Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

CHÂN DUNG TỰ HOẠ-DƯƠNG NGHIỆP CHÍ

CHÂN DUNG TỰ HOẠ

Category: , Tag:
11/04/2007 01:07 pm
Tại sao lại có chuyện "khai báo lý lịch" ở đây nhỉ? Xin thưa , cho đến năm nay (2007) tất cả các bạn HS lớp ta đều lục tuần có lẻ, nói như bạn Hữu Hùng thì đều sắp "lên ngồi bàn thờ bán hoa quả"cả rồi. Không kể trường hợp bạn Nguyễn Tuấn Phương mất quá sớm và quá nhanh, thì những ngày gần đây "tốc độ" có vẻ...không bình thường. Này nhé, bạn Việt Thường, Bạn Tiến Nguyên, ...trên ta 1 lớp có Xuân Dũng, toàn ra đi đột ngột. Nói như thế để chúng mình bình tĩnh đón nhận mọi quy luật của tạo hoá. Để sống những ngày còn lại thêm ý nghĩa cho bản thân , cho gia đình và cho cộng đồng. Trong dòng suy nghĩ như thế chăng, mà ban Liên lạc của Lớp đã có sáng kiến kêu gọi các thành viên trong Lớp viết hồi ký, tự "hoạ chân dung" ( Tự do về suy nghĩ và về phong cách)...để tập hợp lại in thành sách. Hướng ứng sáng kiến này nhiều bạn đã gửi"tác phẩm" về cho bạn Nguyên Hân "biên tập" . Bạn Nguyên Hân, sau khi tham khảo ý kiến của các tác giả, đã cho công bố trên Blog của Lớp ta. Tôn trọng"bản quyền tác giả" chúng tôi giữ nguyên văn, không sửa chữa 1 chữ nào. Rất mong các tác giả và các bạn thông cảm. Nếu có ý kiến gì xin liên hệ với chúng tôi để hiệu đính cho chính xác . Dưới đây là "chân dung" bạn Dương Nghiệp Chí ! Mời các bạn cùng xem .(BĐH)

DƯƠNG NGHIỆP CHÍ
Bản lý lịch tự khai
(Theo yêu cầu của Ban liên lạc lớp bạn học Quế Lâm)
___________________

I. Tóm tắt thời gian học ở Quế Lâm- Nam Ninh (Trung Quốc):
Cuối năm 1951, tôi trong tốp 50 ng­ười bổ sung sang Tâm Hư­ (Nam Ninh, Trung Quốc), tiếp đó đi Quế Lâm học khoảng hơn 1 năm, biên chế tại đại đội 3, rồi chuyển sang đại đội 4. Tiếp tục, toàn bộ chúng tôi chuyển về học tại khu học xá Nam Ninh để trư­ờng thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm tiếp đón các bạn mới từ Lư­ Sơn về. Tôi học ở Nam Ninh tới năm 1957, sát nhập với các lớp học sinh từ Quế Lâm chuyển về. Từ đó tôi bắt đầu cùng học với các bạn như­: Nguyên Hân, Trung Hùng, Hữu Lý, Nh­ư Thanh, Thế Long, Hồng Sĩ, Quốc Khải, Minh Đức, Tạ Minh, Lệ Tiến, Ngọc Trâm, Thanh Mai, Nguyệt ánh, Nguyệt Nga, Lệ Thủy, … Rất nhiều kỷ niệm đẹp cùng các bạn từ đấy. Sau một học kỳ, cả trường khu học xá Nam Ninh giải thể chuyển về nư­ớc. Tôi lại cùng nhiều bạn Quế Lâm học từ học kỳ II lớp 8 đến hết lớp 10 tại tr­ường cấp III Chu Văn An (Hà Nội). Chính các bạn đã giúp tôi trư­ởng thành nhờ tình cảm đẹp, lối sống chân thành, vị tha và không vị kỷ. Cứ nhớ tới các bạn, trong đó có vợ tôi (Trần Lệ Tiến), lại có thêm sức mạnh để sống, lại giảm thiểu lỗi lầm. Cái thời của chúng ta, sống trong sáng như­ pha lê. Suy cho cùng, chính sự trong sáng ấy lại là nền tảng cho cả cuộc đời.
II Phần chung của lý lịch
1. Họ và tên: Dương Nghiệp Chí
Sinh ngày: 23/11/1941
2. Nơi sinh: Tp Hồ Chí Minh
Nguyên quán: Vân Đình - ứng Hoà - Hà Tây
3. Họ và tên vợ: Trần Lệ Tiến, tức Bùi Lý Lệ Lan
Sinh ngày: 20/11/1941; Mất ngày: 18/05/1968
Từ năm 1973 đến nay có lần l­ợt 2 ngư­ời vợ kế, đều đ­ược coi là bạn đời nếu sống hoà hợp với nhau, không có con chung với vợ kế (đã chia tay người vợ kế đầu vì không hợp nhau).
4. Họ và tên con đẻ: con trai Dư­ơng Thanh Tùng
Sinh ngày: 09/05/1968
Hiện nay là phó giám đốc Trung tâm chính trị - thời sự, Đài truyền hình Tp Hồ Chí Minh (đã có 02 con trai sinh đôi, là cháu nội của tôi).
5. Các chức vụ cao nhất đã qua: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, Phó Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam; Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam khoá I.
6. Trình độ văn hoá: Giáo s­ư - tiến sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành giáo dục thể chất.
III Một số đặc điểm về lý lịch
1. Tác phẩm chuyên môn để lại: 16 cuốn sách giáo khoa và chuyên khảo dành cho các tr­ường Đại học TDTT (về điền kinh, đo lường thể thao, xã hội học TDTT, quản trị kinh doanh TDTT, thể dục thể thao giải trí…)
2. Những công việc khó quên nhất :
- Quá trình chuẩn bị và dẫn đầu Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Asiad tại Bắc Kinh năm 1990, góp phần bắc nhịp cầu ngoại giao tiến tới bình thư­ờng hoá quan hệ Việt - Trung (xin xem “Ngày tết kể chuyện thể thao Việt Nam làm ngoại giao”, Tạp chí thể thao, số chào Xuân Đinh Hợi 2007, trang 32).
- Với tư­ cách Viện trư­ởng Viện Khoa học TDTT đã chủ trì xây dựng thành công hệ thống điện tử xử lý thông tin thi đấu tại SeaGames 22 tổ chức tại Việt Nam, đư­ợc Quốc tế thừa nhận (tôi được thưởng huân chư­ơng lao động tuy chỉ hạng 3 về sự kiện này, như­ng dù sao cũng là kỷ niệm lao động trong 3 năm cùng với nhiều anh em nghề điện tử và tin học).
- Chủ trì xây dựng chương trình Quốc gia tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam (tới nay đã 6 năm chuẩn bị).
3. Niềm vui lớn nhất: sự trư­ởng thành và hạnh phúc của con trai Dương Thanh Tùng.
4. Nỗi đau lớn nhất: cái chết của ngư­ời vợ Trần Lệ Tiến mang theo tình yêu đầu xuyên suốt 7 năm, để lại đứa con trai 9 ngày tuổi.
5. Quan niệm về tiêu chí cuộc sống con người: Sự hài hoà về chính trị (chuyên môn), kinh tế và gia đình (bằng hữu).
6. Sở thích: văn học – nghệ thuật, phim hành động, chơi tenis, xem bóng đá.
7. Điểm mạnh: đủ nghị lực làm việc thay cho những ngư­ời đã khuất.
8. Điểm yếu: số đào hoa và thư­ơng ng­ời.
9. Bậc đàn anh kính phục nhất: Anh Vũ Kỳ, thư­ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
10. Niềm tin lớn nhất: sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
11. Nguyện vọng tới cuối đời: chết thanh thản như sống.
Cuối cùng tôi muốn nhắc tới ng­ời bạn đ­ược vợ tôi báo mộng - bạn Thanh Mai. Nhờ báo mộng cho Thanh Mai, đã giúp tôi tìm lại mộ của vợ đ­ược chuyển từ nghĩa trang Văn Điển đến nghĩa trang Yên Kỳ mà tôi không biết (do tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975, tới năm 1985 mới chuyển ra Hà Nội). Tôi nhắc tới chuyện này, vì d­ường như­ giữa chúng ta, những ng­ười bạn thời Quế Lâm, hiện hữu cả mối liên hệ tâm linh ngay cả sau khi từ trần. Các bạn thân mến, chúng ta sống sao cho sau khi quy tiên, phần hồn vẫn tồn tại để phù hộ cho những ng­ười thân, cho sự giàu mạnh của dân tộc.(hết)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét