Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

RAT KHO HIEU



Nhieu viec ma Viet Nam dang lam rat kho hieu, khong biet phai giai thich the nao?
???
ACE tham khao them.



Tầu mê Lưỡi Bò



Hai LP <ngochoaha33@gmail.com>


Khong hieu sao nguoi Tau me man mon " luoi bo" den vay? Gia nao Tap hip cung mua.




Hinh luoi bo moi nhat cua Han tac 
tren bien Dong.
T
Luoi bo " Made in China" ngay cang dai ra tu 9 doan thanh 10 doan.

Mot chu hieu banh chau Au da gioi thieu mon luoi bo dac
san cua minh.


Tre em Trung Quoc dang co luyen luoi dai nhu luoi bo de noi nghiep Tap Hip


Hay cat dut cai luoi tham lam nay cua Han tac!

Màu "đồng chí"...

Màu "đồng chí"...

(GDVN)- “Màu đồng chí” không chỉ đơn thuần là màu đỏ trên lá cờ mà còn là màu đỏ của máu hàng vạn người dân Việt Nam.
Trong thế giới động vật, Kỳ nhông được xem là bậc thầy về biến đổi màu sắc cơ thể. Trong các khoa học mà loài người nghiên cứu, chỉ có "Lịch sử" là luôn thay đổi màu sắc, chẳng thế mà người ta hay nói: “trang sử chói lọi của dân tộc” hay “thời kỳ đen tối của lịch sử” hay “thời hoàng kim của lịch sử” …
Không phải là thực dụng khi người ta nói: “Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có chủ quyền quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn”. Một khi chủ quyền quốc gia là tối thượng thì quan hệ bạn bè, đồng chí phải xếp vào hàng thứ yếu, những sự kiện đang xảy ra trên biển Đông khiến người ta phải hỏi: “Phải chăng quan hệ đồng chí trong con mắt giới lãnh đạo Trung Quốc cũng thay đổi màu sắc như Kỳ nhông?”
Gần hai ngàn năm trước, sau khi đem binh hùng tướng mạnh nhà Hán sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện đã tịch thu trống đồng của người Việt để đúc lên chiếc cột đồng với lời tuyên bố láo xược “đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (cột đồng mà đổ thì Giao Chỉ (Việt Nam cổ) sẽ bị diệt vong). 
Các chiến sỹ trên tàu Cảnh sát biển 8001 chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ ở Biển Đông.
Thời kỳ bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm tưởng chừng đã xóa tên nước Việt khỏi bản đồ thế giới, thế nhưng với bao cuộc khởi nghĩa bị dìm trong bể máu, với ý chí độc lập không gì ngăn cản được, người Việt và nước Việt vẫn tồn tại và ngày càng mạnh mẽ. Hàng trăm bộ tộc Việt ở phía nam sông Dương Tử, kể cả nước Việt của Việt vương Câu Tiễn rốt cuộc cũng bị người Hán đồng hóa, chỉ còn lại hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt lập nên nước Âu Lạc tức Việt Nam ngày nay.  
Theo triết lý của đạo Phật: “Trong sắc có không, trong không có sắc”, dù bị người Hán tìm đủ cách đồng hóa người, trong đêm dài nô lệ vẫn âm ỉ ngọn lửa hồng của niềm tin vào một ngày đất nước sạch bóng ngoại bang. Lòng yêu nước, của ý chí tự cường là di sản mà tổ tiên để lại đã thấm vào máu người Việt từ thủa khai sơn, lập quốc. 
Khi vua Minh Chu Do Kiểm (tức Sùng Trinh) ngạo mạn ra vế đối: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Cột đồng đến giờ rêu vẫn mọc xanh) với phái bộ sứ thần nước Việt thì Thám hoa Giang Văn Minh, dẫn đầu phái bộ đã kiêu hãnh đáp: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa  máu vẫn loang đỏ). 
Điểm lại đôi nét lịch sử giữa hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc để thấy, vấn đề xuyên suốt mấy nghìn năm qua là Trung Quốc luôn muốn bành trướng xuống phía nam, luôn muốn Việt Nam trở thành quận huyện của Trung Quốc, chí ít cũng trở thành chư hầu nghe theo lời chỉ bảo của Trung Quốc. 
Khi chủ nghĩa cộng sản phát triển, người ta có một niềm tin ngây thơ về thế giới đại đồng, các quốc gia cùng ý thức hệ sẽ chung một mái nhà, rằng tình đồng chí là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt chính trị, kinh tế, xã hội…  Điều này có vẻ đúng trong nửa đầu thế kỷ 20, khi đó “màu đồng chí”  thường là màu đỏ. 
Trong cái đỏ nhiệt huyết, đỏ cách mạng, người ta vẫn thấy cái vằn đỏ trong ánh mắt của “đồng chí” phương Bắc, “màu đồng chí” không chỉ đơn thuần chỉ là màu đỏ trên lá cờ mà còn là màu đỏ của máu hàng vạn người dân Việt ở biên giới Tây Nam do bọn Pôn Pốt gây ra dưới sự giật dây của “đồng chí”, là máu của hàng vạn chiến sĩ chúng ta đã đổ trong cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 mà các “đồng chí” khoe là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Sau năm 1979, màu “đồng chí” lúc vàng lúc xanh, vàng vì hàng ngày, hàng giờ khắp núi rừng biên giới không lúc nào bình yên, hết cột mốc bị dịch chuyển, đến tung tiền mua rễ cây, lá cây  khiến cây vàng lá chết lụi. Xanh vì hàng trăm hecta rừng biên giới được thuê làm gì không biết, xanh vì những lồng bè rình rập trên sóng biển Nha Trang khi bị phát hiện thì “đồng chí” vội bỏ chạy về nước.
Cho đến hôm nay, màu “đồng chí” không đỏ vàng hay xanh, nó đã trở thành màu đen, màu của dầu mỏ ngoài biển Đông, màu của lòng tham, của sự dối trá, thói hợm hĩnh của kẻ giàu và coi thường đạo lý.
Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc cho rằng “người Trung quốc không có gen xâm lược”? Quả đúng như vậy, tập hợp toàn bộ tinh hoa của nhân loại để phân tích bản đồ gen người cũng không tìm được “gen xâm lược”. Thế mới thấy sự thâm trầm của người mà ta ngộ nhận là “đồng chí”. Ông Tập Cận Bình không dại gì mà nói rằng Trung Quốc không hề mang quân đi xâm lược nước khác, nói thế thiên hạ không cười trước mặt thì cũng cười sau lưng. 
Người ta không khỏi thắc mắc Tôn Tử viết binh pháp để làm gì? Phải chăng binh pháp Tôn Tử chỉ để dành cho người Hoa đánh lẫn nhau? Những đạo quân Trung Quốc từ đời Hán, Đường đến đời “đồng chí” tấn công Việt Nam không với mục đích xâm lược thì vì mục đích gì?
Trong số 10 vị nguyên soái khai quốc công thần của Trung Quốc, chín người đã nhận cái chết một cách buồn thảm chưa kể Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Đối đãi với đồng chí trong nước còn như thế thì người ta còn ngại gì với các “đồng chí” nước ngoài?
Suy cho cùng, sự thị uy, ra oai của các con thú to với bầy thú nhỏ cũng là điều bình thường trong thế giới động vật. Những loài nhỏ bé cần có vũ khí tự vệ để không bị tiêu diệt, quan trọng không phải là sức mạnh, loài gấu to là thế chỉ bị vài con ong bé tẹo đốt là phải bỏ chạy.  
Trong thế kỷ 20, không có bất kỳ dân tộc nào như người Việt đã phải cầm súng chiến đấu với bốn kẻ địch mạnh nhất thế giới là Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Sự tôi luyện trong chiến tranh khiến người Việt không biết sợ bọn xâm lược, tuy nhiên sự cảnh giác không bao giờ thừa. Các nước lớn luôn có những thỏa thuận trên lưng nước nhỏ, trước kia người ta mong chúng ta cứ đánh nhau với Mỹ càng lâu càng tốt, ngày nay nhiều nước lại muốn chúng ta đánh nhau với Trung Quốc. Những lời hứa, những sự mách nước đều xuất phát từ quyền lợi của chính họ, nếu chiến tranh nổ ra bên thứ ba mới là kẻ hưởng lợi.
Tổng thống Nixon (phải) bắt tay Chủ tịch TQ Mao Trạch Đông ngày 29/2/1972. Năm 1972 cũng chính là thời điểm Trung Quốc đã bán đứng Việt Nam cho Mỹ bằng Thông cáo Thượng Hải ra ngày 27/2/1972, tức là 10 ngày sau khi Tổng thống R. Nixon rời Mỹ đến Bắc Kinh.Với bản Thông cáo này, Trung Quốc buộc Mỹ chấp nhận chính sách “một Trung Quốc”, mở đường cho việc đẩy Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc, để nhường chỗ cho Trung Quốc lục địa. Đổi lại Mỹ cần Trung Quốc giúp giải quyết chiến tranh Việt Nam. Và Trung Quốc đáp ứng.
Người Việt cần một trái tim nóng trong cái đầu lạnh, chỉ cần biển Đông không yên ổn, dòng hàng hóa bị tắc nghẽn thì nhiều nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng, đó mới là điều mà chúng ta cần quan tâm để bảo vệ tổ quốc. Những biểu hiện quá khích không phải là điều kẻ mạnh theo đuổi. 
Chúng ta không nhằm vào những người Trung Quốc làm ăn trên đất Việt nếu họ là người lao động bình thường, tuân thủ pháp luật Việt Nam, chúng ta cũng không vơ đũa cả nắm như người nào đó rằng “người Trung Quốc không có gen xâm lược”. Đa số người dân lao động Trung Quốc cũng đang bị lừa bịp, bị nhồi sọ bởi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, họ không đáng bị ghét, đương nhiên bọn do thám, gián điệp, bọn làm ăn phi pháp thì phải nghiêm trị. 
Kinh dịch của người Trung Quốc coi số chẵn là số tử, đặc biệt là số 4 ứng với bước tử trong tiến trình “sinh, lão, bệnh, tử”, vì lẽ đó người ta không làm bậc cầu thang chia hết cho 2 hoặc cho 4. Quan hệ đối ngoại Việt Nam - Trung Quốc từng dựa vào “16 chữ vàng” và “4 tốt”, xem ra cả hai con số này đều rơi vào bước tử, chúng ta chẳng trông mong được gì vào cái khẩu hiệu mà người ta vẽ ra nhằm che mắt kẻ khờ. Nếu cần phải chọn, hãy chọn số 9, đó là nơi thượng đế ngự trị (9 tầng mây) đó chính là 9 từ trong lời dạy của Cụ Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Đã đến lúc, chúng ta nên tự hỏi sau màu đen, màu “đồng chí” sẽ là màu gì? Hãy sòng phẳng với họ và cũng sòng phẳng với dân để tránh ảo tưởng về một người bạn đang thủ dao găm trong túi.
Nếu phải đối đầu trong cuộc chiến, người Việt sẽ không rút gươm trước kẻ thù nhưng sẽ là người tra gươm vào vỏ sau cùng./.

Đảng cộng sản Việt Nam nên làm gì với “bốn không được” của Bắc Kinh?

25/06/2014

Đảng cộng sản Việt Nam nên làm gì với “bốn không được” của Bắc Kinh?

Hoàng Mai
Ngày 18.6.2104, cựu Bộ trưởng Ngoại giao China, ông Dương Khiết Trì (Yang Jiéchí), Ủy viên Quốc vụ viện đặc trách đối ngoại và vấn đề Đài Loan, có chuyến công cán tại Việt Nam.
Trong khi còn chưa tiến hành hội đàm với phía Việt Nam, thì ở bên nước Tàu, vào tối 17.6, Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của China, đã ra “mệnh lệnh” gửi tới Hà Nội về cái gọi là “bốn không được”, với giọng điệu rất trịch thượng, hống hách.
Với tiêu đề: “Việt Nam và “bốn không được”, kẻ biết thời thế mới là tuấn kiệt”(1), đăng trên Tân Hoa Xã, được báo điện tử vtc.vn lược dịch như sau:
“Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông); Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”.
Sống bên cạnh một nước lớn có rất nhiều mưu mô xảo trá như China, tâm lý chung của người Việt là: Làm theo yêu cầu của China là đồng nghĩa với sự thua thiệt, thậm chí là tự sát. Rất tiếc, gần 85 năm qua, kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam lại liên tục “làm theo” như vậy. Hậu quả là, đến thời điểm này, sau khi để Bắc Kinh thâu tóm quyền lực ở cấp cao nhất của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam gần như đã buông xuôi, phó thác vận mệnh dân tộc Việt cho Bắc Kinh.
Từ “bốn không được” nêu trên, thử đi tìm ẩn ý của Bắc Kinh trong “mệnh lệnh” gửi tới Hà Nội xem sao:
1. Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông).
Ở nội dung này, Bắc Kinh tỏ rõ ý chí quyết tâm và khả năng dùng sức mạnh khi cần. Bắc Kinh đã đánh bài ngửa với Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là giọng nói của một đại ca (ông chủ) khuyên đám đàn em vốn chỉ quen vâng dạ, nghe lời. Nếu có đem ra thảo luận trong Bộ Chính trị nội dung này, mà không có vị nào thấy nhục nhã, thì chẳng còn gì để nói về tư cách cũng như tầm hiểu biết và văn hóa của các vị nữa.
Qua cách phản ứng và những đối sách của Việt Nam, kể từ hôm China đặt giàn khoan Hải Dương 981 đến nay, nhiều người cho rằng, đa số các ông bà trong Bộ Chính trị hiện nay như đã buông xuôi và không kiểm soát được tình hình. Việt Nam hiện nay đang trong một giai đoạn nguy hiểm, lực bất tòng tâm. Tựa như một giai đoạn lịch sử Nhà Trần, “ngó thấy sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình…”, khi Nguyên Mông đang ở thế mạnh chinh phục khắp Á – Âu.
Chỉ sợ lúc này nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam “chia năm xẻ bảy” mà thôi. Thực tế đang cho phép nghi ngờ, Bắc Kinh có tay trong nội ứng, mà mọi động thái của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đều đã bị Bắc Kinh nắm được.
Thực tế, Bắc Kinh cũng rất sợ một cuộc đụng độ Trung – Việt, mặc dù China có tiềm lực gấp vài chục lần Việt Nam. China không chỉ gây oán thù với Việt Nam, mà còn cả Nhật, Mỹ, Philippines. Một cuộc đụng độ với Việt Nam rất có thể sẽ đưa Bắc Kinh đến sa lầy, ngoài ý muốn.
2. Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa).
Điều này chứng tỏ, Bắc Kinh rất sợ những tư liệu lịch sử của Việt Nam về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Mặc dù “Công hàm Phạm Văn Đồng” có thể là cú đá phản lưới nhà tai hại; nhưng dù sao, vẫn còn có nhiều cách để biện giải trước các tòa án sau này.
Như vậy, về nội dung thứ hai này, Việt Nam nên tổ chức tuyên truyền không chỉ ở trong nước để Nhân Dân được biết về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa; đặc biệt rất cần tổ chức các hội thảo quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới.
3. Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải.
Một Việt Nam dân chủ, đa đảng theo thể chế Tam quyền phân lập đúng nghĩa, là điều mà Bắc Kinh lo sợ nhất hiện nay. Liên minh quân sự với Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước trong khu vực… đang trở thành một nhu cầu tất yếu, và chính sự hung hăng của Bắc Kinh đang đưa Việt Nam đến với Liên minh này.
Lịch sử như đang trao cho Việt Nam một cơ hội, theo đó, nếu Việt Nam đa đảng và được hưởng một nền dân chủ thực sự như Hàn Quốc, Nhật Bản… thì nhân dân China sẽ nổi dậy, và rất có thể China sẽ tan rã thành nhiều nước như nhận định của nhiều người. Và như vậy, vẫn còn cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam, để phần nào sửa chữa sai lầm đối với Đất Nước. Hy vọng thời thế và vận nước sẽ đưa đến cơ hội cho các vị ở Bộ Chính trị hiện nay nắm được cơ hội lịch sử này.
4. Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ
Đây thực sự là một “mệnh lệnh” của Bắc Kinh đối với Hà Nội. Nội dung cuối cùng này như là “xương sống” xuyên suốt tất cả các mối quan hệ khác, vậy chúng là gì?
Nội dung này cho thấy:
- “Hội nghị Thành Đô” (9.1990) do các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và có sự chứng kiến của ông Phạm Văn Đồng, ký kết với Bắc Kinh, chẳng biết là nó gồm những gì, nhưng có vẻ kinh hoàng đối với người Việt! Đồng ý với tác giả Hạ Đình Nguyên trong bài viết “Đã rách tấm da lừa hữu nghị!”, đăng trên Blog Bauxite Việt Nam, hôm 24.6.2014. Theo đó, tác giả Hạ Đình Nguyên, viết:
“Không đơn giản mà lá cờ Trung Quốc xuất hiện ở Thủ đô Hà Nội với 6 ngôi sao rạng ngời màu sắc trong dịp các lãnh đạo cấp cao Việt Nam đón tiến Tập Cận Bình. Đó là một phép thử để thăm dò phản ứng của nhân dân Việt Nam, hay thăm dò thái độ của từng “đồng chí” trong lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam? Sau phép thử công khai, có lẽ họ đã hài lòng về kết quả, giống như ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên ngồi xem lại camera thấy quan chức nào “khóc nhiều, khóc và khóc ít” trong lễ tang của Kim Yong Il để thẩm định những khuôn mặt trung thành”.
clip_image001
“Cờ 6 sao” – đâu chỉ là phép thử sự trung thành của Hà Nội đối với Bắc Kinh, mà rất có thể là sự thăm dò phản ứng của Nhân Dân Việt Nam cho một sự sát nhật lịch sử: Mãn-Mông-Hồi-Tạng-Việt xung quanh một “Đại Hán”?.
- Sau Đỗ Mười, tác giả của Hội nghị Thành Đô, là các đời Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, mỗi ông, đều gắn với những tai tiếng: Hiệp định Biên giới (mà Việt Nam bị mất khoảng 1.500 km2, trong đó có một nửa Thác Bản Giốc, các cao điểm chiến lược ở Thanh Thủy, Hà Giang…); Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (nhượng cho China khoảng 11.000 km2 biển Vịnh Bắc Bộ), và đưa China vào khai thác bô xít tại địa bàn chiến lược Tây Nguyên, đưa kinh tế Việt Nam phụ thuộc gần như hoàn toàn vào China như hiện nay.
- Với ông Nguyễn Phú Trọng, mặc dù mới lên làm TBT được nửa nhiệm kỳ, nhưng hình ảnh ông để lại là rất nhạt nhòa, nhiều nội dung đi ngược lại lòng dân... Trong chuyến công du sang China sau khi được bầu là TBT, trong tuyên bố chung Việt Nam-China có đoạn: “Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp; cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình” (3).
Không thể nói khác hơn, đây chính là sự sao chép mô hình China tại Việt Nam, kể cả giúp nhau “giữ gìn ổn định trong nước của mình”?! (nếu như có sự bạo loạn, lật đổ… thì Bắc Kinh sẽ cho lực lượng sang “ổn định” chăng?).
Trong bài viết nêu trên, tác giả Hạ Đình Nguyên còn viết: “Người dân đang hoài nghi về phái “thân Trung Quốc”, trong Đảng, mà đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.
- Chắc chắn rằng, “Công hàm Phạm Văn Đồng” chưa phải là cú sốc cuối cùng đối với người Việt. Mọi thứ như đang nằm ở văn kiện “Hội nghị Thành Đô”. Nhưng sẽ như mọi sự thật khác, không bao lâu nữa, người Việt sẽ được thấy nội dung của nó, mà không ai khác, Bắc Kinh, vì quyền lợi của China, họ sẽ công bố, như họ đã làm đối với “Công hàm Phạm Văn Đồng”.
Không phải ngẫu nhiên mà báo chí China gọi Việt Nam (hay Đảng Cộng sản Việt Nam?), như là một “đứa con hoang đàng hãy trở về”, như báo chí đang gây xôn xao mấy ngày gần đây, sau chuyến thăm Việt Nam của Dương Khiết Trì.
Như vậy, bằng mệnh lệnh “bốn không được”, Bắc Kinh đã ra lệnh cho Hà Nội buộc phải thi hành theo yêu cầu của họ. Nếu không nắm trong tay tất cả những bí quyết mang tính sinh tử, thì chắc chắn Bắc Kinh không thể có giọng điệu ngỗ ngược kiểu quan thầy như vậy được.
Bắc Kinh đang dồn Hà Nội đến chân tường. Mà chỉ còn một cách duy nhất, đó là trở về với Nhân Dân thì Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể thoát hiểm, và phần nào bớt được tội lỗi đã gây ra đối với Đất Nước và Nhân Dân Việt Nam.

-- 

Dân mạng Trung Quốc lên kế



> Tin tuc tinh bao cho biet: Trung Quoc
> du dinh toi nam 2050  se dua 150 trieu dan lan chien
> toan bo vung Vien Dong cua Nga tu Ural den Vladivostok .
> Voi kha nang sinh de nhu heo, khong bao lau sau thi ca
> Moscow cung toan la dan Tau va cac cuoc bau cu tiep sau do
> se day dan Nga thanh dan toc thieu so. Bien gioi cua Tau
> Khua luc do se tiep giap voi Bac cuc va voi My qua do bien
> Alaska.
> Chu nghia Banh truong cua Han tac that vo bo ben.
> Tap hip dang uoc mo lam Ba Chu The Gioi nhu tham vong cua
> Hitler/ Duc Quoc Xa.


http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/dan-mang-trung-quoc-len-ke-hoach-xam-luoc-nuoc-nga.html

Giữa Bắc Kinh, Đại sứ Mỹ th

 Trung Quoc chang nhung la Quoc gia an
> cap ma con la Quoc gia an cuop trang tron, tan bao, bat chap
> tat ca vi long tham vo day cua chung.

http://soha.vn/quoc-te/giua-bac-kinh-dai-su-my-thang-thung-mang-tq-an-cap-20140626203247361.htm

[TUD Alumni VN] Chuyển tiếp: Nghị sĩ Mỹ: 'Mời Trung Quốc

> Cac ong Nghi My da nhan xet rat dung
> ve quyet dinh sai lam nay cua Obama. Tac hai cua no se con
> anh huong lon den cac cuoc bau cu sap dien ra o My, Dang Dan
> chu( con Lua) se mat nhieu phieu.
> Obama dua chien luoc xoay truc sang Chau A nhung lai de Han
> tac tham gia cuoc tap tran nay chang khac nao " noi mot dang
> lam mot neo".
> Quoc Hoi My dang chuan bi kien luan toi Obama ve viec " long
> quyen" co the la viec lam can thiet.

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nghi-si-my-moi-trung-quoc-tap-tran-nhu-ruoc-cao-den-hoi-ga-3010232.html

Báo Phillippines: Phải phá hủy các că



Hai LP <ngochoaha33@gmail.com>

> Quan diem cua
> Philippines rat dung. Voi cac gian khoan trai phep HD981,
> gian khoan so 9 phai pha ngay tu bay gio neu khong Han tac
> se khong bao gio rut nhu chung da chiem Hoang Sa, cac bai
> Gac Ma, Chu Thap....o Truong Sa.Han tac la lu an
> cuop khung khiep nhat moi thoi dai vi do la "Quoc Gia
> an cuop".


http://www.nguoiduatin.vn/bao-phillippines-phai-pha-huy-cac-can-cu-tuong-lai-cua-tq-tu-bay-gio-a137452.html

10 loại trái cây "ngậm" hóa ch





> Đáng sợ quá! Nếu cứ thế
> này thì còn ai dám mua trái cây nữa?


https://vn.news.yahoo.com/10-lo%E1%BA%A1i-tr%C3%A1i-c%C3%A2y-ng%E1%BA%ADm-h%C3%B3a-ch%E1%BA%A5t-c%C3%B3-050050048.html

-

Nhà thầu Trung Quốc lại trúng

Han tac dang ngay dem xam luoc vung bien cua Viet Nam.Trong khi do van moi cong ty cua chung dau thau cong trinh giao thong quan trong o mien Trung?
Dau tranh chong Tau Khua ma cu "trong danh xuoi, ken thoi nguoc" nhu the nay thi lam sao thanh cong?
Ho van dang di dem voi nhau?

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/nha-thau-trung-quoc-lai-trung-goi-thau-xay-cao-toc-bac-nam-3044290/

-

Thật hay Đùa vậy?

 Van la chuyen " cai phong bi hao hao"
> nen bat chap " cua re la cua oi, cua day no la cua vut di".
> Nguoi dan VN dac biet la nguoi co chuc quyen phai luon luon
> tam niem, ghi xuong khac cot rang bon Banh truong ba quyen,
> bon theo Chu nghia phat sit moi o Tau Khua KHONG BAO GIO tot
> voi VN. Lich su hang ngan nam qua da va dang chung minh dieu
> nay.
> Nguyen tac WTO khong Quy dinh cu the phai chon nha thau nao?
> Nhung da chot an tien cua no thi phai chon thoi. Ngoai ra,
> neu noi ve Nguyen tac WTO thi hoan toan CAM VIEC DUA VA NHAN
> HOI LO de duoc trung thau( su viec voi cac Cty Nhat da chung
> to dieu nay).

> > Dau thau thi khong duoc phan biet.Do la quy dinh
> WTO.Neu da sang TQ thi thay cac cong ty TQ lam giao thong o
> TQ qua tot:duong bo, duong sat,cau cong...Tai sao sang VN
> chat luong lai kem di? co phai la co su de dai khi giam
> sat,nghiem thu cua VN.?..tai sao co su de dai ay..phai chang
> la da nhan qua"tinh cam"thi phai de dai..

> >> Han tac dang ngay dem xam luoc vung bien cua Viet
> Nam.Trong khi do van moi cong ty cua chung dau thau cong
> trinh giao thong quan trong o mien Trung? 
> >> Dau tranh chong Tau Khua ma cu "trong danh xuoi,
> ken thoi nguoc" nhu the nay thi lam sao thanh cong? 
> >> Ho van dang di dem voi nhau? 

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/nha-thau-trung-quoc-lai-trung-goi-thau-xay-cao-toc-bac-nam-3044290/

--

“Hữu nghị viển vông” " khong phu thuoc", phai chang chi la ho khau hieu???


Tin moi nhat: Mot Cty cua tinh Giang To, Han tac ngay 26/6/2014 vua trung thau doan duong cao toc Bac Nam chay qua Quang Ngai.
Tin co ve nhu " ca thang Tu" nhung chinh xac 100%!
Khu vuc mien Trung rat nhay cam ve ANQP. Hang tram loai tau cua Han Tac chi cach dat lien tren 100 hai ly, vay ma khong hieu sao Nha nuoc van tiep tuc moi cac Cty cua Han tac tham gia dau thau cac cong trinh Quoc ke dan sinh cua VN.
Dung la " Trong danh xuoi, ken thoi nguoc". Cach hanh xu cua VN that su chang giong ai, cung noi mot dang lam mot neo, che trach gi bon Han tac????

“Hữu nghị viển vông” " khong phu thuoc", phai chang chi la ho khau hieu???
 29/06/2014
Sau chuyến thăm của Bí thư Quảng Đông, đây là 16 công việc mà các Bộ và tỉnh thành Việt Nam “phải làm”, được ghi rõ trong công văn của Bộ ngoại giao VN gửi các Bộ và UBND tỉnh, thành phố.

Chúng tôi vừa nhận được, từ ba bạn đọc ở Hà Nội và Sài Gòn, bản chụp công văn số 1832/BNG/ đề ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ ngoại giao, do thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ký tên, đóng dấu, liên quan đến “danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh Quảng Đông Hồ Xuân Hoa“.
H6Công văn nay được gửi cho : một là, “Các Bộ Công Thương ; Kế hoạch và Đầu tư ; Giao thông Vận tải ; Giáo dục và Đào tạo ; Tài chính ; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ; Khoa học và Công nghệ ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch” ; hai là, “Ủy ban nhân dân các tỉnh / thành phố : Hà Nội ; Thành phố Hồ Chí Minh ; Quảng Ninh ; Hải Phòng ; Quảng Nam ; Đà Nẵng“.
Đính kèm công văn (1 trang) này là “Danh mục công việc phải làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 – 17/4/2014)
H7
Dưới đây là toàn văn bản công văn : 
Ngày 20/5/2014, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao bản Danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 -17/4/2014).
Để triển khai tốt các chương trình hợp tác giữa các Bộ/ngành, địa phương ta với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Bộ Ngoại giao xin chuyển đến Quý Cơ quan Danh mục này để tham khảo, đưa vào chương trình hợp tác của Quý Cơ quan với tỉnh Quảng Đông.
Bộ Ngoại giao xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan./.”
Kèm theo là danh mục (hai trang) 16 “công việc phải làm” (xem hình kèm theo)
H8
H9
Để có một ý niệm cụ thể về công văn ký tên Hồ Xuân Sơn nhằm thực hiện ý muốn của Hồ Xuân Hoa, bí thư (hay tổng đốc ?) Quảng Đông, chỉ cần chép lại nguyên văn hai “công việc phải làm” số 1 và số 2 :
“1. Thúc đẩy Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông.
“2. Trong khuôn khổ bồi dưỡng đào tạo cán bộ giữa hai Đảng Trung Việt, triển khai công tác đào tạo cho cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế hoạch trong 05 năm đào tạo 300 cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ; trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương 100 cán bộ, 100 cán bộ của các tỉnh thành có quan hệ hợp tác với Quảng Đông nhiều như TP. Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam“.
Thiết tưởng mọi bình luận là quá thừa.Câu hỏi duy nhất đáng đặt ra : đây là công văn của “Bộ ngoại giao Việt Nam” hay là của Sở nội vụ tỉnh Quảng Đông ?
B.T.

Chuyen that nhu dua dien ra sau gan 1 thang rong ra Han tac xam luoc bien Dong cua Viet Nam va gay ra rat nhieu toi ac voi LLCSB, LLKN va ngu dan Viet Nam??????


SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA

CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN 

Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài. Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên. 


Tháng 10 năm 1979
NHÀ XUẤT BẢN SỰ THẬT







PHẦN THỨ NHẤT: VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC
Những hành động thù địch công khai của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh xâm lược của họ ngày 17 tháng 2 năm 1979, đã làm cho dư luận thế giới ngạc nhiên trước sự thay đổi đột ngột về chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam.

Sự thay đổi đó không phải là điều bất ngờ, mà là sự phát triển lô-gích  của chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của những người lãnh đạo Trung Quốc trong 30 năm qua.

Trên thế giới chưa có những người lãnh đạo một nước nào về mặt chiến lược đã lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện như những người lãnh đạo Trung Quốc.

Từ chỗ coi Liên Xô là đồng minh lớn nhất, họ đi đến chỗ coi Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất.

Từ chỗ coi đế quốc Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất mà bản chất không bao giờ thay đổi, họ đi đến chỗ coi đế quốc Mỹ là đồng minh tin cậy, câu kết với đế quốc Mỹ và trắng trợn tuyên bố Trung Quốc là NATO 1 ở phương đông.

Từ chỗ coi phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh là “bão táp cách mạng” trực tiếp đánh vào chủ nghĩa đế quốc và cho rằng rốt cuộc sự nghiệp cách mạng của toàn bộ giai cấp vô sản quốc tế sẽ tuỳ thuộc vào cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ở khu vực này , họ đi đến chỗ cùng với đế quốc chống lại và phá hoại phong trào giải phóng dân tộc, ủng hộ những lực lượng phản động, như tên độc tài Pinôchê ở Chilê, các tổ chức FNLA và UNITA do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) giật dây ở Angôla, vua Palêvi ở Iran, nuôi dưỡng bè lũ diệt chủng PônPốt-Iêngxary v..v…Họ ngang nhiên xuyên tạc nguyên nhân và tính chất của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới hiện nay, coi các cuộc đấu tranh này là
sản phẩm của sự tranh giành bá quyền giữa các nước lớn, chứ không phải là sự nghiệp cách mạng của nhân dân các nước.



Cùng với sự lật ngược chính sách liên minh của họ trên thế giới là những cuộc thanh trừng tàn bạo và đẫm máu ở trong nước, đàn áp những người chống đối, làm đảo lộn nhiều lần vai trò của những người trong giới cầm quyền. Có người hôm nay được coi là nhà lãnh đạo cách mạng chân chính, ngày mai trở thành kẻ thù, kẻ phản bội của cách mạng Trung Quốc; có người trong vòng mấy năm lần lượt bị đổ và được phục hồi đến hai ba lần.

Chiến lược của những người lãnh đạo Trung Quốc có những thay đổi rất lớn. Nhưng có một điều không thay đổi: đó là mục tiêu chiến lược muốn nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc bậc nhất thế giới và thực hiện mưu đồ bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của họ đối với các nước khác.

Tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1956, Chủ tich Mao Trạch Đông đã nói: “Chúng ta phải trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghiệp…Không thể chấp nhận rằng sau một vài chục năm, chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc số một trên thế giới”

Sau đó, tháng 9  năm 1959, tại Hội nghị của Quân uỷ trung ương, chủ tịch Mao Trạch Đông lại nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta”

Ngay từ khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tháng 10 năm 1949, những người cầm quyền ở Bắc Kinh đã bắt tay đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu chiến lược của họ. Mặc dầu nền kinh tế của Trung Quốc còn lạc hậu, từ cuối những năm 1950 họ đã ra sức xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược và hiện nay đang đẩy mạnh việc thực hiện “hiện đại hoá” về quân sự, về sản xuất và tích trữ vũ khí hạt nhân. Trong lĩnh vực kinh tế, điều giống nhau giữa “đại nhảy vọt” năm 1958 và “bốn hiện đại hoá” mới nêu ra vài ba năm nay là cả hai kế hoạch đó đều nhằm mục tiêu chiến lược bành trướng và bá quyền của những người lãnh đạo Trung Quốc.

1: VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA TRUNG QUỐC

Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếu cần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ.

Bước vào những năm 1950, khi bắt đầu công cuộc xây dựng lại hòng đưa nước Trung Hoa nhanh chóng trở thành cường quốc trên thế giới, những người lãnh đạo Trung Quốc phải đối phó với cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lược Triều Tiên ở phía bắc và mối nguy cơ đe doạ an ninh của Trung Quốc ở phía nam do cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam gây ra. Đồng thời đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ và tên sen đầm quốc tế, thi hành một chính sách thù địch đối với Trung Quốc và đang ra sức tiến hành kế hoạch bao vây, cô lập Trung Quốc.

Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp đã đưa đến  Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Pháp lo sợ thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Việt Nam sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Trung Quốc là nước cung cấp nhiều vũ khí nhất cho Việt Nam vào cuối cuộc kháng chiến của nhân dân Việt nam chống thực dân Pháp.

Những người lãnh đạo Trung Quốc đã lợi dụng tình hình đó để đứng ra làm người thương lượng chủ yếu đối với đế quốc Pháp, câu kết với chúng và cùng nhau thoả hiệp về một giải pháp có lợi cho Trung Quốc và Pháp, không có lợi cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia. Họ đã hy sinh lợi ích của nhân dân ba nước ở Đông Dương để bảo đảm an ninh cho Trung Quốc ở phía nam, để thực hiện mưu đồ nắm Việt Nam và Đông Dương, đồng thời để có vai trò là một nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, trước hết là ở châu Á.

Trong Hội nghị Giơnevơ năm 1954 mà phần đầu dành cho vấn đề Triều Tiên, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lần đầu tiên xuất hiện ngang hàng với bốn cường quốc uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đó là một cơ hội tốt cho những người lãnh đạo Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á và châu Phi. Đồng thời, họ tìm cách bắt tay với đế quốc Mỹ qua các cuộc thương lượng trực tiếp bắt đầu  Giơnevơ, về sau chuyển sang Vacsava.

Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Việt Nam, nhằm biến miền nam Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới và một căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông nam châu Á. Những người cầm quyền ở Bắc Kinh muốn duy trì lâu dài tình trạng Việt Nam bị chia cắt. Nhưng nhân dân Việt Nam đã anh dũng đứng lên chống Mỹ cứu nước và ngày càng giành được nhiều thắng lợi.

Cuối những năm 1960, đế quốc Mỹ bị sa lầy trong chiến tranh xâm lược chống Việt Nam, một cuộc chiến tranh đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị và xã hội của nước Mỹ, đồng thời làm suy yếu thêm vị trí của đế quốc Mỹ trên thế giới. Tình hình đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ và tạo cho các nước Tây Âu, Nhật Bản có cơ hội ngoi lên thành những lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ.

Trước tình thế ngày càng tuyệt vọng, tổng thống Nichxơn đã đề ra kế hoạch “Việt Nam hoá” chiến tranh và theo kinh nghiệm của đế quốc Pháp năm 1954, dùng Trung Quốc hòng giải quyết vấn đề Việt Nam với những điều kiện có lợi cho đế quốc Mỹ: rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam mà vẫn giữ được chế độ bù nhìn Nguyễn Văn Thiệu ở miền nam Việt Nam. Đồng thời, chính quyền Nichxơn chơi con bài Trung Quốc để gây sức ép đối với Liên Xô, chống phong trào cách mạng thế giới.

Lợi dụng sự suy yếu của đế quốc Mỹ và chiều hướng chính sách của chính quyền Nichxơn, những người lãnh đạo Trung Quốc tăng cường chống Liên Xô và thoả hiệp với Mỹ, giúp Mỹ giải quyết vấn đề Việt Nam để cố tạo nên thế ba nước lớn trên thế giới theo công thức của Kitxinhgơ về “thế giới nhiều cực”, trong đó một trong ba cực lớn là Trung Quốc, xoá bỏ “thế hai cực” Mỹ và Liên Xô đã hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời dùng vấn đề Việt Nam để đổi lấy việc Mỹ rút khỏi Đài Loan.



Do đó, họ lật ngược chính sách liên minh, bắt đầu từ việc coi Liên Xô là kẻ thù chủ yếu, gây ra xung đột biên giới với Liên Xô tháng 3 năm 1969, đến việc phản bội Việt Nam lần thứ hai, buôn bán với Mỹ để ngăn cản thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Việt Nam. Trong năm 1971, họ lần lượt tiến hành chính sách “ngoại giao bóng bàn”, đón tiếp Kitxinhgơ ở Bắc Kinh.

Tiếp đó là việc khôi phục địa vị của Trung Quốc ở Liên hợp quốc và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trở thành một trong năm uỷ viên thường trực  của Hội đồng bảo an. Đỉnh cao là việc Trung Quốc tiếp tổng thống Mỹ Nichxơn và hai bên ra Thông cáo Thượng Hải tháng 2 năm 1972. Đối với những người cầm quyền Bắc Kinh, sự câu kết với đế quốc Mỹ là một bước có ý nghĩa quyết định đối với việc triển khai chiến lược toàn cầu của họ.

Cũng như sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, những người lãnh đạo Trung Quốc sau Hiệp định Pari tháng 1 năm 1973 về Việt Nam, muốn duy trì nguyên trạng ở miền nam Việt Nam.

“Cách mạng Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Quốc” của chủ tịch Mao Trạch Đông viết năm 1939 do hiệu sách Tân Hoa thư điếm (Dực Nam) tái bản tháng 6 năm 1949. Trong đó có đoạn viết:

“Sau khi dùng chiến tranh đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đã cướp đi nhiều nước phụ thuộc và một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Butan, Nêpan và Hương Cảng. Pháp chiếm An Nam…”

Đường vẽ chấm là “biên giới” của Trung Quốc theo quan điểm bành trướng, những vùng đánh số là những lãnh thổ mà nhà cầm quyền Bắc Kinh cho là đã bị nước ngoài “chiếm mất” bao gồm: một phần lớn đất vùng Viễn Đông và Trung Á của Liên Xô (số 1, 17, 18), Át Xam (số 6), Xích Kim (số 4), Butan (số 5), Miến Điện (số 7), Nêpan (số 3), Thái Lan (số 10), Việt Nam (số 11), Lào, Campuchia…

Vì vậy thắng lợi của nhân dân Việt Nam năm 1975 đánh sụp hoàn toàn chính quyền tay sai của Mỹ, giải phóng miền nam, thống nhất nước nhà không chỉ là một thất bại lớn của đế quốc Mỹ mà còn là một thất bại lớn của những người cầm quyền Bắc Kinh trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu và mưu đố bành trướng, bá quyền của họ. Từ đó, họ công khai thi hành chính sách thù địch chống Việt Nam, kể cả bằng biện pháp quân sự.

Như vậy, trong 30 năm qua, Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Vì Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong chiến lược của Pháp giữa những năm 1950 cũng như trong chiến lược của Mỹ đầu những năm 1970, những người lãnh đạo Trung Quốc đã dùng “con bài” Việt Nam để câu kết với bọn đế quốc, phục vụ cho ý đồ chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của họ. Đồng thời họ mưu toan một mình nắm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, một vấn đề trung tâm của đời sống chính trị quốc tế lúc bấy giờ để giương cao chiêu bài “chống chủ nghĩa đế quốc” hòng nắm quyền “lãnh đạo cách mạng thế giới”, dìm ảnh hưởng của Liên Xô.

2: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA TRUNG QUỐC.

Đông nam châu Á là hướng bành trướng cổ truyền trong lịch sử Trung Quốc, là khu vực mà từ lâu những người lãnh đạo nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ước mơ thôn tính.

Trong năm 1936, chủ tịch Mao Trạch Đông kể chuyện với nhà báo Mỹ Etga Xnâu ở Diên An về thời trẻ của mình, đã bộc lộ ý nghĩ sau khi đọc một cuốn sách nhỏ nói đến việc Nhật chiếm Triều Tiên và Đài Loan, việc mất “chủ quyền”  Trung Hoa ở Đông Dương, Miến Điện và nhiều nơi khác:

“Đọc xong, tôi lấy làm thất vọng đối với tương lai đất nước tôi và tôi bắt đầu nhận thức rằng bổn phận của mọi người là phải đóng góp cứu nước”.

Tài liệu của Đảng cộng sản Trung Quốc do chủ tịch Mao Trạch Đông viết mang tên Cách mạng Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Quốc, xuất bản năm 1939 có viết:
“Các nước đế quốc sau khi đánh bại Trung Quốc, đã chiếm các nước phụ thuộc của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Butan, Hương Cảng, Pháp chiếm An Nam…”

Cuốn sách Sơ lược lịch sử Trung Quốc hiện đại xuất bản năm 1954 ở Bắc Kinh có bản đồ vẻ lãnh thổ Trung Quốc bao gồm cả nhiều nước chung quanh, kể cả ở Đông nam châu Á và vùng biển Đông.

Ý đồ bành trướng của những người lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963:



Bản đồ này đã được in trong cuốn “Sơ lượclịch sử Trung Quốc hiện đại” xuất bản tại Bắc Kinh năm 1954

“Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông nam châu Á”
Cũng trong dịp này, chủ tịch Mao Trạch Đông so sánh nước Thái Lan với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, về diện tích thì tương đương nhưng về số dân thì tỉnh Tứ Xuyên đông gấp đôi, và nói rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Thái Lan để ở; đối với nước Lào đất rộng người thưa, chủ tịch Mao Trạch Đông cũng cho rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Lào để ở.

Chủ tịch Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965:

“Chúng ta phải giành cho được Đông nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”.

So với các khu vực khác trên thế giới, Đông nam châu Á là khu vực mà Trung  Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có nhiều phương tiện và khả năng nhất (hơn 20 triệu Hoa kiều, các chính đảng lệ thuộc vào Đảng cộng sản Trung Quốc, Đông nam châu Á có đường đất liền với Trung Quốc…) để thực hiện chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn của mình. Cho nên trong 30 năm qua, những người lãnh đạo nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng của họ.

Họ xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược, phát triển lực lượng kinh tế, ỷ thế nước lớn, đe doạ bằng quân sự và hứa hẹn viện trợ về kinh tế để mua chuộc, lôi kéo hoặc gây sức ép với các nước ở khu vực này, hòng làm cho các nước đó phải đi vào quỹ đạo của họ. Họ xâm phạm lãnh thổ các nước và gây ra xung đột biên giới, dùng lực lượng tay sai hoặc trực tiếp đem quân xâm lược, hòng làm suy yếu để dễ bề khuất phục, thôn tính nước này, nước khác trong khu vực. Họ không từ bất kỳ một hành động tàn bạo nào, như họ đã dùng tập đoàn Pônpốt- Iêngxary thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia.

Họ dùng nhiều công cụ ở các nước Đông nam châu Á: lực lượng Hoa kiều làm “đạo quân thứ năm”, các tổ chức gọi là “cộng sản” theo mệnh lệnh của Bắc Kinh, các dân tộc thiểu số ở cấc nước thuộc khu vực này có ít nhiều nguồn gốc dân tộc ở Trung Quốc để phục vụ cho chính sách bành trướng và bá quyền của họ.
Về việc sử dụng lực lượng Hoa kiều, ý đồ của Bắc Kinh đã được thể hiện rõ nhất trong ý kiến của bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Nghị:

“Singapore có trên 90% là người Trung Quốc, trong số dân hơn 1 triệu người thì hơn 90 vạn là người Trung Quốc. Cho nên Singapore hoàn toàn trở thành một quốc gia do người Trung Quốc ở đó tổ chức”.

Những người lãnh đạo Trung Quốc lợi dụng mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông nam châu Á, chia rẽ các nước thuộc tổ chức ASEAN với ba nước trên bán đảo Đông Dương, chia rẽ các nước với nhau như đã chia rẽ Malayxia với Inđônêxia, Miến Điện với Thái Lan…

Đặc biệt họ lợi dụng tình hình ở Đông nam châu Á là một trong những khu vực sục sôi cách mạng trên thế giới, phong trào độc lập dân tộc ngày càng phát triển và chủ nghĩa thực dân đế quốc ngày càng suy yếu để thực hiện ý đồ bành trướng của họ. Khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam năm 1954, họ muốn duy trì ở miền nam Việt Nam, Lào và Campuchia sự có mặt của Pháp là một tên đế quốc đã suy yếu để ngăn cản Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ thâm nhập vào Đông Dương và hạn chế thắng lợi hoàn toàn của cách mạng ba nước ở Đông Dương. Khi Mỹ suy yếu và thất bại ở vùng này, họ muốn duy trì sự có mặt của Mỹ để cùng với Mỹ thống trị các nước trong khu vực.

Làm như vậy, họ hy vọng dựa vào chủ nghĩa đế quốc ngăn chặn sự phát triển của cách mạng để từng bước lấp cái gọi là lỗ hổng ở Đông nam châu Á, tiến đến gạt dần các đồng minh đế quốc để độc chiếm khu vực này. Họ tung ra luận điệu lừa bịp là ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô để che dấu âm mưu đen tối của họ.

Việt Nam có một vị trí chiến lược ở Đông nam châu Á. Trong lịch sử, bọn bành trướng phong kiến Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược hòng thôn tính  Việt Nam, dùng Việt Nam làm bàn đạp để xâm lược các nước khác ở Đông nam châu Á. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trong các đảng cộng sản ở khu vực này chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam giành được chính quyền và thành lập Nhà nước công nông đầu tiên trong khu vực. Cách mạng Việt Nam có ảnh hưởng to lớn do đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Những người lãnh đạo Trung Quốc âm mưu nắm Việt Nam để nắm toàn bộ bán đảo Đông Dương, mở đường đi xuống Đông nam châu Á. Trong cuộc gặp giữa đại biểu bốn đảng cộng sản Việt nam, Trung Quốc, Inđônêxia và Lào tại Quảng Đông tháng 9 năm 1963, thủ tướng Chu Ân Lai nói:

“Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông nam châu Á”.

Để làm suy yếu và nắm lấy Việt Nam, họ ra sức phá sự đoàn kết giữa ba nước ở bán đảo Đông Dương, chia rẽ ba nước với nhau, đặc biệt là chia rẽ Lào và Campuchia với Việt Nam. Đồng thời họ cố lôi kéo các nước khác ở Đông nam châu Á đối lập với Việt Nam, vu khống, bôi xấu, hòng cô lập Việt Nam với các nước trên thế giới.

Những người cầm quyền Bắc Kinh rêu rao cái gọi là “chủ quyền” của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đầu năm 1974, với sự đồng tình của Mỹ, họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, bộ phận lãnh thổ của Việt Nam để từng bước kiểm soát biển Đông, khống chế Việt Nam và toàn bộ Đông nam châu Á, đồng thời khai thác tài nguyên phong phú ở vùng biển Đông.

Những người lãnh đạo Trung Quốc hy vọng tập hợp lực lượng ở Đông nam Châu Á để tiến đến tập hợp lực lượng trên thế giới hòng thực hiện chiến lược toàn cầu của họ. Những năm 1960 họ ra sức tập hợp lực lượng ở các khu vực Á, Phi, Mỹ latinh để nắm quyền “lãnh đạo cách mạng thế giới” và chống Liên Xô. Để đạt mục tiêu đó, từ năm 1963 họ ráo riết vận động họp 11 đảng cộng sản, trong đó có 8 đảng ở Đông nam châu Á hòng lập ra một thứ “Quốc tế cộng sản” mới do họ khống chế, xây dựng cái gọi là “trục Bắc Kinh- Giacacta-Phnông Pênh-Bình Nhưỡng-Hà Nội”, thông qua Inđônêxia vận động triệu tập “Hội nghị các lực lượng mới trỗi dậy” (CONEFO) để thành lập một tổ chức quốc tế đối lập với Liên hợp
quốc; đồng thời vận động tổ chức Hội nghị Á-Phi lần thứ hai (dự định họp ở Angiê năm 1965). Nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc đã không thành công trong các kế hoạch đen tối này. Đó là vì họ đi ngược lại lợi ích của cách mạng thế giới là tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào độc lập dân tộc, dân chủ, vì họ vấp phải đường lối độc lập tự chủ trước sau như một của Việt Nam.

Trong 30 năm qua, những người lãnh đạo Trung Quốc coi Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với chiến lược của họ, luôn luôn tìm cách nắm Việt Nam. Muốn như vậy, nước Việt Nam phải là một nước không mạnh, bị chia cắt, không độc lập và lệ thuộc Trung Quốc. Trái lại, một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và giàu mạnh, có đường lối độc lập tự chủ và đường lối quốc tế đúng đắn là một cản trở lớn cho chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, trước hết là cho chính sách bành trướng của họ ở Đông nam châu Á.

Đó là nguyên nhân vì sao trước đây họ vừa giúp, vừa kiềm chế cách mạng Việt nam, mỗi khi Việt Nam đánh thắng đế quốc thì họ lại buôn bán, thoả hiệp với đế quốc trên lưng nhân dân Việt Nam; vì sao từ chỗ giấu mặt chống Việt Nam họ đã chuyển sang công khai thù địch với Việt Nam và đi tới trắng trợn tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Chính sách của những người lãnh đạo Trung Quốc muốn thôn tính Việt Nam nằm trong chính sách chung của họ đối với các nước Đông nam châu Á cũng như đối với các nước láng giềng khác. Họ đã muốn chiếm đất đai của Ấn Độ và thực tế đã chiếm một bộ phận đất đai của Ấn Độ trong cuộc chiến tranh năm 1962; họ không muốn có một nước Ấn Độ mạnh mà họ cho rằng có thể tranh giành với họ “vai trò lãnh đạo” các nước Á-Phi. Họ vẫn mưu toan chiếm Mông Cổ, mặc dù họ đã công nhận nước Cộng hoà nhân dân Mông Cổ là một quốc gia độc lập. Họ muốn chiếm một phần đất đai của Liên Xô, rất không muốn có bên cạnh Trung Quốc một nước Liên Xô hùng mạnh, nên họ tìm mọi cách hạ uy thế của Liên Xô, đẩy các nước đế quốc gây chiến
tranh với Liên Xô, đẩy các nước Á-Phi Mỹ la tinh chống Liên Xô.

Họ tập trung mọi cố gắng để dấy lên một cuộc “thập tự chinh quốc tế” của các lực lượng đế quốc và phản động chống Liên Xô dưới chiêu bài “chống bá quyền” theo công thức của chủ tịch Mao Trạch Đông “Ngồi trên núi xem hổ đánh nhau”. Như nhiều nhà chính trị và báo chí Tây Âu nhận định, Trung Quốc quyết tâm “đánh Liên Xô đến người Tây Âu cuối cùng” cũng như Trung Quốc trước đây đã quyết tâm “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”.

Chiến lược quốc tế ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc, mặc dù núp dưới chiêu bài nào, đã phơi trần tính chất cực kỳ phản cách mạng của nó và những người lãnh đạo Trung Quốc đã hiện nguyên hình là những người theo chủ nghĩa sô vanh nước lớn, những người dân tộc chủ nghĩa tư sản.

Chính sách ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mặc dù được nguỵ trang khéo léo như thế nào, vẫn chỉ là chính sách của những hoàng đế “thiên triều” trong mấy nghìn năm qua, nhằm thôn tính Việt Nam, biến Việt Nam thành một chư hầu của Trung Quốc.

    

«Bắt đầuTrang trước123456Trang sauTrang cuối» SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA
CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN 
Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài. Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên. 


Tháng 10 năm 1979
NHÀ XUẤT BẢN SỰ THẬT





Phần thứ nhất: Việt Nam trong chiến lược của Trung Quốc.

Phần thứ hai: Trung Quốc với việc kết thúc cuộc chến tranh Đông Dương năm 1954.

Phần thứ ba: Trung Quốc với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam để giải phòng miền Nam, thống nhất nước nhà (1954-1975).

Phần thứ tư: Trung Quốc với nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất  (từ tháng 5 năm 1975 cho đến nay).

Phần thứ năm: Chính sách bành trướng của Bắc Kinh mối đe doạ đối với độc lập dân tộc, hoà bình và ổn định ở Đông Nam Châu Á.