Việt Nam muốn vay tiền bằng đồng USD chẳng hạn thì phải trả lãi phân lời rất nặng và rất khó vay tiền, khi mà giao dịch thanh toán cho xuất khẩu lại là đồng USD…Đó là vài tác động nhỏ chứ chưa nói đến tác động lớn mà người ta muốn quá nhiều thứ cho việc hạ lãi suất này. 
    19:51 (GMT+7) - Thứ Hai, 6/5/2013Trả lờiThích2 người thích bình luận này
  • Chuyên gia Bùi kiến Thành phân tích rất đúng, trong khi cả nền kinh tế không có ưu đãi thì riêng bất động sản lại có 30 ngàn tỷ đồng ưu đãi ( trụ đỡ nền kinh tế đang lung lay không thấy các cơ quan lên tiếng để cứu đâu) . Nhớ rằng người mua thật có nhu cầu ở thật họ phải có đủ tiền mới mua còn người lướt sóng hoặc có khả năng mua để lướt sóng thì sẵn sàng chạy để vay rồi...... bán.
    17:44 (GMT+7) - Thứ Hai, 6/5/2013Trả lờiThích2 người thích bình luận này
  • Thật ra bạn đang lý thuyết hóa mọi việc rồi, nền kinh tế Việt Nam rất đặc biệt bạn à, hãy nhìn nhận sự việc ở cái nhìn đa chiều và thực tế, kinh tế học không phải là lý thuyết xuông, và tiền tệ cũng vậy.

    Rất vui vì có những người dám bày tỏ chính kiến của mình, nhưng hãy là chính kiến và lập luận của bản thân bạn dựa trên những kiến thức đã được nhào nặn chứ đừng là những kiến thức thô nhé.
    10:41 (GMT+7) - Thứ Hai, 6/5/2013Trả lờiThích1 người thích bình luận này
  • Có lẽ tầm của bạn quá cao nên tôi chưa bao giờ nghe tên bạn. Hãy nhìn kĩ lí lịch người khác trước khi nhận xét. Bác Bùi Kiến Thành không chỉ có tâm mà tầm thì hơn hẳn quan chức cao cấp của VN một cái đầu, và có lẽ hơn hẳn bạn 2 cái đầu. Những nhận xét của bác luôn rất xác đáng, và thời kì kinh tế xấu nhất vẫn chưa đến. Những nhận xét của bạn cũng giống của bầu Đức hay hiệp hội BĐS HN, luôn có lí do ngụy biện, nhưng rất cùn.
    16:49 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét