Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Liberty Reserve rửa tiền như thế nào?

Liberty Reserve rửa tiền như thế nào?

(Petrotimes) - Tư pháp Mỹ hôm 28/5 đã công bố “vụ rửa tiền lớn nhất nước Mỹ”, qua việc truy tố công ty ngoại hối Liberty Reserve và bảy người lãnh đạo công ty này, bị kết tội đã “rửa” 6 tỉ USD trong vòng 7 năm. 
Công tố viên Preet Bharara trình bày kết quả điều tra về công ty Liberty Reserve 28/5/2013
Công ty này được thành lập năm 2006, đăng ký hoạt động tại Costa Rica, là một cơ sở chuyển tiền điện tử hoạt động hết sức tích cực.
Công ty Liberty Reserve sử dụng loại tiền điện tử “LR”, giúp gởi tiền cho bất kỳ ai và bất cứ nơi nào trên thế giới mà không để lại dấu vết, đứng ngoài mọi quy định. Liberty Reserve được sử dụng tại nhiều nước trong đó có Nigeria, Trung Quốc và Mỹ.
Theo công tố viên Manhattan, Preet Bharara, thì công ty này đã trở thành “nơi chu chuyển tài chính của tội phạm mạng”, từ mạo nhận danh tính cho đến ấu dâm, buôn ma túy và giả mạo thẻ tín dụng. Mạng lưới này có trên một triệu người sử dụng, trong đó có 200.000 người tại Mỹ, và đã tiến hành 55 triệu giao dịch trong 7 năm qua, và “hầu như tất cả đều bất hợp pháp”. Tổng cộng có 6 tỉ USD đã được “rửa” qua Liberty Reserve.
Ông Bharara nói thêm: “Liberty Reserve chủ yếu là một ngân hàng cho thị trường chợ đen”. Các máy chủ đặt tại Thụy Điển, Thụy Sĩ và Costa Rica, cũng như tên miền này đã bị đóng. Cuộc điều tra được lực lượng an ninh của 17 quốc gia tiến hành, và theo công tố viên Manhattan, thì đây là “vụ rửa tiền quốc tế lớn nhất nước Mỹ từ trước đến nay”. Bảy lãnh đạo của Liberty Reserve đã bị truy tố, năm người đã bị bắt hôm 24/5 tại Tây Ban Nha, Costa Rica, New York, hai người còn lại đang bị truy lùng tại Costa Rica.
Sơ đồ đường đi của tội phạm rửa tiền
Theo Viện Công tố, thì các giao dịch thông qua Liberty Reserve là “nặc danh và không thể lần ra được”. Mờ ám hơn nữa, những người sử dụng mạng lưới chuyển tiền này không thể gởi hay nhận tiền trực tiếp, mà phải thông qua một trung gian.
Người sáng lập Liberty Reserve là Arthur Budovsky, 39 tuổi, sống tại Hà Lan, từng bị lãnh án tại New York năm 2006 vì toan tiến hành hoạt động tương tự, mang tên “Gold age”. Năm 2011, ông ta đã từ bỏ quốc tịch Mỹ để nhập tịch Costa Rica, “nhằm trốn tránh luật pháp Mỹ” – theo như bản luận tội.
Cơ quan chức năng cũng phong tỏa năm tên miền trong đó có tên Liberty Reserve, và bốn trang web trung gian do các bị cáo kiểm soát, 35 trang web khác bị truy tố về mặt dân sự. Ngoài ra 45 tài khoản ngân hàng cũng bị tịch biên hay phong tỏa.
Ngân khố Mỹ cũng điểm mặt chỉ tên Liberty Reserve là “một định chế mà mục tiêu hàng đầu là rửa tiền”. Đây là lần đầu tiên Ngân khố Mỹ tiến hành các biện pháp đối phó với một mạng lưới chi trả ngoại hối điện tử hay “tiền ảo”.
David Cohen, Thứ trưởng phụ trách đấu tranh chống tài trợ cho khủng bố của Mỹ tuyên bố: “Ngân khố quyết tâm bảo vệ hệ thống tài chính Mỹ khỏi bọn tội phạm mạng và các nhân tố bất hảo khác trên không gian ảo, đặc biệt là các định chế ngoại quốc tạo điều kiện cho tội phạm trên mạng và hy vọng tránh né được các quy định”.
Hệ thống Liberty Reserve sụp đổ
LR là viết tắt của Liberty Reserve, là một ngân hàng online giống như Paypal, LR đến nay đã đạt được uy tín khá cao đối với cộng đồng MMO (Make Money Online – kiếm tiền trực tuyến) nói riêng và người dùng online nói chung.
Hầu hết các hình thức MMO đều hỗ trợ thanh toán qua LR, và người dùng chọn LR bởi bảo mật tốt, không rắc rối Limit như Paypal, dễ quản lý và giá LR bán ra cũng cao hơn PayPal khá nhiều. Là một hệ thống payment system được coi là bảo mật tốt và an toàn nhất hiện nay.
Liberty Reserve có nhiều ưu điểm so với các hệ thông payment khác là tính bảo mật rất cao, ẩn danh với nhiều mức level security như yêu cầu mã PIN khi log in vào tài khoản, yêu cầu phải nhập Master Key khi send money, do vậy đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tài khoản của khách hàng. LR được giới Underground (Thế giới ngầm) sử dụng như một giải pháp để rửa tiền.
Nh.Thạch (Theo AP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét