Phạm Chiến
Lâu nay khi đánh giá một con người trong một công việc nhất định người ta thường lấy trách nhiệm làm tiêu chí hàng đầu. Nói như vậy không phải là cố tình xem thường những yếu tố khác trong việc đánh giá năng lực, trình độ của một cá nhân cụ thể bởi như một vị lãnh đạo nọ (Cho phép tôi không nêu tên) đã từng nói: "Chưa bao giờ cán bộ thiếu trách nhiệm như bây giờ". Việc cán bộ ăn cắp thời gian của nhà nước xảy ra tại không ít những cơ quan nhà nước và thay vì làm việc thì người ta đang dành thời gian ấy phục vụ cho những mục đích không được chính đáng lắm. Vì vậy nên trong bài viết: “Mày giả vờ làm việc, tao giả vờ trả lương!”của Tony Judt, Phan Trinh dịch đã không ngần ngại đưa ra những dẫn chứng về vấn nạn này.
Trong khi lương nhà nước vấn phải trả đều, thậm chí còn tăng lương nhưng năng suất lao động lại không hề tăng và đáng buồn hơn những người lao động thực sự để đóng những khoản tiền tích góp được vào những khoản thuế để trả lương cho họ sẽ thấy chạn lòng, bức xúc và phẫn nộ. Chúng ta luôn và sẽ luôn bênh vực cho những cái đúng, những cái thuộc về chân lý nhưng chúng ta cũng thẳng thắn và công tâm khi nhìn những vấn đề thuộc kiểu này. Cái chấp nhận dù muộn đi chăng nữa nhưng nó cũng nói lên quyết tâm đổi thay để phát triển đi lên. Trong khuôn khổ bài viết, tôi xin trích dẫn bài viết “Mày giả vờ làm việc, tao giả vờ trả lương!” như một dấu hiệu chấp nhận những thực trạng xấu của xã hội hôm nay. Xin trân trọng giới thiệu cũng bạn đọc. Chỉ lưu ý với mọi người rằng, mọi cái xấu hiện nay chỉ dừng lại ở hiện tượng, chưa nên quy kết thành những vấn đề mang tính bản chất. Mà đã là hiện tượng thì dù có lâu đi chăng nữa những chúng ta hãy tin vào sự đổi thay theo hướng tích cực trong thời gian tới.
Xin cảm ơn!
Tờ Bangkok Post của Thái Lan, hôm 16/5, đưa tin hệ thống TV của Việt Nam cắt bỏ hai chương trình là đài BBC và CNN, trong khi các đài khác vẫn phát bình thường (như đài của Trung Quôc hay Nga, …). Còn kênh K+ liên doanh với Canal+ (Pháp) thì nhanh nhảu cắt 21 chương trình nước ngoài.
Bangkok Post bình luận rằng “… chính phủ độc đảng của Việt Nam tăng cường đàn áp tự do phát biểu”. Và do vậy, “các kênh truyền thông nước ngoài đều bị phát chậm lại nửa giờ để nhà cầm quyền có đủ thời gian cắt những nội dung ‘nhạy cảm’”…
Đó là việc làm vô ích. Ở Việt Nam, các kênh bằng tiếng nước ngoài chủ yếu phát trên hệ thống TV trả tiền. Do vậy, chỉ ở các thành phố hoặc vùng phụ cận chứ không phải tất các các hộ gia đình ở đây đều có thể tiếp cận được. Tỷ lệ người xem VTVcab – mà người ta đùa là hãng “taxi VTV” – không cao. Trong số tỷ lệ thấp này, số người hiểu được tiếng nước ngoài lại càng không nhiều. Với những người theo dõi và hiểu các kênh bằng tiếng nước ngoài thì TV không phải là kênh thông tin duy nhất, không có CNN, BBC trên “taxi VTV”, người ta có muôn vàn cách xem nếu họ muốn. Còn đối với đại đa số, “taxi VTV” có trưng CNN ra miễn phí cũng bằng thừa. Việc bưng bít thông tin như thế là hoàn toàn vô ích.
Hơn thế nữa, nếu ai theo dõi CNN và BBC bằng tiếng Anh sẽ thấy cả năm họ chẳng nhắc đến cái tên Việt Nam bao giờ, thậm chí bản tin thời tiết khu vực của họ cũng ít khi nhắc đến Việt Nam. Lo sợ của chính quyền Việt Nam là hoàn toàn thừa vì chắc còn lâu lắm Việt Nam mới thành tin tức trên những kênh này.
Nhưng sự cắt xén, xuyên tạc còn có cả trên các kênh giải trí. Nếu ai để ý một chút sẽ thấy những tình tiết trên phim có phụ đề tiếng Việt (như HBO, …) thiếu logic của mạch chuyện, vô lý, … chỉ vì sự bóp méo nội dung lời thoại của nhân vật. Tất cả những từ như “Soviet, Russian, KGB, Chinese, … Red” trong cảnh nào “không có lợi” đều bị cắt bỏ hoặc dịch xiên xẹo một cách có hệ thống. Nhiều người cho rằng dường như có sự chỉ đạo từ Nga và Trung Quốc. Rất tiếc, “taxi VTV” đã quên mất rằng thị trường, trên mạng Internet đầy những phim này với lời dịch đầy đủ.
Vì lý do gì mà “taxi VTV” cứ phải bảo vệ Nga Xô và Trung Quốc theo lối ‘bảo hoàng hơn vua’ như vậy?
Vẫn theo Bangkok Post, Quyết định 20 yêu cầu “các quảng cáo trên kênh nước ngoài phải được sản xuất tại Việt Nam”. Chắc đồng chí nào muốn thâu tóm chuyện làm quảng cáo trên những kênh này cho con cháu hoặc nhóm lợi ích làm truyền thông “sân sau” của VTV hiện nay, nhiều như nấm gặp mưa.
Thật là nực cười và ngu dốt.
Bangkok Post nhận xét “cơ quan nước ngoài sẽ cân nhắc việc rút khỏi những nơi không có kênh thông tin và giải trí nước ngoài”.
Chẳng cứ người nước ngoài, nếu “taxi VTV” cắt hết các chương trình thông tin, khoa học và giải trí của nước ngoài, thì “taxi VTV” cũng sẽ giải tán luôn vì chẳng ai điên lại đi trả tiền để xem “taxi VTV”.
Nhất Phương