Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Việt Nam lần đầu tiên lên án Trung Quốc xâm lược

Việt Nam lần đầu tiên lên án Trung Quốc xâm lược

Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc tại Diễn đàn Shagri-La (REUTERS)
Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc tại Diễn đàn Shagri-La (REUTERS)
Phải chăng Việt Nam đã ý thức được nhu cầu thành lập một mặt trận chung đối phó với tham vọng bá quyền của Trung Quốc? Lời kêu gọi của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng “xây dựng lòng tin chiến lược” vì hòa bình ở châu Á, nhân cuộc đối thoại an ninh khu vực cuối tuần qua tại Singapore được giới phân tích ghi nhận có một số lập trường mới.
Cụ thể, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân vật lãnh đạo hành pháp Việt Namcông khai hóa tranh chấp tại Biển Đông và hoan nghênh sự hiện diện của siêu cường Hoa Kỳ trong khu vực.  
Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La do viện nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS tổ chức hàng năm tại Singapore. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được vinh dự đọc bài tham luận đề dẫn trong ngày khai mạc 31/05/2013. Bằng lời lẽ ngoại giao, thủ tướng Việt Nam không chỉ đích danh Trung Quốc là thủ phạm nhưng ông khẳng định “tình hình Biển Đông phức tạp… do sức mạnh đơn phương, do những đòi hỏi áp đặt của cường quyền”.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo là ASEAN cần phải “đoàn kết nếu không muốn tự đánh mất”. Giới phân tích ghi nhận phái đoàn Trung Quốc lần này không dám lên giọng. Rút kinh nghiệm bị cô lập trong lần hội thảo trước, trưởng đoàn là Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc cố tránh gây phản cảm nhưng vẫn khẳng định “ chủ quyền và quyền tuần tra tại Nam hải ” trong đường lưỡi bò.
Trong khi đó, trưởng đoàn Hoa Kỳ, bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel một lần nữa xác quyết chiến lược “tái phối trí” tại Châu Á Thái Bình Dương, sẽ đem vũ khí tối tân sang khu vực, sẽ tôn trọng lời cam kết bảo vệ đồng minh trước đe dọa của Bắc Kinh.
Theo nhận định của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia chính trị quốc tế đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ thì đây là lần đầu tiên “người lãnh đạo hành pháp cao cấp nhất của Việt Nam công khai hóa tranh chấp Biển Đông và tuy gián tiếp, đã lên án Trung Quốc là cường quyền”. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh đến thông điệp của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đặc biệt lưu ý khả năng “xảy ra tính toán say lầm”.
Liệu trận thế “bạn thù” tại Châu Á - Thái Bình dương đã hiện rõ hay chưa qua các thông điệp của Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc tại Shangri-La? Khi gia tăng hoạt động bạo lực tại Biển Đông, Bắc Kinh mưu toan gì? Mỹ đối phó ra sao và Washington đã thể hiện quan điểm như thế nào? Và Việt Nam cần phải làm gì bên cạnh những lời tuyên bố được đánh giá cao của ông Nguyễn Tấn Dũng? RFI đặt câu hỏi với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ. 
RFI : Thưa giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, đối thoại an ninh khu vực Shangri-La tại Singapore đã kết thúc vào cuối tuần qua. Qua tuyên bố của Hoa Kỳ, Việt Nam và Trung Quốc thì chúng ta có thể diễn giải như thế nào quan điểm chính xác nhất của mỗi bên, bên cạnh những tuyên bố có tính phô trương hoặc ngoại giao ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Quan điểm của Việt Nam rất rõ : Một là Việt Nam theo đuổi chính sách quốc phòng tự vệ, không liên minh với nước này chống nước kia, không chấp nhận căn cứ quân sự ngoại quốc. Hai là Á châu - Thái Bình Dương đủ rộng cho sự tham dự của các cường quốc. Sự tham dự của Trung Quốc và Mỹ đều đáng hoan nghênh nếu họ nhận trách nhiệm đóng góp vào hoà bình, thịnh vượng, và an ninh khu vực. Điểm thứ ba, tranh chấp chủ quyền Biển Đông đe dọa an ninh khu vực và quyền lợi mọi nước; điểm thứ tư là Trung Quốc cần chấm dứt các hành động đơn phương, các đòi hỏi phi lý, trái luật pháp quốc tế, các áp đặt có tính cách cường quyền. Cuối cùng, ASEAN cần đoàn kết, và cảnh báo “một ASEAN thiếu thống nhất sẽ tự đánh mất vị thế và không có lợi cho bất cứ một ai, kể cả các nước ASEAN và các nước đối tác.” 
Quan điểm của Trung Quốc cũng rõ : 1) Trung Quốc tiếp tục xác định chủ quyền của mình trong vùng tranh chấp; 2) Trung Quốc đồng ý giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; 3) Trung Quốc không nhượng bộ vô điều kiện. Không nhượng bộ vô điều kiện không có nghĩa là không nhượng bố dưới bất cứ tình huống nào. Gộp điều 1 với điều 3, đây là cách nói nước đôi của Trung Quốc 
Quan điểm của Mỹ : 1) Chính sách tái phối trí chiến lược hướng về Á châu-Thái Bình Dương thể hiện dự đồng thuận lưỡng đảng. Đó là một “cam kết bền vững” (enduring commitment) được thể hiên bẳng những hành động cụ thể. 2) Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng không ảnh hưỡng gì đến việc thực hiện cam kết này. . 3) Hoa Kỳ sẽ chuyển thêm các vũ khí tối tân và sẽ gia tăng khả năng tác chiến của mình sang Á châu-Thái Bình Dương.4) Các nước đối tác của Hoa Kỳ phải vững tin vào mối liên hệ song phương với Hoa Kỳ và những cam kết của Hoa Kỳ đối với họ và đối với khu vực Á châu Thái Bình Dương, kể cả các hiệp ước liên minh mà Hoa Kỳ đã ký kết như với Nhật Bản và Phi Luật Tân. 5) Hoa Kỳ cảnh báo và quan tâm đến tiềm năng có thể xảy ra những tính toán sai lầm hoặc các khủng hoảng phát sinh từ những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ / lãnh hải trong khu vực này. 
RFI : Việt Nam có tận dụng được diễn đàn quốc tế Shangri La này để bảo vệ chủ quyền của mình?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Diễn đàn quốc tế nói chung và diễn đàn Shangri-La vừa qua là nơi để cất lên tiếng nói nhằm tranh thủ hậu thuẫn quốc tế cho lập trường của mình chứ không phải là một dụng cụ chính để bảo vệ chủ quyền. Dụng cụ bảo vệ chủ quyền thì có nhiều thứ, là quân sự là ngoại giao.  
RFI : Giáo sư phân tích bài diễn văn của ông Dũng như thế nào, rõ ràng hay nước đôi ? Hà Nội có thu hút được hậu thuẫn từ Mỹ và trong Asean, Việt Nam có tìm được "đồng minh" nào chăng hay là lập trường của Việt Nam bị xem là "không đáng tin cậy"?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Trong bài diễn văn quan trọng, ông Dũng đã nói hết được lập trường của Việt Nam một cách có hệ thống và rõ rệt. Ông nói những điều cần nói. So với những lần trước, phát biểu của ông Thủ Tướng Việt Nam có hai điều mới. Thứ nhất, công khai hoá tranh chấp Biển Đông phát xuất từ một nhà lãnh đạo hành pháp cao cấp nhất của Việt Nam trước một diễn đàn quốc tế và trước sự hiện diện của đại diện Trung Quốc.
Thứ hai, tuy không nêu đích danh, nhưng trước một diễn đàn quốc tế và trước sự hiện diên của đại diện Trung Quốc, nhà lãnh đạo Việt Nam công khai chỉ trích Trung Quốc về “những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái luật quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền,” và về sự cạnh tranh và can dự “mang những toan tính chỉ cho riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật quốc tế, thiếu minh bạch.”
RFI : Phản ứng của Trung Quốc tại Shangri La có những điểm nào cần phản "để ý" và dự báo chuyện gì xảy ra trong tương lai ? 
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Trung Quốc không phản ứng sỗ sàng và mất bình tĩnh như lần trước. Họ muốn biểu lộ một cung cách ứng xử ôn hoà bề ngoài, nhưng cương quyết bảo vệ lập trường của mình. Họ đã nhận chân được khả năng và quyết tâm của Mỹ và những phản ứng bất lợi của ASEAN trước các hành động quá đáng của họ. Chuyện gì xảy ra trong tương lai tùy thuộc vào nhận định của Trung Quốc về quyết tâm của Mỹ và khả năng đoàn kết của ASEAN. Họ đã biết như vậy. 
RFI : Quan hệ Mỹ-Việt qua thông điệp Sangri-la?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Thông điệp Shangri-La của Việt Nam cho Mỹ là Việt Nam công nhận Mỹ là “một cường quốc Thái Bình Dương” nghĩa là có quyền tự nhiên tham dự vào chính trị của khu vực này. Việt Nam trông đợi Mỹ và Trung Quốc hợp tác với điều kiện sự hợp tác ấy “tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, . . . đóng góp thiết thực vào hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung.”
Thông điệp của Mỹ cho Việt Nam là 1) Cam kết của Mỹ là một sư “cam kết bền vững” (enduring commitment). Ngân sách cắt giảm không ảnh hưởng đến sự thực hiện cam kết này. Mỹ đã có những hành động cụ thể để thi hành cam kết này. 2) Đối với Việt Nam , Mỹ đang tăng cường hợp tác về nhiều phương diện kể cả vấn đề an ninh hàng hải. 3) Mỹ cam kết tôn trọng các hiệp ước liên minh với các quốc gia đồng minh của Mỹ.
RFI : Khả năng xảy ra đụng độ tại Biển Đông ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Ông Chuck Hagel đã nói , cũng như trước đây ông Phùng Quang Thanh cũng đã nói là nếu không có tự chế thì xung đột tại Biển Đông có thể xảy ra, có thể nhỏ thôi nhưng không thể nói chắc là không xảy ra. Bởi vì nó tùy thuộc vào nhiều chuyện lắm, có thể là sự tính lầm của những người ngay tại chiến trường tạo ra phản ứng quân sự dẫn đến xung đột.
RFI : Vì sao Trung Quốc gia tăng hoạt động, đưa tàu hải giám, tàu quân sự trá hình tại Biển Đông ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Trung Quốc đã vạch ra « đường lưỡi bò », họ sẽ kiểm soát càng nhiều càng tốt. Hành động của Trung Quốc chúng ta thấy là tiến nhiều mà (đụng) phản ứng thì bớt lại rồi lại tiếp tục làm … họ làm cho đến khi xong mới thôi. Tôi lấy một thí dụ giản dị như vào thời chiến tranh lạnh, trước khi có bức tường Bá Linh thì hai bên (Nga- Mỹ) tìm cách can thiệp lẫn nhau.
Mỹ bảo nếu « bên Đông Âu có nổi dậy thì Mỹ can thiệp nhưng khi Hungari nổi dậy thì Mỹ không can thiệp gì cả. Còn Nga thì tìm cách lấn lướt, xâm nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ hay Hy Lạp (những đồng minh của Mỹ) nhưng không thành công thì thôi cho đến khi mà bức tường Bá Linh nó chặn lại thì hai bên mới chấp nhận đây là cái « nguyên trạng » không thể thay đổi được. Hiện nay, Trung Quốc đang tìm cách « thay đổi nguyên trạng » để tạo thuận lợi cho họ. Phía bên này cũng phải tìm cách chống đỡ thôi. Không chống đỡ thì Trung Quốc sẽ tiến tới.
RFI : Việt Nam phải có những biện pháp chống đỡ cụ thể ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Không những Việt Nam phải chống đỡ mà ASEAN và Mỹ cũng phải có biện pháp vì phải có hai lực lượng đó thì mới có thể chế ngự được hành động lấn lướt của Trung Quốc. Thiếu một trong hai thì không làm gì được. 
RFI : Việt Nam phải làm gì để bảo vệ chủ quyền sau những lời tuyên bố công khai hóa xung khắc tại Biển Đông ?
Tại Việt Nam, không ít những người quan tâm đến vận mệnh đất nước hoan nghênh bài tham luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên phê phán chính sách bá quyền của Trung Quốc, lần đầu tiên công nhận vai trò siêu cường của Hoa Kỳ và nhu cầu đoàn kết trong khối ASEAN để bảo vệ quyền lợi chung đang bị đe dọa.
Tuy nhiên, công luận trên mạng lấy làm tiếc rẻ là ông Nguyễn Tấn Dũng không công khai hóa tại diễn đàn Shangri La tình trạng ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, sát hại ngay trên ngư trường của Việt Nam. Họ kêu gọi giới lãnh đạo dứt khoát dẹp bỏ « 16 chữ vàng » để « xây dựng lòng tin với chính nhân dân Việt Nam » .
Cụ thể, cộng đồng mạng kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp biểu tình. Hãy trả tự do cho những công dân, những blogger, những sinh viên vì lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lược mà bị giam cầm trong các nhà tù Việt Nam với những bản án nặng nề như trường hợp 14 thanh niên Thiên chúa giáo ở Vinh, như trường hợp Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ, Việt Khang, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên ...

RFI

=========

Trung Quốc “phát sốt” vì tên lửa đánh chặn trên tầng khí quyển của Ấn Độ

Tờ “Deccan Chronicle” của Ấn Độ ngày 04/06 cho biết, trong một cuộc phỏng vấn của báo giới, Tiến sĩ Bender - Tân chủ tịch của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ cho biết, nước mày hiện đã phát triển thành công tên lửa đánh chặn trên tầng khí quyển.

Ông Bender cho biết, sang năm 2014, Ấn Độ sẽ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) quốc nội cho thủ đô New Dehli, nâng cao năng lực đánh chặn toàn diện chống lại các tên lửa đạn đạo tấn công vào thủ đô New Dehli, bảo đảm an toàn cho thủ đô trước các cuộc tập kích từ trên không gian.
Sau New Dehli, tất cả các thành phố lớn của Ấn Độ đều được triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa quốc nội này. Vị Tân chủ tịch của DRDO còn tiết lộ với báo giới, đây là hệ thống đánh chặn tên lửa 2 tầng độc nhất vô nhị khi sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn tầm cao và tầm thấp.
Mấy năm gần đây, Ấn Độ nỗ lực phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, tăng cường hợp tác công nghệ với một số cường quốc và tổ chức quân sự như: Nga, Israel, NATO... Hiện nay, cơ bản là Ấn Độ đã làm chủ được công nghệ đánh chặn tên lửa đạn đạo ở các độ cao khác nhau và đã phát triển được 2 loại tên lửa đánh chặn trên và dưới tầng khí quyển.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga cũng có khả năng đánh chặn tên lửa cực tốt
Hệ thống phòng không S-400 của Nga cũng có khả năng đánh chặn tên lửa cực tốt

1 loại được Ấn Độ thử nghiệm công khai cuối năm 2006 trên cả 3 phương tiện phóng trên không, trên biển và mặt đất. Đây là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao đánh chặn tên lửa đạn đạo trên tầng khí quyển (PAD). Loại thứ 2 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp đánh chặn tên lửa đạn đạo dưới tầng khí quyển (AAD).
Từ năm 2006 đến nay, Ấn Độ đã liên tục tiến hành hơn 10 cuộc thử nghiệm 2 hệ thống này. Các quan chức Ấn Độ cho biết, đa số các lần thử nghiệm này đạt kết quả thành công mỹ mãn, có thể nói rằng Ấn Độ đã trở thành nước thứ 4 sau Mỹ, Nga và Israel độc lập nghiên cứu, làm chủ công nghệ và hoàn tất triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa.
Mỹ hiện đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao, đoạn cuối THAAD và Patriot suốt từ nam chí bắc. Các hệ thống đánh chặn tên lửa đoạn giữa, phóng từ mặt đất này sẽ bảo vệ các mục tiêu trọng yếu trên toàn lãnh thổ Mỹ. Còn Israel cũng đang triển khai 2 hệ thống đánh chặn tên lửa là Iron Dome và Arrow.
Mô hình đánh chặn tên lửa từ tàu chiến của Mỹ và một số đồng minh
Mô hình đánh chặn tên lửa từ tàu chiến của Mỹ và một số đồng minh
Về phần Nga, tuy tiếng tăm của các hệ thống phòng thủ tên lửa của họ không nổi như Mỹ nhưng về thực chất họ cũng không hề kém cạnh, thậm chí còn nhỉnh hơn cả Mỹ. Hiện họ đang bảo vệ Moscow và các tỉnh thành lớn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa cực mạnh được nghiên cứu dưới thời Liên Xô cũ là hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 “Amur”, A-235 “Самолет-М” kết hợp với các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến là S-300, S-400, sau này sẽ thêm S-500.
Triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tại thủ đô và các thành phố lớn hiện đang là mục tiêu tối quan trọng của rất nhiều cường quốc quân sự trên thế giới và Ấn Độ cũng không phải là ngoại lệ. Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng Ấn Độ cũng không hề kém cạnh các cường quốc khi đã hoàn tất cả 2 hệ thống đánh chặn tên lửa trên và dưới tầng khí quyển.
Ngày 27/01/2013, Trung Quốc cũng tuyên bố thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ phóng trên mặt đất, đánh chặn tên lửa đạn đạo giai đoạn giữa. Thế nhưng các chuyên gia Mỹ phân tích, hệ thống này của Trung Quốc còn xa mới so được với 2 hệ thống TMD và NMD của Mỹ, chặng đường hoàn thiện các hệ thống này sẽ còn rất dài.
Tất cả tên lửa đạn đạo Trung Quốc đều bị vô hiệu hóa 
Tất cả tên lửa đạn đạo Trung Quốc đều bị vô hiệu hóa  
Nếu sang năm 2014, Ấn Độ hoàn tất triển khai 2 hệ thống phòng thủ tên lửa của mình thì người Trung Quốc lại phải nhìn đối thủ đi trước một bước. Ấn Độ đang ngày càng trở thành một đối trọng không hề kém cạnh Trung Quốc. Sau khi đã rất lo lắng về sự phát triển vũ bão của hải quân và không quân của New Dehli, giờ Bắc Kinh lại thêm một nỗi ưu phiền nữa.
Trung Quốc đang lo lắng, với khả năng đánh chặn trên tầng khí quyển từ các phương tiện trên không, trên biển và mặt đất, tất các các loại tên lửa đạn đạo của họ sẽ bị Ấn Độ vô hiệu hóa, thậm chí nếu xảy ra chiến tranh thì tất cả các vệ tinh đều có thể sẽ bị phá hủy. Lúc đó toàn bộ các phương tiện tác chiến và vũ khí công nghệ cao dẫn đường bằng vệ tinh của Trung Quốc sẽ trở thành vô dụng.
Theo Nguyễn Ngọc

An ninh thủ đô

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét