Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Tượng đài Bác khắp năm châu

Tượng đài Bác khắp năm châu
TP - Đúng ngày sinh của Bác năm nay, thị trấn Newhaven nước Anh đón nhận và đặt bức tượng Bác tại bảo tàng của mình. Những năm gần đây, tượng Bác được nhiều nước trên thế giới dựng lên.
Tượng đài Bác Hồ ở Mátxcơva (ảnh lớn) và Saint Petersburg - Nga, Zalaegerszey - Hungary, Buenos Aires - Argentina (các ảnh nhỏ từ trên xuống dưới)
Tượng đài Bác Hồ ở Mátxcơva (ảnh lớn) và Saint Petersburg - Nga, Zalaegerszey - Hungary, Buenos Aires - Argentina (các ảnh nhỏ từ trên xuống dưới).
Một trăm năm trước (1913), trong hành trình tìm đường cứu nước Bác Hồ đã tới Newhaven và làm việc trên tuyến phà Newhaven - Dieppe. Ông Graham Amy, Thị trưởng Newhaven, nói rằng việc Chủ tịch Hồ Chí Minh - một nhà lãnh đạo vĩ đại của thế giới từng đến thị trấn này là niềm vinh dự, tự hào lớn lao đối với người dân nơi đây. Đó cũng là một phần lịch sử không thể thiếu được của Newhaven mà chính quyền thị trấn muốn nhắc nhở cho các thế hệ sau.
Ở Madagascar
Ở Madagascar.
Bức tượng bằng đồng nặng 120 kg được Sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh làm lễ trao tặng chính thức cho bảo tàng vào ngày 19/5/2013.
Thị trấn Newhaven đang tiếp bước Buenos Aires (Argentina), Saint Petersbourg (Nga), Singapore và nhiều thành phố khác trên thế giới dựng và đặt tượng Bác.
Ngày 30/8/2012, tượng đài Bác đã được khánh thành trọng thể ở thủ đô Buenos Aires của Argentina với sự tham dự của Bộ trưởng môi trường và không gian công cộng Diego Santilli và Đại sứ nước ta tại Argentina Nguyễn Văn Đào.
Trước đó, trong chuyến thăm chính thức Argentina, ngày 16/4/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì lễ khởi công đặt móng xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trung tâm của tượng đài là bức tượng bán thân bằng đồng dựa theo mẫu của nhà điêu khắc Trần Văn Lắm.
Tượng Bác ở thủ đô Buenos Aires cũng là bức tượng Bác đầu tiên đặt tại khu vực Nam Mỹ. Trong khi đó, tượng của Người đã hiện diện ở khu vực Trung Mỹ từ lâu. Tại Cuba, tượng Bác được đặt trang trọng tại Công viên Hòa Bình rộng 5.600 m2 ở trung tâm thủ đô La Habana.
Kiến trúc sư Joel Diaz, người có 50 năm trong nghề và là người thiết kế và chỉ đạo kỹ thuật xây dựng khu tượng đài này từng nói: “Khu tượng đài Bác Hồ là công trình tâm đắc nhất của tôi”.
Ở La Havana, Cuba
Ở La Havana, Cuba.
Gần Cuba, ở Mexico có 2 thành phố dựng tượng Bác Hồ. Ngày 16/1/2009, ngài Marcelo Ebrad - Thị trưởng thành phố Mexico và Đại sứ Việt Nam tại Mexico Phạm Văn Quế đã khánh thành Công viên và khai trương tượng Bác.
Độc đáo là bức tượng thể hiện cảnh Bác ngồi bên bộ bàn ghế mây, đọc báo trong vườn Phủ Chủ tịch mà đã được nhiếp ảnh gia Đinh Đăng Định chụp năm 1960. Sau tượng là hàng chữ vàng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” bằng tiếng Tây Ban Nha có chữ ký của Bác.
Chỉ hơn một năm sau, ngày 19/5/2010, đúng kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác, thêm một thành phố khác của Mexico là Acapulco dựng tượng Bác Hồ. Tượng bán thân của Bác được đặt tại đại lộ Miguel Aleman của thành phố này.
Ở Ulyanovsk, Nga
Ở Ulyanovsk, Nga.
Nước đặt nhiều tượng Bác hơn cả Mexico là Nga. Tại đất nước rộng lớn này, chúng tôi thống kê có ít nhất 3 tượng Bác ở các thành phố Mátxcơva, Saint Petersburg và Ulyanovsk.
Tại Thủ đô Nga, tượng đài Bác với hình thức là một bức phù điêu rất lớn, chất liệu bằng cao 5m, đặt trên bệ cũng bằng đồng dài 6m, dày 0,5 mét có khắc hàng chữ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” bằng tiếng Nga được khánh thành năm 1990, năm Bác được UNESCO vinh danh là Anh hùng giải phóng dân tộc – Danh nhân văn hoá kiệt xuất.
Tác giả bức tượng là Nghệ sĩ điêu khắc Nhân dân Liên Xô V. Tsigal, người được giải thưởng Lênin và nhiều giải thưởng quốc gia, viện sĩ Viện Hàn lâm mỹ thuật Liên Xô.
Thành phố Ulyanovsk (quê hương Lênin) đặt tượng Bác trên đại lộ mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 2007. Bức tượng bán thân này do tỉnh Nghệ An, địa phương kết nghĩa với Ulyanovsk, tặng thành phố bạn.
Trong khi đó, ở cố đô Nga Saint Peterbourg, tượng Bác được khánh thành trong khuôn viên Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Quốc gia Saint Petersburg dịp sinh nhật Bác và Khai trương Viện năm 2010. Bức tượng này do Sứ quán ta trao tặng cho Viện và được đặt quay đúng về hướng Tổ quốc Việt Nam.
Tại Pháp, tượng Bác được dựng trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Sống (là bảo tàng ca ngợi các vĩ nhân đã để lại những dấu ấn lịch sử sâu đậm, tác động và có sức ảnh hưởng to lớn đến thế giới) thuộc thành phố Montreuil từ ngày 19/5/2005. Tượng cũng dựa theo mẫu của nhà điêu khắc nổi tiếng Trần Văn Lắm và được bố trí trong một không gian nhiều tre, trúc, cây xanh đậm chất Việt Nam.
Ở Hungary, đài tưởng niệm Hồ Chí Minh được dựng tại công viên thành phố Zalaegerszey từ năm 1976, thể hiện hình tượng Bác trong bộ quần áo nâu giản dị.
Tại Châu Phi, năm 2003, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được dựng lên trang nghiêm giữa quảng trường mang tên Người tại Thủ đô Antananarivo của Madagascar. Bức tượng này bằng đồng đặt trên bệ đá hoa cương, cao 3,4m do nhà điêu khắc Lê Đình Bảo thiết kế năm 2001. Bên dưới có tấm biển đồng khắc câu: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Tại châu Á, các nước Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Mông Cổ, Philippinnes đều dựng tượng Bác Hồ.
Ở Cancutta, Ấn Độ
Ở Cancutta, Ấn Độ.
Ở Ấn Độ, tượng Bác được đặt tại công viên nằm ở điểm cắt giữa đường Hồ Chí Minh và đường Jawaharlal Nehru, thành phố Cancutta. Còn tại Thái Lan, tượng bán thân Bác cao 1,1m do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam trao tặng ngày 12/10/2011 đã được đưa vào đặt trang trọng tại bản Mạy, huyện Mương, tỉnh Nakhonphanom, nơi Bác Hồ hoạt động năm 1928.
Tại tiền sảnh Bảo tàng Văn minh châu Á, Singapore, tháng 10 năm 2011, bức tượng bán thân của Bác được đặt với sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam. Trước đó, ở đây cũng đã đặt bia tưởng niệm Người.
Ở Philippines, tượng Bác được khai trương 27/10/2011, tại công viên ASEAN với sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Theo một tài liệu thì tại nước này có đến 4 địa điểm có tượng Bác Hồ.
Còn ở Mông Cổ, tượng Bác cũng sử dụng mẫu bán thân mà nhà điêu khắc Trần Văn Lắm sáng tác.
Hoằng Minh tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét