Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Châu Âu nên "buông súng" trước Nga sau vụ khủng bố Paris

Châu Âu nên "buông súng" trước Nga sau vụ khủng bố Paris

12/01/2015 09:32

Nước Pháp và có lẽ cả châu Âu vẫn đang rúng động trước vụ khủng bố Paris. Bầu không khí tại Tây Âu không còn yên bình nữa và người dân cảm thấy nguy hiểm đã gõ cửa ngay trước nhà họ. Điều này sẽ khiến Tây Âu phải buông súng và có thái độ khác trong chính sách bao vây, thù địch với Nga.

Người phương Tây có câu “một con bướm tại Nam Mỹ vỗ cánh cũng có thể tạo một cơn bão tại Nam Mỹ” là mượn chuyện khí động học để ví von rất hay về hiệu ứng domino.
Huống chi một vụ khủng bố kinh hoàng thì hiệu ứng nó tạo ra sẽ lớn hơn nhiều so tiếng vỗ cánh của loài bướm.
Khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với Nga, tạo không khí thù địch với Nga, thậm chí là sẵn sàng chạy đưa vũ trang thì không ít người dân Pháp hay Anh ủng hộ hành động của chính phủ mà không nghĩ ngợi nhiều.
Họ chỉ nghĩ đơn giản là “Nga sai thì cần trừng phạt” và không hề nghĩ rằng điều đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống thường ngày.
Còn giờ thì khác. Sau vụ khủng bố Paris, nơi an ninh luôn được coi trọng thì xu thế của người dân Tây Âu là mong muốn hòa bình, sợ hãi chiến tranh.

Họ không còn muốn châu Âu rơi vào bất ổn, chết chóc và máu me nữa. Vào lúc này, tâm lý châu Âu là muốn xích lại với Nga để giải quyết 2 điểm.
Thứ nhất là cùng Nga tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố vì hoạt động này chỉ có thể tiến hành đồng bộ và hợp tác chặt chẽ.
Thứ hai và quan trọng hơn là giảm nhiệt căng thẳng với Nga để tháo ngòi nổ chiến tranh đang đè nặng châu Âu suốt nhiều tháng qua.
Nếu hỏi một người dân Pháp hay Đức nghĩ gì về việc NATO triển khai xe bọc thép gần biên giới Nga thì họ sẽ trả lời thế nào?
Một tháng trước, không ít người Pháp có thể nói “NATO muốn làm gì thì kệ họ” nhưng giờ thì chắc đa phần sẽ nói: “NATO không nên căng thẳng với Nga, chúng tôi muốn hòa bình”.
Stoltenberg nói Nga "nên là đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố" và lý giải: "Đó là lý do chúng tôi vẫn phấn đấu cho một mối quan hệ nhiều hơn và mang tính xây dựng với Nga.
Điều quan trọng là Nga vẫn là hàng xóm lớn nhất của Châu Âu".
Suốt gần 1 năm qua, kể từ khi Nga sát nhập bán đảo Crimea qua một cuộc trưng cầu dân ý, NATO luôn cứng nhắc với Nga và nói không trước các đề nghị hợp tác chống khủng bố với Nga.
Còn giờ, chính ông Stoltenberg lại ngỏ lời khi phát biểu ở Berlin.
Stoltenberg là người Na Uy, một đất nước thanh bình.
Có lẽ Stoltenberg cũng không muốn Na Uy rơi vào vòng xoáy chiến tranh như thế chiến lần 2 nữa.
Vậy còn cách nào khác là cần hợp tác với Nga để thao ngòi nổ chiến tranh ở châu Âu. Cần nhớ, trong 2 thế chiến, châu Âu đã bị tàn phá nặng nề trong khi Mỹ không chịu một quả bom nào.
Người châu Âu nên tự tháo bom cho mình trước khi chờ Mỹ đến tháo

=============================

 

NATO muốn lập đồng minh với Nga sau vụ xả súng ở Paris

09/01/2015 15:10

Dù đang đối đầu căng thẳng với Nga trước những vấn đề liên quan tới Ukraine, NATO sẽ “tìm kiếm mối quan hệ hợp tác” với Moscow trong cuộc chiến chống khủng bố, Tổng thư ký NATO tuyên bố hôm 8/1.

Nga “sẽ trở thành một đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố”, Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg phát biểu sau vụ xả súng tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo tại Paris cướp đi sinh mạng của 12 người.
“Đó là lý do chúng tôi sẽ xây dựng một mối quan hệ hợp tác và mang tính xây dựng với Nga.
Chúng tôi cho rằng Nga đóng vai trò là quốc gia láng giềng lớn nhất tại châu Âu và NATO đang tìm kiếm mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực như chống khủng bố với Nga”, tờ Bloomberg dẫn lời ông Stoltenberg.
Ông Stoltenberg nhận định vụ xả súng cướp đi sinh mạng của 12 người do các tay súng Hồi giáo thực hiện tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo hôm 7/1 là một “vụ tấn công nhằm vào nền báo chí tự do, sự tự do quan điểm và xã hội tự do”.
Điều đáng nói là lời kêu gọi thiết lập đồng minh chống khủng bố với Nga được Tổng thư ký NATO đưa ra sau nhiều tháng liên minh quân sự này hủy bỏ toàn bộ “chương trình hợp tác dân sự và quân sự” với Moscow kể từ hồi tháng 4/2014.
Quyết định cắt đứt quan hệ với Nga được NATO đưa ra sau cáo buộc Moscow hỗ trợ cho các tay súng ly khai trong cuộc chiến tại miền đông Ukraine và việc Nga quyết định sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine hồi tháng Ba năm ngoái.
Hồi tháng 5/2014, Phó tổng thư ký NATO, ông Aleksander Vershbow còn tuyên bố liên minh quân sự này coi Nga “là kẻ thù chứ không phải là đối tác”.
Thậm chí, phát biểu trước Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama còn nhấn mạnh Nga là mối đe dọa lớn thứ hai trên thế giới sau đại dịch Ebola nhưng lại đứng trên cả tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS.
Ngoài ra, NATO còn tăng cường quân đội tới Ba Lan và các nước Baltic như một động thái chuẩn bị đối phó với những mối đe dọa từ Nga sau khi Moscow tuyên bố học thuyết quân sự mới hồi tháng 12 năm ngoái.
Vào thời điểm đó, khi nhắc tới cuộc khủng hoảng Ukraine, Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho rằng tình hình “rất nghiêm trọng” và “điều quan trọng là chúng tôi sẽ làm tất cả để đạt được một giải pháp hòa bình”.
Cuộc chiến tại miền đông Ukraine bùng nổ từ tháng Tư năm ngoái tại 2 thành phố miền đông Donbas và Lugansk, cướp đi sinh mạng của hơn 4.700 người và khiến 10.300 người bị thương, theo ước tính của Liên Hợp Quốc.

 

Phút cuối, Mỹ “mua đứt” Ukraine làm Nga, Pháp, Đức tê tái


14/01/2015 10:32


Châu Âu rất kỳ vọng vào cuộc họp 4 bên của các lãnh đạo chính phủ Nga, Pháp, Đức, Ukraine tại Kazakhstan vào 15.1. Cuộc họp này hy vọng sẽ giải quyết được rốt ráo vấn đề khủng hoảng Ukraine. Nhưng phút cuối, người Mỹ đã can thiệp và cuộc họp này không thể diễn ra.

Có thể thấy rằng cả Đức và Pháp đều muốn hạ nhiệt cuộc khủng hoảng này nhằm tạo đà cho việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt với Nga, tháo ngòi nổ căng thẳng ở châu Âu.
Họ đã cố tình loại Mỹ ra khỏi cuộc họp này vì ngại Mỹ nhúng mũi vào khiến tình hình thêm căng thẳng.
Những gì Pháp và đặc biệt là Đức có thể làm thì họ đã làm.
Trước khi cuộc họp cấp bộ trưởng 4 bên diễn ra ở Berlin hôm 12.1, thủ tướng Đức Angela Merkel đã tiếp thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk khi ông công du Đức và đồng ý cho vay 500 triệu euro để chính quyền Ukraine có ngân sách hoạt động.
Tiếp đến, tổng thống Petro Poroshenko khi sang Pháp là để tham gia tưởng nhớ các nạn nhân vụ khủng bố tại Paris, đã được họp riêng với tổng thống Pháp Francois Hollande và bà Merkel.
Tuy có lãnh đạo 40 nước cùng đến Pháp nhưng chỉ có riêng ông Poroshenko là được gặp riêng với ông Hollande và bà Merkel.
Thậm chí, báo giới cũng nói luôn là họ họp bàn về tình hình Ukraine trước cuộc họp 4 bên chứ không phải là hợp tác chống khủng bố.
Ukraine vẫn giữ thái độ cứng rắn không như Pháp, Đức mong muốn và cuộc họp 4 bên này chẳng ra được đáp án.
Các bên cho biết cuộc họp ngoại trưởng phần 2 sẽ diễn ra trong thời gian tới để bàn bạc tiếp nhưng chưa xác định được địa điểm.
Cũng vì thế, cuộc họp 4 bên cấp lãnh đạo cao nhất tại Kazakhstan bị hoãn vô thời hạn.
Không khó để xác định nguyên nhân Ukraine trở cờ ngay trước cuộc họp khiến Đức và Pháp không kịp trở tay.
Mỹ vẫn tỏ ra là nước cao cờ nhất trên bàn cờ ngoại giao.
Trước cuộc họp vài giờ, Mỹ đã ra giá liên tục khiến chính quyền Ukraine không thể lắc đầu vì Mỹ ra giá mua rất cao.
Theo Interfax, vào buổi chiều hôm 12.1, ít giờ trước khi cuộc họp ngoại trưởng 4 bên tại Berlin, Mỹ thông báo khẩn cấp việc chấp thuận bảo lãnh cho chính quyền Ukraine vay 2 tỷ USD (thông qua IMF) trong cả năm 2015 và 1 tỷ USD sẽ được giải ngân ngay trong 6 tháng đầu năm.
Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk chiều hôm sau khẳng định Mỹ sẵn sàng trong việc cho chính phủ Ukraine vay 2 tỷ USD.
"Mỹ vừa tuyên bố với chính phủ Ukraine rằng Mỹ đã sẵn sàng bảo lãnh để cho Ukraine vay 2 tỷ USD (thông qua IMF)", ông Yatsenyuk tuyên bố trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Estonia Taavi Riyvasom khi ông Riyvasom đi thăm Kiev.
Một bản tuyên bố thể hiện tính kịp thời của người Mỹ.
Một cuộc ngã giá chóng vánh, gấp 4 lần số tiền mà Đức cho chính phủ Ukraine vay.
Đây là 'phần thưởng xứng đáng' cho nỗ lực của chính quyền Yatsenyuk trong việc bảo vệ quan điểm cứng rắn của Mỹ tại Ukraine.
Cái hay của Mỹ là họ biết tung ra đòn đủ mạnh và đúng thời điểm để giành chiến thắng.
Tối mai, Tổng thống Barack Obama có thể yên tâm ăn tiệc cùng Thủ tướng Anh David Cameron tại Nhà trắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét