Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

MỪNG XUÂN MỚI, THỂ CHẾ MỚI, VĂN HÓA MỚI

1 DIỄN ĐÀN THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NHÓM NGHIÊN CỨU THANH VĂN MỪNG XUÂN MỚI, THỂ CHẾ MỚI, VĂN HÓA MỚI VIỆN N/C CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN SENA HÀ NỘI, THÁNG 1/20152 18 CHỮ ĐỂ BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƢỚC: “TRONG NƢỚC: ĐỔI MỚI THỂ CHẾ; ĐỔI MỚI VĂN HÓA; NGOÀI NƢỚC: VỪA HỢP TÁC, VỪA ĐẤU TRANH”. Trong lịch sử nhân loại và lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ quan hệ quốc tế có vai trò trọng đại như ngày nay. Hiểu rõ điều này, ngày 19/11/2014, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu những lời khái quát, sâu sắc trƣớc Quốc hội, trƣớc đồng bào trong, ngoài nƣớc và trƣớc thế giới về phƣơng châm ứng xử của Việt Nam với Trung Quốc, song cũng là với bất cứ quốc gia nào, đó là “Vừa Hợp tác, vừa Đấu tranh” (Ảnh trên). “6 chữ” này cũng là phƣơng châm cốt lõi để hiện thực hóa tuyên bố ngày 21/5/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ tại Philippines: “Hòa bình, hữu nghị phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Đƣơng nhiên, để hiện thực hóa các điều trên, Việt Nam phải sớm thoát cảnh trì trệ, lạc hậu, chìm đắm mọi mặt trong “bẫy trung bình toàn diện”, từ kinh tế, xã hội, đến khoa học & công nghệ, giáo dục & đào tạo, …, và nhanh chóng vƣơn lên thành một nƣớc phát triển. Muốn thế tất yếu phải, “Trong nước: Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa; Ngoài nước: Vừa Hợp tác, vừa Đấu tranh” . Rõ ràng, nếu Dân tộc Việt Nam và Đảng lãnh đạo đồng lòng thực hiện 18 chữ này bằng cách đi theo con đường Đoàn kết, con đường Dân chủ - Cộng hòa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sáng, tất yếu Tổ quốc Việt Nam sẽ tiến nhanh tới đích Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Ảnh dƣới: Ngày 4/6/2014, Nhà Văn hóa, GS. Anh hùng Lao động Vũ Khiêu, khi đó không đầy ba tháng nữa là tròn 100 tuổi, đã ký chữ ký đầu cho cuốn sổ “Thêm một chữ ký cho Hòa bình”. Là một trí thức tiên phong, ông luôn sát cánh với Lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc để thúc đẩy Sự nghiệp Chấn hưng Đất nước, Chấn hưng Dân tộc - Sự nghiệp Đổi Mới Chính trị, Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa. Ảnh Bìa 1: Bồ đề non và Quả sung - Tâm Thiện, Tất Thành. PHẢI CHĂNG TỪ NAY CHUẨN MỰC VĂN HÓA CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM LÀ TRÂN TRỌNG CÁC SỰ KHÁC BIỆT? …“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”..., “là Mục tiêu, Động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với Kinh tế, Chính trị, Xã hội”… “Văn hóa… là sức mạnh nội sinh quan trọng để bảo vệ và phát triển đất nước”. … “Tập trung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện”… “Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con ngƣời Việt Nam”… “Đề cao tinh thần yêu nƣớc, tự hào dân tộc, lƣơng tâm, trách nhiệm của mỗi ngƣời với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nƣớc”. ... “Xây dựng đồng bộ Môi trường văn hóa (Môi trường Kiến tạo Phát triển - BBT)”… “Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo hƣớng dân chủ hóa và nhân văn”… “Phát huy vai trò tƣ vấn và phản biện của các nhà khoa học trong quá trình xây dựng và triển khai các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội”… “Xây dựng văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp”… “Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa”… “Huy động các nguồn lực để phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam”… Trích Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị TW 9 về xây dựng và phát triển văn hóa con ngƣời Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nƣớc và Chƣơng trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ban hành kèm theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014.2 DIỄN ĐÀN THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NHÓM NGHIÊN CỨU THANH VĂN XUÂN MỚI MỪNG THỂ CHẾ MỚI VĂN HÓA MỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO NỘI BỘ VIỆN N/C CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN SENA HÀ NỘI, THÁNG 1/201535 LỜI GIỚI THIỆU Hay “CÓ NIỀM TIN MỚI, ĐƢỜNG LỐI MỚI, THỂ CHẾ MỚI, VĂN HÓA MỚI, ẮT CÓ THÀNH CÔNG MỚI” Chƣa bao giờ ƣớc nguyện và quyết tâm Đổi mới của mỗi ngƣời Việt Nam và những ngƣời Lãnh đạo tiến bộ lại trào dâng mạnh mẽ nhƣ hiện nay. Vì chỉ Nghĩ đúng mới có thể Nói đúng; Làm đúng, cho nên muốn Đổi mới Thể chế nhƣ quyết tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc đã đƣợc Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt khẳng định, trước hết phải có Niềm tin Chiến lược, thay thế cho Niềm tin Chia rẽ và Cực đoan xem “Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển” đã lỗi thời. Từ đây, có thể nói 30 năm Đổi mới (1986 - 2016), trước hết là 30 năm từng bước Đổi mới Chính trị để Đổi mới Thể chể và Đổi mới Văn hóa (từ Thể chế, Văn hóa Cộng hòa XHCN kiểu Xô Viết sang Thể chế, Văn hóa Dân chủ Cộng hòa kiểu Việt Nam). Tiến trình này bắt đầu từ thành công của Đại hội Đảng VI năm 1986 và dự đoán kết thúc năm 2016 với thành công của Đại hội Đảng XII năm 2016. Đi cùng Thế giới với Niềm tin Chiến lƣợc, Thể chế Mới, Văn hóa Mới là con Đƣờng Chính để Bảo vệ Tổ quốc, mang lại Độc lập, Tự do, Hạnh phúc cho Dân tộc Trong bối cảnh Trung Quốc và các nƣớc “Trỗi dậy trong hòa bình”, các cán bộ Viện N/C SENA đã bày tỏ ƣớc nguyện, quyết tâm “Việt Nam nhất định vươn lên trong phát triển” trong cuốn sách cùng tên của Viện, đƣợc in và gửi tháng 10/2011: ... “Làm thế nào để Chấn hưng Đất nước, Chấn hưng Dân tộc? luôn trăn trở trong lòng nhiều ngƣời Việt Nam. Việc này liên quan đến hai vấn đề đến nay thực chất còn để ngỏ. Đó là Lãnh đạo và Dân tộc Việt Nam sẽ “Nghĩ” và “Làm” theo Niềm tin Bản chất Thời đại đã Thay đổi? hay Bản chất Thời đại không Thay đổi? (Tức là sẽ Đi cùng Thế giới hay vẫn kiên định Biệt lập bằng “Đấu tranh giai cấp” với “Chuyên chính vô sản”?) Rõ ràng, việc đàng hoàng cam kết với Dân tộc và Thế giới chọn lựa một trong hai niềm tin này (Nhƣ Bác Hồ đã làm tháng 11/1945: “Giờ tôi xin tuyên bố trƣớc Quốc hội, trƣớc Quốc dân và trƣớc Thế giới” về Niềm tin: “Tôi chỉ có một Đảng, Đảng Việt Nam”) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc Việt Nam tiến cùng hay lạc hậu với Thế giới”. Cuốn này viết: “Chúng ta đã chiến đấu vì một nƣớc Việt Nam Độc lập. Dân tộc ta đã đánh thắng mấy đế quốc to, vì mình và cũng vì một Thế giới Độc lập, nên đã trở thành một Dân tộc vĩ đại. Nay đã đến lúc chúng ta lên đƣờng vì một nước Việt Nam Phát triển, vì một Thế giới Phát triển. Chỉ nhƣ thế đất nƣớc Việt Nam mới lại trở thành một Đất nƣớc vĩ đại, dân tộc Việt Nam mới lại trở thành một Dân tộc vĩ đại”. Ảnh trên: Nhân dịp 22/12/2014, CCB Trung đoàn Thủ đô và cán bộ cũ các ban Đảng thắp hƣơng tƣởng nhớ Võ Đại tƣớng với bức trƣớng “Anh Văn (Tinh hoa Văn hóa) mãi mãi là nguồn sáng Dân tộc”. Ảnh dƣới: Gia đình và Thƣ ký của Đại tƣớng chụp ảnh kỷ niệm. 6 Có thành tựu lớn nhƣ trên là nhờ sự phấn đấu của Dân tộc và những ngƣời Lãnh đạo tiến bộ nhằm từ bỏ Hệ tư tưởng Chia rẽ & Cực đoan (tƣ tƣởng này thể hiện: Trong nƣớc lệ thuộc tƣ tƣởng coi đấu tranh giai cấp là động lực, chống những gì Khác biệt. Ngoài nƣớc lệ thuộc tƣ tƣởng “Đại Hán”, chỉ thấy Trung Quốc là “Kẻ thù truyền kiếp”, hoặc “Đồng chí tốt, Láng giềng tốt,…”, hay “16 chữ” mà không thấy quan hệ Việt – Trung chỉ tốt khi Việt Nam thực hiện “6 chữ” – “Vừa Hợp tác, vừa Đấu tranh”), đồng thời xây dựng Hệ tư tưởng Đoàn kết và Sáng tạo xuất phát từ tư tưởng, Học thuyết Hồ Chí Minh. Ngoài Chí khí, Trí tuệ, Phẩm cách, có Ba điều mà mỗi ngƣời Việt Nam Mong mỏi, Gửi gắm và Đòi hỏi ở Chính trị Mới và Lãnh đạo Mới Điều thứ nhất: Chính trị Mới và Lãnh đạo Mới coi trọng Tổ Quốc trên hết. Ngƣời Việt Nam tự hào vì xƣa có Thƣợng hoàng Trần Nhân Tông giữ gìn từng tấc đất Tổ Quốc, có Quốc công Trần Hƣng Đạo với chí khí: “Bệ hạ muốn hàng, hãy chém đầu tôi đã” và càng tự hào có Chủ tịch Hồ Chí Minh với lời nói khi lập nƣớc: “Tôi chỉ có một Đảng, Đảng Việt Nam”…, vì thế giờ đây nếu đƣợc lãnh đạo coi Tổ quốc trên hết, thì ai nấy sẵn một lòng noi theo lớp chiến sĩ năm xƣa, Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Điều thứ hai: Chính trị Mới và Lãnh đạo Mới trân trọng Văn hóa, trong đó trước hết trân trọng các giá trị cao quý của Dân chủ, Tự do, Bình đẳng, Bác ái, Công lý và coi đó là kim chỉ nam cho đất nước. Hiểu nhƣ vậy mới lý giải đƣợc vì sao lãnh tụ Hồ Chí Minh lại chú trọng tham khảo Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ để soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho Việt Nam đã đƣợc Ngƣời long trọng đọc vào ngày 2/9/1945 lịch sử. Điều thứ ba: Chính trị mới và Lãnh đạo mới biết xây dựng tình Hữu nghị với tất cả các nước, có cốt lõi là khối Đồng minh với các nước dân chủ, không bành trướng, xâm lược. Năm 1941 Cụ Hồ đã thành lập phong trào Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Việt Minh) để trong nước Đoàn kết Dân tộc giành Độc lập, ngoài nước Đoàn kết với phe Đồng Minh chống phát xít và viết thƣ gửi Tổng thống Mỹ Harry S.Truman năm 1945/1946: “Mục tiêu chúng tôi là Độc lập hoàn toàn và Hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ”. Ảnh trên: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp và các chiến sĩ biệt đội “Con nai” thuộc Quân đội Mỹ - đơn vị nƣớc ngoài duy nhất đã trực tiếp cùng Việt Nam chống phát xít và giúp ta thành lập Đại đội Việt-Mỹ đầu tiên năm 1945. Ảnh dƣới: Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp đọc 10 lời thề tại Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ngày 22/12/1944, trong đó lời thề đầu tiên là: “… Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, … Làm cho nước Việt Nam trở nên một nước Độc lập, Dân chủ, ngang hàng với các nước Dân chủ trên thế giới”. Đây cũng là lời thề của những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc, vì thế sẽ là làm ngược Quy luật và làm ngược Đạo lý, nếu chỉ biết đòi quyền lãnh đạo Quân đội và mọi lực lƣợng, nhưng lại xác định mục tiêu tối thượng của Đảng là hy sinh cho “Chủ nghĩa”, chứ không “Vì Tổ quốc Việt Nam”, không “Làm cho nƣớc Việt Nam trở nên một nƣớc Độc lập, Dân chủ, ngang hàng với các nƣớc Dân chủ trên thế giới”. 7 Nhờ Niềm tin chiến lƣợc trên cơ sở luật pháp quốc tế và chuẩn mực của nhân loại, Việt Nam đã bƣớc đầu tạo nên hình ảnh mới khi chuyển từ văn hóa “Đấu tranh & Độc lập” sang văn hóa “Đa dạng & Đa nguyên” thể hiện ở Tuyên ngôn về Đa dạng văn hóa năm 2001 của UNESCO: “Đa dạng văn hóa cần thiết cho loài ngƣời nhƣ đa dạng sinh học. Đa dạng văn hóa là nhân tố của sự phát triển và là ngọn nguồn của mọi sáng tạo … Đa nguyên văn hóa là biểu thị chính sách đưa đa dạng văn hóa vào cuộc sống, trong một khung cảnh dân chủ, bảo đảm quyền con người và những quyền tự do cơ bản…”. Văn hóa Việt Nam thực chất là một nền văn hóa đa dạng, đa nguyên. Nền văn hóa này không chấp nhận Áp đặt, Độc tôn văn hóa cũng như Áp đặt, Độc quyền Chân lý. Nhiều nhà vua, nhất là thời Lý - Trần, chủ trƣơng khoan dung tôn giáo và đa nguyên văn hóa. Có thể hiểu văn hóa Việt Nam qua nhận xét của Thánh Gandhi Ấn Độ: “Không nền văn hóa nào có thể tồn tại đƣợc, nếu nhƣ nó mƣu toan, tìm cách trở thành độc tôn”. Văn hóa Hồ Chí Minh, Thể chế Hồ Chí Minh có cốt lõi là Đoàn kết tức đa dạng, đa nguyên, vì nó là sự kết tinh văn hóa Việt Nam với văn minh, văn hóa thế giới thời đó. Rõ ràng, thành tựu 30 năm Đổi Mới (1986 - 2016) là Đổi mới Thể chế và Đổi mới Văn hóa. Từ đây có thể nói, nếu lịch sử đã vinh danh Tổng Công trình sư Đổi Mới lần 1 là Tổng Bí thư Trường Chinh, thì với nỗ lực xây dựng Tư tưởng mới, từ “Niềm tin Chiến lƣợc”, đến “Đổi mới Thể chế”, “Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ nhân dân”…, và ý chí vƣợt rào cản bảo thủ đưa Tư tưởng mới vào Thực tiễn, từ “Nhà nƣớc phải làm tốt chức năng Kiến tạo Phát triển”, “Vừa Hợp tác, vừa Đấu tranh”, đến “Đánh giá tổ chức, cán bộ phải căn cứ vào kết quả công tác”, …, nhiều Tin tưởng và Hy vọng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đảm nhận xứng đáng vai trò Tổng Công trình sư Đổi mới lần 2. Ảnh bên: Các CCB Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ trái: 1. Thiếu tƣớng Anh hùng Quân đội Lê Mã Lƣơng và Đại tá Cao Sơn bên dòng chữ GS. Vũ Khiêu tặng Viện N/C SENA “Thu lấy tinh hoa thời Trí tuệ, Mở ra Đường lớn đến Tương lai”. 2.TS. Minh Đƣờng, Viện trƣởng Viện N/C SENA và Đại tá Anh hùng Quân đội La Văn Cầu. Đây là các hình ảnh sống về cuộc chiến chống thực dân, đế quốc của Quân đội Nhân dân Việt Nam, dù trận tuyến nào cũng phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ “Trung với Nước, Hiếu với Dân”. “Đổi mới Thể chế làm Lãnh đạo đàng hoàng hơn; Đổi mới Văn hóa làm Dân tộc đàng hoàng hơn” hay “Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa để Việt Nam trở thành Quốc gia Khởi nghiệp và Sáng tạo”, … là những chủ đề đã đƣợc Ban Biên tập Nhóm nghiên cứu Thanh Văn và Diễn đàn Thực tiễn Phát triển đề nghị các tác giả 9 bài viết thể hiện và đƣợc tập hợp trong cuốn sách có tên “Mừng Xuân mới, Thể chế mới, Văn hóa mới”. Nhân dịp Năm mới và Xuân 2015, Ban Biên tập Nhóm nghiên cứu Thanh Văn và Diễn đàn Thực tiễn Phát triển hân hạnh đƣợc giới thiệu với Quý Độc giả 9 bài viết trong cuốn sách trên. Kính chúc Quý tác giả và Quý độc giả Sức khỏe, Thành công, Hạnh phúc. Trân trọng. Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014 BAN BIÊN TẬP NHÓM NGHIÊN CỨU THANH VĂN8 9 Bài số 1. VÌ SAO VIỆT NAM PHẢI CẤP BÁCH ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ? Trân trọng kính tặng các nhà lãnh đạo đất nƣớc, các chiến lƣợc gia, những ngƣời làm công tác lý luận và những ngƣời đang mang hết sức mình phấn đấu cho sự nghiệp Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa - Sự nghiệp Chấn hưng Đất nước, Chấn hưng Dân tộc. Lời mở đầu: Ngày 28/7/2014, 61 đảng viên đã ký Thƣ ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ƣơng và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Thƣ ngỏ đƣợc bắt đầu ngay từ dòng đầu tiên: “Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã Áp đặt cho Dân tộc Đường lối sai lầm về xây dựng Chủ nghĩa Xã hội theo mô hình Xô Viết, được coi là dựa vào Chủ nghĩa Mác-Lênin”. Có ba lý do để nói đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức to lớn trong tiến trình Đổi mới, nhất là Đổi mới Chính trị, Đổi mới Đảng. Thứ nhất: “Thƣ ngỏ” đã chỉ ra nguyên nhân cốt lõi làm Việt Nam tuy đã có gần 40 năm Hòa bình, Thống nhất, song đến nay vẫn trì trệ, suy thoái, trƣớc hết là do công tác lý luận của ta có trình độ yếu kém, song lại coi thường các phương pháp luận khoa học, vì thế đã làm Đảng lãnh đạo mắc sai lầm trong việc kiên định quá lâu mô hình Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa kiểu Xô Viết của Chủ nghĩa Mác-Lênin, một mô hình lạc hậu của một hệ thống tƣ tƣởng lỗi thời và từ lâu đã bị xếp vào kho tàng lịch sử. Thứ hai: “Thƣ ngỏ” đã chỉ ra một nguyên do quan trọng nữa làm đất nước suy thoái, đó là sự thiếu Dân chủ và thiếu Sáng tạo trong Đảng và trong xã hội, thể hiện ở việc lãnh đạo Đảng đã bỏ qua các bài học thực tiễn, bỏ qua nguyện vọng của đại đa số ngƣời dân, bỏ qua xu thế phát triển tất yếu để ban hành các chủ trƣơng, chính sách “duy ý chí”. Song, đáng mừng là sự xuất hiện “Thƣ ngỏ” của 61 đảng viên cũng cho thấy phong trào Dân chủ và Sáng tạo ở trong Đảng, ngoài Đảng đang không ngừng lớn mạnh và không một thế lực bảo thủ nào có thể ngăn cản được. Thứ ba: “Thƣ ngỏ” đã khẳng định một xu thế phát triển tất yếu và là nguồn động viên, cổ vũ mỗi người Việt Nam hết sức đóng góp cho Đảng, để qua đó cống hiến cho sự nghiệp Chấn hưng Đất nước, Chấn hưng Dân tộc. Nói thế vì những ngƣời ký “Thƣ ngỏ” không chỉ là đảng viên mà tuyệt đại đa số còn đại diện xứng đáng tinh hoa Dân tộc và Đảng Cộng sản Việt Nam. Phần lớn trong họ có kiến thức thâm sâu, có kinh nghiệm thực tiễn, có công tích với Đất nƣớc, với Dân tộc, với Đảng, nhƣ: Các tƣớng, tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Lão Tƣớng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tƣớng Lê Duy Mật, nguyên Tƣ lệnh Mặt trận Hà Giang từ năm 1979 đến 1984, ...; Các cán bộ cao cấp Đảng, Nhà nƣớc: Nguyên Trợ lý Thủ tƣớng Vũ Quốc Tuấn, Nguyên Đại sứ Thái Lan Nguyễn Trung; nguyên Trƣởng ban Nghiên cứu của Thủ tƣớng Trần Đức Nguyên, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng Hà Tuấn Trung, nguyên Chuyên viên cao cấp Ban Tổ chức Trung ƣơng Bùi Đức Lại, …;10 Các nhà khoa học nổi tiếng: GS. Hoàng Tụy; GS. Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thƣ ký Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam…; GS. Chu Hảo, nguyên Thứ trƣởng Thƣờng trực Bộ KH&CN; GS. Nhà giáo ND Đào Xuân Sâm, GS. Tƣơng Lai, nguyên Viện trƣởng Viện Xã hội học, thành viên Tổ Tƣ vấn của Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt,… Khâm phục nhiệt huyết và trí tuệ 61 đảng viên, bài “Vì sao Việt Nam phải cấp bách Đổi mới Chính trị?” đƣợc viết với mong muốn góp phần làm rõ thêm các vấn đề lớn đã nêu ở “Thƣ ngỏ”. Sau đây xin trình bày 5 nội dung chính: I. Trân trọng, Liên kết các sự Khác biệt; Tẩy chay Chủ nghĩa Chia rẽ & Cực đoan là xu thế, là sứ mệnh của Thế giới và Việt Nam trong thế kỷ 21. II. Thế nào là Học thuyết Hồ Chí Minh. Vì sao ở Việt Nam chỉ chú trọng học tập Đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. III. Thế nào là Chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì sao Chủ nghĩa đã lỗi thời này vẫn tìm thấy chỗ đứng ở Việt Nam. IV. Là một trong các thành trì cuối cùng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, hiện Việt Nam đang bên bờ khủng hoảng. V. Tin tƣởng Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016 thành công rực rỡ, mở ra một Thời đại Mới – Thời đại Đoàn kết Phát triển. Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014. 11 I. TRÂN TRỌNG, LIÊN KẾT, THỐNG NHẤT CÁC SỰ KHÁC BIỆT, TẨY CHAY CHỦ NGHĨA CHIA RẼ & CỰC ĐOAN LÀ XU THẾ, LÀ SỨ MỆNH CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ 21 Trong Lễ nhậm chức đầu tiên của Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối năm 2008, nhân loại đã thấy một nƣớc Mỹ đầy nhiệt huyết với triết lý “Thay đổi để Là một”, đang Khởi phát và Thúc đẩy nhân loại từ bỏ lối tư duy Viển vông, Lệ thuộc, Chia rẽ, Áp đặt, Bạo lực để mỗi ngƣời, mỗi cộng đồng, mỗi đất nƣớc đoàn kết chặt chẽ hơn bao giờ hết cùng xây dựng Kỷ nguyên Văn hóa mới – Kỷ nguyên Đoàn kết & Sáng tạo, có các đặc trưng tương đồng với 5 quan điểm cơ bản của “Học thuyết Hồ Chí Minh”. Giờ đây điều tốt đẹp này đang là một Trào lƣu của thời đại với một nƣớc Mỹ dẫn đầu về kinh tế, quân sự, và nhất là về tƣ tƣởng nhân văn lớn, cho dù hệ tƣ tƣởng đối đầu là Chủ nghĩa Chia rẽ & Cực đoan, vẫn không ngừng cản phá. Từ Thực tiễn và kết quả nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới có thể nói, xuyên suốt từ thế kỷ 20 đến thế kỷ 21, Học thuyết Hồ Chí Minh luôn là một Học thuyết của Thời đại, đồng thời cũng cho thấy Chủ nghĩa Chia rẽ & Cực đoan luôn là mối hiểm nguy lớn nhất với nhân loại bởi nó lợi dụng danh nghĩa và sức mạnh của nƣớc lớn, lợi dụng mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, lợi dụng tên tuổi các nhà khoa học, …, để xúi giục, kích động các tƣ tƣởng và hành vi Viển vông, Lệ thuộc, Chia rẽ, Áp đặt, Bạo lực, ..., đi ngƣợc xu thế phát triển. Trong thế kỷ 20, Chủ nghĩa Chia rẽ & Cực đoan thể hiện dƣới hình thức Chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ nghĩa Chống Cộng đã chia thế giới thành hai phe, phe XHCN và Phe TBCN. Ngày nay, Chủ nghĩa này thể hiện dƣới dạng Chủ nghĩa bành trƣớng, xâm lƣợc, nó kích động tƣ tƣởng Dân tộc hẹp hòi, nƣớc lớn làm cho Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và các nƣớc trong khu vực, vi phạm Công ƣớc Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế. Trong thế kỷ 20, Chủ nghĩa Chia rẽ & Cực đoan cũng làm Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc với hai chế độ: Chế độ “Quốc gia” – TBCN và Chế độ “Cộng sản” - XHCN. Ngày nay, Chủ nghĩa này làm cho Việt Nam hòa bình đã gần 40 năm, song trƣớc một sự kiện nhiều khi vẫn còn cảnh “có hàng triệu ngƣời vui, song cũng có hàng triệu ngƣời buồn”. Ví nhƣ nhiều ngƣời Việt Nam xem ngày 30/4/1975 là ngày “Chiến Thắng”, ngày “Giải phóng”, thì với một số ngƣời, đây lại là ngày “Quốc hận”, ngày “Mất nƣớc”. Hội nhập quốc tế làm Việt Nam có nhiều liên kết với những ngƣời khác mình. Qua đó, Việt Nam có thêm những ngƣời bạn mới và dĩ nhiên cũng thêm các kẻ thù mới. Nói cách khác, ngày nay Việt Nam và thế giới đang đứng trƣớc khả năng tái bùng phát chủ nghĩa Chia rẽ & Cực đoan. Chủ nghĩa này không còn đơn giản ở dạng phe XHCN với Chủ nghĩa Mác-Lênin và phe TBCN Chủ nghĩa Chống Cộng nhƣ trong thế kỷ 20 nữa. Cũng không chỉ có biểu hiện Chia rẽ & Cực đoan nhƣ Chủ nghĩa khủng bố, mà còn cả các hành động Chia rẽ & Cực đoan chống lại ngƣời Hồi giáo, hay của cả các tín đồ Công giáo, Phật giáo, … chống lại bản chất thật sự đức tin của họ. Từ ngàn năm nay Việt Nam đã chịu hậu quả nặng nề của các hình thái Chủ nghĩa Chia rẽ & Cực đoan, vì thế luôn khao khát và có truyền thống bảo vệ hòa bình, giữ gìn chủ quyền đất nƣớc , độc lập dân tộc. Với tƣ tƣởng coi 30/4/2014 là ngày “Việt Nam Hòa bình & Thống nhất” Dân tộc Việt Nam sẽ đoàn kết cùng các nước trên Thế giới, nhất là với Mỹ và Trung Quốc để kiên quyết tẩy chay với mọi hình thái của Chủ nghĩa Chia rẽ & Cực đoan, chống Xung đột, bảo vệ Quyền con ngƣời, gìn giữ Hòa bình.12 Trân trọng, Liên kết, Thống nhất những sự Khác biệt là xu thế phát triển tất yếu của Cộng đồng chung Châu Âu, của Thế giới và cũng là của Việt Nam Ngày 25/11/2014 Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đến thăm Nghị viện và Hội đồng Âu Châu. Đây là cơ quan lập pháp của Liên hiệp 28 nƣớc Âu Châu với 508 triệu dân và hiện có 751 đại biểu đƣợc bầu theo phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ 5 năm và phân chia theo dân số các quốc gia. Các đại biểu (1/3 là nữ) họp nhóm theo lập trƣờng chính trị chứ không theo quốc tịch. Đƣợc lãnh đạo và đại diện 8 nhóm chính trị của Nghị Viện đón tiếp trọng thể, Đức Giáo hoàng đã phát biểu trƣớc phiên họp trọng thể Nghị viện. Đức Giáo hoàng nhận xét: “Khẩu hiệu của Liên hiệp Âu Châu 'Hiệp nhất trong sự Khác biệt', không có nghĩa là đồng nhất về chính trị, kinh tế, văn hóa hay tư tưởng, nhƣng chỉ rõ một gia đình các dân tộc, với những tổ chức của Liên Hiệp, biết Liên kết Lý tưởng Hiệp nhất với sự Khác biệt của mỗi người, đề cao giá trị của mỗi Truyền thống, sự Phong phú của các Lịch sử và Căn cội, giải thoát mình khỏi bao nhiêu Lèo lái và Ghét bỏ. Đặt Con người ở trung tâm trước tiên có nghĩa là để cho con người Tự do biểu lộ khuôn mặt và óc sáng tạo của mình trên bình diện Cá nhân và Dân tộc”. Đức Giáo hoàng nói tiếp: “ ... Vẫn còn có quá nhiều tình trạng trong đó con ngƣời bị đối xử nhƣ đồ vật, ... Vẫn còn có tình trạng trong đó con ngƣời không đƣợc Tự do bày tỏ Tƣ tƣởng của mình hay tuyên xƣng Niềm tin tôn giáo mà không bị cƣỡng bách và giới hạn, khi Thiếu khuôn khổ pháp lý rõ ràng để hạn chế sự Thống trị của Bạo lực và nêu cao Luật pháp trên sự Độc đoán của quyền lực, trên sự Kỳ thị con người”. Đức Giáo hoàng kết luận:“... Để cùng nhau xây dựng một Âu Châu không xoay quanh kinh tế, mà quanh sự thánh thiêng của Con người với các giá trị bất khả nhƣợng. ... Đã đến lúc từ bỏ ý tưởng một Âu Châu sợ hãi và co cụm vào mình để khơi dậy một Âu Châu nắm vai chính, mang khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, các giá trị nhân bản và cả đức tin. Âu Châu nhìn, bảo vệ, bênh đỡ Con ngƣời; Âu Châu tiến bƣớc vững chãi trên trái đất là điểm tham chiếu quí giá cho toàn thể nhân loại”. Bài diễn văn của Đức Giáo hoàng bị ngắt quãng nhiều lần vì các tràng vỗ tay và Chủ tịch Nghị viện Martin Schulz đã cảm ơn ông vì bài diễn văn “Chỉ đƣờng”. Ông nói đó đây chính là hƣớng đi tƣơng lai của Liên hiệp Âu Châu. Phải chăng đây cũng chính là hướng đi tới tương lai của Việt Nam? Ảnh trên: Đức Giáo hoàng Phanxicô thăm Nghị viện và HĐÂC ngày 25/11/2014. Ảnh dƣới: Ngƣời Trung Quốc học lớp giao tiếp 12 ngày với học phí 16.000 USD. James Hebbert, Giám đốc Quản lý của một công ty văn hóa giao tiếp Anh ở Trung Quốc nói “Ngƣời giàu Trung Quốc trƣớc đây chỉ chăm chăm đi mua hàng hiệu để phô trƣơng, còn bây giờ họ tập trung vào học những kiến thức giúp mình trở nên khác biệt”. Ông cho biết, công ty của ông giúp mở rộng kiến thức cho mọi ngƣời, trong đó không chỉ dạy cái gì Đúng, cái gì Sai. “Hơn cả đó là dạy để Trân trọng một Văn hóa Khác biệt”. 13 II. THẾ NÀO LÀ HỌC THUYẾT HỒ CHÍ MINH? VÌ SAO Ở VIỆT NAM LẠI CHỈ CHÖ TRỌNG HỌC TẬP ĐẠO ĐỨC CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH? Từ 1941 đến 1975, với tinh thần Độc lập, Tự do, Trân trọng, Liên kết, Thống nhất mọi yếu tố Khác biệt, kể cả Đối lập, Dân tộc Việt Nam đã chọn con đường “Chính” - con đường Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh. Vì vậy: Trong nƣớc Độc lập, Thống nhất; Ngoài nƣớc thế giới coi Việt Nam là “Lƣơng tri thời đại”, và chúng ta ai cũng từng tự hào khi là ngƣời Việt Nam. Có vậy nhờ Dân tộc Việt Nam và Đảng lãnh đạo đã áp dụng vào thực tiễn 5 Tư tưởng cơ bản của Học thuyết Hồ Chí Minh, đó là: 1. Tƣ tƣởng “Đoàn kết & Thống nhất” tức Trân trọng, Liên kết, Thống nhất mọi sự Khác biệt, kể cả Đối lập, là cơ sở xây dựng, củng cố khối Đoàn kết Dân tộc. 2. Tƣ tƣởng “Độc lập”, “Không phân biệt giai cấp, chính kiến, tôn giáo, ...” là cơ sở sử dụng, phát huy nguồn tài nguyên vô tận là Trí tuệ toàn Dân tộc. 3. Tƣ tƣởng “Ruộng đất về tay dân cày”, “Nhà nƣớc không quốc hữu công trình kinh doanh” ,..., là cơ sở để phát triển kinh tế và chống tham nhũng hiệu quả. 4. Tƣ tƣởng “Tự do”, nhất là “Tự do kinh doanh” đã nâng cao tính năng động trong kinh tế và thúc đẩy tâm lý “Làm chủ” trong ý thức người dân. 5. Tƣ tƣởng “Văn hóa Việt Nam phải chiếm đƣợc một địa vị trong nền văn hóa thế giới, ... thuận với trào lƣu tiến hóa của tƣ tƣởng hiện đại” thúc đẩy Đoàn kết Quốc tế, đưa Dân tộc Việt Nam hội nhập với tinh hoa văn hóa Nhân loại. Rõ ràng, 5 tƣ tƣởng cơ bản của Học thuyết Hồ Chí Minh đối lập với 5 tƣ tƣởng cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (sẽ đƣợc trình bày ở phần sau). Trƣớc đây có thể do ấu trĩ, có thể do quyền biến, nhất là khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Việt Nam đang rất cần trợ giúp của phe Đồng minh XHCN cho nên những việc tuyên truyền nhƣ “Việt Nam thắng ngoại xâm, giành hòa bình, thống nhất là do áp dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin” hay “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện Việt Nam”,… là có thể hiểu đƣợc. Tuy nhiên, đừng nói bây giờ, mà ngay thời đó, sợ “lộng giả thành chân - quá giả thành thật”, Hồ Chủ tịch đã luôn phải nhắc “Đừng thấy người ta đấu tranh giai cấp mà mình cũng đấu tranh giai cấp” hay “Làm trái với Liên Xô cũng là mác-xít”. Ngƣời phải nói sẵng với những ai kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin “Đấu tranh giai cấp là một điều ngu ngốc”, hoặc nhắc nhở những ai có ý định kết hợp “Đấu tranh giai cấp”, “Chuyên chính vô sản” với “Đoàn kết Dân tộc”, “Đoàn kết Quốc tế” để xác định kim chỉ nam của Đảng là “Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” sẽ dẫn đến tình trạng “Ngồi giữa hai cái ghế nhất định sẽ ngã”, tức là làm Việt Nam mất phương hướng. Phát biểu về nguyên nhân chủ yếu làm đất nƣớc lạc hậu Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh nói: “Tả khuynh, Ấu trĩ, Duy ý chí, Trái quy luật khách quan … Khi đã mắc sai lầm lại Bảo thủ, Trì trệ, Không dũng cảm sửa chữa…” (Trƣờng Chinh; Phát biểu tại Đảng bộ Hà Nội 19/10/1986; Văn kiện Đảng toàn tập; Tập 47, tr. 270). Cũng bàn về nguyên nhân này, gần 20 năm sau, ngày 7/4/2005 trong “Đóng góp ý kiến vào Báo cáo Tổng kết Lý luận và Thực tiễn 20 năm Đổi Mới” nguyên Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt viết: “chính là xu hướng giáo điều “tả khuynh” vẫn tồn tại, muốn co kéo, kiềm chế những tiềm lực phát triển, nhưng lại mang danh nghĩa bảo vệ Đảng, bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội, chống chệch hướng”. 14 Đến nay, nguyên nhân làm đất nƣớc trì trệ vẫn là “Tƣ tƣởng giáo điều tả khuynh”. Song nếu những ngƣời “giáo điều tả khuynh cũ” tin và hy sinh cho “tƣ tƣởng giáo điều”, thì những ngƣời “giáo điều tả khuynh mới” biết rõ tƣ tƣởng này là viển vông “100 năm nữa CNXH chƣa chắc thành công”. Vậy phải chăng để bảo vệ quyền lợi riêng, thông qua việc chỉ tổ chức học tập Đạo đức Hồ Chí Minh, những ngƣời “giáo điều tả khuynh mới” đã cố ý làm lu mờ và vô hiệu hóa Tư tưởng Hồ Chí Minh - Khắc tinh của “Tư tưởng giáo điều”? Thực tiễn cho thấy, “Giáo điều tả khuynh mới” chính là Tham nhũng quyền lực, loại Tham nhũng ghê gớm nhất, Tham nhũng của Tham nhũng, và chỉ Đổi mới Chính trị, Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa, mới có thể diệt tận gốc loại tham nhũng này. Phải chăng Việt Nam lạc hậu là do sai Đƣờng lối, bởi đã không kiên định “Lƣơng tri Thời đại” tức Tƣ tƣởng Đoàn kết và Sáng tạo của Hồ Chí Minh? Các Chế độ Dân chủ và Chế độ Xã hội Chủ nghĩa đều có mục tiêu là Tự do, Hạnh phúc cho Con người, phúc lợi cho Nhân dân, song giải pháp khác nhau. Chế độ XHCN kiểu Xô Viết thực hiện mục tiêu này bằng tập trung quyền lực vào Đảng của giai cấp. Hơn 20 năm trƣớc, Đặng Tiểu Bình đã sớm chỉ ra Trung Quốc nghèo đói trước hết là do Thể chế mất Dân chủ, cụ thể là “Tập trung tất cả quyền lực vào Đảng ủy”, mà “Quyền lực của Đảng ủy lại luôn chỉ tập trung vào một vài cán bộ Bí thƣ, nhất là trong tay Bí thƣ thứ nhất, việc gì cũng đều do Bí thƣ Thứ nhất làm Thống soái, là ngƣời cầm chịch. Nhất nguyên hóa sự lãnh đạo của Đảng vì thế mà trở thành sự lãnh đạo của một người”. Để tránh “Quyền lực tuyệt đối dẫn đến Hủ bại tuyệt đối”, ngƣời đứng đầu Trung Quốc khi đó đã kêu gọi kiên quyết Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa: “Trung ương không có tiền nhưng có Thể chế (tức là có quyền Thay đổi Thể chế), các đồng chí mở đường máu tiến lên”. Chí khí Khởi nghiệp và Năng lực Sáng tạo giúp Trung Quốc từ bỏ Chế độ Xô Viết kiểu Mác-Lênin để xây dựng Chế độ mới theo xu thế Dân chủ. Đây là nguyên nhân cốt lõi làm nên thành công của Trung Quốc vĩ đại ngày nay. Sự nghiệp này khởi đầu bằng việc Đổi mới Tư duy, Đổi mới Chính trị, từ lời nói bất hủ của Đặng Tiểu Bình: “Một đảng lãnh đạo sẽ thảm bại nếu cứ khư khư “Tôn thờ một cuốn sách”, và đƣợc tiếp tục với “Ba Đại diện” của Giang Trạch Dân, “Xã hội Hài hòa, Thế giới Hài hòa” của Hồ Cẩm Đào và giờ đây là “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình. Gần 40 năm qua, nhờ Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa theo hướng Dân chủ, Trung Quốc đã từ một nước nghèo trở thành một cường quốc. Cùng thời gian này, do đi theo hướng ngược lại, từ “Dân chủ, Cộng hòa” thành “Áp dụng sáng tạo Chủ nghĩa MácLênin”, rồi lại “Kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin”, nên từ một nƣớc khí thế xung thiên, đƣợc thế giới coi là “Lƣơng tri thời đại”, Việt Nam đã suy thoái và có nguy cơ khủng hoảng. Điều này cho thấy giờ đây Việt Nam không thể để chậm Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa theo tinh thần Bộ Chính trị đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định. Ảnh trên: Đặng Tiểu Bình (trái), đã phục hồi uy tín và đƣa Tập Trọng Huân (bố đẻ ông Tập Cận Bình) lên làm Bí thƣ Tỉnh ủy Quảng Đông từ 1979 đến 1981. Ảnh dƣới: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama. 15 III. THẾ NÀO LÀ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN? VÌ SAO CHỦ NGHĨA LỖI THỜI NÀY VẪN TÌM THẤY CHỖ ĐỨNG Ở VIỆT NAM? Chủ nghĩa Mác-Lênin là một sản phẩm của các nhà lý luận thời Xô Viết xây dựng trên cơ sở lắp ghép các tƣ tƣởng rời rạc, thậm chí đối lập của Các Mác, Ăngghen, Lênin, Stalin. Hiện nay ở Việt Nam Chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm 5 tư tưởng cơ bản: 1. Tƣ tƣởng “Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội”, 2. Tƣ tƣởng “Công nhân là giai cấp lãnh đạo”; 3. Tƣ tƣởng “Nhà nƣớc sở hữu tƣ liệu sản xuất chủ yếu”; 4. Tƣ tƣởng “Kinh tế Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo”; 5. Tƣ tƣởng “Chống diễn biến hòa bình”, “Chống tam quyền phân lập”. Trong các tƣ tƣởng trên, tƣ tƣởng “Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội” đã bị từ bỏ không thƣơng tiếc bởi chính Mác, Ănggen là những ngƣời đã sinh ra nó. Tƣ tƣởng “Nhà nƣớc sở hữu tƣ liệu sản xuất chủ yếu” cũng bị Đại hội XI “Đột phá Lý luận” bác bỏ với tỷ lệ áp đảo 65% thuận và 35% chống. Vậy là “Chủ nghĩa Mác-Lênin” vốn đã yếu kém về tính logic nội tại, nay cơ hồ suy sụp vì thêm một đòn chí mạng. Tuy nhiên, do tƣ tƣởng bảo thủ cản phá, nên tiến trình Đổi mới Chính trị ở Việt Nam mới dừng ở đây. Chính vì thế nên những tư tưởng tiến bộ nêu trên không được áp dụng. Hiến pháp mới và Sửa đổi luật đất đai là những ví dụ tiêu biểu. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, không những hiếm có các thay đổi tiến bộ, mà không ít nội dung trong các văn bản trên còn lạc hậu hơn cả các văn bản tƣơng đƣơng có từ năm 1946. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tuyên truyền sai lệch, cố ý “đánh đồng” tư tưởng Chia rẽ & Cực đoan của Chủ nghĩa MácLênin với tư tưởng Đoàn kết & Sáng tạo của Hồ Chí Minh, làm không ít ngƣời nhầm lẫn. Để góp phần làm minh bạch vấn đề này và thúc đẩy tiến trình Đổi mới Chính trị, trong cuốn “Giai đoạn mới, Chính thể mới, Văn hóa mới” (đƣợc Viện N/C SENA xuất bản và gửi đến các cá nhân, cơ quan có trách nhiệm năm 2012) đã làm rõ nguyên nhân lạc hậu, trì trệ của Việt Nam, trước hết là do Đảng lãnh đạo đã chọn “Kim chỉ nam” sai: “Vào năm 1976, đáng nhẽ theo đƣờng “Chính” - con đƣờng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, song do thiếu tư tưởng Hồ Chí Minh, lại thừa tư duy Viển vông, Lệ thuộc, Chia rẽ, Áp đặt, Bạo lực, nên Việt Nam đã chọn con đường “Cụt” - con đường “Chủ nghĩa Mác-Lênin” mà toàn thế giới xa lánh (kể cả Trung Quốc, Bắc Triều Tiên,…) do ảo tưởng đó là con đường “Tắt”, để đón nhận 5 tƣ tƣởng cơ bản của chủ nghĩa này. Năm hạt giống - 5 tƣ tƣởng cơ bản của “Chủ nghĩa Mác-Lênin”, gieo vào mảnh đất tƣ tƣởng bảo thủ đã nở rộ, hậu quả làm Việt Nam từ năm 1976 đến nay luôn trì trệ, lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, do: 1. Tƣ tƣởng “Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội”, “Chống Tự diễn biến” phá hoại sâu sắc Đoàn kết Dân tộc. 2. Tƣ tƣởng “Công nhân là giai cấp lãnh đạo” làm lãng phí nguồn tài nguyên lớn nhất của đất nước, đó là trí tuệ của toàn Dân tộc. 3. Tƣ tƣởng “Nhà nƣớc sở hữu tƣ liệu sản xuất chủ yếu”, “Chống tam quyền phân lập” làm tệ nạn tham nhũng bùng phát và vô phương cứu chữa. 4. Tƣ tƣởng “Kinh tế Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo” làm thui chột tính năng động trong kinh tế và tâm lý “làm thuê”, ỷ lại ăn sâu vào ý thức xã hội. 5. Tƣ tƣởng “Chống diễn biến hòa bình” phá hoại Đoàn kết Quốc tế, ngăn cản Dân tộc tiếp cận tinh hoa văn hóa Nhân loại”.16 Các con số nói lên gì? Và cần làm gì để chấm dứt việc càng nỗ lực, càng chóng thất bại trong Chống tham nhũng, Tinh giản biên chế, Cải cách Giáo dục ở Việt Nam? Chiều 3/12/2014 Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang bày tỏ quan điểm về Giáo dục & Đào tạo với cử tri quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh: “Tôi tiếp thu ý kiến này của bà con cử tri để bàn lại với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phải dạy làm người từ lớp nhỏ, nhà trẻ, mẫu giáo, vỡ lòng. Không dạy làm người dễ sinh chuyện”. Tuy nhiên, vấn đề xem ra không đơn giản nhƣ vậy. Bởi Việt Nam quyết tâm “Chống tham nhũng”, quyết tâm “Tinh giản biên chế” và quyết tâm “Cải cách Giáo dục” đã lâu, song càng nỗ lực “Chống” thì tham nhũng ngày càng bùng phát, biên chế càng tăng vù vù chóng mặt và giáo dục càng xuống cấp thê thảm. (Ảnh trên: Trụ sở Cục Thuế, Sở Xây dựng của tỉnh Hải Dƣơng hiện vẫn rất hiện đại. Song dù thu ngân sách Hải Dƣơng năm 2013 thấp hơn chi 3100 tỷ đồng, năm 2014 thấp hơn xấp xỉ 1000 tỷ, thế nhƣng tỉnh này vẫn muốn bỏ ra hơn 2000 ngàn tỷ để xây trụ sở hoành tráng hơn). Tình trạng này ngoài khả năng các vị Bộ trưởng và cấp cao hơn, bởi kinh tế Việt Nam tăng trƣởng kiểu “bong bóng” sẽ kéo theo Kinh tế chủ đạo” phình ra, dĩ nhiên không thể giảm mà còn cần thêm nhiều công chức, viên chức. Cũng nhƣ nói “Dạy làm ngƣời” tất dẫn đến câu hỏi “Ngƣời nào?” Và nếu Đảng chỉ cần “Người biết Đấu tranh giai cấp”, “Người biết còn Đảng, còn mình” thì ngành Giáo dục & Đào tạo sẽ khó có “Người biết trân trọng Người khác”, mà chỉ những người này mới đủ nhiệt tâm, năng lực tham gia sự nghiệp Đoàn kết & Sáng tạo. Rõ ràng, nếu không Đổi mới Chính trị để xây dựng Thể chế và Con người thế kỷ 21, sẽ khó có ai, dù kiệt xuất và quyền lực cao lại có thể Giảm biên chế và Cải cách giáo dục thành công. Báo đăng 76,4% cử nhân mới ở Trung Quốc, 3% ở Mỹ, 2% ở Singapore muốn thành “người Nhà nước”. Ở Việt Nam chắc con số này không nhỏ khi nhìn cử nhân Hà Nội xếp hàng dài dƣới mƣa nộp hồ sơ xin vào Nhà nƣớc (Ảnh bên). Kết hợp các con số trên với các con số dƣới đây phần nào giúp ta sáng tỏ với nhiều sự việc đang diễn ra: Báo đăng, mới khám nhà một cán bộ cấp cơ sở ở Trung Quốc đã thấy 37 kg vàng và số tiền trị giá 20 triệu đô-la. Bí thƣ một thành phố nhỏ ở Trung Quốc cũng nhận hối lộ 16 triệu đô-la và rao bán chức của mình 16 triệu đô-la. Ta chắc cũng giống Trung Quốc, tức là đi “làm Nhà nƣớc” đã nhàn, “mƣa không đến mặt, nắng không đến đầu”, nhƣng ai cũng nể sợ, tiền lại nhƣ nƣớc, vậy tốt nghiệp mà không xin vào đó mới là lạ. Báo cáo Quốc hội, Bộ Nội vụ cho biết trên 99% cán bộ Nhà nƣớc Việt Nam đạt chuẩn mực, tức là trên 99% cán bộ không tham nhũng hoặc có tham nhũng nhưng vẫn không sao. Điều này hấp dẫn cử nhân mới tốt nghiệp, họ cố “vào Nhà nƣớc” với mọi giá, và dĩ nhiên sau đó sẽ “gỡ” lại. Điều này có nghĩa sẽ không bao giờ Chống được Tham nhũng một khi không Đổi mới Đảng - Đổi mới Chính trị.17 IV. LÀ MỘT TRONG CÁC THÀNH TRÌ CUỐI CÙNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, HIỆN VIỆT NAM ĐANG BÊN BỜ KHỦNG HOẢNG? Từ thơ ấu chúng ta đã đƣợc học, thời xƣa ở phƣơng Đông và Phƣơng Tây đều chỉ có một chế độ, đó là chế độ phong kiến và đã là phong kiến thì dù phong kiến tập quyền hay phong kiến phân quyền cũng đều hủ bại và lạc hậu. Còn thời nay thì trên thế giới chỉ có hai chế độ, chế độ của “Ta” là chế độ Xã hội Chủ nghĩa kiểu Mác-Lênin vô vàn tốt đẹp, tốt đẹp từ mục tiêu đến giải pháp, còn các chế độ khác “Ta” thi cơ bản thuộc chế độ “Địch” tức chế độ Tƣ bản Chủ nghĩa. Chế độ này đƣơng nhiên cực kỳ xấu xa, xấu từ mục đích đến cách thức thực hiện vì chỉ phục vụ giai cấp bóc lột, không phục vụ nhân dân. Giờ đây đã rõ những điều trên không đúng cả về Lý luận và Thực tiễn, bởi không riêng Việt Nam mà nhiều nƣớc ở Đông Âu, Bắc Âu nhƣ Thụy Điển, Đan Mạch, … cũng theo chế độ XHCN. Có điều họ giống ta về mục tiêu, còn khác về giải pháp. Chế độ của họ thực hiện mục tiêu XHCN bằng Dân chủ, bằng Nghị viện thực sự, còn ta thì bằng mệnh lệnh, bằng chuyên chính và tuyên truyền. Ta tự hào gọi CNXH kiểu Mác-Lênin là “CNXH khoa học”, hàm ý hệ tƣ tƣởng “CNXH kiểu Dân chủ” của họ là không khoa học, v.v. Và dĩ nhiên với quan niệm “khác Ta là Địch”, ta xếp phần thế giới “ngoài Ta” là “Tƣ bản Chủ nghĩa” để đấu tranh với họ, mong thúc đẩy chế độ của họ mau “giãy chết”. Đến nay cả về Lý luận và Thực tiễn đều khó lý giải vì sao Việt Nam vẫn kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, cho dù hơn 20 năm trƣớc, nƣớc Nga, quê hƣơng của Lênin, Cộng hòa Dân chủ Đức, quê hƣơng của Các–Mác, và các nƣớc trong phe XHCN đã nhất loạt rũ bỏ Chủ nghĩa này cũng nhƣ Mô hình XHCN kiểu Xô Viết. Càng không rõ vì sao Việt Nam có thể nhận Trung Quốc là “Đồng chí”, bởi vì về tư tưởng tức “Chí (chí hƣớng)”, họ không hề “Đồng (giống)” với ta chút nào; Họ tiến bộ hơn ta rất nhiều và bỏ ta lạc hậu rất xa. Nói vậy bởi đến nay Việt Nam vẫn tôn thờ tƣ tƣởng, văn hóa ngoại lai và không tôn trọng đúng mức tài sản vô giá là Học thuyết Đoàn kết và Văn hóa Đoàn kết của Dân tộc và của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trong khi đó không nhƣ Việt Nam, từ hơn 20 năm trƣớc, Trung Quốc đã từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin để xây dựng Đường lối riêng, Chủ nghĩa riêng và gọi đó là “CNXH đặc sắc Trung Quốc”. Tiêu biểu cho “Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc” là Học thuyết Tam cá Đại biểu - Ba Đại diện tiến bộ, có nội dung nhƣ tên gọi: Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện Lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện nền Văn hóa tiên tiến và đại diện Lợi ích của đông đảo nhân dân Trung Quốc. Năm 2002, Đại hội 16 Đảng Cộng sản Trung Quốc đƣa thuyết Ba đại diện vào Điều lệ Đảng. Năm 2004, Quốc hội Trung Quốc cụ thể hóa Học thuyết Ba đại diện thành những điều cơ bản của Hiến pháp sửa đổi đặt nền móng cho các giải pháp chính trị cho nƣớc Trung Quốc tiến tới Dân chủ, Tự do. Nhờ thế chỉ thời gian ngắn Trung Quốc trở thành cƣờng quốc thứ hai, còn Việt Nam thì phát triển theo chiều nghịch, chỉ một thời gian ngắn đã vƣợt cả Lào và Campuchia về các chỉ số lạc hậu. Các nội dung trên dẫn đến một nhận xét không vui là Việt Nam trì trệ, lạc hậu do từ lâu đã bị tư tưởng bảo thủ biến thành thành trì cuối cùng của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Và để bảo vệ bằng mọi giá quyền lực đang nắm giữ, những ngƣời bảo thủ buộc Dân tộc đặt quyền lợi Tổ Quốc dưới “Ý thức hệ” lạc hậu, thực chất là dưới “Quyền lợi nhóm” của họ, bắt cả nƣớc thực hiện “Quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội”, việc mà họ công khai tuyên bố là sẽ “vô cùng khó khăn, gian khổ” và “100 năm nữa chƣa chắc đã kết thúc”.18 Đây là nguyên nhân cốt lõi làm Việt Nam đang ngày càng lún sâu vào “bẫy trung bình toàn diện” - con dốc đứng dẫn đến khủng hoảng. Hiện nay các ngành chủ chốt nhƣ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, … hầu chỉ là công cụ để bán hai thứ duy nhất Việt Nam có: Tài nguyên còn lại và sức lao động giản đơn của ngƣời dân. Nhận xét về 30 năm Đổi mới (1986 - 2014) Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang nói: “Bên cạnh thành tựu 30 năm Đổi mới, có một điều không thể không nói là Việt Nam vẫn lẽo đẽo sau các nước ASEAN. Đuổi mãi cũng không theo kịp Thái Lan”. Nhƣng đây chƣa phải điều nguy hiểm nhất. Điều nguy hiểm nhất là, lợi dụng danh nghĩa Đảng với kim chỉ nam là Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng bảo thủ đã và đang dẫn Dân tộc Việt Nam đến một hoang mạc văn hóa, ở đó con ngƣời thiếu tình thƣơng, thiếu niềm tin, thiếu sáng tạo, nhƣng lại đủ điều kiện để dối trá, đủ thủ đoạn để chia nhóm “Đấu tranh” với nhau. Rõ ràng, đã đến lúc phải Đổi Mới Đảng lãnh đạo, Đổi mới Chính trị, nếu không muốn sa vào thảm bại. Vấn đề cấp bách của Đảng không đơn giản là xử nghiêm tham nhũng để răn đe, mà là về Lý luận và Thực tiễn phải làm gì để tham nhũng không còn là quốc nạn. Ngày 2/12/2014, Chủ tịch nƣớc, Ủy viên Bộ Chính trị Trƣơng Tấn Sang đã gặp gỡ cử tri Quận 4, TP Hồ Chí Minh (Ảnh bên). Chắc Chủ tịch nƣớc không vui vì việc chống tham nhũng của Đảng bế tắc, vì thế mới phát biểu “Nhân dân không hài lòng, Đảng cũng không hài lòng thì phải làm sao bây giờ? Tham nhũng làm kinh tế thì thiệt hại, còn về Chính trị thì Dân mất Lòng tin. Tham nhũng đến nỗi buộc người dân phải thốt ra những lời đau lòng”. Góp ý với Chủ tịch nƣớc về chuyện phải giải quyết tận gốc chống tham nhũng, một cử tri nói: “Vẫn là con chuột và cái bình, theo tôi đặc quyền đặc lợi và các mối quan hệ quyền lực hiện nay là hình ảnh của con chuột tham nhũng và cũng là nguyên nhân gây vỡ bình chứ không phải chúng ta diệt chuột mới làm vỡ bình”. Ý kiến này tƣơng đồng với một bài viết trên Tân Hoa Xã gần đây, cho thấy ở Trung Quốc tham nhũng không chỉ là sự suy đồi đạo đức của một số cá nhân mà là do Thể chế. Nếu chỉ do cá nhân, chỉ cần khai trừ đảng, xét xử và tống giam, song nếu do Thể chế, tất phải Đổi mới Thể chế. Hai quan điểm trên tƣơng đồng với quan niệm của thế giới: Tham nhũng = Độc quyền – Trách nhiệm giải trình – Công khai. Theo đó, để chống tham nhũng, ngoài tăng trách nhiệm giải trình và tăng tính công khai, trước hết phải chống độc quyền về kinh tế, về pháp luật, về tư tưởng,... Vậy phải chăng không nên quá tiếc một cái bình đã “cũ kỹ, hư hỏng”, chỉ dễ cho chuột làm tổ? Và biến cái bình hỏng thành tƣợng đài “lịch sử” phải chăng là thƣợng sách? Ngày 3/12/2014 Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố bảng xếp hạng về nhận thức tham nhũng, trong đó Việt Nam đứng thứ 119/175 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này có nghĩa, để công tác chống tham nhũng có hiệu quả, Việt Nam phải thay đổi lớn về nhận thức. Nói cách khác, mọi lĩnh vực, đặc biệt là chống tham nhũng, đều đòi hỏi nhất thiết phải Đổi mới toàn diện, trong đó trước hết là Đổi mới Chính trị để hội nhập cùng thế giới. 19 V. TIN TƢỞNG ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XII 2016 SẼ MỞ RA MỘT THỜI ĐẠI MỚI - THỜI ĐẠI ĐOÀN KẾT PHÁT TRIỂN Nhiều nhà nghiên cứu và ngƣời dân tin tƣởng Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016 sẽ thành công, mở ra một Thời đại mới – Thời đại Đoàn kết Phát triển với một Cương lĩnh phát triển mới và một Chiến lược Phát triển mới. Niềm tin này căn cứ vào 2 yếu tố: 1. Xu thế phát triển tất yếu của thế giới, khu vực và Việt Nam; 2. Mong muốn và quyết tâm Đổi Mới cao độ của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Kết quả công trình“Việt Nam - Một thế kỷ phát triển (193-2030)” của Viện N/C SENA đã gửi tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, các cơ quan tham mƣu trƣớc Đại hội XI, xem nhƣ một minh họa cho Niềm tin thành công của Đại hội XII, đƣợc tóm tắt nhƣ sau: A. Thời gian 100 năm (1930-2030) ở Việt Nam đƣợc chia thành 3 thời kỳ: 1. Thời kỳ I – Thời kỳ Đoàn kết Đấu tranh (giành Độc lập, Hòa bình, Thống nhất cho đất nƣớc) kéo dài 45 năm, từ 1930 đến 1975. 2. Thời kỳ II – Thời kỳ Đoàn kết Thoát đói, nghèo (đƣa Việt Nam từ nƣớc nghèo đói thành nƣớc xuất khẩu gạo) kéo dài 30 năm, từ 1975 đến 2005. 3. Thời kỳ III – Thời kỳ Đoàn kết Chuẩn bị Phát triển (Xây dựng tiền đề cho Việt Nam thành một nƣớc phát triển) kéo dài 25 năm, từ 2005 đến 2030. B. Mỗi “Thời kỳ” có 2 “Giai đoạn”: 1. Thời kỳ Đoàn kết đấu tranh gồm: a. Giai đoạn Quá độ 1 – Giai đoạn Quá độ Đoàn kết Đấu tranh kéo dài 15 năm (từ 1930 đến 1945); b. Giai đoạn Đoàn kết Đấu tranh kéo dài 30 năm (từ 1945 đến 1975). 2. Thời kỳ Đoàn kết Thoát đói nghèo gồm: a. Giai đoạn Quá độ 2 – Giai đoạn Quá độ Đoàn kết Thoát đói nghèo kéo dài 10 năm (từ 1975 đến 1985); b. Giai đoạn Thoát đói, nghèo kéo dài 20 năm (từ 1985 đến 2005). 3. Thời kỳ Chuẩn bị Phát triển gồm: a. Giai đoạn Quá độ 3 – Giai đoạn Quá độ Đoàn kết Chuẩn bị Phát triển kéo dài 10 năm (từ 2005 đến 2015); b. Giai đoàn Đoàn kết Chuẩn bị Phát triển kéo dài 15 năm (từ 2015 đến 2030). C. Mỗi “Giai đoạn quá độ” có 2 “Phân đoạn”: 1. Giai đoạn Quá độ 1: Phân đoạn 1 (1930-1940): a. Tƣ tƣởng Chia rẽ & Cực đoan của Chủ nghĩa Mác-Lênin đƣợc xem là duy nhất đúng; b. Phân đoạn 2 kéo dài 5 năm (1940-1945): Tư tưởng Đoàn kết & Thống nhất của Học thuyết Hồ Chí Minh được giương cao với sự ra đời Thể chế mới – Thể chế Dân chủ Cộng hòa kiểu Việt Nam. 2. Giai đoạn Quá độ 2: a. Phân đoạn 1 (1975-1981): Tƣ tƣởng Chia rẽ & Cực đoan của Chủ nghĩa Mác-Lênin đƣợc xem là duy nhất đúng; b. Phân đoạn 2 kéo dài 5 năm (1981-1986): Tư tưởng Đoàn kết & Thống nhất của Học thuyết Hồ Chí Minh được giương cao với sự ra đời Thể chế mới – Thể chế Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa kiểu Xô Viết gắn với Kinh tế thị trường có định hướng Xã hội Chủ nghĩa. 3. Giai đoạn Quá độ 3: a. Phân đoạn 1 (2005-2010): Tƣ tƣởng Chia rẽ & Cực đoan của Chủ nghĩa Mác-Lênin đƣợc xem là duy nhất đúng; b. Phân đoạn 2 kéo dài 5 năm (2011-2016): Tư tưởng Đoàn kết & Thống nhất của Học thuyết Hồ Chí Minh được giương cao, đánh dấu bằng sự ra đời Thể chế mới – Thể chế Nhà nước Pháp quyền gắn với Kinh tế thị trường thực sự nhƣ Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ngày 5/12/2014 tại Diễn đàn Đối tác Phát trển Việt Nam - VDPF. 20 Thành phố Đà Nẵng và Xã Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Nội là hai đại diện tiêu biểu cho Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa ở đô thị và nông thôn Việt Nam Dựa trên đánh giá của khách du lịch, tháng 12/2014 trang web uy tín TripAdvisor chọn Đà Nẵng là nơi đến đầu tiên trong 10 điểm mới ở thế giới 2014: 1. Đà Nẵng, Việt Nam; 2. Sihanoukville, Campuchia; 3. Limassol, Cyprus ; 4. Ao Nang, Thái Lan ; 5. Bodrum City, Thổ Nhĩ Kỳ ; 6. Naha, Nhật Bản ; 7. Hurghada, Ai Cập ; 8. Kazan, Nga ; 9. Manaus, Brazil; 10. Eilat, Israel. Nhiều ngƣời nói, “Nơi đáng sống” nhất Việt Nam là Đà Nẵng. Ảnh trên: Ông Nguyễn Bá Thanh thăm Đà Nẵng năm 2013; Trên báo “Ngƣời cao tuổi” tháng 11/2014, ông Nguyễn Mạnh Can, nguyên Phó ban Tổ chức TW viết về 5 bài học thành công của Thanh Văn. Theo ông đây cũng là 5 bài học thành công của Đà Nẵng: 1. Tôn trọng “Quyền”, “Lợi” của Dân, trƣớc hết là Quyền Sở hữu Tƣ liệu sản xuất, cụ thể là “Ngƣời cày có ruộng”; 2. Phát huy Dân chủ, Lãnh đạo và Dân cùng xác định mục tiêu, giải pháp trên cơ sở quyền lợi lâu dài cộng đồng; 3. Đoàn kết trong lãnh đạo trên cơ sở thống nhất nguyên tắc, minh bạch, công khai; 4. Xây dựng xã hội Dân sự lành mạnh, coi Văn hóa là Cơ sở, Mục tiêu, Động lực Phát triển; 5. Liên kết, Thống nhất các nguồn lực, nhất là tri thức, văn hóa với mục tiêu phát triển cộng đồng. (Ảnh trên: Bí thƣ Đảng ủy Quang Văn Thỉnh (đứng giữa hàng đầu), các cán bộ xã Thanh Văn và Nhóm nghiên cứu Thanh Văn: Nguyên Phó ban Tổ chức TW Nguyễn Mạnh Can, nguyên TBT tạp chí Xây dựng Đảng Nguyễn Hồng Cơ; Nguyên Phó Ban Dân vận TW Đỗ Quang Tuấn; nguyên Vụ trƣởng Ban Tƣ tƣởng, Văn hóa TW Nguyễn Thế Diên, Viện trƣởng Viện N/C SENA, TS. Minh Đƣờng,...). Có nhiều vấn đề: Vì sao một thành phố nhỏ và nghèo nhƣ Đà Nẵng lại đƣợc thế giới quý mến và coi là điểm sáng của Việt Nam? Vì sao các Bí thƣ Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, Bí thƣ Đảng ủy xã Quang Văn Thỉnh lại đƣợc Dân coi nhƣ bề trên trong gia đình, vừa quý mến vừa trân trọng? Vì sao Bí thƣ của các cấp ủy lớn hơn khi xuất hiện trên tivi thì ngƣời xem chuyển kênh và bị ngƣời dân nhắc đến bằng các đại từ và tính từ không mấy tốt đẹp?... (Ảnh bên: Rời Đà Nẵng du khách nhớ bát mỳ Quảng, bún bò ngon lành, nhớ cầu Rồng đêm phun lửa, song nhớ nhất là Đà Nẵng không có ăn xin, nghiện hút, người dân Đà Nẵng cởi mở, trung thực, ... thiên nhiên ở đây đẹp đẽ và được giữ gìn) Nhiều nơi đã đến Đà Nẵng và Thanh Văn để học hai Môi trƣờng Kiến tạo phát triển này, nhƣng ở thành phố tệ nạn xã hội vẫn tăng, ở nông thôn nông dân vẫn mất ruộng, ... Vậy chăng cái cần học ở Đà Nẵng, ở Thanh Văn chƣa phải là học Làm gì, mà là học Nghĩ gì? Nói cách khác, cần học trước hết là “Tinh thần Thanh Văn”; “Tinh thần Đà Nẵng” tức quyết tâm Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa của Lãnh đạo và Nhân dân ở đây? 21 Từ các nội dung đƣợc trình bày của công trình nghiên cứu “Việt Nam - Một thế kỷ phát triển (1930 - 2030)” có thể nhận thấy, trong 3 Giai đoạn Quá độ, cứ khi nào hệ tƣ tƣởng “Chia rẽ và Cực đoan” biểu hiện là Chủ nghĩa Mác-Lênin đƣợc xem là duy nhất đúng (Phân đoạn 1) thì khi đó Việt Nam sa vào khủng hoảng. Ngƣợc lại cứ khi nào hệ tƣ tƣởng “Đoàn kết & Thống nhất” của Học thuyết Hồ Chí Minh đƣợc giƣơng cao (Phân đoạn 2) thì khi đó đất nƣớc lại khởi sắc. Đáng chú ý là kết thúc Phân đoạn 2 bao giờ cũng là sự thắng lợi của tiến trình Đổi mới Thể chế - Đổi mới Văn hóa, đánh dấu bằng sự ra đời của một Chính thể mới, một Văn hóa mới. Từ các nội dung vừa đƣợc trình bày ở trên, có thể mạnh dạn nói kết quả thành công của Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016 là tất yếu và sẽ mở ra một Thời đại mới – Thời đại Đoàn kết và Sáng tạo nhờ Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa trên tinh thần Đoàn kết Dân tộc, Đoàn kết Quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là điều không thể khác đƣợc vì nó đáp ứng xu thế phát triển tất yếu và nguyện vọng đƣợc sống trong Độc lập – Tự do – Hạnh phúc của mỗi ngƣời dân Việt Nam đang âm thầm, lặng lẽ nhƣng ngày càng trào dâng mạnh mẽ. BAN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƢỢC, VIỆN N/C SENA2223 Bài số 2. SUY NGẪM VỀ VĂN HÓA VÀ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH THAY LỜI MỞ ĐẦU Hay VÌ SAO PHẢI LÀ VĂN HÓA, TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH? Năm 1945 tôi rời ghế trƣờng Trung học Bƣởi theo tiếng gọi giành Độc lập của Việt Minh tức Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội và Cụ Nguyễn Ái Quốc. Năm nay tôi đã 87 tuổi đời và 69 tuổi Đảng. Tôi nhớ trƣớc đây ai cũng vững niềm tin ở Việt Minh và Cụ Hồ, song vừa qua ở trong, ngoài nước lại rộ lên một số ý kiến cho rằng đất nước suy thoái là do Cụ Hồ đã truyền bá tư tưởng Chia rẽ & Cực đoan khi đưa Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. (Ảnh bên: Ông Nguyễn Mạnh Can, Nguyên Phó Trƣởng ban Ban Tổ chức Trung ƣơng; Bí thƣ Đảng ủy kiêm Phó Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Ủy viên BCH Trung ƣơng Hội ngƣời Cao tuổi Việt Nam; Giám đốc Trung tâm Văn hóa Ngƣời cao tuổi). Tôi chƣa hiểu vì sao lại có thể nghĩ nhƣ vậy vì: Thứ nhất, việc ai đó đƣa Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ nghĩa Cộng sản hay Chủ nghĩa Tƣ bản, Chủ nghĩa Chống Cộng vào Việt Nam là tất yếu, không trƣớc thì sau, không ngƣời này thì ngƣời khác, song đến nay chắc họ đều mất cả rồi và đâu có trách nhiệm về việc đến nay chúng ta vẫn chưa chịu bỏ lối nghĩ Chia rẽ & Cực đoan đã lỗi thời để cùng nhau kết đoàn? Thứ hai, việc “ăn không nên, làm không ra” hôm nay chủ yếu do chúng ta, những người đương thời, đã không thấy Con đường phải đi, hoặc vì Quyền lợi riêng, hoặc vì có cái “Ngã” quá lớn hay đơn giản vì sợ Đổi mới nên cố giữ nếp Nghĩ cũ, cách Làm cũ. Vì thế đâu có thể đổ lỗi cho tiền nhân và Cụ Hồ, là những ngƣời năm 1975 đã để lại cho hậu thế một non sông thống nhất, một đất nƣớc hòa bình, và một vị thế lớn trên trƣờng quốc tế. Từ đây có thể thấy, Dân tộc khủng hoảng Niềm tin, Đất nước khủng hoảng Chiến lược chủ yếu do chúng ta muốn có một nước Việt Nam Mới, song lại không lấy Văn hóa và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm gốc. Bài này đƣợc viết với mong muốn làm rõ hơn về vấn đề rất hệ trọng này. Nhân đây, xin cảm ơn sâu sắc các anh chị em đã đóng góp nhiều cho bài viết, nhất là nhóm Nghiên cứu Thanh Văn và các chuyên gia Viện N/C SENA, v.v.. Ngƣời Việt Nam ai cũng yêu nƣớc, song cách thức có thể khác nhau, vì thế để không bị ảnh hƣởng bởi thiên kiến và tình cảm dẫn đến việc lầm lẫn giữa Con ngƣời, Chế độ và Dân tộc, cũng nhƣ giảm thiểu các tranh luận không đáng có, việc nghiên cứu Văn hóa, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc tiến hành trên cơ sở “Ba Thƣớc đo – ba Tiêu chí”. Đó là: 1. Có đóng góp cho đất nƣớc, dân tộc và tiến bộ xã hội? 2. Có phù hợp với xu thế phát triển của thời đại? 3. Có đƣợc nhân dân Việt Nam kính yêu, trân trọng? Nguyễn Mạnh Can Trƣởng Nhóm nghiên cứu Thanh Văn 24 Từ năm 1930 đến khi mất năm 1969, trƣớc dòng thác “Chuyên chính vô sản”, “Đấu tranh giai cấp”, … Hồ Chủ tịch đã mang hết sức mình để “Gieo” và “Dƣỡng” các hạt giống “Dân chủ”, “Cộng hòa ”, “Nhà nƣớc Pháp quyền”,... Để gieo và dƣỡng tƣ tƣởng “Dân chủ”, “Cộng hòa ”, “Nhà nƣớc Pháp quyền”,..., Cụ Hồ phải ngƣợc dòng lũ “Đấu tranh giai cấp”. Điều này bắt đầu từ năm 1930 khi ông hợp nhất các Đảng Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh Đoàn kết không phân biệt giai cấp. Đây là ứng dụng “Đột phá Lý luận” của ông năm 1924 vào Chủ nghĩa Mác: “Cuộc đấu tranh giai cấp ở phƣơng Đông không giống nhƣ phƣơng Tây” Về việc này, theo lƣu trữ của Liên Xô, Stalin đã “Trách cứ Hồ Chí Minh ngả về tinh thần quốc gia trong cuộc chiến đấu chống thực dân thay vì tinh thần cách mạng quốc tế vô sản”. Về nƣớc năm 1940, Cụ Hồ bãi bỏ việc “nhuộm đỏ”. Nhờ thế, Công hội đỏ thành Công hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản thành Đoàn Thanh niên phản Đế, …, và xây dựng phong trào Việt Minh với chủ trƣơng Đoàn kết, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, chính trị, … Cuối năm 1945, tiến trình Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa tiến lên một bước mới khi Hồ Chủ tịch chủ trương cho Đảng Cộng sản Đông Dương với Cương lĩnh Đấu tranh giai cấp tuyên bố tự giải tán và đổi tên là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, để chuẩn bị cho Đảng Lao động Việt Nam với Cương lĩnh Đoàn kết Dân tộc ra đời vào tháng 2/1951. Tóm lại, từ 1940 đến 1975 không một tổ chức nào của Cụ Hồ có tên “Cộng sản”. Người cũng không đề cập đến CNXH trong Di chúc. Điều này phù hợp với nhận định, đó là từ năm 1930 đến nay, cách mạng Việt Nam đƣợc lãnh đạo bởi ba đảng: Hai Đảng của Giai cấp là Đảng Cộng sản Đông Dƣơng của TBT Trần Phú, Đảng Cộng sản Việt Nam của TBT Lê Duẩn (So với ĐCS Đông Dƣơng, ĐCS Việt Nam tích cực hơn do ban đầu đã “Áp dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin”, nhƣng nay lại tụt hậu khi bảo thủ kiên định chủ nghĩa lỗi thời này) và một Đảng của Dân tộc là Đảng Lao động Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực tiễn cách mạng Việt Nam chỉ rõ, chỉ Chính đảng của Dân tộc mới mang lại thành công cho Đất nước. Ảnh trên: Từ trái: 1. Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tôn Trung Sơn. Năm 1922, khi giảng về “Chủ nghĩa Tam dân – Dân tộc Độc lập, Dân quyền Tự do, Dân sinh Hạnh phúc”, ông nói: Mác rất giỏi và có đạo đức tốt, chỉ tiếc Học thuyết “Đấu tranh giai cấp” của Mác là một sai lầm nghiêm trọng. 2. Cụ Hồ viếng lăng Tôn Trung Sơn ở Nam Kinh năm 1960. Ảnh giữa: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp. Ảnh dƣới: Giáo sƣ Nhật Tshuboi. Nghiên cứu Việt Nam từ 1973, GS. Tshuboi cho rằng: Sẽ thiệt thòi lớn cho Việt Nam nếu cứ tuyên truyền Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Cộng sản” và thành công nhờ “Ứng dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam”25 I. THƢỚC ĐO ĐẦU TIÊN LÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐÃ ĐÓNG GÓP CHO TỔ QUỐC, DÂN TỘC VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI HAI CÔNG TÍCH VĨ ĐẠI Cũng nhƣ Cụ Phan Bội Châu, Cụ Hoàng Xuân Hãn và nhiều nhà lịch sử khác, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp gọi những ngƣời có công đánh ngoại xâm, giành lại non sông, thống nhất đất nƣớc là Tổ Trung hƣng. Theo ông, Tổ Trung hƣng thứ nhất là Ngô Quyền, thứ hai là Lê Lợi. Hồ Chủ tịch là Tổ Trung hƣng thứ 3, vì ngày 2/9/1945 đã khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhờ thế, Việt Nam lần đầu được thế giới biết đến với tư cách một nước Độc lập. Trƣớc đó thế giới chỉ biết xứ Đông Dƣơng (Indochine) thuộc Pháp với các nƣớc thuộc địa: Annam (gồm Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ), Lào, Campuchia. Tiếp theo, Hồ Chủ tịch đã biết tranh thủ phe XHCN, nhất là Liên Xô, Trung Quốc, để cùng Việt Nam đánh đuổi thực dân, đế quốc xâm lƣợc, chấm dứt hàng trăm năm đất nước bị chia cắt, chiến tranh tàn phá, mang lại Hòa bình & Thống nhất cho Việt Nam. Đây là công tích vĩ đại thứ nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Dân tộc và Đất nước Việt Nam. Hệ lụy đƣợc Cụ Hồ thấy trƣớc là qua hàng ngàn năm chiến tranh, chia cắt cộng với chế độ Bắc thuộc và một nền nông nghiệp tiểu nông đã làm không ít người Việt Nam có tâm lý Chia rẽ, Áp đặt, Bạo lực, Viển vông, Lệ thuộc, cho nên Dễ tiếp thu và Khó từ bỏ các hệ tư tưởng tương đồng. Đó là lý do vì sao đến nay Chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn tồn tại ở trong nƣớc và Chủ nghĩa Chống Cộng vẫn tồn tại ở hải ngoại. Ngày nay, tác hại tƣ tƣởng Chia rẽ & Cực đoan đã rõ cả về Lý luận và Thực tiễn. Vì thế tuy thông cảm với những ngƣời trách cứ Cụ Hồ đã truyền bá tƣ tƣởng này, song cũng cần nhắc là vào thời đó, tƣ tƣởng Chia rẽ & Cực đoan thể hiện dƣới dạng Chủ nghĩa MácLênin và Chủ nghĩa chống Cộng đang chi phối toàn thế giới, thế mạnh nhƣ thác lũ, nóng bỏng nhƣ đám cháy rừng, mà nước lũ thì không cần “đưa”nó cũng tự đến và người có “trí” sẽ biết không ngăn lũ mà lo chuyển hay phân dòng lũ. Trong bối cảnh này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đầy chí khí và trí tuệ khi vừa “cƣỡi lên sóng dữ để phân lũ”, vừa “đi thẳng vào đám cháy rừng để dập tắt nó”, bằng cách đốt lên và thổi bùng ngọn lửa Văn hóa và Tư tưởng Đoàn kết & Sáng tạo, khắc tinh của Văn hóa và Tƣ tƣởng “Chia rẽ & Cực đoan. Đây là công tích vĩ đại thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Đất nước và Dân tộc Việt Nam. Nhƣ đã nói, công tích vĩ đại thứ nhất của Cụ Hồ là xác định một nƣớc Việt Nam Hòa bình, Thống nhất trong lòng Thế giới, và là ngọn cờ của phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ 20. Có thể nói, nếu Công tích vĩ đại thứ nhất gắn với Quá khứ, thì Công tích vĩ đại thứ hai gắn với cả Hiện tại và Tương lai vì với công tích này, Hồ Chủ tịch đã xây dựng thành công Văn hóa, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, nền tảng và nguồn động lực vô tận cho tiến trình phát triển một nước Việt Nam mới trong thế kỷ 21. Chỉ với hai công tích trên, có thể nói trong lịch sử cận đại, không một ai có thể sánh với Cụ Hồ về công lao với Tổ Quốc và Dân tộc. Rõ ràng, Dân tộc khủng hoảng Niềm tin, đất nƣớc khủng hoảng Chiến lƣợc và suy thoái, là có phần không nhỏ do công tác lý luận, tuyên truyền của Đảng đã không chú ý đúng mức đến Văn hóa và Tư tưởng Hồ Chí Minh, không những thế, còn làm trầm trọng hơn khi hướng sự chú ý vào Đạo đức, Tác phong Hồ Chí Minh. Đây là điều phải sớm khắc phục vì nếu ở thế kỷ 20 trình độ công nghệ quyết định thứ bậc quốc gia, thì trong thế kỷ 21 quốc gia xuất khẩu văn hóa đƣợc xem là quốc gia hạng nhất; quốc gia xuất khẩu công nghệ là hạng 2; quốc gia xuất khẩu tài nguyên thô, lao động giản đơn là hạng 3, và đã xuống hạng 3 thì rất dễ tụt hạng.26 Niềm tin mới của một trí thức: Để đất nƣớc phát triển tất yếu phải Đổi mới “cả Gốc lẫn Ngọn”. Nói cách khác, đã đến lúc phải Đổi mới Thể chế và Văn hóa. Giáo sƣ Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống (Ảnh bên) là nhà giáo ƣu tú, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng. Vào cuối tháng 11/2014 ông có bài “Đừng bám riết sự sai lầm của Mác” viết về những điều “vừa mới hiểu”: “Tôi không phải ngƣời nghiên cứu triết học và sử học, càng không phải ngƣời hoạt động chính trị nên không có những nghiên cứu sâu về Mác. Thời trẻ tôi học và thi các học thuyết của Mác đạt điểm khá cao, rất tin vào các học thuyết đó, nguyện suốt đời phấn đấu theo các học thuyết đó. Lớn lên tôi thấy một số điều trong thực tế không giống nhƣ lý thuyết, về già tôi ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm, xem một số tài liệu viết về chủ nghĩa Mác mới cảm nhận thấy Mác có thể đã nhầm một cái gì đó. Tôi chỉ viết ra những cảm nhận để trao đổi với bạn bè chứ không phải công bố một tài liệu nghiên cứu khoa học”. Dƣới đây là một phần trong bài viết của ông: ... “Mác đã rất đơn giản khi tin và cố chứng minh rằng trong xã hội do vô sản lãnh đạo với sự công hữu tư liệu sản xuất thì mọi thứ đều phát triển tốt đẹp. Mác cũng rất nhầm khi cho rằng giai cấp công nhân là đại diện cho nền sản xuất hiện đại, đại diện cho lực lƣợng sản xuất tiên tiến. Mác đã không dự đoán được rằng một số không nhỏ những ngƣời, mới hôm qua, lúc đang vận động làm cách mạng thì tỏ ra rất tốt, rất ƣu tú, nhƣng khi đã nắm quyền lực thì trở nên tƣ lợi, độc đoán, họ lại đi theo vết xe của bọn thống trị đã bị lật đổ trƣớc đó. Điều ấy là nằm trong bản chất số đông chứ không chỉ thuộc bản chất giai cấp. Tôi nhớ đâu đó Mác có viết là độc quyền sẽ dẫn đến thoái hóa, thế nhƣng lại chỉ vận dụng cho kinh tế tƣ bản, còn với chính trị cộng sản và kinh tế quốc doanh thì lại cố bảo vệ sự độc quyền. Khi phân tích những tiêu cực, những tệ hại của xã hội Việt Nam hiện nay ngƣời ta cho rằng nguyên nhân cơ bản là một số đông cán bộ các cấp, các ngành thoái hóa, biến chất, không giữ đƣợc đạo đức cách mạng. Tôi nghĩ rằng những nguyên nhân đó chỉ là lá, là ngọn, dễ thấy, còn nguyên nhân của nguyên nhân, là... Bản chất của Học thuyết. Đó là hạt giống Chuyên chính, hạt giống Độc quyền. Hạt giống này do Mác và Lênin do vô tình hoặc cố ý đã gieo vào Học thuyết Chuyên chính vô sản, nó cứ nằm im, nằm im mãi, chờ đến khi đảng Cộng sản nắm đƣợc quyền thống trị mới nẩy mầm và phát triển. Có một châm ngôn từ xƣa: “Muốn biết đạo đức một ngƣời thế nào hãy trao cho quyền lực và xem họ sử dụng quyền ấy”. Ngày nay có thể suy ra, muốn biết thực chất một đảng như thế nào hãy xem họ sử dụng quyền lực ra sao. Còn việc nói cho hay, tuyên truyền cho giỏi để lừa nhân dân thì tầng lớp thống trị nào cũng làm tốt, kể cả Napôlêông, Hitle, Nhật hoàng phát xít, Pôn pốt…”. GS. TS Nguyễn Đình Cống thẳng thắn: “… Chúng ta nêu quyết tâm kiên trì chủ nghĩa MácLênin, kết hợp tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Trong một hội thảo của Hội Cựu giáo chức tôi có “liều mạng” phát biểu là … Nên tách tư tưởng (Hồ Chí Minh) ra khỏi chủ nghĩa Mác, vì bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh là nền Cộng hòa, là Dân tộc, Dân chủ, không phải chủ nghĩa Mác; và để phát triển đất nước trong giai đoạn mới thì nên từ bỏ chủ nghĩa Mác”. Ảnh trên: Bế mạc Đại hội XI - Đại hội đã Đột phá thành công vào Chủ nghĩa Mác-Lênin khi từ bỏ tƣ tƣởng “Công hữu tƣ liệu sản xuất”.27 II. THƢỚC ĐO THỨ HAI LÀ VĂN HÓA VÀ TƢ TƢỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LUÔN “ĐI CÙNG THỜI ĐẠI” Chắc chắn trong lịch sử cận đại không có nhân vật Việt Nam nào được thế giới biết đến và có nhiều nhận xét tốt đẹp như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cứ vào Internet tìm tên “Ho Chi Minh” sẽ thấy nhận xét vừa nêu là đúng. Hoặc giả có thể đọc các cuốn sách của các tác giả nƣớc ngoài nói về Việt Nam, nhất là của các học giả, tƣớng lãnh Mỹ, ví nhƣ cựu Bộ Trƣởng Quốc phòng Robert McNamara, sẽ thấy trong đó Hồ Chí Minh luôn đƣợc nhắc đến nhiều lần nhƣ những đại diện xứng đáng cho phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ 20. Học giả William J. Duiker trong cuốn “Hồ Chí Minh, một cuộc đời” đã thể hiện những mối quan tâm của Thế giới khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất: … “Hà Nội nhận được tới hơn 22.000 bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt Nam. Thủ đô Mạc Tƣ Khoa chính thức ca tụng ông nhƣ là “ngƣời con vĩ đại của dân tộc anh hùng Việt Nam, một ngƣời lãnh đạo xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, và là ngƣời bạn vĩ đại của Liên bang Xô Viết.” Các nước trong Thế giới Thứ Ba nhận xét về ông với những lời ca tụng như là một người bảo vệ những người bị áp bức. Một bài báo phát hành ở Ấn Độ mô tả ông nhƣ là tinh túy của “Dân tộc và là hiện thân của lòng khát vọng Tự do, của sự tranh đấu bền bỉ”. Một tờ báo ở Uruguay ghi nhận “Ông có một tấm lòng bao la như vũ trụ và có một tình thương vô bờ bến đối vào các trẻ em. Ông là gương mẫu về đức tính giản dị và thẳng thắn trong tất cả mọi phạm vi.” …Việc chú ý đến cái chết cúa ông Hồ Chí Minh đối với giới truyền thông các nước Tây Phương thật mãnh liệt. Những tờ báo ủng hộ các phong trào phản chiến có khuynh hƣớng mô tả ông bằng những lời lẽ ca tụng ông nhƣ là một địch thủ xứng đáng và là một ngƣời bảo vệ những kẻ yếu, những ngƣời lép vế thế cô và những ngƣời bị áp bức. Ngay những ngƣời vẫn thƣờng khăng khăng chống lại chế độ Hà Nội cũng đánh giá ông bằng những lời lẽ kính trọng ông nhƣ là một người đã tận hiến cả cuộc đời cho đại cuộc chiến đấu giành độc lập và thống nhất đất nước cho tổ quốc, coi ông nhƣ là người phát ngôn xuất chúng cho các dân tộc bị bóc lột ở trên thế giới”. Tác giả cuốn “Chiến tranh Watergate” và là chủ biên của “Bách khoa về Chiến tranh Việt Nam”, Stanley Kutler cho rằng, Duiker và nhiều tác giả Mỹ đã viết về Cụ Hồ nhƣ là một nhà cách mạng ái quốc gần với Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson hơn là với V. I. Lenin. Kutler viết: “Thế giới có một bộ mặt khác vì ông Hồ, và những ngƣời nhƣ ông, những ngƣời đã lo lắng, chiến đấu và hi sinh để giải phóng quốc gia của họ thoát khỏi sự sỉ nhục và gông cùm của sự chuyên chế bạo ngƣợc ngoại quốc.” Nhà báo Öc Wilfred Burchett, từng đƣợc Ngoại Trƣởng Kissinger nhờ làm trung gian giữa Mỹ và Việt Nam, trong cuốn “Việt Nam sẽ thắng” năm 1968 và cuốn “Châu chấu và Voi - Tại Sao [Nam] Việt Nam sụp đổ” năm 1977, có đoạn: “Không phải thuần túy chỉ là Các –Mác, Lênin hay Mao Trạch Đông, mà chính là lịch sử 2000 năm chống ngoại xâm của Việt Nam đã tạo nên ông Hồ”; “… Một cái gì đó trong mỗi người Việt Nam đều có trong Hồ Chí Minh, một cái gì đó trong Hồ Chí Minh đều có trong hầu hết những người Việt Nam ngày nay, có thể nói dấu ấn của ông trên dân tộc Việt Nam thật là sâu đậm”. 28 Văn hóa, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá và là nguồn động lực đƣa Dân tộc Việt Nam vững bƣớc trên con đƣờng Dân chủ, Cộng hòa. Năm 1966, trong tiếng bom đạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Sau ngày Chiến thắng, chúng ta sẽ xây dựng lại Đất nƣớc ta Đàng hoàng hơn, To đẹp hơn”. Tuy nhiên, đến nay phải nhìn thẳng vào một sự thực là, đất nước ta tuy To đẹp hơn, song khó nói Đàng hoàng hơn. Phải chăng nguyên do là trong lời nói của Cụ Hồ, chúng ta đã không để ý đúng mức yếu tố “Con người” hay “Văn hóa và Tư tưởng”? Nói thế vì Đất nước chỉ “Đàng hoàng hơn” khi có Lãnh đạo Đàng hoàng hơn, có Dân tộc Đàng hoàng hơn, và bởi Đổi mới Thể chế sẽ làm Lãnh đạo Đàng hoàng hơn, Đổi mới Văn hóa sẽ làm Dân tộc Đàng hoàng hơn, cho nên dễ thấy muốn phát triển, không thể không Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa. Thế giới đã bƣớc sang một Thời đại mới. Để thích ứng với những thay đổi mới, các quốc gia trên thế giới đều phải tìm cho mình một chủ thuyết phát triển riêng phù hợp với xu thế phát triển chung cũng nhƣ với các đặc thù riêng của mình. Với nhiều nƣớc đây là một chuyển đổi khó khăn, nhƣ Trung Quốc chẳng hạn, từ một Quốc gia bài Khổng nay lại phải nhờ Tƣ tƣởng và Văn hóa của Nho giáo để có ổn định trong phát triển. Trong khi đó Việt Nam có sẵn một tài sản một vô giá là Văn hóa, Tư tưởng Hồ Chí Minh, thì rất tiếc lại bỏ qua, không biết cách khai thác . Ảnh trên: Cụ Hồ ở Việt Bắc năm 1950. Ảnh giữa: Đại tƣớng Lê Đức Anh trong Lễ Kỷ niệm 70 năm Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 22/12/2014; Ngày 30/11/2014, nói chuyện với đại diện các báo đến chúc mừng nhân sinh nhật lần thứ 94 (1/12/2015), Đại tƣớng Lê Đức Anh đánh giá, khi tham gia các Hội nghị quốc tế, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ thái độ rõ ràng, đúng đắn, “rất đáng quý” trước các vấn đề về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Ông nhận xét: “Những phát biểu này hợp lòng dân, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”. Đại tƣớng cho rằng, về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, cần rõ ràng, thẳng thắn, công khai… Báo chí cả tiếng Việt và tiếng Trung phải góp phần làm nhân dân Trung Quốc hiểu rõ một sự thật, đó là “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”. Ảnh dƣới: Nơi tƣởng niệm Cụ Hồ ở Trụ sở Viện N/C SENA với 4 chữ lớn “Thánh tổ Trung Hƣng” có từ năm 2000, năm đầu tiên của thế kỷ 21. Giờ đây, không chỉ các đền chùa, mà ở gia đình, cơ quan, từ Viện Quân y 108, Đại học Quốc gia Hà Nội đến nhiều bộ, ngành đều dành nơi đẹp nhất cho việc tƣởng niệm Cụ Hồ.29 III. THƢỚC ĐO THỨ BA LÀ VĂN HÓA VÀ TƢ TƢỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LUÔN “TRONG LÕNG DÂN TỘC” Chắc chắn trong lịch sử cận đại không có nhân vật nào được nhân dân Việt Nam kính yêu như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong các tác phẩm đƣợc đón nhận rộng rãi, nhà nghiên cứu về Việt Nam Wilfred Burchett đã thể hiện sinh động điều này: “Hồ Chí Minh là của toàn thể quốc gia Việt Nam. Không một lằn ranh giới nào ở vĩ tuyến 17 có thể làm cho ngƣời dân miền Nam xa lìa Hồ Chí Minh dù rằng Thủ đô đƣợc đặt ở miền Bắc. Hồ Chí Minh đã được chấp nhận là lãnh tụ và là nguồn cảm hứng cho mọi người Việt Nam – tất nhiên trừ số ngƣời đã lần lƣợt phục vụ ngƣời Nhật, Pháp, rồi Mỹ”. Cách đây đã gần nửa thế kỷ, nhƣng những ngƣời dân hai miền Nam, Bắc đã sống qua những năm 60, 70 của thế kỷ trƣớc vẫn còn giữ mãi hình ảnh Lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra trên Quảng trƣờng Ba Đình. Ngày ấy Dân tộc Việt Nam và Đất, Trời đã tƣơng thông “Đời tuôn nƣớc mắt, trời tuôn mƣa” trƣớc sự mất mát lớn này, nhƣng ngƣời dân Việt Nam tin rằng, những bậc anh hùng có công lớn với đất nƣớc, khi mất sẽ trở thành Thánh và họ sẽ sống mãi cùng Dân tộc để phù hộ cho các thế hệ sau gìn giữ, dựng xây Tổ Quốc. Với niềm tin này, trong ba vị Tổ Trung hưng của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị duy nhất được nhân dân tôn xưng Thánh. Có thể thấy trong nhiều đền chùa trên toàn quốc, tuy khác nhau về quy mô, song nếu nhƣ trƣớc đây nơi nào cũng có ban thờ riêng của Đức Thánh Trần Hƣng Đạo, thì nay lại có thêm ban thờ nữa cho Đức Thánh Tổ Trung hƣng Hồ Chí Minh, và có lẽ khó có gì thuyết phục hơn những hình ảnh này để chứng minh cho luận điểm, Con ngƣời, Văn hóa, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh luôn “Trong lòng Dân tộc”. Ngƣời dân Việt Nam kính yêu Con người, Văn hóa và Tư tưởng Hồ Chí Minh với cốt lõi là Trân trọng, Liên kết, Thống nhất các sự Khác biệt, kể cả Đối lập, chính vì thế mỗi người đều thấy có mình trong đó và ngược lại, không những thế họ còn tìm thấy ở đây những yếu tố làm con người có cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó không chỉ là Nhân văn và Khoa học, mà còn là Minh triết và Sáng tạo. Vƣợt qua mọi thiên kiến và thông lệ, Lễ tang của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp trong năm 2013 đã trở thành một Quốc tang lịch sử, một Quốc tang do nhân dân tổ chức. Có điều đó vì trong lòng mỗi ngƣời Việt Nam, Đại tƣớng là đại diện tiêu biểu cho Con người, Văn hóa và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Với hàng chục ngàn thanh niên trẻ thành kính tự xếp hàng chờ viếng tang, với cảnh xe kéo pháo đƣa Đại tƣớng đến nơi an nghỉ cuối cùng qua một biển ngƣời xúc động, trong đó các cựu chiến binh, chiến sĩ của Đại tƣớng đứng nghiêm chào vị Tổng Tƣ lệnh, ngƣời Anh cả của Bộ đội Bác Hồ, với các nhà tu hành và các bà mẹ già đứng chờ nhiều giờ để cầu cho vong linh Đại tƣớng,… có thể nói đây chính là một buổi Lễ tôn vinh không tiền, khoáng hậu của nhân dân cho Con người, Văn hóa và Tư tưởng Hồ Chí Minh và thêm một sự khẳng định chắc chắn rằng Văn hóa và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh xuất phát từ Dân tộc và mãi mãi “Trong lòng Dân tộc”. Ngƣời dân Ấn Độ và Đảng lãnh đạo ở đây tự hào là đã có Con ngƣời, Văn hóa và Tƣ tƣởng của Thánh Găng-đi. Đây là một trong những nguyên do làm Ấn Độ ngày càng phát triển. Ngƣời dân Việt Nam đã sẵn có niềm tự hào về Con ngƣời, Văn hóa và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đây là những tiền đề thuận lợi cơ bản, đảm bảo thành công cho Đại hội XII, cũng như cho công cuộc Đổi mới Chính trị, Đổi Mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa.30 THAY LỜI KẾT THỂ CHẾ MỚI, VĂN HÓA MỚI LÀ XU THẾ TẤT YẾU, LÀ NGUYỆN VỌNG VÀ QUYẾT TÂM CỦA DÂN TỘC. Trong Thông điệp Năm mới 2014, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nói: “Đôṇ g lƣc̣ mà những cải cách trƣớc đây taọ ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trƣởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn đôṇ g lưc̣ đó phải đến từ Đổi mới Thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”. Nếu hiểu “Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân” theo nghĩa rộng là “Đổi mới Văn hóa” thì rõ ràng, muốn đất nƣớc thoát khỏi sa lầy vào bẫy “thu nhập trung bình toàn diện” không chỉ về kinh tế, và muốn có “thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững”, nhất thiết phải Đổi mới Thể chế và Đổi mới Văn hóa. Ngày nay bất cứ đất nƣớc nào muốn không bị bỏ lại phía sau đều phải làm nhƣ vậy. Là một cƣờng quốc đang quyết hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”, tranh ngôi bá chủ với Mỹ, đƣơng nhiên Trung Quốc không đứng ngoài quy luật này. Trƣớc đây Mao Trạch Đông thích “Pháp quyền XHCN – Pháp quyền của Bạo lực” hay Ý chí của Lãnh đạo cao nhất nên đề cao Pháp Gia, tiêu biểu là Hàn Phi – nhà lý luận chính trị thời Tần, mà coi thường Văn hóa và hay dùng “Phê Khổng Tử” mở màn các chiến dịch chính trị. Dƣới thời Tập Cận Bình mọi việc đã thay đổi, ông vẫn đề cao Đổi mới Thể chế theo tinh thần Pháp Gia khi dẫn lời Hàn Phi “Khi moị ngƣờ i tuân theo pháp luật, quốc gia đó maṇ h me. ̃ Khi moị ngƣờ i không tuân thủ pháp luật, quốc gia đósuy yếu”. Song đối với Chủ tịch Tâp̣ Câṇ Bình chỉ chừng đó chƣa đủ, vì thế kể từ khi lên nắm quyền, ông đã tìm kiếm môṭ nền tảng Văn hóa mớ i cho những gìông goị làPhuc̣ hưng dân tôc̣ Trung Hoa. Đừng đơn giản rằng việc tái tạo truyền thống Nho giáo chỉ là một thủ đoạn của Trung Quốc nhằm củng cố tính hợp pháp của chế độ, cho dù nó có mục đích ấy. Điểm đáng kể là, các lực lƣợng xã hội khác nhau ở Trung Quốc đều thấy ở Nho giáo tiềm năng Văn hóa ổn định và xuyên suốt lịch sử, trong một thế giới hiện đại đầy biến động. Có quan niệm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp khó khi kết hợp hai tƣ tƣởng có nhiều đối lập là Pháp Gia và Nho Giáo. Không hẳn vậy vì công cuộc cải cách mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang nỗ lực thực hiện cũng là điều mà những vƣơng triều thịnh trị Trung Quốc từng làm, tức là Văn hóa thì theo Đạo Nho, trị nước thì theo Pháp luật, nói theo ngôn ngữ ngày nay là “Đổi mới Văn hóa, Thượng tôn Pháp luật”. Những điều vừa trình bày cho thấy công cuộc Đổi mới Thể chế & Đổi mới Văn hóa của Việt Nam có nhiều thuận lợi: Thứ nhất, Đổi mới Thể chế & Đổi mới Văn hóa không chỉ là nhu cầu phát triển của Việt Nam, mà còn của khu vực và thế giới, nhất là của Mỹ (để bảo vệ ngôi vị Cƣờng quốc số 1) và của Trung Quốc (để tranh giành ngôi vị này). Thứ hai, Việt Nam đã có sẵn những tiền đề cho Đổi mới Thể chế và Đổi mới Văn hóa, đó là Văn hóa và Tư tưởng Hồ Chí Minh, một nền Văn hóa và Tư tưởng vừa Ổn định vừa Năng động, vừa có bề dày Lịch sử, vừa Hiện đại, vừa mang đậm dấu ấn của Tương lai. Đây cũng là những cơ sở để hy vọng và tin tƣởng Đại hội XII sẽ thành công, có đƣợc Cƣơng lĩnh mới, Chiến lƣợc mới đƣa đất nƣớc Việt Nam phát triển. 31 Điều quan trọng là làm sao để mỗi ngƣời Việt Nam hiểu đúng và tự hào về Con ngƣời, Văn hóa và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh Đánh giá về những ngƣời lãnh đạo thƣờng khác biệt, vì họ là con ngƣời, nên cũng sai lầm, nhƣng là lãnh đạo nên dễ bị chú ý và xem xét khắt khe hơn. Dĩ nhiên với ông vua cuối cùng Bảo Đại, Tổng thống Ngô Đình Diệm, ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc “Quốc gia” đầu tiên ở Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc “Cộng sản” đầu tiên ở Việt Nam cũng không ngoài quy luật. Song gần đây những điều bình thƣờng này trở nên khác thƣờng. Hải ngoại rộ lên “No Hồ” và ngợi ca Ngô Đình Diệm. Trong nƣớc đồn Hồ Chí Minh là ngƣời Trung Quốc Hồ Tập Chƣơng; Ngƣời thì nói bài hát “Đoàn kết” Cụ Hồ bắt nhịp là của Trung Quốc và kể còn biết cả lời tiếng Trung là “Thoàn chề, thoàn chề chiu shƣ lý liang 团 结,团 结就是力量” (Không rõ nếu bài hát thực là của Trung Quốc thì sẽ chứng minh điều gì?); Ngƣời thì nói tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là sai lầm, phải theo tƣ tƣởng “Chấn Dân trí, Hƣng Dân khí, Hậu Dân sinh” của Phan Chu Trinh mới đúng; v.v.. Không khó để chỉ ra sự khiên cƣỡng trong các luận điểm nhằm loại bỏ Con ngƣời, Văn hóa, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nêu trên, nếu nhƣ đồng thuận một số tiên đề: 1. Muốn làm cho việc bé lại thì phải làm cho nó to ra – Lão Tử; 2. “Ta” đƣợc cấu tạo từ những yếu tố không phải là “Ta” – Đức Phật; 3. “Dân tộc” không phải là một tập hợp những người cùng huyết thống, “Dân tộc” là một cộng đồng xã hội cố kết với nhau bằng một lý tưởng – Vũ Đình Hòe, Bộ trƣởng Bộ Quốc gia Giáo dục và Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp thời Hồ Chí Minh; v.v.. Vì sao việc chống Hồ Chí Minh lại rộ lên khi phong trào “Học tập và làm theo tấm gƣơng Đạo đức Hồ Chí Minh” đã phát triển sâu rộng? Phải chăng đây là hệ lụy do phong trào này gây ra bởi đã cố ý lồng ghép ý thức hệ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là học trò xuất sắc của Mác-Lênin vĩ đại”; “Cách mạng Việt Nam thành công do áp dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin” …, và vô vàn những điều không phù hợp với sự thật, với lịch sử? Sẽ còn nhiều vấn đề phải bàn, song để một Dân tộc thiếu Tư tưởng độc lập, bị Lệ thuộc tư tưởng lỗi thời của nước ngoài chắc chắn là nguyên nhân cốt lõi làm Dân tộc khủng hoảng Niềm tin, Đất nƣớc khủng hoảng Chiến lƣợc và suy thoái. Từ đây càng thấy: Đã đến lúc phải Đổi mới Chính trị, Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa. Ảnh trên: Hồ Chủ tịch và Bộ trƣởng Vũ Đình Hòe tại Đại học Quốc gia năm 1960. Ảnh dƣới: Một cuộc gặp mặt vào tháng 9/2014 của một số học sinh trƣờng Bƣởi và trƣờng Đồng Kháng đã tham gia hai cuộc kháng chiến ở “Khách thính chị Nhã” (Theo cách nói của Nhà văn Hữu Ngọc) ở 24 Hàng Chuối. Nhiều ngƣời trong ảnh nhƣ Thiếu tƣớng Bùi Đại, Họa sĩ Phan Kế An, Bà Lƣơng Thị Nhã, …, đã có dịp gặp và đƣợc làm việc với Cụ Hồ.32 Tuy nhiên, để hiện thực hóa việc Đổi mới, trước hết phải làm rõ “Xây dựng Đảng” là bao gồm “Đổi mới Đảng” và “Chỉnh đốn Đảng”. Trong đó Đổi mới Đảng là xây dựng một thể chế lãnh đạo của Đảng sao cho phù hợp với yêu cầu mới của xã hội, của thời đại. Trọng tâm Đổi mới Đảng là Đổi mới Tư duy, Đổi mới Đường lối, Chính sách, Đổi mới Tổ chức và Đổi mới cán bộ. Còn khi chỉ nhấn mạnh “kiên định”, “kiên trì” thì sẽ coi nhẹ "đổi mới", coi nhẹ đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của xã hội, của thời đại. Chỉnh đốn Đảng là chấn chỉnh những suy thoái về đạo đức, suy thoái về chính trị hiện tồn tại trong Đảng. Trọng tâm Chỉnh đốn Đảng là chống Tham nhũng vật chất và chú trọng chống Tham nhũng quyền lực. Muốn chống đƣợc tham nhũng phải tìm cho ra và giải quyết bằng được nguyên nhân gây ra tham nhũng, và theo nhƣ Bác Hồ thì không phải chỉ bắt giam và xử nghiêm, mà quan trọng là phải có cơ chế kiểm soát quyền lực, phải thi hành luật pháp cho nghiêm, phải thật sự dân chủ trong Đảng, phải tôn trọng quyền làm chủ của Dân, phải dựa vào Dân để xây dựng một văn hóa chống tham nhũng trong xã hội, nhất là về phƣơng diện pháp luật và đạo đức, v,v.. Cuối cùng, để đảm bảo thành công cho sự nghiệp Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa, tôi cho rằng sự nghiệp này phải khởi đầu từ “9 thành tựu văn hóa lớn mà Bác Hồ đã lãnh đạo Dân tộc ta đạt được”. Tôi cảm thấy đây là điểm xuất phát, nền tảng và định hướng cho sự nghiệp xây dựng Chính trị mới, Văn hóa mới của Dân tộc và Đảng lãnh đạo. Những suy nghĩ này đã đƣợc trình bày trong cuốn “Giai đoạn Mới, Chính thể Mới, Văn hóa Mới” do Viện N/C SENA in và gửi Lãnh đạo và các cơ quan tháng 12/2012: “Rạng sáng 2/9/2012, tôi chợt thấy nhƣ ai đánh thức, nhìn đồng hồ mới 3 giờ sáng. Cảm thấy bồi hồi, ngồi dậy mới nhớ ra rằng, đây là thời khắc đầu tiên của Quốc khánh lần thứ 67, đồng thời cũng là thời khắc đầu tiên tuổi đảng lần thứ 67 của tôi và tuổi đời 85 của tôi. Nghĩ về 67 năm qua, thấy Dân tộc và Đảng lãnh đạo đã làm biết bao công tích, nhƣng cũng nuối tiếc rằng, những công tích ấy ngày nay đang dần trở thành quá khứ. Nhƣng tự nhiên tôi thấy đất trời nhƣ bừng sáng khi nhớ tới những lời dạy của Bác Hồ và tôi nghĩ: Nếu chúng ta cùng chung sức “Chống lại những gì đã cũ kỹ, hƣ hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tƣơi”, hẳn sẽ gìn giữ, phát huy những thành quả tốt đẹp của Cách mạng Tháng 8, và chỉ thế đất nƣớc mới có những “ngày hội của quần chúng”. Tội vội lấy bút ghi lại những điều vừa ngộ và suy nghĩ trăn trở, phải chăng đây là “9 bài học thành công của Cách mạng”, “9 thành tựu văn hóa của Dân tộc, của Đảng”, và cũng là 9 ước nguyện sâu thẳm của lòng tôi: 1. Có mục tiêu phấn đấu cao đẹp, rõ ràng, hợp lòng dân, hợp xu thế nhƣ những năm đầu Cách mạng tháng 8 năm 1945, đó là: Xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với mục tiêu Độc lập, Tự do, Hạnh phúc; Chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Nƣớc Việt Nam của ngƣời Việt Nam. 2. Có Mặt trận Tổ quốc tập hợp toàn dân tộc, biết tổ chức và hành động hiệu quả nhƣ Mặt trận Việt Minh năm xƣa. Các thành viên của Mặt trận có Sĩ, Nông, Công, Thƣơng, Binh, có Đảng Tiên phong, Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội và các đoàn thể khác. 33 3. Có Chính phủ trí thức liên hiệp đoàn kết nhƣ Chính phủ Cụ Hồ năm 1945. 4. Có chính sách trân trọng trí thức, thân sĩ, các nhà tƣ sản, địa chủ yêu nƣớc, hằng sản, hằng tâm nhƣ những năm 1945 – 1946. 5. Có văn hóa tin cậy lớp trẻ, tôn trọng lớp già nhƣ thời Cách mạng Tháng 8. 6. Có chính sách động viên, tôn trọng sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân nhƣ những năm đầu Cách mạng Tháng 8. 7. Có lãnh tụ, những ngƣời lãnh đạo, đảng viên được dân tin, dân mến, dân phục nhƣ những cán bộ Việt Minh thời kỳ đầu Cách mạng Tháng 8. 8. Biết “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để trong nƣớc Đoàn kết, Độc lập tự chủ, tự cường. Ngoài nƣớc Đoàn kết, thực hiện nghĩa vụ quốc tế. 9. Nêu cao khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết, Dân tộc trên hết”. Trong nhà có bàn thờ Gia tiên và Tổ quốc. Có thế thì dù không có ảnh Mác, ảnh Lênin và cờ Đảng nhƣ thời Cách mạng Tháng 8 nhƣng tinh thần cách mạng vẫn rất cao, tƣ tƣởng, đƣờng lối của Đảng, của Bác Hồ vẫn đƣợc nhân dân tuyệt đối tin theo và quyết tâm thực hiện”. Đất nƣớc và Dân tộc đang đứng trƣớc những Thử thách lớn, đồng thời cũng là các Cơ hội Lớn ngàn năm có một. Để biến Thách thức lớn thành Cơ hội lớn nhất thiết phải có sự Chuẩn bị Chiến lược Lớn. Sứ mệnh này chỉ có thể hoàn thành một khi chúng ta nhìn tƣ tƣởng Hồ Chí Minh không chỉ trên bình diện Đạo đức, mà quan trọng trên tầm vóc Triết học, Minh triết và Văn hóa. Ảnh trên: Dòng ngƣời, chủ yếu là thanh niên, kéo dài từ đƣờng Điện Biên Phủ đến viếng Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp ở nhà riêng ông, 30 Hoàng Diệu sáng 6/10/2013. Hai tấm ảnh trên do một cán bộ của Viện N/C SENA chụp, làm ngƣời xem vừa tiếc thƣơng vô hạn Võ Đại tƣớng, ngƣời đồng chí, ngƣời học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa cảm thấy khí thế Đoàn kết một lòng nhƣ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Từ đây sẽ thấy cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự “Thay đổi để Thống nhất”. Hiểu “Thay đổi” là việc tự Thay đổi và “Thống nhất” là việc thích ứng với Môi trường Thiên nhiên và Môi trường Xã hội, sẽ giúp mỗi ngƣời chúng ta nỗ lực cùng Đảng lãnh đạo và Dân tộc đạt thành tựu trong Sự nghiệp Đổi mới Chính trị, Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa để Chấn hƣng Đất nƣớc, Chấn hƣng Dân tộc. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 20143435 Bài số 3. ĐỂ ĐẠI HỘI XII LÀ MỘT ĐẠI HỘI ĐỔI MỚI ĐẢNG Lời mở đầu: Theo Từ điển Tiếng Việt, Cương lĩnh là Mục tiêu, Đường lối và Nhiệm vụ cơ bản của một tổ chức chính trị, một chính đảng. Với tổ chức hay đảng lãnh đạo thì đây là nền tảng để xây dựng Chiến lược phát triển, tức cụ thể hóa Cƣơng lĩnh trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đƣơng nhiên Chiến lƣợc là cơ sở ban hành các Điều luật, Nghị quyết, Chỉ thị, … nhằm bảo vệ, phát triển đất nƣớc. Từ 1930 đến nay Đảng ta có năm Cƣơng lĩnh, ba Cƣơng lĩnh ở Thời kỳ Cách mạng Dân tộc (1930 - 1975), hai ở Thời kỳ Quá độ xây dựng CNXH (1975 đến nay). Tiêu biểu Thời kỳ Cách mạng Dân tộc là Cương lĩnh Đại hội II 1951 đã mang lại Hòa bình, Thống nhất cho đất nước. Tiêu biểu Thời kỳ Quá độ lên CNXH là Cương lĩnh Đại hội VII 1991 (Cƣơng lĩnh Đại hội XI là bổ sung Cƣơng lĩnh 1991) đã đưa đất nước thoát đói nghèo, song đến nay lại sa vào trì trệ, lạc hậu. Ảnh trên: Tác giả Nguyễn Hồng Cơ trong buổi thắp hƣơng tƣởng niệm Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp nhân ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2014. Vấn đề cấp bách và hệ trọng hiện nay là để đƣa đất nƣớc thoát khỏi tình trạng tình trạng “trung bình thấp toàn diện” và vững vàng phát triển, nhất thiết cần một Cương lĩnh mới, một Chiến lược mới. Đây là cơ sở để tạo nên bước ngoặt trong Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa phục vụ Sự nghiệp Bảo vệ và Phát triển Đất nƣớc. Đây cũng là nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, đảng viên với Đại hội XII. Xuất phát từ quan niệm muốn Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa, trước hết phải Đổi mới Đảng, cũng nhƣ xem đây không chỉ là trách nhiệm của bộ máy Đảng, Nhà nƣớc mà còn là trách nhiệm của mỗi ngƣời dân Việt Nam, một cuộc phỏng vấn những ngƣời lao động, các cán bộ đang làm việc hoặc đã nghỉ hƣu, các sĩ quan, chiến sĩ, các cựu chiến binh, các nhà giáo, những ngƣời làm công tác khoa học, …, với tiêu đề “Để Đại hội XII là một Đại hội Đổi mới Đảng” đã đƣợc thực hiện. Trên tinh thần xem: “Đổi mới Đảng trước hết là Đổi mới Chính trị, Đổi mới Đường lối, Đổi mới Tổ chức”, buổi phỏng vấn đƣợc thực hiện theo 3 nội dung: I. Đổi mới Chính trị - Xây dựng Cƣơng lĩnh mới. II. Đổi mới Đƣờng lối - Xây dựng Chiến lƣợc mới. III. Đổi mới Tổ chức - Xây dựng Tổ chức mới. Dƣới đây xin trình bày nội dung cuộc phỏng vấn: Ngƣời thực hiện: Nguyễn Hồng Cơ, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng thuộc Ban Tổ chức TW. 36 Vì sao trƣớc hết phải Đổi mới Chính trị, Đổi mới Thể chế, nói cách khác trƣớc hết phải Đổi mới Tƣ duy Lãnh đạo? Nhà sử học Bùi Thiết là chủ biên cuốn “Đối thoại Sử học” xuất bản năm 2000, tập hợp 33 bài viết của 7 tác giả, của ông 17 bài. Do cuốn sách trình bày các suy nghĩ mới, khác biệt với thói quen hay khác với ý kiến một số cá nhân có quyền lực, nên tác giả Thụy Khuê đã viết bài nhận định “Tinh thần viết lại lịch sử trong Đối thoại Sử học”. Tác giả Thụy Khuê kể, năm 1953 GS. Hoàng Xuân Hãn đã tìm ra cuốn Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn vẫn dùng là Phan Huy Ích dịch chứ không phải Đoàn Thị Điểm. Lý giải về phát hiện của mình không đƣợc dùng, GS. Hoàng Xuân Hãn nói: “Những người cầm đầu, có quyền thế trong những hội ấy, nếu họ không thay đổi thì những người khác có nghĩ khác cũng không dám nói ra”. Theo Bùi Thiết thì Chu Văn An, Nguyễn Trƣờng Tộ,... thất bại là do “tìm cách tân trang một xã hội phong kiến vốn đã rách tả tơi”. Ông viết, “khi một hệ tƣ tƣởng nào đó đã lỗi thời, mà vẫn còn thống trị xã hội, mà tai hại hơn là bao trùm lên bộ máy Nhà nƣớc, thì vấn đề không phải cải cách bộ máy và Thể chế hiện hành, mà phải ... rũ bỏ hệ tư tưởng cũ đó, xây dựng một Mô hình Nhà nước phi Tư tưởng Cũ ... Không thể tân trang xã hội trong lồng kính của tư tưởng mục nát ”. Với tinh thần đột phá tƣ duy cũ tháng 1/2014 trên Tạp chí Xƣa và Nay, Nhà sử học Bùi Thiết có bài “Kẻ Vôi, địa điểm dừng chân của Quang Trung trên Thượng Đạo, tiến về Thăng Long Tết Kỷ Dậu”, nói về sự tồn tại Thượng đạo, tuyến đường ven phía Đông Trường Sơn, nối Hà Nội với Bình Định, nhƣ một ví dụ về tài dụng binh lỗi lạc của Quang Trung, mà nổi bật là nghệ thuật thần tốc, bất ngờ tiếp cận quân địch. Thƣợng đạo có thể có từ thời Hai Bà Trƣng đánh Mã Viện và là tuyến đƣờng đƣợc tiền nhân, nhất là Nguyễn Huệ sử dụng hữu hiệu. Việc làm rõ yếu tố lịch sử này có ý nghĩa về nhiều phƣơng diện. Một số nhà sử học trong “Nhóm Đối thoại Sử học” cách đây 30 năm đã có nhiều kết quả nghiên cứu theo hƣớng này. Tiếc là cũng nhƣ trong các lĩnh vực khác, giới quan phương ở đây vẫn quen lối nghiên cứu minh họa, áp đặt nên chƣa nhìn nhận đúng mức kết quả nghiên cứu của họ. Ảnh trên: Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp và tƣớng Đồng Sĩ Nguyên trên đƣờng Hồ Chí Minh. Thật diệu kỳ khi bƣớc chân ngƣời lính bộ đội Cụ Hồ lại trùng với dấu chân tiền nhân trên Thƣợng đạo. Ảnh giữa: Từ trái: Nhà báo Tống Văn Công, GS. Tƣơng Lai và TS. Minh Đƣờng trong một buổi trao đổi vào tháng 11/2013 về các bài viết của hai ông trong ấn phẩm đầu năm 2014 của Viện N/C SENA “Thực tiễn Thanh Văn, Tầm nhìn Đoàn kết” xuất bản tháng 1/2014. Ảnh dƣới: Tem kỷ niệm 190 năm 1789 – 1979 Quang Trung đại phá Quân Thanh.37 I. ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ - XÂY DỰNG CƢƠNG LĨNH MỚI (Phỏng vấn Chuyên gia Nguồn mở Lê Trung Nghĩa, Giám đốc một Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thông tin ở Hà Nội). Hỏi: Thƣa ông, có quan niệm muốn Đổi mới Đất nước, cần Đổi mới Đảng, và muốn Đổi mới Đảng, trước hết phải Đổi mới Cương lĩnh (chứ không phải bổ sung, hoàn thiện). Xin hỏi ông với vai trò một Chuyên gia Công nghệ Thông tin, ông có thể cho biết ý kiến về vấn đề này? Đáp: Tôi chƣa bao giờ nghĩ có lúc sẽ nhận đƣợc một câu hỏi nhƣ vậy (cƣời), cho nên dù đồng ý, muốn đánh giá Đảng, trước hết phải xem nội dung Cương lĩnh, song cũng khó trả lời, đơn giản là tôi chƣa nghiên cứu về vấn đề này. Song cũng xin nói, Dân chủ và Tự do chính là triết lý của Nguồn mở và cũng là xu thế nhân loại ở Thế kỷ 21. Vì thế, để Tổ quốc, Đảng phát triển, chắc chắn Cƣơng lĩnh phải thể hiện đầy đủ hai yếu tố này. Đó là chƣa kể, muốn có kết quả tốt, bao giờ Ý nghĩ, Lời nói và Việc làm cũng phải nhất quán. Thế nhƣng dù tuyệt đại đa số Lãnh đạo và ngƣời dân mong muốn Đổi mới quyết liệt, song Cƣơng lĩnh Đại hội XI lại chỉ dừng ở mức bổ sung Cƣơng lĩnh 1991 đƣợc soạn cách đây hơn 20 năm, lúc đó chƣa có toàn cầu hóa và kinh tế tri thức. Vì thế tôi tán thành ý kiến, để Đất nước thoát trì trệ, Đảng cần Thay đổi để nâng cao vị thế lãnh đạo, muốn thế trước hết Đảng phải có một Cương lĩnh mới, một Chiến lược mới được xây dựng trên một Tư duy mới – Tư duy Thời đại. Hỏi: Cảm ơn ông. Xin hỏi ông một câu ngoài lề. Bức tranh giao thông và phát triển đô thị ở Thủ đô ngày càng ảm đạm. Ông nghĩ thế nào về vấn đề này? Đáp: Không chỉ giao thông và phát triển đô thị, mà các lĩnh vực khác cũng vậy. Với cái nhìn của ngƣời làm công nghệ thông tin, thì việc áp dụng “Chính phủ điện tử” vào đổi mới các lĩnh vực, trong đó có hai lĩnh vực vừa nêu là bức thiết. Để làm đƣợc điều đó, cần có Chuẩn và Kiến trúc Chính phủ điện tử cho chúng. Chuẩn là Luật, còn Kiến trúc giống nhƣ Qui hoạch đô thị, hai đại lƣợng này đều biến thiên. Trong qui hoạch, trên cơ sở các tài nguyên hiện có, phải sắp xếp sao cho để sử dụng và tái sử dụng hiệu quả nhất theo một bộ Luật phù hợp với Thực tiễn, chứ không phải bị Áp đặt một cách duy ý chí. Muốn thế buộc phải đi theo hƣớng Chuẩn mở là thứ được tạo ra công khai và bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được. (Phỏng vấn Đại tá Phạm Xuân Phƣơng, nguyên Đại đội trƣởng ở Điện Biên Phủ; sau đó giữ các chức vụ cao hơn ở mặt trận B5 Quảng Trị chống Mỹ; Mặt trận Cămpuchia chống Khơme đỏ và Mặt trận Biên giới 1979 chống Trung Quốc). Hỏi: Thƣa ông, Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng vừa có bài phát biểu quan trọng nhân ngày Thành lập Quân đội 22/12/2014, trong đó nói về quan hệ Quân đội với Đảng. Xin Ông cho biết ý kiến về bài phát biểu này, cũng nhƣ có ý kiến cho rằng sao các ông lúc đƣơng chức không nói, giờ mới nói?38 Đáp: Trƣớc hết xin thứ lỗi cho tôi không bàn về những gì Tổng Bí thư phát biểu, vì có nhiều điều tôi không hiểu nổi. Song tôi biết là từ khi thành lập đến nay, quân đội ta chỉ có hai tên, đó là Quân đội Nhân dân Việt Nam và Bộ đội Cụ Hồ. Còn về các ý kiến là sao bây giờ mới nói, thì đơn giản là bây giờ mới hiểu. Ví nhƣ ngày xƣa ai cũng tin “Cụ Hồ là học trò của Mác, Lênin” và Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác là do đã “Áp dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam”. Nhƣng rồi qua Thực tiễn, qua Học tập mới hiểu đó là không đúng. Bởi nhận thức là một quá trình, nên không biết thì không nói hoặc biết đến đâu nói đến đấy. Phải nói ngay là những ngƣời đã hƣớng dẫn, giảng dạy cho chúng tôi, giờ mới có đủ điều kiện hiểu đúng bản chất sự việc. Rõ ràng để mỗi ngày một tốt đẹp hơn, chúng ta cần “Đột phá chính Mình” để “Thay đổi chính Mình”. Tôi nghĩ đó là điều nên làm và bình thường. Và giờ đây có đầy đủ điều kiện để làm việc này. Ảnh trên: Đại tá Phạm Xuân Phƣơng trƣớc cửa nhà riêng Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp ở 30 Hoàng Diệu, Hà Nội, trong dịp Kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội 22/12/2014. Hỏi: Thƣa ông, vừa rồi ông có viết cuốn “Không thể cùng lúc đi trên hai con đường” đƣợc nhiều ngƣời đồng thuận. Ông cũng ký trong “Thư ngỏ” của 61 đảng viên, ông có ý kiến gì về Đại hội Đảng XII đƣợc kỳ vọng sẽ là Đại hội Đổi mới Đảng? Đáp: Xu thế Đổi mới là tất yếu và ngày càng mạnh mẽ, nhất là khi chúng ta đã có quá nhiều thất bại, nguyên do là đáng ra phải lấy Điều mong ước cuối cùng của Cụ Hồ “Xây dựng một nƣớc Việt Nam Hòa bình, Thống nhất, Độc lập, Dân chủ, Giầu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới (Sự nghiệp Đổi mới làm Thế giới tốt đẹp hơn )”, làm kim chỉ nam cho các hoạt động của Đảng, thì lại Viển vông, Lệ thuộc khi chọn một cái đích không tưởng là “Xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng sản”. Theo tôi, Đại hội này chỉ thành công, và là Đại hội Đổi mới Đảng một khi từ bỏ “Chủ nghĩa Mác - Lênin” đến nay đã lỗi thời để xác định kim chỉ nam là quyền lợi Tổ Quốc và thực hiện mục tiêu tối thƣợng này theo Tƣ tƣởng Đoàn kết, Dân chủ, Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Thực ra trong “Thƣ gửi Tổng Bí thƣ và các Đồng chí” ở Lời Mở đầu cuốn “Không thể cùng lúc đi trên hai con đường” của Đại tá Phạm Xuân Phƣơng, đƣợc gửi nhân ngày 19/5/2012, ông đã trả lời cho câu hỏi này. Dƣới đây xin trích đoạn: “… Xin gửi đến Đồng chí Tổng Bí thƣ và các Đồng chí tâm huyết và quyết tâm để ƣớc nguyện cả cuộc đời của Bác Hồ và mỗi ngƣời dân sớm trở thành sự thực, đó là: một nước Việt Nam Đoàn kết - một dân tộc Việt Nam Đoàn kết, không Chia rẽ để giai cấp này Lãnh đạo hay Chuyên chính với giai cấp kia, bộ phận xã hội này Sở hữu Chân lý với bộ phận kia. Chỉ nhƣ thế, đất nƣớc mới “Hòa bình, Thống nhất, Độc lập, Dân chủ, Giầu mạnh”,… Ai cũng sẽ trân trọng, quý mến ngƣời Việt Nam và không còn cảnh ai đó “cấm cửa” chúng ta nữa. Xin khẳng định với các Đồng chí rằng, chúng tôi, những người lính Cụ Hồ, sẽ không đi theo bất cứ con đường nào khác, mà chỉ luôn cùng Dân tộc đi theo phương hướng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ, để Mở những con Đường mới, đưa dân tộc đến bến bờ Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”).39 II. ĐỔI MỚI ĐƢỜNG LỐI - XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC MỚI? (Phỏng vấn Kỹ sƣ Trần Thanh Tùng, Hà Nội). Hỏi: Nguyên là một cán bộ kỹ thuật, song ông lại có các nghiên cứu Lý luận về những vấn đề vĩ mô đƣợc nhiều ngƣời tìm đọc và đánh giá tích cực. Ông có thể cho biết vì sao lại quan tâm những vấn đề này? Và nếu được ông sẽ mong muốn gì? Đáp: Tôi không dám nghĩ một số bài viết của tôi có tính Lý luận, nhƣng thú thực tôi cũng không nghĩ những bài viết hay những lời tuyên bố của những ngƣời đang có trách nhiệm làm công tác Lý luận là có tính nghiên cứu (cƣời). Song cũng có thể những lời “Nói lấy được” và nhiều khi còn có chút “Lẫn” lại có ý nghĩa tích cực, đó là thúc đẩy nhiều ngƣời, trong đó có tôi suy nghĩ về công tác Lý luận, về Nguyên nhân làm người dân Việt Nam bị thiệt thòi so với người dân các nước khu vực, v.v. Đó là lý do thứ nhất. Tuy nhiên, có thể những bài viết của tôi có chút tính Thực tiễn, vì đó là suy nghĩ của một ngƣời bình thƣờng trƣớc những sự việc xẩy ra hàng ngày, và đƣợc viết ra để chia sẻ với mọi ngƣời. Tiếp theo xin trình bày lý do thứ hai. Thế hệ tôi lớn lên trong chiến tranh, thời đó thiếu thốn, ăn không đủ no, nhƣng cuộc sống đầy ắp lý tƣởng, con ngƣời giầu niềm tin và tình yêu thƣơng. Thế hệ con tôi vật chất không còn thiếu thốn, song văn hóa, đạo đức xã hội xuống cấp, con ngƣời thiếu hoài bão và tình thƣơng. No đủ song ai cũng thấy bất ổn, cận kề khủng hoảng. Tóm lại: Thế hệ tôi thiệt thòi vì giặc Ngoại xâm; Thế hệ con tôi thiệt thòi vì giặc Dốt và tôi không muốn Thế hệ cháu đích tôn của tôi lại tiếp tục thiệt thòi. Vì thế tôi cần có Đổi mới Chính trị tức Đổi mới Tư duy của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Chỉ thế mới có Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa thực sự. Từ đây, thế hệ chúng ta sẽ không làm khổ thế hệ sau nữa, không những thế còn để lại những tiền đề về văn hóa, về tinh thần sáng tạo, …, để con cháu được sánh vai với bạn bè và tự hào về cha ông mình. Hỏi: Xin ông cho biết nhận xét về Cƣơng lĩnh Đại hội XI vừa qua đƣợc một số ngƣời cho là thành công? Ông có thể trao đổi một số ý kiến góp ý cho việc soạn thảo các Văn kiện của Đại hội XII? Đáp: Ông vừa nói “Cƣơng lĩnh Đại hội XI đƣợc một số ngƣời cho là thành công”? Tôi lại sợ chính tâm lý dễ thấy “thành công” đã làm chúng ta phải đón nhận các kết quả không mấy lạc quan. Riêng tôi chỉ phấn khởi với một việc, đó là Đại hội XI đã “Đột phá Lý luận” do đã phủ định yếu tố “Công hữu tư liệu sản xuất” trong hệ tư tưởng MácLênin. Tôi cũng tâm đắc với số phiếu áp đảo 65% của Đại hội về vấn đề này. Theo tôi vẫn còn nhiều bất cập trong các vấn đề cốt lõi, ví dụ như Cƣơng lĩnh Đại hội XI viết: “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trƣớc pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo….” Đọc nội dung này thấy về Lý luận khó thuyết phục, vì đã áp đặt “Kinh tế nhà nước là chủ đạo”, thì các thành phần kinh tế khác còn lấy đâu ra điều kiện để “… cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh…”. Về Thực tiễn còn khó thuyết phục hơn, khi không rõ vì sao lại chọn “Kinh tế Nhà nước” là thành phần kinh tế sử dụng nhiều tài nguyên đất nước nhất, từ vật chất đến con người, song lại làm ăn kém hiệu quả nhất để “Chủ đạo”.40 Đã làm đúng “Quy trình” nhƣng kết quả vẫn luôn bất cập? Điều đó nghĩa là muốn kết quả tốt chỉ còn cách bỏ ngay “Quy trình”cũ, lập “Quy trình” mới Năm 1976 Tổng Bí thƣ Lê Duẩn từ bỏ Thể chế Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thiết lập Thể chế Cộng hòa XHCN kiểu Xô Viết với hy vọng đƣa Việt Nam tiến bộ nhờ “Áp dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin”. Cách thức này làm Việt Nam thất bại mọi mặt, nhất là về kinh tế. Đại hội VI đã phê phán tƣ tƣởng này và mở ra Cách Nghĩ mới, Cách Làm mới theo tƣ tƣởng Đoàn kết của Hồ Chủ tịch. Tiếc là sau đó các thế lực bảo thủ giành lại trận địa và từ Đại hội VII, họ nói giương cao “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, song thực chất chỉ “Kiên định Mác-Lênin”. Việc suy thoái từ “Áp dụng sáng tạo” đến “Kiên định” một hệ tư tưởng lỗi thời làm Thể chế vốn đã trì trệ nay càng lạc hậu, gây ra các tổn thất đau đớn phá hủy môi trƣờng tự nhiên, băng hoại niềm tin và suy thoái văn hóa, đạo đức xã hội. Do lầm lẫn giữa mục tiêu và biện pháp nên các “Quy trình” lạc hậu của một Thể chế bất cập càng gây tác hại lớn, nhất là trong bầu chọn lãnh đạo cao nhất. Các quy định về tuổi, vùng miền, thâm niên, ứng cử, đề cử, ..., nhìn chung bất hợp lý, cá biệt còn vi phạm Điều lệ Đảng làm việc bầu chọn trở nên hình thức. Vì thế, kể từ sau Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh, dễ thấy một trong các nguy cơ lớn nhất của Đảng là suy thoái Chí khí, Phẩm cách và Trí tuệ của Lãnh đạo Đảng. Hiện nay, hơn lúc nào hết, Dân tộc và Đảng rất cần Đường lối đúng đắn và những người Lãnh đạo xứng đáng để vƣợt qua thách thức, nắm bắt cơ hội lớn. Rõ ràng, cần phải Đổi mới Quy trình – Đổi mới Thể chế mà trƣớc hết là phải Đổi mới Chính trị. Thực tiễn cho thấy, nhu cầu Đổi mới Chính trị tuy rất lớn, song rất đa dạng,... Trong cuộc họp tháng 11/2014 của Diễn đàn Lý luận Phát triển ở 35 Điện Biên Phủ, Hà Nội, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thƣờng trực Ban Bí thƣ Phan Diễn, nguyên Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Trƣởng Ban Khoa giáo Trƣng ƣơng Đặng Hữu, Đặng Quốc Bảo, nguyên Phó Trƣởng Ban Ban Tổ chức TW Nguyễn Mạnh Can,... (Ảnh trên), đều nhất trí nếu không sớm Đổi mới Chính trị, hệ thống Đảng, Nhà nước sẽ sụp đổ. Cùng thời điểm này, Kỹ sƣ Trần Thanh Tùng (Ảnh đƣới) tâm sự: “Tôi không muốn thế hệ cháu đích tôn của tôi tiếp tục thiệt thòi, vì thế tôi cần có Đổi mới Chính trị”. Vậy là nguyên nhân tuy khác biệt, song có điều giống nhau, đó là cán bộ, đảng viên, quần chúng ai nấy đều mong phải sớm Đổi mới Chính trị để thực sự có Thể chế Mới, Văn hóa Mới. Nƣớc Mỹ rộng gấp 30 lần Việt Nam. Dân số gần gấp 4 lần Việt Nam nhƣng số công chức Mỹ chỉ bằng 3/4 Việt Nam, tức là 160 ngƣời Mỹ mới nuôi một công chức, trong khi đó ở Việt Nam con số này là 40. Tuy nhiên điều đáng sợ là 2,8 triệu công chức của Việt Nam không chỉ “cắp ô”, mà không ít trong họ còn tham nhũng, sách nhiễu. Rõ ràng, tình trạng này cũng nhƣ vô vàn ví dụ khác cho thấy đất nước sẽ sa vào khủng hoảng, một khi không Đổi mới Chính trị, Đổi mới Thể chế và Đổi mới Văn hóa.41 Không thiếu các ví dụ tƣơng tự trong tất cả các lĩnh vực. Theo tôi, đất nƣớc đã bƣớc sang một Giai đoạn mới, vì thế chúng ta cần một Thể chế mới, một Văn hóa mới. Để có cơ sở đáp ứng nhu cầu này, đƣơng nhiên chúng ta cần một Cương lĩnh mới, một Chiến lược mới. Theo tôi, đây cũng là một sứ mệnh mà Dân tộc Việt Nam đã gửi gắm vào những Đại biểu tham dự Đại hội XII năm 2016. (Phỏng vấn Nhà sử học Bùi Thiết, Chủ biên cuốn “Đối thoại Sử học”). Hỏi: Thƣa ông, nhiều nhà nghiên cứu đề cập nhiều đến Đổi mới Văn hóa như là một việc vừa cấp bách, vừa lâu dài. Là một nhà sử học xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này? Đáp: Gần đây việc hối lộ, tham nhũng tăng mạnh dƣới mọi hình thức, nhƣ việc đƣa “phong bì” cho những ngƣời có trách nhiệm cốt đƣợc việc cũng trở thành phổ biến, thậm chí nhiều ngƣời còn quan niệm đây nhƣ một biểu hiện tôn trọng. Việc này đƣợc xã hội hóa đến độ, để chỉ tình trạng văn hóa xuống cấp, ngƣời ta hay dùng từ “văn hóa phong bì”. Ở đây đã có sự lầm lẫn khi đồng nhất văn hóa với lịch sử, bởi văn hóa không bao quát hết lịch sử, mà để chỉ hành vi thiện của nhân loại; và hành vi ác, có hại của con ngƣời không đƣợc xếp là văn hóa. Nói cách khác lịch sử nhƣ một dòng sông, có dòng trong, dòng đục nhƣng văn hóa chỉ là luồng trong. Vấn đề quan trọng là trong tiến trình lịch sử, trong nhiều trƣờng hợp văn hóa bị tiêu diệt bởi lịch sử hoặc bởi một văn hóa ngoại lai khác. Vì thế, muốn để không bị tiêu diệt, văn hóa phải tự tạo cho chính mình một sức mạnh trường tồn và muốn thế văn hóa phải trở thành một động lực, một mục tiêu cho tiến trình phát triển xã hội. Theo quan niệm này việc Đổi mới Văn hóa trở nên có tầm quan trọng hết sức lớn, vì nó xây dựng nền tảng, động lực, và mục tiêu cho một tiến trình phát triển bền vững. Hỏi: Thƣa ông, cũng nhƣ chống tham nhũng, việc cải cách giáo dục xem ra càng nỗ lực càng vô vọng, xin ông cho biết để tránh tình trạng này phải làm gì? Đáp: Trƣớc hết là sách giáo khoa. Trong “Đối thoại Sử học” tình trạng này đƣợc minh họa qua Truyện kể Lịch sử (dành cho cấp I) và Giáo khoa lịch sử (cấp II và III). Cả hai cuốn thay vì trình bày quy luật phát triển chủ đạo của lịch sử lại làm nổi bật quy luật chiến tranh, coi chiến tranh là động lực phát triển lịch sử. Cả hai cuốn ít coi lịch sử nhƣ là một tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, đơn cử Chuyện kể Lịch sử lớp 5 gồm 69 bài đọc thì hơn 45 bài dành cho chủ đề chiến tranh. Việc các học sinh tuổi non trẻ đã đƣợc trang bị toàn chuyện đánh đấm, mƣu mẹo, tranh hùng,… che lấp mọi chuyện về kinh tế, về đạo lý,… làm nhƣ của cải chủ yếu đến từ chiến tranh. Đây là nguyên nhân thứ nhất làm giáo dục của ta lạc hậu, tiên thiên bất túc. Nguyên nhân thứ hai là không xác định rõ sản phẩm của giáo dục là con người nào? Đó là con người có niềm tin “Đấu tranh giai cấp” hay con người có niềm tin “Đoàn kết Thành công”. Rõ ràng, muốn có đƣợc một lịch sử trung thực, mà không phải lịch sử phục vụ tuyên truyền, cũng nhƣ muốn có các cải cách giáo dục thoát khỏi sự rối rắm, bế tắc, chúng ta không thể không cùng lúc Đổi mới Chính trị, Đổi mới Thể chế và Đổi mới Văn hóa.42 III. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC - XÂY DỰNG TỔ CHỨC MỚI Ngày 19/12/2014, với tiêu đề “Đảng không thể làm thay Chính quyền”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã có bài phỏng vấn của phóng viên Chiến Thắng với nguyên Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Phó Trƣởng ban Ban Tổ chức TW, Trƣởng ban Bảo vệ chính trị nội bộ TW Nguyễn Đình Hƣơng (Ảnh bên) về việc nhất thể hóa bộ máy Đảng với Nhà nước, mà theo ông “Thời điểm đã chín muồi”. Buổi phỏng vấn đƣợc bắt nguồn từ một câu chuyện thời sự: “Vụ việc của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền”. Sau đây xin trích đăng nguyên văn bài phỏng vấn này: Hỏi: Theo lý giải của Tổng Thanh tra Chính phủ trƣớc Quốc hội, ông Truyền thuộc diện Ban Bí thƣ quản lý nên Thanh tra Chính phủ chƣa thể trả lời cụ thể về sai phạm? Đáp: Ông Nguyễn Đình Hƣơng: Trƣớc đây, ông Truyền thuộc diện Ban Bí thƣ quản lý. Nhƣng giờ ông ấy nghỉ hƣu rồi, có còn chức đâu. Ngƣời ta quản lý chức danh, chứ không quản lý con ngƣời cụ thể là ông Truyền. Khi rời chức danh thì hết. Ví dụ nhƣ tôi trƣớc kia là Ủy viên TW Đảng thì thuộc diện quản lý của Ban Bí thƣ. Nhƣng giờ tôi về hƣu rồi thì chỉ là đảng viên thƣờng, chịu quản lý của chi bộ khu phố. Hay nếu anh là đại biểu Quốc hội, anh có quyền bất khả xâm phạm. Nhƣng sau khi thôi đại biểu Quốc hội thì cũng hết quyền này chứ, chả lẽ bất khả xâm phạm mãi à. Nói nhƣ trên là đùn đẩy trách nhiệm. Hỏi: Vụ ông Truyền là một ví dụ cho thấy đang có sự trùng lắp giữa các cơ quan của Đảng và bộ máy Nhà nƣớc, dẫn tới sự chồng chéo mà vẫn không hiệu quả. Bên Đảng có Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng, phía Nhà nƣớc có các cơ quan Thanh tra. Chƣa có kết luận của cơ quan Đảng thì cơ quan hành pháp chƣa thể vào cuộc, theo ông vậy có hợp lý? Đáp: Cần gì phải có cả hai cơ quan cùng kiểm tra một cán bộ, đảng viên vi phạm, chỉ cần lập ra một cơ quan chung, chẳng hạn Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Nhà nƣớc, nhƣ vậy vừa đỡ trùng lặp, vừa đỡ phình to bộ máy, lại xử lý công việc hiệu quả. Tƣơng tự, có nhiều cơ quan khác trùng nhau giữa Đảng và Nhà nƣớc, chẳng hạn, Bộ Nội vụ trùng với Ban Tổ chức Trung ƣơng. Giờ tham nhũng nhiều, cơ quan nào cũng có cục chống tham nhũng, công an có, thanh tra có, Phủ Thủ tƣớng cũng có... rồi lại thêm Ban Nội chính TW phụ trách chống tham nhũng của Đảng. Vậy là trùng nhau hết. Đã đến lúc phải Đổi mới một cách cơ bản hệ thống Chính trị, trong đó có nhất thể hóa bộ máy Đảng và Nhà nƣớc. Hỏi: Ông có thể nói cụ thể quan điểm về khái niệm “nhất thể hóa” này? Đáp: Theo tôi, bí thƣ các tỉnh, thành có thể kiêm luôn chức chủ tịch hội đồng nhân dân, nếu kiêm đƣợc chủ tịch tỉnh thì càng tốt. Phó bí thƣ chỉ làm công tác đảng chuyên trách thôi. Bộ máy của Đảng phải thu hẹp lại để tăng cƣờng cho cơ quan hành pháp điều hành quản lý nhà nƣớc.43 Hỏi: Liệu kiêm nhiệm có tạo ra tình trạng độc đoán, chuyên quyền hay không và vì sao vấn đề này đƣợc bàn thảo từ lâu rồi nhƣng vẫn không thành hiện thực? Đáp: Độc đoán chuyên quyền thì không sợ bởi vì vẫn còn các cơ chế giám sát khác, còn có các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp chứ không phải tập trung hết vào một người (Tức là phải thực hiện Nguyên tắc tam quyền phân lập?). Còn vì sao chƣa thành hiện thực thì có nhiều lý do, nhiều e ngại. Nhƣng tôi nghĩ rằng thời điểm này đã chín muồi. Để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XII, tôi cũng sẽ đóng góp ý kiến về vấn đề này. Hỏi: Lập luận của ông thế nào? Đáp: Bộ máy của chúng ta giờ hết sức cồng kềnh, tiền lương không thể chịu nổi. Ví dụ chúng ta đã có các tổ chức Thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn, vậy cần Ban Dân vận để làm gì nữa. Hay trong các tổ chức trên cũng có nông dân rồi, vậy cần thiết phải có thêm Hội Nông dân (ý nói các Hội nằm trong hệ thống Đảng, Nhà nƣớc, mang tính hành chính, ăn lƣơng Nhà nƣớc?) không? Phải tinh giản bớt đi. Hệ thống tổ chức phải kiên quyết Thay đổi một cách căn bản thì mới tinh gọn bộ máy được. Những đồng chí giữ cƣơng vị quan trọng trong bộ máy nhà nƣớc cũng đều giữ cƣơng vị quan trọng trong Đảng. Ngay cả ở Quốc hội, đảng viên cũng chiếm đa số. Nhƣ vậy hiện nay Đảng đã hiện diện ở khắp nơi rồi, vì vậy cũng cần mạnh dạn xem lại sự tồn tại của các ban Đảng, chẳng hạn Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương,… Ngày xƣa thời chiến tranh, có các Bộ trƣởng ngoài Đảng nhƣ các ông Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Nghiêm Xuân Yêm... Vì vậy cần có Ban cán sự Đảng do một Thứ trƣởng là Ủy viên Trung ƣơng đứng đầu, để duy trì sự lãnh đạo. Nhƣng hiện giờ tất cả các bộ trƣởng đều là Ủy viên Trung ƣơng, các thứ trƣởng đều là đảng viên. Vậy theo tôi cũng không cần Ban cán sự nữa, đỡ cồng kềnh, tốn kém, mất thời gian. Việc duy trì bộ máy như vậy vừa khiến biên chế tăng vọt, vừa khiến các cơ quan đảng và chính quyền lấn sân nhau. Đẻ thêm bộ máy là phải thêm ghế thêm bàn, thêm mâm bát, biên chế sẽ chịu không nổi. Nói là ngƣời của bên Đảng nhƣng Nhà nƣớc vẫn phải trích lƣơng từ ngân sách sang. Nguy hại hơn nữa là do tổ chức cồng kềnh trùng lắp như vậy nên chả ai chịu trách nhiệm hết. Hỏi: Ông nói “lấn sân”, nghĩa là thực tế có việc Đảng làm thay công việc của Nhà nƣớc? Ví dụ có quyết sách đƣợc Đảng bàn và thống nhất rồi mới đƣa ra Quốc hội? Về mặt Lý luận, Đảng chỉ lãnh đạo chính trị, còn bộ máy Nhà nƣớc quản lý? Đáp: Ở đây là câu chuyện Đảng cầm quyền hay Đảng lãnh đạo. Khái niệm Đảng cầm quyền dễ làm ngƣời ta hiểu, Đảng quyết định tất cả. Hiểu như vậy hết sức nguy hiểm. Đảng của chúng ta là Đảng lãnh đạo, chỉ đƣa đƣờng lối chứ không quyết định. Khi đưa ra đường lối, Đảng phải thuyết phục Nhà nước có đồng ý hay không. Mỗi chính sách gì Đảng đƣa ra cũng phải thuyết phục Quốc hội. Quốc hội có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Nếu nói Bộ Chính trị đã quyết rồi và Quốc hội phải bắt buộc phải chấp thuận là không đúng. Những chỉ thị, nghị quyết của Đảng chỉ có ý nghĩa bắt buộc trong nội bộ đảng. Nhƣng để dân ủng hộ thì chỉ thị, nghị quyết đó cần đƣợc chuyển hóa qua Quốc hội để thành pháp luật mới đi vào cuộc sống. Đảng lãnh đạo là phải thuyết phục44 Thành công lớn nhất của Hội nghị TW 10 không chỉ đã giới thiệu các Lãnh đạo xứng đáng cho Đảng, mà còn ở chỗ đã chỉ rõ nhất thiết phải Thay đổi Chế độ “Chệch hƣớng”, “Sai đƣờng lối”,... là chọn hƣớng đi sai. Chọn hướng đi sai do là xác định sai Mục tiêu thực. Đảng ta hiện không “Chệch hƣớng”, mà là không có phương hướng do xác định phải Mục tiêu ảo. Mục tiêu ảo là giấc mơ xây dựng “Chủ nghĩa Cộng sản” để giải phóng nhân loại của một thanh niên ngƣời Đức U20 tên là Các Mác. Nhƣng khi “Thất thập cổ lai hy” thì con ngƣời này ngộ ra và hiểu “Chẳng có mục tiêu lớn Chủ nghĩa Cộng sản nào cả”. Dĩ nhiên, mục tiêu đã ảo thì dù có một trăm năm nhƣ Tổng Bí thƣ từng nói, hay ngàn, vạn năm cũng chẳng bao giờ đến đích. Đảng ta đã “Thất thập cổ lai hy”, song vẫn chƣa học Mác là tự thấy sai lầm thời U20. Sai lầm lớn nhất thời U20 của Đảng chƣa phải là Cải cách ruộng đất hay Nhân văn Giai phẩm, ... Sai lầm cốt lõi khi đó là chúng ta, những ngƣời nông dân (khi đó Việt Nam chƣa có giai cấp công nhân, hoặc có thì èo uột), do ít học nên ham muốn “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình” (Lời Quốc tế ca), và không nghe lời khuyên của bậc hiền triết – Hồ Chí Minh “Đừng nghe người ta nói đấu tranh giai cấp, rồi mình cũng đấu tranh giai cấp”, “Đấu tranh giai cấp là một điều ngu ngốc”, kể cả Cụ Hồ đã cảnh báo “Ngồi giữa hai cái ghế nhất định sẽ ngã”. Ngày 12/1/2015, VnExpress có bài: “Tổng Bí thư: 'Đổi Mới chính trị không phải là Thay đổi Chế độ', ở dƣới in đậm: “Theo Tổng Bí thƣ, Đổi mới Chính trị không phải là làm Thay đổi Chế độ Chính trị, thay đổi Bản chất Đảng, Nhà nƣớc mà là Đổi mới Cơ chế, chính sách, tổ chức; ...”. Đọc giải thích “Đổi mới là ... Đổi mới ” của Tổng Bí thƣ, thấy ông có vẻ lo lắng, sợ Thay đổi Chế độ làm bất nhƣ ý gì chăng, nên có chút “Lẫn” về Lý luận, ví nhƣ: Thứ nhất: Chế độ chỉ là một cách thức phục vụ Đất nƣớc. Vậy sao lại không Thay đổi, nếu Chế độ đó bất cập, không còn mang lại lợi ích cho Dân tộc, cho Đất nước? Thứ hai: Cải tiến, sơn sửa lại là việc hàng ngày, không phải là Đổi Mới. “Đổi Mới” là “Thay Cũ, Đổi Mới”. Các chữ “Chế độ”, “Thể chế”, “Cơ chế”, ... về cơ bản là đồng nghĩa. Vì thế, Đổi mới Thể chế tức là Thay đổi Chế độ. Có thể hiểu Đổi mới trƣớc hết là Thay đổi Chính trị để trở về Tư tưởng Hồ Chí Minh, chứ không phải cải tiến, bổ sung để cố “Đấu tranh giai cấp” cho tốt hơn. Đó là về Lý luận. Thứ ba: Về Thực tiễn: Nếu vẫn làm các việc thiếu khoa học nhƣ “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh”, thì sẽ không thể “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng” nhƣ phát biểu của Tổng Bí thƣ. Nhiều ý kiến đồng thuận với việc “Nhất thể hóa” hai chức danh Tổng Bí thƣ và Chủ tịch nƣớc. Đƣợc nhƣ thế Đảng, Nhà nƣớc ta sẽ vững vàng hơn với ba vị trí lãnh đạo: Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Ảnh trên: Bế mạc Hội nghị Trung ƣơng 10, Đại hội XI ngày 12/1/2015. Ảnh dƣới: Từ trái: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. 45 chứ không nên ép buộc, không phải là Đảng quyết rồi, Quốc hội thể chế hóa đi. Như vậy là sai tinh thần Đảng lãnh đạo. Hỏi: Theo ông, vấn đề “nhất thể hóa” có được đề cập tại đại hội Đảng lần thứ XII sắp tới không? Đáp: Có và tôi sẽ góp ý kiến về vấn đề này. Đảng ta đã những có thành công sau 30 năm đổi mới kinh tế. Tuy nhiên nếu không Đổi mới Hệ thống Chính trị sẽ cản trở sức sống của Đổi mới kinh tế, gây khó khăn cho Đổi mới công tác cán bộ, Đổi mới tổ chức để thực hiện đúng mô hình “Đảng Lãnh đạo, Nhà nƣớc Quản lý, Nhân dân làm Chủ”. Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014 4647 Bài số 4. PHẢI CHĂNG XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI DÂN SỰ LÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC? Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014 Lời mở đầu: Việt Nam đang đứng trước một Giai đoạn phát triển mới, vì thế theo tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói tháng 11/1945, cần bắt tay xây dựng ngay một Thể chế Mới cho Đất nước và Một Văn hóa Mới cho Dân tộc. Nói cách khác việc cấp bách tiến hành Đổi mới Thể chế và Đổi mới Văn hóa là tiền đề không thể thiếu để đƣa Việt Nam thoát khỏi trì trệ, lạc hậu và vững vàng phát triển. Nếu nhƣ nhiệm vụ chủ yếu của Đảng, Nhà nƣớc là Đổi mới Thể chế, thì có thể nói Đổi mới Văn hóa hay xây dựng một Văn hóa Mới là mục tiêu của toàn Xã hội, trong đó trước hết là của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc xác định nhiệm vụ chính trong giai đoạn hiện nay của Mặt trận Tổ quốc là Xây dựng một Xã hội Dân sự tiến bộ. Việc xác định Mục tiêu mới của Mặt trận Tổ Quốc đƣơng nhiên kéo theo nhiều vấn đề liên quan cần làm rõ nhƣ: Nội hàm Văn hóa Mới là gì? Để hiện thực hóa Mục tiêu mới, Mặt trận Tổ quốc cần có các chức năng, nhiệm vụ mới như thế nào? ... Điều này cũng có nghĩa là Mặt trận Tổ quốc phải tiến hành Đổi mới thực sự với chính mình. Bài này đƣợc viết với mong muốn đƣợc góp một phần nhỏ vào công việc có ý nghĩa này. Ảnh trên: Luật sƣ Lƣu Văn Đạt, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Tƣ vấn Dân chủ & Pháp luật, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Trao đổi với tác giả (TS. Vũ Văn Dân) ngày 9/1/2015, ông nói những nội dung trình bày trong bài viết này cũng là các vấn đề ông quan tâm từ lâu và thời gian tới sẽ đƣợc viết trong “Hồi ức và Di cảo” của ông. I. ĐẤT NƢỚC SẼ TIẾN BỘ KHI ĐẢNG, NHÀ NƢỚC THỰC SỰ LÀ MỘT HỆ SINH THÁI, MỘT MÔI TRƢỜNG KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN LỚN Hệ thống Sinh thái là một hệ thống có khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển trước những biến động của môi trường. Ngƣợc lại với nó là một Hệ thống cứng, tức là một hệ thống không có khả năng tự điều chỉnh và vì thế sẽ không có khả năng tồn tại khi môi trƣờng xung quanh thay đổi, không còn đáp ứng cho các nhu cầu sống đã đƣợc mặc định. Trong một thế giới đầy biến động và ngày càng đa dạng nhƣ ngày nay, có thể nói còn rất ít đất sống cho các Hệ thống cứng, và muốn có cơ tồn tại, các hệ thống này phải Đổi mới để tự Thay đổi mình thành các Hệ thống sinh thái. Sự khác biệt cơ bản giữa Hệ thống sinh thái và Hệ thống cứng là Hệ thống sinh thái có cơ chế phản hồi, và khả năng tái cơ cấu để tự phát triển, còn Hệ thống cứng không có cơ chế phản hồi, hoặc có cũng mang tính hình thức. Sức sống một Hệ thống sinh thái phụ thuộc Độ nhạy cảm của Cơ chế phản hồi và đương nhiên phụ thuộc vào Khả năng Tái cơ cấu của Hệ thống để đáp ứng các đòi hỏi Thay đổi mà cơ chế phản hồi mang đến. 48 Về phƣơng diện Lý luận và Thực tiễn có thể thấy còn các thay đổi theo chiều ngƣợc lại, đó là một Hệ thống ban đầu có tính Sinh thái, song khi đặt vào một môi trƣờng quá ổn định, dù là ảo, ví như môi trường bị chi phối bởi tư tưởng coi “Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội” là Chân lý, thì hệ thống này sẽ thích nghi và bị “cứng hóa” dần, để thành một Hệ thống cứng thực sự. Đƣơng nhiên, khi phải tiếp xúc với thực tiễn, hệ thống này sẽ buộc phải chọn một trong hai kết cục, một là tiếp tục “hóa đá” để nhanh chóng tiến tới “gẫy”, hai là Thay đổi để trở lại là một Cơ thể Sống – một Hệ thống sinh thái. Nhà nước Việt Nam vẫn đƣợc gọi bằng Thể chế Mệnh lệnh, hay phổ cập gọi là Thể chế Xin – Cho, mang nhiều đặc tính của một Hệ thống cứng do đƣợc xây dựng trên cơ sở Học thuyết Mác-Lênin, lại bị ảnh hƣởng một thời gian chiến tranh kéo dài. Thể chế này ít nhiều phù hợp trong thời chiến, nhƣng không còn phù hợp trong thời bình và nhất là không phù hợp với một Thời đại mới đầy biến động. Việc kéo dài quá lâu Thể chế này làm cho xã hội Việt Nam trì trệ và đẩy chính Thể chế đến nguy cơ khủng hoảng. Trƣớc tình hình này, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt Bộ Chính trị để khẳng định về một quyết đáp hết sức đúng đắn, đó là Nhà nước phải Đổi mới để làm tốt chức năng Kiến tạo Phát triển, nói cách khác Nhà nước phải là một Hệ thống sinh thái, một Môi trường Kiến tạo Phát triển. Về mối tƣơng quan giữa Nhà nƣớc mới và Xã hội, với quan niệm chỉkhi dân giầu thì nước mới mạnh, Thông điệp 2014 xác định “Chỉ nhƣ vậy mới có thể xây dƣṇ g đƣợc một bộ máy hành chính nhà nƣớc tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả”. Nội dung trên thể hiện đầy đủ trong Thông điệp Năm mới 2014: “Để phát huy tốt nhất quyền làm chủ của Nhân dân, Nhà nước phải làm tốt chức năng Kiến tạo Phát triển. Nhà nƣớc không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiêṇ cần thiết để mọi ngƣờ i phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội”. Trong Thời đại ngày nay, có thể nói, chỉ Nhà nƣớc Kiến tạo Phát triển, mới có thể làm tốt nhiệm vụ cốt lõi của một Nhà nước thực sự, đó là hình thành và thúc đẩy các Môi trường Kiến tạo phát triển trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Trên tinh thần này, Thủ tƣớng Chính phủ đã chỉ ra những điểm then chốt cần có của Môi trƣờng Kiến tạo Phát triển đặc biệt này. Đó là: Thứ nhất: Đảm bảo Quyền lợi cơ bản của ngƣời dân, cụ thể là: “Nhà nƣớc phải bảo đảm và phát huy đƣợc quyền làm ch ủ thực sự của ngƣờ i dân, nhất là quyền Tham gia xây dựng chính sách, quyền Lựa chọn người Đại diện cho mình và quyền Sở hữu tài sản” . Thứ hai: Xóa bỏ Thể chế độc quyền, cụ thể là: “Nhà nƣớc phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường; kiểm soá t chặt chẽ và xóa bỏ đôc̣ quyền doanh nghiệp cũng nhƣ những cơ chế chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh. Pháp luật và cơ chế chính sách phải tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Tài nguyên, nguồn lực của quốc gia phải đƣợc phân bổ tới những chủ thể có năng lực sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất cho đất nước”. 49 Thứ ba: Coi trí thức và hội nhập quốc tế là những yếu tố quyết định phát triển, cụ thể là: “Nhà nƣớc phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao và huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển. Phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nƣớc”. (Ảnh bên: Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng khi đọc Thông điệp Năm mới 1/2014) Thứ tƣ: Coi Hiệu quả công tác là thƣớc đo phẩm chất đạo đức, năng lực, cụ thể là: “Nhà nƣớc phải xây dựng cho đƣợc bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Mọi cơ quan, công chức đều phải đƣợc giao nhiệm vụ rõ ràng. Việc đánh giá tổ chức, cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Phải hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm soát thực thi công vụ. Ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ đƣợc giao và phải đƣợc trao quyền quyết định tƣơng ứng về tổ chức cán bộ”. Thứ năm: Tăng cƣờng Đoàn kết, nhất là Đoàn kết trong bộ máy lãnh đạo, cụ thể là: “Phải tăng cường tương tác giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước và giữa bộ máy nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội. Mở rộng đối thoại với ngƣời dân và doanh nghiệp bằng nhiều hình thức để Nhà nƣớc, cán bộ, công chức gần dân hơn và chủ trƣơng, chính sách, pháp luật sát với thực tiễn hơn. Sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở bảo đảm tính độc lập theo chức năng đƣợc phân công và yêu cầu kiểm soát lẫn nhau, bổ trợ cho nhau theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phát huy chủ động, sáng tạo của cấp dƣới, đồng thời bảo đảm quản lý thống nhất của cả hệ thống. Thƣờng xuyên tăng cƣờng ổn định chính trị - xã hội”. Những nội dung đƣợc Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Bộ Chính trị tuyên bố trƣớc Quốc hội, Nhân dân và Thế giới, từ Niềm tin Chiến lƣợc, Đổi mới Thể chế để Nhà nƣớc làm tốt chức năng Kiến tạo Phát triển; Phát huy và Thúc đẩy tiến trình Dân chủ; đến đƣờng lối Đối ngoại mới “Vừa Hợp tác, vừa Đấu tranh”,... có ý nghĩa hết sức to lớn với tiến trình phát triển đất nƣớc. Có thể nói, đây vừa là những bước đi quyết định, vừa là cuộc Tổng diễn tập cho Công cuộc Đổi mới với mục tiêu là Đảng, Nhà nước trở thành một Hệ thống Sinh thái Lớn – Một Môi trường Kiến tạo Phát triển nguồn. Rõ ràng, đây không chỉ là những đóng góp lớn cả về Lý luận và Thực tiễn cho bộ máy quản lý Đảng hay Nhà nước, mà còn cho cả các hoạt động xã hội trong việc hình thành, thúc đẩy các Môi trƣờng Kiến tạo Phát triển, điểm xuất phát và nền tảng cho tiến trình phát triển trong tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân nhƣ khoa học, giáo dục, thƣơng mại,… 50 Hình thành và Thúc đẩy Môi trƣờng Kiến tạo Phát triển là con đƣờng đƣa Việt Nam thoát khỏi trì trệ, lạc hậu và phát triển bền vững Trong gần 30 năm Đổi mới, đã xuất hiện mạnh mẽ nhiều “Môi trường Kiến tạo phát triển” trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, ... Không ít trong đó đã có trên dƣới 20 năm. Thành phố Hồ Chí Minh có: “Mô hình thƣơng mại công nghệ thích ứng Vƣờn Minh Trân” của TS. Nguyễn Trí Dũng; “Mô hình Đại học Công nghệ 4”,... Hà Nội có: “Mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn xã Thanh Văn” của Bí thƣ Đảng ủy xã Quang Văn Thỉnh; “Mô hình tổ chức KH&CN tự chủ” của TS. Minh Đƣờng, Viện trƣởng Viện N/C SENA; “Mô hình phát triển văn hóa truyền thống Việt phủ Thành Chƣơng” của Họa sĩ Thành Chƣơng; “Mô hình trung học cơ sở Amstecđam”; “Mô hình Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội” của GS. Trần Phƣơng; Đề án “Thƣơng mại hóa Công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon Việt Nam” của Bộ KH&CN do Thạc sĩ Thạch Lê Anh, Viện phó Viện N/C SENA, làm Chủ nhiệm Đề án;... Đà Nẵng có: “Mô hình phát triển đô thị” của Bí thƣ Thành ủy Nguyễn Bá Thanh,… Các mô hình này có thể là một khu vực có địa giới hành chính nhƣ “Xã Thanh Văn”, “Thành phố Đà Nẵng” hay “Phú Quốc” trong tƣơng lai; cũng có thể là một doanh nghiệp nhƣ “Tổng Công ty May Hƣng Yên”; một tổ chức khoa học nhƣ Viện N/C SENA hay một đề án KH&CN. Tuy khác biệt về thời gian, tính chất hay quy mô,… song các “Môi trƣờng Kiến tạo phát triển – Đặc khu Kiến tạo Phát triển” có nhiều điểm chung, đó là: Thứ nhất: Các “Môi trƣờng Kiến tạo Phát triển” tuy đa dạng song luôn Chủ động Tạo dựng Văn hóa mới và “Tập trung xây dựng khuôn khổThểchếphù hợp và tạo điều kiêṇ cần thiết để mọi ngƣờ i phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội”, nhƣ Thông điệp Năm mới 2014 của Thủ tƣớng đã đề cập. Thứ hai: Các “Môi trƣờng Kiến tạo Phát triển” hoạt động theo một triết lý riêng, nhƣ Vƣờn Minh Trân coi “Công nghệ thích ứng là cơ bản”; Tổng Công ty may Hƣng Yên xem “Hiệu quả công tác là thước đo đạo đức và phẩm chất”; Xã Thanh Văn xem “Tất cả vì Quyền và Lợi của Dân”; Việt phủ Thành Chƣơng coi “Văn hóa truyền thống là điểm xuất phát”; v.v., Viện N/C SENA và Đề án Thƣơng mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon Việt Nam” xem “Đi cùng Thế giới là cốt lõi Thành công”. Thứ ba: “Mô hình Khoán hộ” đƣợc nông dân khởi xƣớng chỉ trong một lĩnh vực nông nghiệp và đƣợc Nhà nƣớc công nhận qua “Chỉ thị 100”, còn “Mô hình Môi trường Kiến tạo phát triển” do trí thức khởi xướng trong tất cả các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội,… và đang được Nhà nước nghiên cứu. Ảnh trên: Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp ngƣời tiên phong xây dựng Môi trƣờng Kiến tạo phát triển trong KH&CN khi đƣa ra khái niệm “nhất thể hóa” giữa viện, trƣờng, doanh nghiệp. Ảnh dƣới: Trung tƣớng Lê Quang Đạo, Nguyên Chủ tịch Quốc Đại hội khi còn là Chính ủy Mặt trận Quảng Trị 1972. Ông là một trong những ngƣời đóng góp sớm Đổi mới Quốc hội, Mặt trận theo hƣớng Dân chủ. Ngày nay xu thế này ngày càng mạnh mẽ, vì nhiều ngƣời đã thấy, Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận nhƣ cái kiềng ba chân và việc “Đảng hóa” Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận chỉ dẫn đến kết quả là biến kiềng ba chân thành “Kiềng một chân”.51 II. MỤC TIÊU CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC LÀ ĐỔI MỚI VĂN HÓA NÊN NHIỆM VỤ CHÍNH LÀ XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI DÂN SỰ TIẾN BỘ Để chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh trƣớc tiên xúc tiến việc thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh, tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay. Phong trào Việt Minh vừa đƣợc thành lập đã sôi động trong việc xây dựng một Văn hóa mới – Văn hóa Độc lập thông qua việc hình thành, thúc đẩy các Môi trường Kiến tạo Phát triển, một xã hội dân sự tiến bộ, bao gồm từ các tổ chức xã hội dân sự nhƣ Công hội, Nông hội, Thanh niên Phản đế, …, đến các phong trào nhƣ “Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo Kháng chiến” hay “Đời sống Mới”,… Rõ ràng, không có các hoạt động hình thành, thúc đẩy các Môi trường Kiến tạo Phát triển của Việt Minh sẽ không thể có Cách mạng Tháng Tám. Làm đƣợc điều này là nhờ Việt Minh chính là một Hệ thống sinh thái, một Môi trường Kiến tạo Phát triển, trong đó luôn diễn ra quá trình Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa. Tuy nhiên, sau ngày Hòa bình & Thống nhất năm 1975, các Hệ thống sinh thái nhƣ Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc bị đặt vào một môi trường Không Thay đổi, đó là mô hình cứng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết đƣợc xây dựng theo con đƣờng Chia rẽ & Cực đoan của Chủ nghĩa Mác-Lênin, với mong muốn sốt ruột, nôn nóng “Đi Tắt” tới đích Chủ nghĩa Xã hội. Mong muốn này làm cho những ngƣời lãnh đạo Việt Nam thời đó tuy thừa đủ sự sáng suốt nhận biết việc đánh bại Chủ nghĩa Phát xít, hay xây dựng thành công nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, là chỗ dựa cho phe XHCN không chỉ do Chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh thần “Quốc tế vô sản”, mà chủ yếu là do sức mạnh của Dân tộc hay chính xác hơn từ lòng yêu nước của người dân Nga, từ sức mạnh Văn hóa Nga. Thế nhƣng những ngƣời lãnh đạo khi đó đã có phần “chủ quan, ấu trĩ” khi nghĩ, nếu kết hợp “Áp dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin” và “Làm chủ tập thể”, có thể giúp Việt Nam vừa không bị sa vào Chủ nghĩa Chia rẽ & Cực đoan, vừa khai thác được sức mạnh phe XHCN. Sai lầm về mặt tƣ tƣởng này đã đƣợc Cụ Hồ cảnh báo, rằng “Ngồi giữa hai cái ghế, nhất định sẽ ngã” và thực tiễn từ năm 1976 đến nay đã chứng minh nhận định này đúng đắn. Tuy nhiên, do yếu kém về Lý luận, lại thiếu Niềm tin vào chính mình, vào sức mạnh Dân tộc đã làm cho các thế hệ lãnh đạo kế cận dẫn đến suy nghĩ sai lầm, cho rằng thất bại là do “cứng hóa” chưa đủ độ. Nhận định sai lầm kiểu kiên quyết “đầu tƣ tới ngƣỡng” này đã thúc đẩy nhanh quá trình “cứng hóa”, kiên quyết tăng “độ cứng” từ mức độ “Áp dụng sáng tạo”, đến đỉnh cao rập khuôn thành “Kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin”. Sai lầm này đã đẩy đất nƣớc Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc đến bờ khủng hoảng, tuy nhiên, nếu nhìn nhận việc theo quan niệm “Thất bại là mẹ Thành công”, có thể nói chính việc làm này đã làm tăng nhận thức, dẫn đến thúc đẩy sự khởi đầu thực sự cho quá trình Đổi mới lần 2 với mục tiêu đưa Đất nước, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc trở lại thành các Hệ thống sinh thái Lớn – Các Môi trường Kiến tạo Phát triển nguồn. Sự sáng suốt của Bộ Chính trị thể hiện ở chỗ, trong lúc muôn vàn khó khăn đã chọn đúng việc, đúng ngƣời, đã lựa chọn Chính phủ làm lực lƣợng tiên phong và phân công Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm Tư lệnh cho Chiến dịch mở màn Mặt trận Đổi mới lần 2 với mục tiêu là Đột phá thành công Niềm tin Cũ “Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển”, xây dựng Niềm tin Chiến lược mới. Có thể nói, việc Chính phủ đã cùng những ngƣời trí thức Đột phá thành công thành trì của Chủ nghĩa Chia rẽ & Cực đoan đã52 Một Thời đại mới đã đến với Mục tiêu, Động lực phát triển là Văn hóa Đoàn kết & Sáng tạo hay Văn hóa Tin cậy, Thay đổi và Hiệu quả Cuốn “Học thuyết Hồ Chí Minh – Hành trang để định vị và đi tới tương lai”, đƣợc Viện N/C SENA xuất bản năm 2007, tại tr.386 viết, nƣớc Mỹ cách đây 150 năm đã có một cuộc nội chiến về tư tưởng và ngƣời Mỹ cho rằng tƣ tƣởng khoan dung, chủ nghĩa đa nguyên, phẩm giá con ngƣời và sự công bằng đã chiến thắng. Chiến thắng này hình thành văn hóa Mỹ với đặc trƣng “Cái thuần túy Mỹ có thể nằm ở cách Phối hợp (Liên kết) và nhất thể hóa (Thống nhất) những yếu tố không thuần túy Mỹ” và nhờ vậy nước Mỹ có quyền lực toàn cầu. Phải chăng đây cũng là đặc trưng và sức mạnh văn hóa truyền thống Việt Nam? Ảnh trên: Ngày 30/12/2013, Thủ tƣớng làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và một lần nữa khẳng định Hoàng Sa, Trƣờng Sa là cƣơng thổ Việt Nam và “Lịch sử là lịch sử, Sự thật là sự thật”. Từ 1930, lúc âm thầm lúc mạnh mẽ song ở Việt Nam luôn diễn ra cuộc nội chiến về tư tưởng giữa Tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác-Lênin. Và Thông điệp Năm mới 2014 của Thủ tƣớng một lần nữa khẳng định chiến thắng của Tư tưởng Hồ Chí Minh với cốt lõi là chủ nghĩa đa nguyên, phẩm giá con người, sự khoan dung và công bằng, … Ảnh trên: Có thể thấy sự vĩ đại của Hồ Chủ tịch khi lúc đầu Ngƣời viết trong Di chúc 1968 “Đây là một cuộc chiến tranh chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”, nhƣng sau đó Ngƣời gạch bỏ chữ “tranh” và thay bằng chữ “đấu”. GS. Lê Thi nói: “Tôi thấy Bác Hồ “BIẾT” nhiều. Vì vậy, thế giới mới suy tôn là danh nhân văn hóa. Ngƣời khuyên, lãnh đạo phải biết lao động chân tay, công nhân phải biết quản lý. Ngƣời nói “Không biết thì chỉ là chính trị xuông, không lãnh đạo được”. Trong khi đó những người lãnh đạo lý luận của ta “Biết” ít quá, kể cả về Mác-Lênin. Ảnh bên: Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia tát nƣớc chống hạn ở đồng làng Tó, Thanh Trì, Hà Nội năm 1958. Khác với Việt Nam chống tham nhũng vì lo “Đảng sau này là của ai?” nhƣ Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng nói trong kỳ họp Trung ƣơng 4; Trung Quốc chống tham nhũng là vì quyền lợi đất nước nhƣ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói trong một cuộc họp với cán bộ cao cấp: “Vấn đề hiện nay không phải là giữ cho lá cờ hồng bay được bao lâu, mà là bảo vệ non sông đất nước này được bao lâu...” (Theo hãng Reuters). Chính sự khác nhau về văn hóa này đã lý giải vì sao ở Việt Nam càng chống, tham nhũng càng bành trƣớng đáng sợ. Chủ tịch Trung Quốc cũng chỉ rõ, Đổi mới ở Trung Quốc lần này là Đổi mới Chính trị và Đổi mới Văn hóa: “Khi nào chúng ta mới trị đƣợc tận gốc nạn tham nhũng? Có lẽ phải đợi tới khi mà Lý luận, Đƣờng lối, Chế độ bắt đầu đứng trƣớc sự điều chỉnh thực sự. Vì vậy, chúng ta cần Đổi mới, Sáng tạo, kể cả Đổi mới và Sáng tạo về Lý luận”.53 mở ra con Đường lớn cho bộ ba Đảng, Nhà nước, Mặt trận Thay đổi tận gốc để trở thành các Hệ thống sinh thái Lớn - các Môi trường Kiến tạo phát triển nguồn. Các hoạt động Đổi Mới nêu trên giúp ta có cái nhìn mới về các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc. Thứ nhất, vì Đảng, Nhà nước vốn là một Hệ thống cứng ít có khả năng tái cơ cấu, trong đó Cơ chế Phản hồi chỉ có tính hình thức, nên đặt vấn đề “Phản biện” và “Giám sát” một hệ thống như vậy phải chăng là ít hiệu quả? Thứ hai, “Phản biện” và “Giám sát” vốn là một hoạt động bình thƣờng của xã hội, nay lại coi nhƣ một chức năng chủ yếu của Mặt trận Tổ quốc phải chăng chưa phù hợp với tinh thần chống độc quyền? Đó là chƣa kể, “Phản biện” và “Giám sát” nếu có thực hiện tốt thì cùng lắm cũng chỉ mang tính cải tiến, bổ sung cho một Thể chế cũ, hoàn toàn không có khả năng Đổi mới Thể chế. Đây là nguyên nhân vì sao không ít ngƣời cho rằng, các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc trong thời gian vừa qua, so với “Sứ mệnh tập họp và phát huy được sức mạnh của khối Đại đoàn kết dân tộc, tạo ra đƣợc sự đồng thuận xã hội, điểm tựa vững chắc nhất của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, thì còn quá nhiều bất cập. Nhận định về thực trạng này, ngày 5/9/2013 bế mạc Hội nghị Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VI tại Hà Nội, Giáo sƣ Tƣơng Lai, nguyên Viện trƣởng Viện Xã hội học, Thành viên Tổ tƣ vấn của Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt, Ủy viên Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc, nhƣ thƣờng lệ đã phát biểu những lời thẳng thắn và sâu sắc: “Chừng nào Mặt trận thôi đóng vai trò cây kiểng làm dáng, mà là phong trào hoạt động thực sự của một tổ chức xã hội dân sự rộng lớn như cần phải có thì lúc ấy mới thực hiện đƣợc sứ mệnh đích thực của nó. Quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhƣ nhiều vị vừa phát biểu đều cần thiết, song đó chưa phải là nhiệm vụ chính của Mặt trận, càng không là sứ mệnh đích thực của Mặt trận mà dân tộc đang cần. Nhân có anh Trƣơng Tấn Sang ở đây, tôi xin đƣợc nói rằng, không việc gì phải kiêng sợ mấy chữ “xã hội dân sự” cả. Mặt trận đã rất nhiều lần tổ chức Hội thảo, trao đổi về sự tất yếu phải hình thành và phát triển XÃ HỘI DÂN SỰ đi liền với xây dựng NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN… Chừng nào còn kiêng sợ hoạt động của xã hội dân sự thì chừng ấy Mặt trận Tổ quốc chỉ còn là cánh tay nối dài rất vô duyên của bộ máy Đảng và Nhà nƣớc, tốn tiền thuế của dân. Nhƣng lịch sử sẽ vận động theo quy luật của nó, chỉ có thể làm chậm chứ không cƣỡng lại đƣợc quy luật đâu”. Nhớ lại ngày 19/5/1941, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã “Đột phá chính mình” để thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, gọi tắt là Việt Minh, hay Mặt trận Việt Minh với mục đích “Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nƣớc, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Nhờ thế, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thực chất là một công cuộc Đổi mới Văn hóa đã thành công. Tin tƣởng và hy vọng, đến năm 2015, 2016 tình trạng nhƣ GS. Tƣơng Lai nêu trên, tuy đã kéo dài nhiều năm, song đã đến lúc kết thúc, bởi vì Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận sẽ “Đột phá chính mình” để trở về thành những Hệ thống sinh thái Lớn – Những Môi trường Kiến tạo Phát triển nguồn, sát cánh cùng những ngƣời trí thức và Dân tộc, đưa đất nước thoát khỏi vũng lầy trì trệ, vững vàng phát triển. TS. Vũ Văn Dân 5455 Bài số 5. SỨC SỐNG CỦA CHÍNH TRỊ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM LÀ TƢ TƢỞNG ĐOÀN KẾT, Ý CHÍ “ĐI CÙNG THẾ GIỚI” VỚI “6 CHỮ” _______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2014 Lời mở đầu: Gần đây nhiều cán bộ lão thành, đảng viên, đồng bào ở trong, ngoài nƣớc đã bày tỏ nguyện vọng và quyết tâm Đổi mới Thể chế. Điều này cho thấy, giờ đây quá trình Đổi mới Chính trị Đối ngoại đã thực sự chín muồi, bởi từ khi Đảng, Nhà nƣớc có quyết sách Đổi mới Kinh tế thì tiến trình Đổi mới Chính trị thực tế cũng đã bắt đầu. Có thể lấy các mốc son về Thực tiễn và Lý luận minh chứng nhận định này: Thứ nhất: Đại hội XI đã thống nhất từ bỏ tƣ tƣởng “Nhà nƣớc công hữu hóa tƣ liệu sản xuất”; Thứ hai: Tại Shangri-La 13, Thủ tƣớng Chính phủ thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc tuyên bố với thế giới về Niềm tin Chiến lƣợc với nội hàm “Đi cùng Thế giới”; Thứ ba: Trong Thông điệp Năm mới 2014, Thủ tƣớng Chính phủ thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc khẳng định phải Đổi mới Thể chế để Phát huy Dân chủ, và chỉ rõ Thể chế mới có đặc trƣng hoàn toàn khác với Thể chế Cộng hòa XHCN kiểu Xô Viết. Đây là ba cơ sở hình thành Chính trị Đối ngoại Việt Nam mới. Với quan điểm trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Chính trị Đối ngoại của mỗi quốc gia vừa đóng vai trò quyết định vừa là chỉ báo cho sự phát triển của các quốc gia này, có thể nói với những bƣớc đi vững chắc tới Đổi mới Thể chế và Đổi mới Văn hóa, Tổ quốc và Chính trị Đối ngoại Việt Nam đang khởi sắc. I. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ NIỀM TỰ HÀO, NỘI LỰC VÀ SỨC MẠNH MỀM CỦA CHÍNH TRỊ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM Trong thế kỷ 20, khi trào lƣu “Đấu tranh giai cấp” của Chủ nghĩa Mác-Lênin coi ngƣời hữu sản là kẻ thù đang ào đến nhƣ thác lũ thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng minh bạch và công khai tƣ tƣởng Đoàn kết và Độc lập Dân tộc khi khẳng định: “Giai cấp Tư sản Dân tộc cũng là động lực cách mạng”. Nội điều này đã cho thấy, Ngƣời đã đƣa Việt Nam tới những kỳ tích không theo con đƣờng “Tắt” của Chủ nghĩa Mác-Lênin, mà theo con đường Chính – con đường Đoàn kết đƣợc xây dựng theo Học thuyết Hồ Chí Minh. Ảnh trên: Lễ Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trƣờng Ba Đình ngày 2/9/1945.56 Cần cấp bách “Thay đổi Đƣờng lối” do Việt Nam đã lầm lẫn quá lâu giữa “Con đƣờng Cần đi, con đƣờng Muốn đi” và “Con đƣờng Phải đi” a. “Con đƣờng Muốn đi” – Con đƣờng Độc lập, Dân chủ, Cộng hòa: Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với Đại tá Pati, một sĩ quan tình báo của Mỹ có mặt tại Hà Nội, nước Việt Nam rất cần đầu tư và lời khuyên của Hoa Kỳ, …, sẵn sàng dành những nhượng bộ đặc biệt đối với các công ty thương mại của Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam (Hồ Chí Minh - Một cuộc đời - William J. Duiker). Tháng 2/1946, Hồ Chủ tịch trao Kennet Lendon, nhà ngoại giao Mỹ bức thƣ gửi Tổng thống Truman kêu gọi Mỹ hỗ trợ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cho Việt Nam như Mỹ đã làm với Philippines. Sau đó lại gửi tiếp một bức điện kêu gọi Mỹ ủng hộ nền độc lập của Việt Nam theo tôn chỉ Hiến chương Liên Hợp Quốc. Nhƣng Mỹ không trả lời. Đàm phán với Pháp thất bại, Cụ Hồ đến gặp Đại sứ Mỹ tại Pháp bày tỏ khả năng hợp tác quân sự trong tương lai, kể cả để Mỹ sử dụng căn cứ Cam Ranh. Nhƣng Mỹ vẫn im lặng. Kết quả là cuộc chiến chống Pháp mà Hồ Chủ tịch muốn tránh đã nổ ra. Thực tế cho thấy qua chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, khả năng chiến thắng của Việt Nam rất lớn. Khi đó nếu Mỹ không can thiệp, tiếp sức thì chỉ vài năm sau Pháp sẽ phải bỏ cuộc. b. “Con đƣờng Phải đi – Con đƣờng Xã hội Chủ nghĩa theo mô hình Xô Viết”: Năm 1949 Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại Quốc Dân Đảng, nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Để thắng Pháp có Mỹ viện trợ (gần 80% chiến phí), Việt Nam buộc phải tận dụng cơ hội này, tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nƣớc XHCN. Muốn vậy chỉ còn cách đứng hẳn vào phe XHCN. Đầu năm 1950, Cụ Hồ sang Liên Xô gặp Stalin, Mao Trạch Đông và phải trả lời các câu hỏi: Tại sao 1945 tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương? Chính phủ Việt Nam là chính phủ gì mà nhiều quan lại phong kiến, tư sản, trí thức cũ vậy? v.v… Dù chƣa hài lòng nhƣng Stalin cũng đồng ý giúp Việt Nam đánh Pháp và phân công Trung Quốc trực tiếp thực hiện đồng thời vẫn không quên nhắc nhở vấn đề đấu tranh giai cấp. Tháng 2/1951, Đại hội II Đảng Lao động Việt Nam (chỉ có 1 đại biểu nƣớc ngoài là La Quý Ba, đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc) buộc phải lấy “Chủ nghĩa Mác, Ăng-ghen, Lênin, Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”. Cụ Hồ thì luôn phải nói với các đại biểu: “Stalin và Mao Trạch Đông không bao giờ sai lầm”! Không thiếu ví dụ về các lời nói và động thái tƣơng tự. Nhƣng giờ đây, “con đường Muốn đi” không chỉ riêng của Việt Nam, mà còn của phần lớn Thế giới, trong đó có Mỹ, Nhật, Ấn Độ, … và phần nào cả Trung Quốc. Nếu thế chẳng có lý gì Việt Nam cứ phải đi tiếp “Con đường Phải đi” để rồi lại bỏ lỡ Cơ hội Lớn. Ảnh trên: Hồ Chủ tịch với các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam ở Liên Xô năm 1960. Ảnh dƣới: Hồ Chủ tịch và Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp ở Chiến dịch Biên giới 1950.57 Việc nhân dân Mỹ bầu chọn Luật sƣ Barack Obama làm Tổng thống nhờ tƣ tƣởng Đoàn kết thể hiện qua quyết tâm “Chúng ta sẽ Thay đổi” và “Chúng ta Là một”, đã báo hiệu sự xuất hiện một Văn hóa mới và một Tư duy Chính trị mới trên toàn thế giới. Từ nay, việc giải quyết vấn đề một cách áp đặt, đơn phƣơng sẽ đƣợc thay thế bằng cách đối thoại, cùng bàn bạc, cùng giải quyết. Rõ ràng, thay cho “Văn hóa và Tƣ tƣởng Đấu tranh” bi tráng của thế kỷ 20, một Văn hóa và Tƣ duy Chính trị mới đã đƣợc hình thành và phát triển ở thế kỷ 21, đó là Văn hóa và Tư tưởng tạo ra sự Đổi mới trên nền tảng Trân trọng, Liên kết, Thống nhất các yếu tố Khác biệt, kể cả Đối lập. Vì thế, văn hóa mới này có tên là “Văn hóa Đoàn kết và Thống nhất”. Thật tự hào vì đây cũng chính là cốt lõi của Văn hóa và Tư tưởng Hồ Chí Minh – Văn hóa và Tư tưởng Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều nƣớc trên thế giới đang phải lo lắng, vất vả để tìm tòi, xây dựng một học thuyết mới cho riêng mình, thì Việt Nam có thuận lợi nhờ đã có sẵn một tài sản vô giá. Đó là Học thuyết Hồ Chí Minh – Học thuyết về Đoàn kết Dân tộc, Đoàn kết Quốc tế. Học thuyết này với những luận điểm cơ bản của nó đã thể hiện đầy đủ cốt lõi xu thế Văn hóa và Tƣ duy Chính trị mới trên thế giới. Vì thế có thể nói, Học thuyết Hồ Chí Minh là một học thuyết Khoa học, Nhân văn và Minh triết đặc trƣng cho thế kỷ 21. Ảnh trên: Bác Hồ với thiếu nhi. Nếu lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do” đƣợc xem là đặc trƣng của thời đại và cũng là đặc trưng của Chính trị Đối ngoại Việt Nam thế kỷ 20, thì lời đồng chí Nguyễn Ái Quốc “Tin cậy lẫn nhau, Phối hợp hành động” đƣợc xem là đặc trƣng của thời đại và cũng là đặc trưng Chính trị Đối ngoại Việt Nam thế kỷ 21. Nói những điều này để thấy, Chính trị Đối ngoại Việt Nam đang sở hữu một sức mạnh mềm, một quyền lực mềm mà không phải quốc gia nào trên thế giới nào cũng có được, bởi đây là kết tinh văn hóa truyền thống của Việt Nam và tinh hoa văn hóa nhân loại thông qua Văn hóa và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Chính nguồn sức mạnh Trí tuệ này cùng với Chí khí bảo vệ Chủ quyền đất nƣớc đã giúp ngƣời thay mặt Đảng, Nhà nƣớc là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng với Chính trị Đối ngoại Việt Nam khai thác tốt tình thế mới xuất hiện, đó là “Trung Quốc và phần còn lại của Thế giới” mà đỉnh cao là vụ “Giàn khoan Hải Dƣơng 981” xâm lấn vùng biển chủ quyền của Việt Nam, để biến Thách thức Lớn thành Cơ hội Lớn, từng bước đưa Việt Nam lên vị thế cao hơn trên trường Quốc tế. Chính trị Đối ngoại Việt Nam với chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ đã nắm chắc Xu thế phát triển mới trên thế giới, đó là nếu ở thế kỷ 20 phƣơng thức phát triển chủ yếu là “Đấu tranh & Chia rẽ” thì giờ đây trong thế kỷ 21, để thành công chủ yếu phải “Liên kết & Thống nhất” trên mọi lĩnh vực. Nhờ Văn hóa và Tƣ duy Chính trị không ở tầm nhìn ngắn hạn nên Chính trị Đối ngoại Việt Nam đã tạo nên các Môi trường Kiến tạo Phát triển Quốc tế song phương hoặc đa phương với Mỹ, Nhật, Ấn Độ, các nƣớc Cộng đồng chung Châu Âu,..., tạo cơ sở vững chắc cho tiến trình phát triển của Việt Nam. Có thể nói đây là những thành tựu tiêu biểu của Chính trị Đối ngoại Hồ Chí Minh.58 Sứ mệnh chủ yếu của Chính trị Đối ngoại Việt Nam là Tạo ra và Thúc đẩy Môi trƣờng Kiến tạo Phát triển Quốc tế trong mọi lĩnh vực Trƣớc sự lớn mạnh vƣợt bậc của Trung Quốc, Chính phủ Obama đã thúc đẩy nƣớc Mỹ có chiến lƣợc mới “Liên kết & Thống nhất để Thay đổi” trên mọi lĩnh vực. Một trong các giải pháp trong đó có tên “Đề án Thung lũng Silicon” nhằm tạo dựng Văn hóa mới & Tư duy Chính trị mới, có tính Độc lập, Năng động, Đam mê, Hoài bão với động lực Thay đổi không ngừng, không bị giới hạn bởi kết quả trƣớc mắt. Mục tiêu Đề án là tạo ra một Môi trường Liên kết, Thống nhất giữa nguồn Nhân lực trẻ, Công nghệ mới, các Nhà đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ các thành viên của nó chí khí muốn Thay đổi Thế giới, để có các doanh nghiệp mới (start up) với tăng trƣởng vƣợt bậc. Nhiều nƣớc, kể cả Việt Nam đang xây dựng các hệ thống kiểu “Thung lũng Silicon”, có cốt lõi là Business Accelerators (thúc đẩy kinh doanh) với 3 chức năng: 1. Tạo vốn mồi cho “start up”; 2. Đào tạo “thực tiễn” (boot camp); 3. Đƣa ra thị trƣờng (Demo Day). Các kết quả khả quan từ Đề án cho thấy việc xây dựng Môi trường Kiến tạo Phát triển như Thủ tướng nêu trong Thông điệp Năm mới 2014 thực sự là con đƣờng đƣa Việt Nam phát triển, cũng nhƣ vai trò của Ngoại giao Khoa học trong Chính trị Đối ngoại Việt Nam. Một trong những thành công của Đề án này là đã nhận đƣợc sự ủng hộ mạnh mẽ của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các tổ chức khoa học, các doanh nghiệp, cũng nhƣ tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa “Ba Nhà - Nhà nƣớc, Nhà Khoa học, Nhà Doanh nghiệp”, song đồng thời lại xác định rõ trách nhiệm quản lý, điều hành luôn phải thuộc Nhà doanh nghiệp. Ảnh trên: Bộ trƣởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, ngƣời luôn tích cực hỗ trợ các đề xuất Đổi mới Thể chế trong KH&CN đã phê duyệt Đề án “Thƣơng mại hóa công nghệ theo mô hình Silicon Valley Việt Nam” và Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Bùi Quang Vinh, ngƣời quan niệm, nếu không Đổi mới Thể chế và Con người (tức Đổi mới Văn hóa -BBT), Viêṭ Nam sẽ rất khó phá t triển khi hầu hết các động lực đã tới hạn. Ngày 26/12/2014, hai Bộ trƣởng đã ký Thỏa thuận giữa hai Bộ về việc phối hợp hỗ trợ Đề án này. Ảnh dƣới: 1. Một góc Tọa đàm ngày 25/12/2014 về Đề án VSV - Silicon Valley Việt Nam ở Viện N/C SENA 35 Điện Biên Phủ, tham dự Tọa đàm có nhiều đại diện các tổ chức kinh tế, khoa học, …, đặc biệt có 17 đại diện của Bộ KH&CN ở các quốc gia và vùng lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế Đối ngoại TW; … 2. Nhóm đề xuất “Silicon Valley Việt Nam” thuộc Viện N/C SENA và Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trƣờng KH&CN; 3. Lãnh đạo Bộ KH&CN và tỉnh Kiên Giang chứng kiến lễ ký Hợp tác Xây dựng Khu Công nghệ Quốc gia Phú Quốc giữa Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trƣờng KH&CN, Viện N/C SENA với Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang.59 II. CHÍNH TRỊ ĐỐI NGOẠI LÀ CON THUYỀN CHỞ NIỀM TIN CHIẾN LƢỢC, TƢ TƢỞNG, THỂ CHẾ, VĂN HÓA CỦA VIỆT NAM MỚI ĐẾN VỚI THẾ GIỚI Đã sang nửa thập niên thứ hai của thế kỷ 21 và Việt Nam vẫn bỏ qua nhiều Cơ hội Lớn, do đến nay vẫn chưa xác định được một vấn đề cốt lõi: Đó là Thời đại “Chia rẽ và Cực đoan” của Thế kỷ 20 đã qua và “Thời đại Đoàn kết và Thống nhất” của thế kỷ 21 đã đến. Việc lầm lẫn về bản chất Thời đại nhƣ trên không do “Ý thức hệ” nhƣ trƣớc đây, mà chủ yếu do thiếu hiểu biết về Lý luận và Thực tiễn cũng nhƣ do quyền lợi cá nhân, quyền lợi nhóm và bệnh ham muốn quyền lực chi phối. Các nguyên nhân này nảy sinh ra tƣ tƣởng bảo thủ “Bản chất Thời đại không thay đổi”, làm ảnh hƣởng đến đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc. Liên quan đến vấn đề “Bản chất Thời đại đã Thay đổi” và những việc cần làm, tại trang 35-36, tập I cuốn sách “Việt Nam nhất định vƣơn lên trong phát triển” do Viện N/C SENA xuất bản và gửi tháng 10/2011, đã viết: “... Có “Niềm tin Mới”, mới có “Tư tưởng Mới”, có “Tư tưởng Mới”, mới có “Hành động Mới”, nhất là những hành động đột phá để phát triển. Theo quan niệm này, đất nƣớc Trung Quốc đã xây dựng Niềm tin mới cho lãnh đạo và dân tộc này là: “Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình”, “Trung Quốc dẫn đầu thế giới”, “Trung Quốc phải là cƣờng quốc số 1”, v.v... nhằm đƣa Trung Quốc từ nƣớc “Mƣu lƣợc” nhất thế giới, từng bƣớc thay Mỹ thành nƣớc “Chiến lƣợc” nhất thế giới. Từ thời nhà Nguyễn đến nay, Việt Nam đã bỏ lỡ không ít cơ hội chiến lƣợc, nguyên do là thiếu Tầm nhìn chiến lược nên không có Chuẩn bị chiến lược, mà thiếu Chuẩn bị chiến lược thì khó có cơ may tiếp nhận Cơ hội chiến lược. Theo tinh thần này sẽ thấy, để vững vàng phát triển, Việt Nam cần phải thay thói quen thích “Ứng phó”, “Đối phó” bằng tƣ duy tôn trọng “Chiến lƣợc”. Trong đó, TRƢỚC HẾT PHẢI LẬP CHÍ “Việt Nam Nhất định vươn lên trong Phát triển”, hay “Việt Nam là một đất nước Vĩ đại, một dân tộc Vĩ đại”, thay vì vẫn mãi tự hào vì nƣớc ta tuy nhỏ, dân ta tuy nghèo, nhƣng đã “Chiến thắng”, đã “Thoát nghèo”, đã “Vƣợt qua suy thoái”,… Đất nƣớc và dân tộc Trung Quốc với Niềm tin mới đang Thay đổi để vừa hợp tác khăng khít, vừa cạnh tranh mạnh mẽ ngôi vị siêu cƣờng số 1 với đất nƣớc và dân tộc Mỹ. Thay vì “Chiến tranh Lạnh” như thế kỷ 20, một cuộc “Chạy đua Ấm” trong thế kỷ 21 giữa hai đất nƣớc vĩ đại, hai dân tộc vĩ đại, chắc chắn tác động lớn tới cục diện phát triển châu Á và thế giới. Đây là Cơ hội Lịch sử ngàn năm có một, vì hiện đã có một “TRUNG QUỐC TRỖI DẬY TRONG HÒA BÌNH”, thì Thế giới cần một “VIỆT NAM VƢƠN LÊN TRONG PHÁT TRIỂN”. Có niềm tin, để không bỏ lỡ cơ hội Chấn hưng đất nước, Chấn hưng Dân tộc, Việt Nam nhất định sẽ Thay đổi Niềm tin, Thay đổi Tư tưởng, Thay đổi Mô hình phát triển trên nền tảng Học thuyết Hồ Chí Minh – Học thuyết Đoàn kết & Thống nhất. Chỉ như thế Việt Nam mới thoát “bẫy thu nhập trung bình thấp về mọi mặt, đặc biệt về Niềm tin và Tư tưởng”, mới ra khỏi tình trạng kém phát triển, trì trệ, và mới có cơ hội để Đất nƣớc, dân tộc Việt Nam vĩ đại cả trong giành độc lập và trong phát triển. Những khái niệm “Dân tộc vĩ đại”, “Đất nƣớc vĩ đại” đã đƣợc nhà văn Nga Dostoevsky, tác giả tác phẩm bất hủ “Tội ác và Trừng phạt” mô tả, một Dân tộc vĩ đại là một dân tộc quyết không đóng vai trò thứ yếu, thậm chí không chỉ hàng đầu, mà là “Độc nhất, vô nhị” trong nhân loại. Theo quan niệm này, dân tộc Việt Nam đã từng vĩ đại khi60 Với tƣ tƣởng Đoàn kết, Niềm tin Chiến lƣợc và Phƣơng châm “6 chữ”, Chính trị Đối ngoại Việt Nam đang tiếp thụ và phát huy Chính trị Đối ngoại Hồ Chí Minh Bằng các biện pháp khác nhau, Ngoại giao và Quốc phòng Việt Nam có cùng mục tiêu là bảo vệ, xây dựng đất nƣớc và làm các thế lực bên ngoài hiểu: Không nên nghĩ đến việc đi xâm lƣợc; Tiếp theo, có nghĩ cũng không dám hành động; Và cuối cùng, mọi hành động xâm lƣợc đều phải nhận lấy thất bại. Ngoại giao Việt Nam - Hồ Chí Minh kết hợp nhuần nhuyễn tri thức ngoại giao hiện đại với triết lý phƣơng Đông “Ngũ tri”: Biết “Mình”; Biết “Người”; Biết “Thời”; Biết “Biến”; Biết “Dừng” tạo ra tiền đề để Việt Nam luôn là bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc, phấn đấu vì Hòa bình, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc và Tiến bộ xã hội. Ảnh trên: Hồ Chí Minh, Chủ tịch Nước kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1945. Hàng dƣới: Các nhà ngoại giao của Cụ Hồ: 1. Bộ trƣởng Nguyễn Cơ Thạch, ngƣời có nhiều công sức xây dựng Chính trị Đối ngoại Việt Nam và mối bang giao Việt – Mỹ; 2. Nguyên Bộ trƣởng Nguyễn Mạnh Cầm; 3. Nguyên Thứ trƣởng Trần Quang Cơ; 4. Đại sứ Hà Văn Lâu và Phu nhân; 5. Đại sứ Nguyễn Hữu Ngô, một trong các Cử nhân Luật đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cụ Hồ. Quân đội Nhân dân Việt Nam đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, luôn nhớ lời dạy của Ngƣời “Trung với Nước, Hiếu với Dân”. Quân đội Nhân dân Việt Nam giỏi tiến hành chiến tranh hiện đại, chiến tranh nhân dân và kết hợp hai hình thức này. Quân đội Nhân dân Việt Nam là Quân đội Do Dân, Của Dân, Vì dân, đƣợc sinh ra để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Hòa bình. Ảnh dƣới: Hồ Chí Minh, Tổng Tư lệnh tối cao kiêm Tư lệnh Chiến dịch đầu tiên, năm 1947. Hàng dƣới: Các tƣớng, tá bách thắng của Cụ Hồ: Các Đại tƣớng: 1. Võ Nguyên Giáp, 2. Nguyễn Chí Thanh, 3. Lê Đức Anh; 4. Lê Trọng Tấn; 5. Trung tá Đặng Văn Việt – ngƣời “Anh hùng đƣờng số 4”, “Hùm xám đƣờng số 4”, …, suốt thời gian 1948 - 1950.61 “đánh thắng mấy đế quốc to” để “giƣơng cao ngọn cờ trong phong trào Giải phóng Dân tộc”. Trong bài thơ “Ngƣời đi tìm hình của nƣớc”, Chế Lan Viên đã viết “Lũ chúng ta ngủ trong giƣờng chiếu hẹp; Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”. Nếu hiểu “Giường chiếu hẹp” là “Thể chế Chính trị hẹp hòi” và “Giấc mơ con” là giấc mơ “Bản chất thời đại không thay đổi” để mọi việc vẫn nhƣ xƣa”, thì chỉ cần một trong hai yếu tố này cũng đủ “đè nát” con ngƣời và đất nƣớc. Vì thế, việc lập chí “VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH VƢƠN LÊN TRONG PHÁT TRIỂN” cho toàn Dân tộc phải được xem là công việc quan trọng hàng đầu”. Từ tháng 10/2011, khi cuốn “Việt Nam nhất định vƣơn lên trong phát triển” gửi đi, tiến trình Đổi mới ngày một thuận lợi, do: Thứ nhất, xu thế Dân chủ ngày càng mạnh mẽ và trở nên một đặc trưng của Thế giới Mới, nhiều nƣớc nhƣ Myanmar giờ đây đang tiến bộ nhanh chóng nhờ thay đổi thể chế để thành một nƣớc dân chủ. Thứ hai, một cục diện mới xuất hiện, đó là “Trung Quốc và phần còn lại của thế giới”. Nhận định về cơ hội này, trang 315 cuốn “Giai đoạn mới, Chính thể mới, Văn hóa mới” xuất bản tháng 12/2012, cho rằng đây là Thời cơ lớn để ta xây dựng Quan hệ Mới với “Bạn Cũ” và quan trọng là Thời cơ Lớn để ta Kết đoàn với nhiều “Bạn Mới”, khi viết: “...“Ngƣời ta” đang làm mọi cách “Độc chiếm Biển Đông, bá quyền thế giới”. Mƣu đồ này nhân loại thấy rõ, vì thế “Thách thức lớn” chỉ là lớp vỏ mỏng che “Cơ hội lớn” để Việt Nam “Tiến cùng thế giới”, “Tiên phong cho Nhân loại”,... trong sự nghiệp phấn đấu vì Hòa bình, Tiến bộ”. Việc Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, tuyên bố với Thế giới phản đối việc Trung Quốc đƣa Giàn khoan 981 xâm phạm vùng lãnh hải chủ quyền Việt Nam, cũng nhƣ tiếp tục sử dụng các hoạt động mở rộng, xây cất trái phép trên các vùng đảo cƣỡng chiếm của Việt Nam, …, cho thấy Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam với tầm nhìn rộng, với ý chí kiên quyết bảo vệ Chủ quyền và xây dựng Đất nước, với Chính trị Đối ngoại mới, đã phát huy Chính trị Hồ Chí Minh, đã biến các Thách thức Lớn thành Cơ hội Lớn qua việc hiện thực hóa 18 chữ: “Trong nƣớc: Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa; Ngoài nƣớc: Vừa Hợp tác, vừa Đấu tranh”. Nguyễn Tuấn Vũ6263 Bài số 6. LỚP CHA TRƢỚC, LỚP CON SAU ĐÃ THÀNH ĐỒNG CHÍ, NÊN CÂU ĐỐI NÀY Lời giới thiệu: Bài này đƣợc Đại tá Tô Khuyến, nguyên cán bộ Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, viết ngày 22/12/1996 để gửi các đồng đội sau khi dự Lễ mừng thọ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh 80 tuổi. Ban Biên tập sƣu tầm đƣợc và xin đăng nguyên văn nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2014 nhƣ một minh họa tiêu biểu về người chiến sĩ của Bộ đội Cụ Hồ luôn Trung với Nước, Hiếu với Dân. Ban Biên tập Lời mở đầu Tôi may mắn đƣợc công tác dƣới quyền Anh Nguyễn Trọng Vĩnh thời kháng chiến chống Pháp. Khi đó Anh Vĩnh là Thủ trƣởng Cục Tổ chức thuộc Tổng cục Chính trị. Thật mừng là gần đây, tháng 10/1996, tôi lại đƣợc gặp Anh trong dịp các bạn chiến đấu cũ họp mặt mừng thọ anh vào tuổi 80. Cuộc họp mặt xuất phát tự nhiên từ tình cảm quý mến và trân trọng của anh em, đồng đội với anh nên đã diễn ra thật thân mật và vui vẻ. Tôi đƣợc phân công nhiệm vụ dẫn trò cho rôm rả. Anh chị em đều coi anh nhƣ một ngƣời anh trong gia đình nên bộc lộ tình cảm rất sôi nổi. Có ngƣời tự đứng ra ngâm thơ, đọc văn rồi hò hát chúc mừng anh; có ngƣời kín đáo hơn thì đƣa các “sáng tác” của mình cho tôi đọc hộ. Không ai bảo ai mọi ngƣời đều thống nhất nói lên tình cảm yêu mến, khâm phục của mình với tài năng, đức độ của anh. Ảnh trên: Lão tƣớng, Đại sứ, Thầy thuốc Nguyễn Trọng Vĩnh và trƣởng nữ, chị Nguyễn Nguyên Bình, trong dịp Kỷ niệm 70 năm Thành lập Quân đội 22/12/2014. Từng công tác khá lâu với Anh, tôi rất đồng tình với các anh chị đó. Tôi thấy trong công tác tổ chức và cán bộ, anh luôn thể hiện thẳng thắn chính kiến của mình. Anh nhìn nhận con ngƣời, sự việc khách quan, toàn diện và xử lý luôn công tâm sòng phẳng. Cách sống và tình cảm của Anh với đồng chí, đồng đội rất chân thành, cởi mở, đằm thắm. Con ngƣời của Anh thực thà, liêm chính, khảng khái, vô tƣ. Chỉ từ năm 1960 trở đi, khi Anh rời quân đội để đảm nhiệm một số công tác mới, từ đó trở đi chúng tôi ít có dịp đƣợc gặp và làm việc với Anh. Nay mọi ngƣời đều đã về hƣu nên mới có điều kiện tìm nhau xum họp. Trong cuộc vui mừng thọ hôm đó, con gái lớn của Anh, Chị về giúp bố mẹ tiếp khách, cháu cũng có quà mừng thọ bố (gọi là “cháu” nhƣng thực ra đã vào tuổi 50 rồi). Quà mừng thọ của cháu đƣa cho tôi là một tờ giấy trong đó viết nắn nót hai câu đối. Nghe đọc hai đôi câu đối này, có ngƣời chƣa thấy giống cách thể hiện tình cảm gia đình, cha con đã quen, nhƣng những anh em biết Thủ trƣởng Vĩnh từ lâu lại rất thú vị. Tôi đoán Anh Vĩnh hài lòng vì con gái Anh vừa yêu quý và hiểu Cha sâu sắc (phải chăng con hơn cha, con hiểu cha thì Nhà có phúc, mà thế thì Nƣớc cũng có phúc?), vừa sát cánh trên Con đường của cha như các Đồng chí, các Cán bộ cũ của Anh vậy. 64 Lão tƣớng, Đại sứ, Thầy thuốc Nguyễn Trọng Vĩnh nói, nên Trân trọng ngƣời Khác. Và nhất là đừng định kiến coi họ là Thù địch hay Thân thuộc, rồi bị lệ thuộc vào đó. Những ngƣời đƣợc gặp Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh đều quý mến, trân trọng và bị cuốn hút với câu chuyện và nụ cƣời của Cụ, cũng nhƣ khó tƣởng tƣợng Cụ già vừa Hồn hậu vừa Minh triết, vừa Gần gũi vừa Trí tuệ ngồi trƣớc mặt lại là một vị tƣớng dạn dày trận mạc, một nhà ngoại giao lão luyện trên trƣờng quốc tế, và là một thầy thuốc tinh thông Y lý Đông Tây. Nhiều ngƣời gần Cụ kể, vốn tiếng Pháp của Cụ chỉ từ Sơ Trung thời Pháp thuộc, vậy mà Cụ đọc tiểu thuyết, trao đổi tự nhiên với các nhà ngoại giao bằng thứ tiếng này. Tiếng Trung Cụ chỉ học truyền khẩu từ Chị Hồ Mậu La, cháu gái Cụ Hồ Tùng Mậu, nhƣng khi biết đƣợc sẽ làm Đại sứ tại Trung Quốc là Cụ chong đèn tự học, kết quả là Cụ có thể dễ dàng làm việc trực tiếp với bạn mà không cần phiên dịch, cũng nhƣ còn đọc sách tiếng Trung về Trung Y. Vì thế cứ có dịp lễ trọng thể, bao giờ Đoàn Ngoại giao cũng chọn Đại sứ Việt Nam Nguyễn Trọng Vĩnh thay mặt. Cụ nói, đã Hội nhập là phải hết lòng “Hòa nhập”, đừng nửa vời vì sợ “Hòa tan”. Nói “Hòa tan” là vẫn chƣa hiểu hết sức mạnh dân tộc. Ngày xƣa ta mất nƣớc, phải làm quận, huyện hàng ngàn năm còn chẳng ai “Hòa tan” đƣợc, nữa là bây giờ. Cụ khuyên, Hội nhập Quốc tế mà không hiểu Văn hóa, Con người của Ta, của Bạn thì hội nhập thế nào. Vì vậy khi làm việc ở Lào thì Cụ học tiếng Lào, khi đƣợc phân công làm Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh phụ trách đối ngoại là Cụ bắt đầu học tiếng Anh, dù đã 77 tuổi. Có gặp Cụ mới hiểu, trong Cụ là sự Thống nhất, sự “là Một” cao độ giữa người Thầy thuốc thức thâu đêm đọc sách cứu người, vị Bí thư Tỉnh ủy được dân tin yêu, và Người hạ bút đầu tiên trong 61 đảng viên ký Thư ngỏ gửi Ban Chấp hành TW và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam với khởi đầu: “Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã Áp đặt cho Dân tộc Đƣờng lối sai lầm về xây dựng Chủ nghĩa Xã hội theo mô hình Xô Viết, đƣợc coi là dựa vào Chủ nghĩa Mác-Lênin”. Ngƣời xƣa nói, bậc Đế bề tôi là Thầy, bậc Vƣơng bề tôi là Bạn bè, bậc Bá bề tôi là Thuộc hạ, còn Vua mất nƣớc bề tôi là kẻ Siểm nịnh. Thật mừng thấy Tổ quốc có hồng phúc nhờ có nhiều các bậc trưởng thượng như “Tứ hiền” (nay đều đã hơn kém trăm tuổi) nhƣ: Cụ Vũ Khiêu, Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, Cụ Lưu Văn Đạt, Cụ Lưu Văn Lợi. Ảnh trên: Cụ Hồ bắt nhịp bài Kết đoàn. Đầu tiên Cụ Hồ nói Bí thƣ Thanh Hóa bắt nhịp, song thấy ông lúng túng nên nói: “Bác bắt nhịp lần này thôi, lần sau chú tự làm nhé”. Ảnh dƣới: Đón Cụ Hồ về Thanh Hóa. Cụ Hồ với trẻ em, nhân dân và cán bộ ở đây.65 I. CÂU ĐỐI THỨ NHẤT, NÓI VỀ VIỆC CỤ VĨNH ĐÃ HƠN 25 NĂM LÀM CỐ VẤN CHO LÃNH ĐẠO LÀO VÀ ĐẠI SỨ VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC Câu đối thứ nhất có nội dung: Làm Cố vấn miền Tây, ghi lời Bác, quyết không làm “Lão Toàn quyền”, luôn nhớ chữ “Chủ quyền của Bạn”. Đi Đại sứ nƣớc Tàu, trung với Nƣớc, chẳng nghe ngƣời “Đại Hán”, giữ trọn điều “Quốc thể Việt Nam”. Câu đối này đã thể hiện một cách ngắn gọn, sắc nét về Công việc và Con ngƣời của Anh Nguyễn Trọng Vĩnh trong thời gian anh đƣợc phân công phụ trách công tác miền Tây, làm cố vấn cho Tổng bí thƣ Đảng của Bạn Lào, rồi sau đó lại đƣợc cử đi làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc. Thời gian của hai việc lớn đó là khoảng hai mƣơi lăm năm có lẻ. Năm 1965, trƣớc khi đi nhận công tác ở Lào, anh vinh dự đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp dặn dò, trong đó Ngƣời nhấn mạnh: “Chú sang giúp Bạn, nhớ không đƣợc làm “Lão Toàn quyền” đấy nhé, phải tôn trọng chủ quyền của Bạn”. (Ý Bác là phải khiêm tốn, không được “kiêu ngạo cộng sản”, rồi dẫn đến lộng quyền, không khác những tên Toàn quyền Pháp trƣớc đây cai trị Đông Dƣơng và đã bị phong trào Việt Minh lật đổ). Anh Nguyễn Trọng Vĩnh khi đó đã là Thiếu tƣớng, Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Bí thƣ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã luôn luôn ghi nhớ lời dặn đó của Bác, đã giúp Bạn nhiều việc và luôn đƣợc các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Bạn quý mến, tin tƣởng vì đã thể hiện đúng sự tôn trọng đối với các vấn đề thuộc chủ quyền của Bạn trong khi Bạn quyết định các công việc lớn thuộc nội trị. Vế thứ hai của câu đối thứ nhất là nói về những năm làm Đại sứ ở Trung Quốc 13 năm (từ năm 1974 đến năm 1987), lúc đó bối cảnh thật là phức tạp, quan hệ giữa hai nƣớc rơi vào khủng hoảng, đầy rẫy khó khăn cho công việc ngoại giao. Trong suốt 13 năm đó, biết bao nhiêu đột biến xảy ra trong quan hệ giữa hai nƣớc khiến anh luôn phải suy nghĩ và hành động thế nào để theo đúng đƣợc chủ trƣơng đƣờng lối đối ngoại của Đảng, giữ đƣợc Quốc thể Việt Nam mà lại không làm căng thẳng cho mối bang giao hai nƣớc. Khó khăn vậy nhƣng anh đã trụ vững đƣợc thời gian dài hơn tất cả các Đại sứ cùng thời kỳ với mình, luôn đƣợc đoàn Ngoại giao ở Bắc Kinh cử làm Trƣởng đoàn thay mặt họ giao dịch với phía Trung Quốc trong các dịp long trọng... Phải nói những việc anh đã làm trong hai vai trò “ông Cố vấn” và “Ngài Đại sứ” quả là những công tích không dễ có ngƣời đạt đƣợc. Tuy nhiên, những công tích đó đều lập tại nƣớc ngoài và trong những sự việc, những thời điểm không thích hợp để tuyên truyền rộng rãi nên trong nƣớc không nhiều ngƣời biết đến những việc làm, những chiến công thầm lặng của anh Bộ đội Cụ Hồ Nguyễn Trọng Vĩnh trên các mặt trận mới. Những kinh nghiệm quý báu trong những năm tháng công tác đƣợc Anh kết hợp với thực tiễn cuộc sống thành các bài viết góp ý cho lãnh đạo trƣớc những hiện tình khó khăn của đất nƣớc. Có ngƣời phàn nàn với Anh về việc những đề xuất tâm huyết và trí tuệ của Anh bị bỏ qua và không có trả lời. Anh cƣời thoải mái và giải thích, chắc các anh ấy cũng có những khó khăn riêng, chƣa để ý ngay đƣợc, song thế nào các anh ấy cũng phải quan tâm đến Thực tiễn và xu thế tất yếu, không thế cũng không đƣợc.66 Cuốn “Hồi ức” của Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh và thơ Bút Tre có điểm chung, đó là bằng Tình thƣơng và Trí tuệ, đã giúp ngƣời đọc hiểu hơn về Chế độ, Xã hội và Chính mình? Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng (Ảnh bên). Ông sinh ngày 23/8/1911, mất năm 1987. Trƣớc 1945 ông dạy học và có truyện dài đăng ở Tiểu thuyết thứ 7 tờ Đông Pháp, bút danh Lục Y Lang. Năm 1956, ông là Thƣ ký Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Ung Văn Khiêm, năm 1962 là Trƣởng ty Văn hóa, rồi Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Thọ. Thơ ông tưởng như vô tâm, song lại đầy Triết lý và Tình yêu Cuộc sống. Phải chăng đấy là cách giữ mình trong một xã hội bất an mà vẫn giúp mọi ngƣời hồi hƣớng của các bậc trí giả. Nói thế vì Nhà thơ Bút Tre đã làm được một việc rất lớn là mang Thơ (không phải Thơ Hàn lâm) cho Quần chúng và khuyến khích họ hướng Thiện khi làm Thơ. Chẳng thế mà nhiều ngƣời Việt Nam ở trong và ngoài nƣớc, đều thuộc một vài câu thơ Bút Tre và sẵn lòng làm dăm ba câu tƣơng tự, trƣớc hết vì vui, song cũng qua đó thấy Chế độ, Xã hội và Chính mình thật sinh động qua các sinh hoạt không mấy hợp lẽ tự nhiên: Đó là Một Chế độ ít cần Suy nghĩ và không có Mục đích Thiết thực: “Thi đua ta quyết thi đua - Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu - Hàng đầu rồi biết đi đâu - Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi”; Một Chế độ Thiếu coi trọng sản xuất và sẵn sàng nói Sai sự thực để có “Thành tích”: Hoan hô! Cục trƣởng Hà Đăng - Ấn cho tàu chạy băng băng nhƣ rùa”, hay kết quả chiến dịch trồng cây nhớ Bác: “Hoan hô các cụ trồng cây - Mƣời cây chết chín - Một cây gật gù - Chúng mày có mắt nhƣ mù - Mƣời cây chết cả gật gù ở đâu?;... Đó là Một Chế độ Áp đặt Tư tưởng và Độc quyền Chân lý: “Hội trƣờng yên ắng ngủ say - Thuyết trình vừa dứt… - Vỗ tay ra về” hay “Hôm qua học tập chính tri [chính trị] – Ai nấy ngồi ỳ, chẳng chịu phát biêu [phát biểu] - Cơm ăn chẳng đƣợc bao nhiêu - Đảng ủy lại bắt phát biêu cả b... [cả buổi]”; Đó là Một Chế độ không coi trọng trí thức và những người có tài, có đức: “Ta đi bầu cử tự do - Chọn ngƣời xứng đáng mà cho vào hòm”. Đó là Một chế độ Bất công, Bất hợp lý, vì thế phải Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa, bởi “Hôm nay đài nói vui thay - Ngƣời ở dƣới đất, Chó bay lên trời”. Những dòng này đƣợc viết nhân mừng thành tựu của Liên Xô đƣa chó Lai-ca vào vũ trụ. Ảnh trên: Bút Tre – Đặng Văn Đăng với các cháu nội. Những ngƣời hiền, các bậc trí giả đƣợc tôn vinh vì đã hy sinh cho Con Ngƣời bớt Khổ, giúp cho họ thêm hiểu biết để chiến thắng sự “vô minh” của mình, tức chiến thắng giặc Dốt, cái mà Đức Phật cho là đã gây ra “bể khổ”. Có ngƣời hồi hƣớng chúng ta qua các công tích vĩ đại, nhƣ Trần Nhân Tông, Trần Hƣng Đạo, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,... Song có ngƣời hồi hƣớng chúng ta qua những việc hàng ngày, đó là Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng, Quang Văn Thỉnh ở Thanh Văn, là Bút Tre Đặng Văn Đăng, GS. Vũ Khiêu, Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh,... và vô vàn ngƣời khác nữa. Dĩ nhiên, để thấy và có được các bậc Thầy – quả Phúc lớn, đầu tiên cần tu tập thực hành để “Nghĩ” và “Làm” theo lối Đoàn kết, tức Trân trọng, Liên kết và Thống nhất các sự Khác biệt, kể cả Đối lập.67 II. CÂU ĐỐI THỨ HAI NÓI VỀ CỤ VĨNH TRONG THỜI GIAN SAU NGHỈ HƢU VÀ LÀM PHÓ CHỦ TỊCH HỘI CỰU CHIẾN BINH Câu đối thứ hai có nội dung: Bảy mƣơi hai tuổi, bảo nghỉ, thì nghỉ. Ham chi nữa, “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo”; câu thơ chén rƣợu, “mi cót” (xe đạp máy) rong chơi, nghiên cứu Đông y, nghe điệu ca trù, thƣởng làn tuồng cổ... Việc sống vui sắp sẵn hàng hàng, thọ đến trăm năm chẳng chán! Bảy mƣơi bảy xuân, bầu ra, lại ra. Há chối từ, “chí hồ thỉ còn nồng ra sức gánh”; việc nƣớc việc dân, cựu binh bàn luận, góp phần dựng Hội, vạch mƣu Đại Hán, chống lũ tham ô,... Bài ích nƣớc đề ra lớp lớp, lo kỳ bạc tóc chƣa thôi! Câu đối thứ hai là nói đến suy nghĩ và việc làm của Anh giai đoạn sau khi rời cƣơng vị Đại sứ. Lúc đó Anh vừa về nƣớc sau chuyến đi dài ở nƣớc ngoài thì đƣợc thông báo nghỉ hƣu. Anh đón nhận việc đó rất thanh thản, không có một chút bất ngờ, không cần một thời gian quá độ nào cả; nghỉ là nghỉ, đơn giản thế thôi. Anh có quá nhiều năng lực để làm chủ mọi hoàn cảnh sống. Nghỉ hƣu mà còn làm đƣợc bao việc có ích và... luôn thoải mái. Là ngƣời “Làm ra làm, Chơi ra chơi”, anh rất tâm đắc tinh thần danh nhân Nguyễn Công Trứ xƣa: Khi ngƣời quân tử đã trả hết “nợ tang bồng” cho nhân thế thì có thể “vỗ tay reo” mà sống an nhàn thƣ thái theo ý của mình. Ngày trƣớc “làm quan” đi đâu có ô tô nhà nƣớc, ngày nay “làm dân”, anh thƣờng cƣỡi chiếc xe điện nhỏ nhẹ giản đơn (xe mi ni cót) đi chơi với họ hàng bè bạn, lại thấy thuận tiện hơn, đỡ phiền ngƣời khác giúp; Vốn am hiểu và yêu thích nhiều loại hình văn hóa văn nghệ cổ truyền dân tộc nhƣ ca trù, tuồng, chèo... nay Anh lại vui vì có thêm thời gian thƣởng ngoạn. Đặc biệt, anh còn tham gia một câu lạc bộ nghiên cứu y học để nghiên cứu cách chữa bệnh bằng Đông Tây y kết hợp. Anh đã chữa thành công nhiều ca bệnh thâm căn cố đế mà nhiều thày thuốc chính hiệu đã bỏ không chữa nữa; Anh chữa bệnh không lấy tiền, nhƣng rất nhiệt tâm, rất kiên trì, cẩn trọng; luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến, điều chỉnh thuốc thích hợp để chữa bằng khỏi mới thôi. Vì vậy, Anh chẳng có thì giờ để buồn bã, nghĩ ngợi để tiếc nuối những ngày “đƣơng chức đƣơng quyền”. Đó không phải vì khi đang làm việc anh đã “dại” không ngồi mát để hƣởng quyền cao bổng hậu, mà là Anh bao giờ cũng sống hết lòng với Thực tại. Vế thứ hai của câu đối dƣới là chỉ về việc năm anh đã “bảy mƣơi bảy xuân”, “bỗng dƣng” đƣợc anh em cựu chiến binh bầu ra làm Ủy viên Trung ƣơng, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Phải nói là “bỗng dƣng” vì chính anh không nghĩ và ở trên cũng không đâu có ý “cơ cấu” để anh vào lãnh đạo Hội cả. Mọi việc chỉ là vì ở Đại hội Cựu Chiến binh mọi ngƣời đều thấy anh tuy đã 77 tuổi mà còn rất phong độ, nhanh nhẹn, hoạt bát, suy nghĩ nói năng đâu ra đấy nên đã nhất trí bầu anh. Anh em đã cần, đã tín nhiệm bầu ra thì Anh cũng hăng hái nhận, ở Anh cái thảnh thơi nhẹ nhõm khi rời chức và cái hăng hái nhiệt tình khi nhận chức ra làm việc thực ra chẳng có gì mâu thuẫn với nhau. Nó chính là sự thống nhất biện chứng của một con ngƣời vốn có tính tự giác cao, tinh thần trách nhiệm lớn đối với đất nƣớc, với sự nghiệp cách mạng cũng nhƣ với Con Ngƣời mà thôi.68 Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh nói, “Ba yêu cầu” của Bộ Chính trị là đúng đắn, vì thế cần ủng hộ Chính phủ Đổi mới Chính trị, Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa để thực hiện. Sáng 29/12/2014, tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phƣơng, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng (Ảnh bên) nhấn mạnh, Việt Nam thực hiện nhiệm vụ kinh tế trong bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là tác động của việc đầu tháng 5/2014 Trung Quốc đã ngang nhiên đƣa giàn khoan Hải Dƣơng 981 vào đặt ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Sự kiện này đe dọa nền hòa bình, mất ổn định của đất nƣớc, đồng thời tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta. Thủ tƣớng cho biết, trƣớc tình hình đó, tháng 5/2014, Bộ Chính trị đã đề ra ba yêu cầu: 1. Bảo vệ chủ quyền quốc gia; 2. Giữ vững hòa bình và ổn định môi trường trong khu vực; 3. Thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra từ đầu năm. “Đó là mục tiêu kép và thực sự là thách thức lớn đối với chúng ta”, Thủ tƣớng nói tiếp, nhìn lại năm 2014, thành công lớn nhất chính là việc đã giữ được chủ quyền quốc gia, giữ được hòa bình ổn định. Không chỉ vậy, Việt Nam còn tạo đƣợc sự đoàn kết nhất trí, đồng thuận của dân tộc cả trong nƣớc và ngoài nƣớc. Từ đó, đã hoàn thành, đạt và vƣợt 13/14 chỉ tiêu kinh tế xã hội mà Trung ƣơng Đảng, Quốc hội đề ra cho năm 2014. Theo Thủ tƣớng bảo vệ chủ quyền, hòa bình ổn định là vấn đề còn rất nhiều thách thức, phải ngày đêm chăm lo, không đƣợc lơ là, chủ quan. Điều này có nghĩa cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực sự Đổi mới Chính trị, Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa theo Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc. Từ tinh thần này , Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ Bùi Quang Vinh khẳng định, nếu không Đổi mới Thể chế và Con người, Viêṭ Nam rất khó phá t triển khi hầu hết động lực đã tới hạn. Theo Bộ trƣởng Bộ KH&ĐT, cần bỏ Tư tưởng và Thể chế Xin, Cho, tức là “Cái gì Cho thì ghi trong luật”, và thay bằng “Cái gì Không cho thì ghi trong luật”, bởi xin mà luật không có, sẽ thích thì cho, không thích thì không cho... gây tốn kém, khó khăn và không minh bạch”. Nhắc lại nguyên tắc “việc dân sự cốt ở hai bên”, Bộ trƣởng Tƣ pháp Hà Hùng Cƣờng cũng nêu rõ việc gì luật không cấm thì phải để ngƣời dân làm và tự điều chỉnh. Ông cũng bày tỏ quyết tâm Đổi mới, không thể giữ mãi tình trạng “sai lầm nhiều thế kỉ nữa”. Ảnh dƣới: Từ trái: 1. Ngày 16/1/2014, Phó Thủ tƣớng Vũ Đức Đam nói, “vai trò văn hóa ngày càng quan trọng, vì vậy, cần phát huy, bồi đắp hơn nữa giá trị văn hóa kế thừa từ truyền thống”. Rõ ràng, “văn hóa kế thừa từ truyền thống” nhƣ Phó Thủ tƣớng nói là cơ sở đầu tiên để Xã hội và Đảng, Nhà nước xây dựng một Văn hóa Thời đại – Văn hóa Đoàn kết & Sáng tạo; 2. Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Cả hai Phó Thủ tƣớng đều là những lãnh đạo nhạy cảm, kiên quyết và đủ bản lĩnh ủng hộ các yếu tố mới. Đây là những điều kiện không thể thiếu của lãnh đạo thế kỷ 21. Có thể nói, các thành tựu lớn của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay đều có sự đóng góp của những ngƣời lãnh đạo nhƣ vậy.69 Đọc hai câu đối lại vui cho Anh vì không những đồng đội, đồng chí, bằng hữu, hàng xóm hiểu anh, quý anh mà trong gia đình, con gái của Anh đã vƣợt qua tình cảm thƣờng tình để nói đúng cái tâm, cái trí của cha mình. Một đời ngƣời trải qua cuộc sống nhƣ Anh, làm đƣợc những việc lớn và khó nhƣ Anh đã làm và luôn giữ đƣợc khí tiết của mình từ trẻ tuổi cho đến tuổi “bát tuần” nhƣ anh, đó thật là đáng tự hào lắm chứ? Tôi hoan nghênh một ngƣời con gái đã hiểu, đã nói đƣợc cốt cách và tâm lòng của cha mình. Phần trên tôi đã nói rồi, song vẫn muốn nhắc lại, tôi thấy đúng “Con hơn cha là nhà có phúc”, song ở đây qua đôi câu đối này và những gì tôi cảm nhận ở Cụ Vĩnh và Gia đình tôi cũng thấy đúng “Con hiểu cha là nhà có phúc” vậy! Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1996 Đại tá Tô Khuyến Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh dặn, phải luôn nỗ lực Học tập để biết cách Thay đổi Trên trang bìa cuốn Hồi ức “Kể lại cuộc đời” do Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh tặng Ban Biên tập là những dòng chữ đầy tính Nhân văn và Trí tuệ: “Kể lại những sự việc xẩy ra trong cả cuộc đời lúc đang tiến đến tuổi 100, tôi muốn nhắn nhủ con cháu rằng: Một con ngƣời sống trên đời, dù cực khổ đến mấy (hay sung sƣớng và quyền lực đến mấy - BBT) cũng phải cố gắng phấn đấu mà vươn lên, chăm chỉ học hành. Bất kể lĩnh vực nào, hễ có điều kiện thì tranh thủ mà học, học thêm được cái gì hay cái ấy. Tôi mong con cháu cũng biết Tự lập phấn đấu, Thực hành tiết kiệm và phải có tinh thần luôn Sẵn sàng giúp đỡ mọi người, Đấu tranh cho Lẽ phải, cho Chính nghĩa”. Đọc những dòng trên, càng hiểu vì sao Cụ Hồ không dùng tên “Tạp chí Cộng sản” mà là “Tạp chí Học tập”; vì sao không dùng tên Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, mà dùng “Nhà xuất bản Sự thật”, cũng nhƣ ngộ thêm phải Học để Thay đổi và “Thiện” hơn, còn kiên định “Không Thay đổi” thực chất là Lười, không chịu Học, và sẽ dễ “Ác” hơn. Cụ Vĩnh kể, do tham gia cách mạng, nên Cụ bị ngƣời Pháp bắt đi đày, mỗi ngày đƣợc 1 lạng gạo, 1/3 lạng thịt, 3 lạng rau, mắm muối 15g, song lại đủ điều kiện tự do chăn nuôi gà lợn, nên mỗi tuần một mâm 6 ngƣời có một con gà quay, một tháng đƣợc một con lợn sữa quay. Ông kể khi đó đƣợc ăn đủ loại thịt rừng, hƣơu, nai, lợn lòi, ... do Tây đồn tham nhũng muốn bỏ túi tiền thực phẩm của tù, nhƣng lại không muốn tù đói nên sai lính đi săn bù vào. Vậy là những ngƣời có Học khi tham nhũng có thể vẫn “Thiện”, còn thiếu Học thì tham nhũng chắc chắn sẽ đi kèm với cái “Ác”? Ảnh trên: Lênin, ngƣời đƣợc cho là đã viết “Học, Học nữa, Học mãi”. Ảnh giữa: Lính Pháp săn hổ; Vua Bảo Đại và Bà Mộng Điệp đi săn. Ảnh dƣới: Minh Nguyên, cháu ngoại kiêm “Thầy” và “Thƣ ký Internet” của Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh. Khi hỏi có ai giúp viết cuốn Hồi ức thì Cụ trả lời, chuyện của mình khó mà nhờ ai đƣợc, nhƣng đến cái đoạn in và sử dụng máy tính thì phải nhờ cháu ngoại tôi, khi đó cháu vừa là “Thầy”, lại vừa là “Thƣ ký Internet” của mình.7071 Bài số 7. MONG ĐẠI HỘI XII CHỌN ĐÚNG ĐƢỜNG LỐI, ĐÚNG LÃNH ĐẠO Hà Tuấn Trung I. CHƢA BAO GIỜ ĐẤT NƢỚC CẦN CÓ DÂN CHỦ THỰC SỰ TRONG ĐẠI HỘI ĐẢNG NHƢ HIỆN NAY Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, thành công của Đại hội có tác dụng quyết định đến sự vững mạnh và khả năng lãnh đạo của Đảng trong nhiệm kỳ, và cũng là niềm hy vọng của đảng viên và nhân dân, hƣớng tới một tƣơng lai ngày càng tƣơi sáng hơn. Tuy nhiên, thực tiễn lịch sử cho thấy không phải Đại hội nào cũng đều đáp ứng yêu cầu này. Ví nhƣ Đại hội II năm 1951 và Đại hội III năm 1960 đã tạo điều kiện làm nên chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, trái lại Đại hội IV năm 1976 với chủ trương xây dựng đất nước theo mô hình Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa kiểu Xô Viết đã đưa nền kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng và chỉ đến Đại hội VI năm 1986 mới tiến hành sửa đổi sai lầm này, v.v... Nguyên nhân của các sai lầm đó trƣớc hết do tƣ tƣởng giáo điều, bảo thủ, chủ quan, duy ý chí,… song tiếp theo còn do phƣơng pháp tiến hành Đại hội chƣa tốt, còn có biểu hiện hình thức, chưa khai thác và quy tụ được đầy đủ tinh hoa trí tuệ tiêu biểu của Đảng trong Hoạch định Đường lối Mới và Bầu chọn nhân sự Lãnh đạo Mới. Có tình trạng này là do Bộ phận Lãnh đạo thƣờng chủ quan cho rằng mọi sự chuẩn bị của mình từ văn kiện đến nhân sự bao giờ cũng sáng suốt, do đó chỉ cần chỉ đạo, hƣớng dẫn để Đại hội nhanh chóng thông qua mà không phải thay đổi nhiều. Ngƣợc lại, về phía đại biểu, còn không ít tâm lý tự ti, tin tƣởng một chiều vào sự chuẩn bị của Trung ƣơng nên ngại đào sâu suy nghĩ và mạnh dạn phản biện, đề xuất các ý kiến khác Dự thảo để Đại hội cân nhắc, lựa chọn. Hiện nay, Việt Nam sau 30 năm Đổi mới tuy có một số thành tựu, song cơ bản vẫn là một nƣớc nghèo, năng suất lao động rất thấp, đời sống nhân dân, nhất là công nhân, nông dân và các dân tộc miền núi còn vô vàn khó khăn. Trong khi đó, nhiều nƣớc trong khu vực cùng hoàn cảnh hoặc không nhiều lợi thế nhƣ ta đã nhanh chóng vƣơn lên thành các “con rồng”! Nguyên nhân cốt lõi tình trạng này là do nhiều kỳ Đại hội Đảng chỉ tiến hành việc bổ sung, cải tiến vặt, không căn bản và thiếu đồng bộ. Vì thế dẫn đến Đổi mới nửa vời, luẩn quẩn với quá nhiều vƣớng mắc về Đƣờng lối, về Thể chế Chính trị và về Phƣơng thức quản lý, hậu quả là kinh tế suy thoái, “quốc nạn” tham nhũng cùng các tệ nạn xã hội bùng phát làm suy giảm đáng kể lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Hiện tình đất nƣớc đòi hỏi Đảng phải Đổi mới căn bản, triệt để mới có thể đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn, lạc hậu, bế tắc, ngõ hầu tránh sự sụp đổ đáng tiếc. Vì thế, với vai trò cơ quan Lãnh đạo tối cao, Đại hội Đảng cần thật sự phát huy dân chủ để huy động tối đa sức mạnh trí tuệ của một tập thể tiêu biểu, nhằm có được Đường lối sáng suốt và Những người có đủ Đức, Tài vào cơ quan lãnh đạo mới. Từ những suy nghĩ kể trên, xin mạo muội đề xuất kiến nghị thay đổi một số điểm trong phƣơng pháp tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XII. Hy vọng đƣợc Trung ƣơng cùng các đại biểu Đại hội quan tâm tham khảo:72 Tin tƣởng và hy vọng Đại hội XII sẽ xây dựng đƣợc Chiến lƣợc Mới và chọn đƣợc các đại diện xứng đáng để Xây dựng Tổ quốc Việt Nam theo Con đƣờng Đoàn kết “Lời tâm sự của tác giả: “Tôi là Hà Tuấn Trung, ngƣời dân tộc Tày, sinh năm 1931 ở Hòa An, Cao Bằng. Năm 14 tuổi tôi là đội viên Thiếu niên tiền phong cứu quốc, 15 tuổi là đội viên Chi đội Giải phóng quân Cao Bằng và Thiếu sinh quân Chiến khu 1 - Liên khu 10, 18 tuổi là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Tôi đã tham gia hai cuộc kháng chiến với cƣơng vị từ chiến sĩ đến Chính ủy Trung đoàn và Phó Trƣởng phòng Tuyên huấn Quân khu. Sau chiến tranh tôi đƣợc điều động về Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng Đảng. Năm 1991 là đại biểu chính thức dự Đại hội Đảng VII. Trƣớc nghỉ hƣu (1998) tôi là Ủy viên Ủy ban Kiểm tra TW kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm tra. Ban đầu, tôi đến với cách mạng chỉ do lòng yêu nước và kính yêu Cụ Hồ. Sau này, đƣợc bồi dƣỡng về “Chủ nghĩa cộng sản”, tôi mới hiểu mình không chỉ góp phần chống thực dân xâm lƣợc, mà còn góp phần giải phóng nhân loại khỏi áp bức, bất công, … Tin ở điều tốt đẹp này, tôi nhiệt tình nói lại cho ngƣời khác, nhất là khi làm Chính ủy Trung đoàn và phụ trách tuyên huấn Quân khu. Tôi say sƣa giảng thuyết “Chủ nghĩa Mác-Lênin” với lòng ngƣỡng mộ. Có lẽ hầu hết thế hệ chúng tôi đều có niềm tin nhƣ vậy. Tuy nhiên, những gì xảy ra trong nước và thế giới nhiều năm qua không giống những gì tôi đã được dạy và tin tuyệt đối, đã thúc giục tôi tìm tòi, học hỏi những mong đóng góp phần nào vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng, nhất là trong giai đoạn nhiều thách thức này (trƣớc Đại hội XI, tôi đã gửi Bộ Chính trị bài “Nên lấy Học thuyết Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng” và “Nên đổi lại tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam ”. Tôi thấy các bậc Thầy nói rất phù hợp Thực tiễn, nhƣ Ăngghen, bạn chiến đấu và là ngƣời đã viết tiếp bộ “Tƣ bản” bất hủ của Mác, nói: “Chẳng có Mục tiêu lớn “Chủ nghĩa Cộng sản” gì cả, đó chỉ là một mệnh đề được người khai sáng chủ nghĩa Mác đề xuất lúc trẻ nhưng đã vứt bỏ lúc cuối đời”. Hồ Chí Minh còn dứt khoát hơn khi nói về cốt lõi của Chủ nghĩa Mác-Lênin: “Chủ trương giai cấp đấu tranh là một điều ngu ngốc”… Thực ra chúng ta chẳng kiên định với các vị, bởi Đại hội II năm 1951“lấy Chủ nghĩa Mác, Ăngghen, Lênin, Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông… làm nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”, song Đại hội III năm 1960 đã từ bỏ Chủ nghĩa Ăngghen, Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông, rồi Đại hội VII năm 1991 mới bổ sung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Vậy là việc từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, thay vào đó Học thuyết Hồ Chí Minh và lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, cũng là rất tự nhiên. Thực tiễn chính trị, quân sự, khoa học, công nghệ, giáo dục,... còn cho thấy, cứ “Đấu tranh giai cấp” là Thất bại và chỉ theo con đƣờng Đoàn kết mới Thành công””. (Trích tr.45-48 cuốn “Giai đoạn mới, Chính thể mới, Văn hóa mới” do Viện N/C SENA in và gửi đến các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm tháng 12/2012) Ảnh trên: Tác giả Hà Tuấn Trung tháng 10/2012 và khi là thiếu sinh quân ở Chiến khu I năm 1946. Ông là một trong những ngƣời tham gia ký vào Thƣ ngỏ của 61 Đảng viên gửi Ban Chấp hành Trung ƣơng và các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.73 II. ĐỔI MỚI VIỆC CHUẨN BỊ VĂN KIỆN ĐẠI HỘI, VÀ BÁO CÁO, THẢO LUẬN TRONG ĐẠI HỘI A. Đổi mới việc Chuẩn bị văn kiện Đại hội: Từ khi thành lập Đảng năm 1930 đến nay, lúc âm thầm lúc mạnh mẽ song trong nội bộ Đảng luôn diễn ra cuộc “Nội chiến về Tư duy” hay gọi nhẹ đi là “Đấu tranh về Đường lối” giữa Tư tưởng Đoàn kết & Thống nhất của Học thuyết Hồ Chí Minh với tư tưởng Chia rẽ & Cực đoan của Học thuyết Mác-Lênin. Tuy nhiên, đã thành tiền lệ là ý chí Tổng Bí thƣ đƣơng nhiệm thế nào thì Văn kiện Dự thảo sẽ biên soạn nhƣ vậy và các biện pháp cần thiết sẽ đƣợc thực thi để Đại hội luôn nhất trí cao. Việc biên soạn Văn kiện Dự thảo cho Đại hội XII vẫn theo cách cũ, đó là: Chọn một nhóm chuyên gia kinh nghiệm, thậm chí có ngƣời đã tham gia biên soạn Văn kiện Dự thảo một vài Đại hội Đảng để viết theo ý “Một ngƣời”. Theo tinh thần này, nhiều khả năng Văn kiện Dự thảo cho Đại hội XII vẫn bị ảnh hƣởng bởi lối tƣ duy kiên định “Chủ nghĩa MácLênin” với các quan điểm đã lỗi thời kiểu “Kinh tế Nhà nƣớc là chủ đạo”,... Để có một Đại hội Đổi mới thực sự theo hƣớng Dân chủ, trƣớc hết phải có các phƣơng án khác nhau để Trung ƣơng và Đại hội lựa chọn, tuyệt đối tránh tình trạng “Đƣa một, Bầu một” mang tính hình thức nhƣ đã nhiều lần xẩy ra. Chính vì thế nên bổ sung ít nhất một Nhóm thứ hai để Biên soạn Văn kiện Dự thảo theo tinh thần Niềm tin Chiến lược, Đổi mới Thể chế, Kiến tạo Phát triển,..., đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc tuyên bố với Quốc hội, Nhân dân và Thế giới. B. Đổi mới việc Báo cáo, thảo luận trong Đại hội: 1. Sau mỗi báo cáo của từng chuyên đề (Báo cáo chính trị, Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội và phƣơng hƣớng, Báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành Trung ƣơng, Dự thảo sửa đổi bổ sung Điều lệ Đảng, v.v...) cần thông báo đầy đủ những ý kiến đóng góp của đảng viên và nhân dân, kể cả những ý kiến thiểu số hoặc chỉ là cá biệt, nêu rõ lập luận của những ý kiến đó... để Đại hội nghiên cứu, thảo luận một cách nghiêm túc. 2. Việc lựa chọn những vấn đề cần thảo luận và không thảo luận phải đƣợc Đại hội biểu quyết thông qua. Tập trung vào những vấn đề lớn, có nhiều ý kiến khác nhau và khác với dự thảo văn kiện để trao đổi, tranh luận. Theo thông lệ việc thông qua Điều lệ Đảng thƣờng xếp vào cuối chƣơng trình. Nhƣ vậy không hợp lý, vì Điều lệ Đảng quyết định những vấn đề rất căn bản về mục đích của Đảng, về nền tảng tư tưởng và nguyên tắc tổ chức của Đảng,... có tác dụng chi phối toàn bộ đƣờng lối, cƣơng lĩnh chính trị và phƣơng hƣớng hoạt động của Đảng,... Đó là những vấn đề cốt lõi cần phải đƣợc xác định trƣớc khi bàn thảo và biểu quyết các vấn đề khác. Bớt đi những bài diễn văn, tham luận, phát biểu dài dòng kể lể tình hình địa phƣơng và ngành... mà dành nhiều thời gian để phát biểu, đề xuất những ý kiến cần thay đổi, bổ sung với những lý lẽ rõ ràng. 3. Lấy thảo luận chung tại hội trƣờng là chính (bố trí nhiều thời gian). Thảo luận ở Đoàn là để chuẩn bị cho thảo luận chung ở hội trƣờng. Không lấy biểu quyết ở từng Đoàn. 4. Các đại biểu có quyền phát biểu và biểu quyết các vấn đề theo ý mình, không phụ thuộc vào quá trình tham gia thảo luận và biểu quyết tại Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ƣơng hoặc tại đại hội cấp dƣới.74 “Văn kiện Đại hội XII” đƣợc ví nhƣ Ngôi nhà Lớn của Dân tộc, vì thế nên để mọi Nhà cùng làm, không nên bắt một Gia đình, dù lớn phải gánh chịu. Ai cũng biết để làm một ngôi nhà dù chỉ cho gia đình, trước hết phải nhờ đơn vị Thiết kế (Tham mưu). Sau khi các thành viên gia đình xem xét, góp ý và chấp thuận bản thiết kế, giờ đây đã thành ý chí của Gia đình, mới nhờ đơn vị Xây dựng (Thực hiện) thi công theo bản vẽ đƣợc duyệt. Đƣơng nhiên trong tiến trình sẽ phải nhờ đơn vị Tƣ vấn giúp Gia đình theo dõi (Phản biện và Giám sát) quá trình Thiết kế và Thi công ngôi nhà. Gia đình chịu trách nhiệm quyết định ngôi nhà xây ở đâu, to hay bé, bao nhiêu tiền, (Lãnh đạo). Thông thƣờng ai cũng làm vậy, trừ trƣờng hợp nghĩ quẩn kiểu “ngƣời Việt Nam làm nhà Việt Nam”,..., thì mới bắt bố già, vợ yếu, con thơ tự xây nhà, mà nếu thế thì hình hài ngôi nhà ra sao đã rõ. Giống nhƣ trên, một hệ thống tổ chức thông thường phải có 4 chức năng: Lãnh đạo, Tham mưu, Thực hiện và Phản biện. Các nhà nƣớc phong kiến xƣa chỉ của một giòng họ, song có thể trị vì kéo dài đến 6, 7, 8 trăm năm là vì Thể chế không Độc quyền, chỉ có cá nhân Độc quyền, tức là ông vua đƣợc độc quyền mà thôi. Không những thế các vị vua sáng còn tăng quyền lực cho công tác Tham mƣu và Phản biện, đặt ra các chức riêng nhƣ Gián quan có quyền lực lớn, để can ngăn và khuyên bảo. Chế độ XHCN kiểu Xô Viết ban đầu cũng đủ bốn chức năng, lại có công tác tuyên truyền giỏi, vì thế lớn mạnh nhanh, nhƣng rồi chính hai yếu tố đã làm chế độ lớn mạnh là “Kinh tế Nhà nƣớc là Chủ đạo” và “Đảng lãnh đạo tuyệt đối” lại làm thui chột hai chức năng “Tham mưu” và “Phản biện”, khiến nó biến thái thành một hệ thống “cứng” mất dần sức sống, một thể Thống nhất giữa Chế độ Độc quyền, Tập thể Độc quyền và Cá nhân Độc quyền. Vì thế nó lớn mạnh nhanh, song hủ bại và tiêu vong cũng nhanh, vòng đời đa phần không quá 70 năm, tức là chỉ bằng phần nhỏ so với một chế độ phong kiến. Ngôi nhà là cái rất cần và gần gũi vì nó bảo vệ và nuôi dƣỡng con ngƣời và gia đình. Hiện nay với Dân tộc Việt Nam, “Văn kiện Đại hội XII” cũng là “Ngôi nhà”, nói thế bởi các văn kiện, trong đó cốt lõi là “Cương lĩnh” và “Chiến lược” sẽ giúp cho Dân tộc Việt Nam và Đảng lãnh đạo hoặc trở nên vững mạnh, hoặc lại tiếp tục vùi mình vào vũng lầy “trung bình thấp toàn diện”, từ chính trị, kinh tế, văn hóa đến khoa học, công nghệ, giáo dục. Vấn đề đặt ra là: Vì sao công việc lớn và quan trọng bậc nhất với Đất nước và Dân tộc là Xây dựng Cƣơng lĩnh và Chiến lƣợc, ..., lại không thể huy động sự đóng góp trí tuệ ở trong, ngoài Đảng? Trí tuệ của Việt Nam và Nhân loại? Phải chăng chúng ta chưa hiểu hết thế nào là “Lãnh đạo toàn diện”, nên cứ thích lăn lưng để “Thực hiện toàn diện”?... Ảnh trên: Các Thủ tƣớng khối ASEAN và Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 13/11/2014 tại Myanmar nhân Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần 25. Ảnh dƣới: Thủ tƣớng Husen trao Huân chƣơng Đại tƣớng quân cho ngƣời nông dân Tây Ninh Trần Quốc Hải vì đã cải biên xe bọc thép cho Campuchia. Ông Hải xúc động: “Vấn đề là người ta tin tưởng mình, tạo điều kiện cho mình sáng tạo,...”. ,,75 III. ĐỔI MỚI VIỆC BẦU ĐOÀN CHỦ TỊCH VÀ BẦU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG A. Đổi mới việc Bầu Đoàn Chủ tịch: Cần nhận thức rõ Đoàn chủ tịch không phải là cơ quan lãnh đạo đại hội mà chỉ là bộ phận do Đại hội cử ra để điều khiển chƣơng trình hoạt động của Đại hội (không có bộ phận nào có quyền lãnh đạo đại hội, ngoài chính bản thân đại hội). Danh sách bầu Đoàn chủ tịch do Ban chấp hành Trung ƣơng giới thiệu với Đại hội. Số lƣợng Ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thƣ tham gia Đoàn chủ tịch không nên quá 50%, số còn lại là các đại biểu khác. Đại hội lấy biểu quyết từng ngƣời bằng phiếu kín (ấn nút – không giơ tay). B. Đổi mới việc Bầu Ban Chấp hành Trung ƣơng: Đại hội quyết nghị về Quy chế bầu cử trong Đại hội. Nội dung quy chế cần khẳng định một số điểm quan trọng nhƣ: 1. Tất cả đại biểu chính thức của Đại hội và mọi đảng viên chính thức trong Đảng đều có quyền ứng cử và nhận đề cử để đƣợc bầu vào Ban Chấp hành Trung ƣơng, không lệ thuộc vào danh sách đề cử do Ban Chấp hành Trung ƣơng giới thiệu với Đại hội. 2. Các đại biểu chính thức có quyền đề cử các đảng viên là đại biểu Đại hội và các đảng viên khác tham gia Ban Chấp hành Trung ƣơng. Nếu đề cử đảng viên không phải là đại biểu Đại hội tham gia Ban Chấp hành Trung ƣơng, ngƣời đề cử phải báo cáo bằng văn bản về sơ yếu lý lịch, tƣ cách của ngƣời đƣợc đề cử với cơ quan chuẩn bị nhân sự của đại hội và phải đƣợc sự đồng ý của ngƣời đó. 3. Sau khi tổng hợp danh sách tự ứng cử và đề cử, Đoàn chủ tịch Công bố danh sách nhân sự do Ban Chấp hành Trung ƣơng đề cử. (trƣờng hợp danh sách ứng cử và đề cử của các đại biểu trùng khớp với danh sách do cấp ủy chuẩn bị thì không cần công bố). Danh sách do Ban Chấp hành Trung ƣơng giới thiệu và danh sách tự ứng cử và đề cử có giá trị nhƣ nhau, đều là danh sách bầu cử chính thức của Đại hội. 4. Tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn: Các đại biểu nêu ý kiến chất vấn những ngƣời có tên trong danh sách bầu cử, ngƣời bị chất vấn trực tiếp trả lời tại hội trƣờng. 5. Những trƣờng hợp ngƣời đƣợc đề cử xin rút khỏi danh sách bầu cử do Đại hội xem xét biểu quyết quyết định. 6. Lập danh sách bầu cử, Đại hội biểu quyết thông qua số lƣợng và danh sách bầu cử. Danh sách bầu cử phải có số dƣ > 30% số lƣợng cần bầu (không khống chế tỷ lệ tối đa). 7. Ban Tổ chức Đại hội phải tạo điều kiện cho các đại biểu hiểu rõ đối tƣợng mình bầu, không chỉ có trích ngang lý lịch, mà còn giúp các Đại biểu đánh giá đƣợc đức, tài qua hoạt động thực tiễn, hiểu rõ quá trình sống và làm việc thông qua phản ảnh của dƣ luận trên phƣơng tiện thông tin đại chúng hoặc tố cáo của đảng viên và nhân dân (kể cả những tố cáo có trƣớc khi tiến hành Đại hội). Tất cả đều đƣợc thẩm tra, kết luận kịp thời và phổ biến cho các đại biểu, bởi vì là thành viên cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, đại biểu đại hội có quyền biết những thông tin liên quan đến trách nhiệm của mình trong việc bầu cử... 76 Thanh Văn “còn hơn Khoán 10” nhờ trƣớc hết đã chọn đúng Đƣờng lối và Ngƣời đứng đầu để tập trung xây dựng Chế độ Mới, Văn hóa Mới, Đạo đức Mới. Bí thƣ Đảng ủy xã Quang Văn Thỉnh nhấn mạnh, muốn xây nhà mới to đẹp, trƣớc hết phải biết “giải phóng mặt bằng” để dẹp bỏ mấy cái “lều vịt”, đã vừa tốn đất lại vừa hôi hám. Cũng vậy, muốn thành công phải đoàn kết, muốn đoàn kết trước hết phải từ bỏ tư tưởng “Chia rẽ và Cực đoan”. Ông cho rằng, vấn đề quan trọng là làm gia tăng các lợi ích xã hội và phân chia hài hòa, chứ không phải đi lo “Chống” lợi ích nhóm này, chống lợi ích nhóm kia. Ông nói, để tham nhũng ngày một lớn, trƣớc hết là do Chế độ, tiếp theo là do Văn hóa kém, Đạo đức kém. Chính vì thế phải Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa, nói cách khác phải Thay đổi để có Chế độ Mới, Văn hóa Mới, Đạo đức Mới. Đây là bài học Thành công đầu tiên. Đƣơng nhiên, ông nói, khó đấy nhƣng phải làm, hẹp thì vì tình làng, nghĩa xóm, quyền lợi của xã, quyền lợi địa phƣơng, rộng thì vì đất nƣớc, vì dân tộc. Và nếu mình là ngƣời “Lao động”, lại có “Tổ chức Lao động” và đừng tham “Cộng” sản của người khác, rồi áp đặt chia theo ý mình thì ai cũng muốn chơi với mình, cũng quý trọng mình. Bài học Thành công thứ hai là xác định đúng mục tiêu, mô hình phát triển lâu dài, chọn người đứng đầu xứng đáng. Từ khi thiếu ăn, Thanh Văn đã quyết không chỉ “Thoát nghèo”, Bí thƣ Quang Văn Thỉnh báo cáo: “... Thanh Văn xây dựng nông thôn mới không dập khuôn 19 tiêu chí của Trung ƣơng, cũng không nhằm đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt, mà căn cứ vào xu thế phát triển, đặc thù địa phƣơng”. Đồng chí Nguyễn Chí Tuyến, nguyên Bí thƣ Đảng ủy Thanh Văn, ngƣời 25 năm trƣớc đã từ nhiệm và đến nay vẫn sát cánh làm việc với ngƣời mình tiến cử là ông Quang Văn Thỉnh, kể: “Sau các năm 1983/1985, Đảng ủy đã bổ sung những nhân tố mới dám nghĩ dám làm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt. Lãnh đạo mới hết sức trăn trở để tìm ra con đường đi thích hợp cho địa phương mình. Còn vô vàn bài học từ Thanh Văn, từ Thực tiễn, có thể giúp chúng ta Thay đổi để cùng phát triển. Còn nhƣ cứ khăng khăng “Không Thay đổi”, chẳng khác gì tự mình loại bỏ đôi mắt và bộ não khỏi con ngƣời mình - món quà vô giá của các Đấng Sinh thành. Phải chăng đó là tội to nhất với chính Mình, với Người thân và với Xã hội? Ảnh trên: Võ Văn Kiệt, ngƣời quyết liệt và kiên trì giƣơng cao ngọn cờ Đổi Mới. Theo Việt Phƣơng, Thƣ ký Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng, thì Phạm Văn Đồng đã từng nhìn nhận về Võ Văn Kiệt: “Trong các Thủ tƣớng của nƣớc ta, Bác Hồ đã kiêm chức Thủ tƣớng 10 năm đầu của chế độ mới, không ai so sánh cùng Bác đƣợc. Còn lại 5 ngƣời thủ tƣớng cho đến nay thì anh Võ Văn Kiệt là ngƣời làm đƣợc nhiều nhất cho Dân tộc, cho Đất nƣớc". Ảnh dƣới: GS. Tƣơng Lai trong phòng làm việc với bức ảnh chụp cùng Thủ tƣớng Văn Kiệt đƣợc ông trang trọng để nơi đẹp nhất với suy nghĩ: “Ở một con ngƣời nhƣ Võ Văn Kiệt, dĩ nhiên là có nhiều điều trân trọng, song ấn tƣợng nhất là Tình người; Bản lĩnh nhìn thẳng vào Sự thật, tôn trọng Sự thật; Trân trọng Tri thức và người Trí thức”. 77 Kể từ sau Đại hội Đổi Mới (1986) đến nay, Đảng ta đã có thêm 5 kỳ Đại hội, mà mỗi lần kết thúc đều đƣợc đánh giá là “thành công tốt đẹp”. Tuy nhiên, điều tốt đẹp đó chƣa thực sự đƣợc chứng minh trong thực tiễn. Bởi lẽ với khoảng thời gian gần 3 thập kỷ thực hiện theo Nghị quyết của các Đại hội đó, nền kinh tế nƣớc ta tuy có thu đƣợc một số thành tựu bƣớc đầu nhƣng lại sớm rơi vào tình trạng suy thoái và bị tụt hậu ngày càng xa so với các nƣớc trong khu vực… Nội bộ Đảng thì một “bộ phận không nhỏ” suy thoái nghiêm trọng, tuy đã nhận dạng đúng nhƣng gần hết cả nhiệm kỳ mà kết quả chỉnh đốn “cấp bách” hầu nhƣ vẫn dậm chân tại chỗ… Lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng ngày càng giảm sút. Trong khi đó, chủ quyền quốc gia đang bị thế lực thù địch bành trƣớng, xâm phạm ngày càng trắng trợn! Toàn Đảng, toàn dân ta đang kỳ vọng vào Đại hội Đảng XII sắp tới sẽ có những quyết định sáng suốt về đường lối và lựa chọn chính xác về nhân sự để xoay chuyển tình thế. Muốn đƣợc nhƣ vậy, cách tốt nhất là phải thật sự phát huy dân chủ trong Đại hội, khai thác đƣợc đầy đủ tinh hoa trí tuệ tập thể của cơ quan lãnh đạo tối cao và thực sự dựa vào sức mạnh đóng góp của toàn thể nhân dân. Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 20147879 Bài số 8. VUA LÊ THÁNH TÔNG (1460 - 1497) VỚI ĐẠI VIỆT - QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP VÀ SÁNG TẠO Trần Thanh Tùng & Lê Đức Tiết Lời mở đầu: Vào những ngày đầu năm 2015, đất trời nhƣ khởi sắc, lòng ngƣời phấn chấn vì tuy thách thức vẫn còn đó, song cơ hồ Đất nước và Dân tộc đã có nguồn Động lực Mới, thay cho các Động lực Cũ nay không còn đáp ứng nhu cầu phát triển. Nguồn động lực mới này đến từ Niềm tin Chiến lược, từ Quyết tâm Đổi mới Thể chế để Kiến tạo Phát triển nhằm Phát huy mạnh mẽ Dân chủ nhƣ Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc tuyên bố, cũng nhƣ từ các tấm gương nỗ lực phấn đấu cho Sự nghiệp Đổi mới xuất hiện ngày một nhiều trong Nhân dân và Lãnh đạo. Nguồn Động lực mới này sâu xa còn bắt nguồn từ niềm tin ở lời Cụ Hồ “Hết mưa là nắng hửng” và Truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam với sức sống bất diệt, với quyết tâm “vƣơn lên phát triển” mạnh mẽ, tiêu biểu là Sự nghiệp Đổi mới đất nước được vua Lê Thánh Tông thực hiện thành công ở thế kỷ 15. Khi đó vƣơng quốc Đại Việt đang mấp mé bờ vực sụp đổ. Song với tầm nhìn sâu rộng, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành Đổi mới Thể chế và Đổi mới Văn hóa. Nhờ vậy, dân chúng thoát khỏi thảm họa và nước Đại Việt đã trở nên hưng thịnh nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Tóm lại, dƣới thời vua Lê Thánh Tông, nền thịnh trị đạt đến cực điểm. Nƣớc lớn kiêng dè, nƣớc nhỏ nể phục. Hơn 300 năm sau không một thế lực ngoại xâm nào dám đụng đến Việt Nam. Ngày hôm nay, dƣờng nhƣ lịch sử đang lặp lại. “Ôn cố, tri tân”, bài viết đề cập ba việc lớn Lê Thánh Tông đã tiến hành thành công, làm tên tuổi và sự nghiệp Đổi mới của Ông được lưu truyền tới muôn đời. Đây cũng là ba phần của bài viết này: 1. Trƣớc hết là Đổi mới Niềm tin Chiến lƣợc. 2. Đổi mới Thể chế là Nền tảng cho Đổi mới 3. Đổi mới Văn hóa là Động lực cho Phát triển. ___________________________________________________ Ảnh trên: Từ trái: 1. Các tác giả: Trần Thanh Tùng và Luật sƣ Lê Đức Tiết, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tƣ vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 2. Bí thƣ Đảng ủy xã Quang Văn Thỉnh – một tấm gƣơng nỗ lực cho Sự nghiệp Đổi mới; 3. Nguyên Phó Trƣởng ban Ban Tổ chức TW Nguyễn Mạnh Can; 4. Tổng thƣ ký Diễn đàn Lý luận Phát triển, Viện phó Viện các vấn đề Phát triển VIDS TS. Nguyễn Vi Khải.80 Xã hội bị suy thoái do đã chọn trƣớc một bộ phận của “Lao động chân tay”, “Lao động trí óc” làm Lãnh đạo, mà chƣa chọn Hiền tài, chƣa chọn Trí thức Một trong các di tích nổi tiếng của Văn Miếu – Quốc Tử Giám là 82 tấm bia Tiến sĩ, trong đó rõ ghi họ tên, quê quán của 1307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ 1442-1779 gồm 81 khoa triều Lê và 1 khoa triều Mạc. Bia Tiến sĩ khắc trên loại đá màu xanh, kích thƣớc không đều nhau đƣợc chạm khắc hoa văn tinh xảo. Bia Tiến sĩ số 1 là Bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) thời vua Lê Thánh Tông, trong đó nêu rõ tầm quan trọng của Đào tạo Nhân tài và Khuyến khích Học tập: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nƣớc mạnh mà hƣng thịnh, nguyên khí suy thì thế nƣớc yếu mà thấp. Vì thế, các bậc đế vƣơng, thánh minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp... Vì vậy, lại cho khắc đá để dựng ở cửa Thái Học cho kẻ sĩ bốn phƣơng chiêm ngƣỡng, hâm mộ mà phấn chấn, rèn luyện danh tiết, hăng hái tiến lên giúp rập Hoàng Gia. Há phải chỉ là chuộng hƣ danh, sính hƣ văn mà thôi đâu”. Nếu trong Văn bia Tiến sĩ số 1 nêu trên hiểu “Tài” là những người có thể làm những việc mà người thường không làm được và “Hiền” là những người “Tài”, không e ngại khó khăn, gian khổ, cường quyền, bạo lực,... để mang hết sức phục vụ cộng đồng, phục vụ Tổ Quốc (trong văn bia viết “Hoàng Gia” với ý nghĩa là Tổ Quốc, giống nhƣ trong ngữ cảnh nào đó ta đồng nhất đất nƣớc với chế độ). Vậy là với ngôn từ ngày nay, “Hiền” chính là “Trí thức” và “Tài” là những người có “Năng lực”. Nội dung trong văn bia số 1 cho thấy, Lê Thánh Tông không xác định trƣớc việc tuyển chọn quan (Lãnh đạo), và lại (công chức) theo tiêu chí họ hàng hay một một bộ phận xã hội (kiểu “Công nhân là giai cấp Lãnh đạo”), mà ông quyết tâm dùng và đào tạo những Con ngƣời mới có Chí khí và Trí tuệ để đưa Đại Việt thành một quốc gia “Khởi nghiệp và Sáng tạo” qua cách thức biến triều đại của ông thành một triều đại “Kiến tạo phát triển” – một “Môi trƣờng Kiến tạo Phát triển nguồn” làm nảy sinh các Môi trƣờng Kiến tạo Phát triển khác, trong đó trƣớc hết là trƣờng học, gia đình,... Đƣơng nhiên, đây chính là mục tiêu cho sự nghiệp Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa. Ảnh trên: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia ở Văn Miếu năm 1960. Ảnh giữa: Bia Tiến sĩ số 1 và Nhà bia ở Văn Miếu. Ảnh dƣới: Khuê Văn Các và hồ Thiên Quang. Trong Văn Miếu hiện nay vẫn còn bức hoành “Cổ kim Nhật Nguyệt” do cụ Nguyễn Nghiễm, thân phụ thi hào Nguyễn Du viết và quả chuông Bích Ung (Bích Ung đại chung) do cụ đúc và cúng tiến năm 1768.81 I. TRƢỚC HẾT LÀ ĐỔI MỚI NIỀM TIN CHIẾN LƢỢC Lê Thánh Tông (1460-1497) – con vua Lê Thái Tông, em vua Lê Nhân Tông, lên ngôi vua trong tình trạng bên ngoài kẻ thù dòm dỏ, bên trong đất nƣớc rối nhƣ tơ vò, do là: “…Việc văn giáo lặng lẽ như băng hàn, người hiền từ phải bó cánh. Bậc túc nho nhƣ Lý Tử Tấn, Trịnh Thuấn Du thì đẩy vào chỗ nhàn. Phường dốt đặc như ong đàn nổi dậy, như chó chuột nhe răng. Tể thần nhƣ Lê Sủng, Lê Sát thì ngu si không phân biệt đƣợc sáu loại súc vật. Chƣởng binh Lê Diên, Lê Luyện thì mù tịt, chẳng sao hiểu đƣợc bốn mùa một năm. Bậc lƣơng thần nhƣ Trịnh Khả, Khắc phục thì kèn cựa mà giết đi, ngƣời tài sĩ nhƣ Nguyễn Mộng Tuân thì đẩy vào vòng tai họa …” (Đại Việt Sử ký Toàn thƣ Bản kỷ thực lục, Quyển XI, Kỷ nhà Lê, NXB Khoa học xã hội; Hà Nội, 1993, tr.384-385). Khi lên ngôi vua Lê Thánh Tông mới 19 tuổi. Chỉ một năm sau, khi bàn về chủ trƣơng, chính sách đối ngoại, vị hoàng đế thanh niên đã xác định Niềm tin Chiến lƣợc mới khi khiển trách cựu thần về tƣ duy bảo thủ: “Ta coi Mới Chính sự (Ta đang Đổi mới Chính trị, Đổi mới Thể chế), sửa Mới Đức tính (Đổi mới Văn hóa), ngƣơi bảo nƣớc ta là hàng phiên bang của Trung Quốc thời xƣa, (vậy mà ngươi lại khuyên ta lệ thuộc tư tưởng lỗi thời của ngoại bang, của Trung Quốc), thế là ngƣơi theo đƣờng chết, mang lòng không vua (thế là ngươi lú lẫn không hiểu “Không thay đổi” tức là “Chết”, không có lòng yêu Tổ quốc)”. Chính ý chí tự cƣờng của vua Lê Thánh Tông đã lớn lên và trở thành Niềm tin Chiến lƣợc mới mãnh liệt, vừa là định hƣớng, vừa là động lực đƣa ông và đất nƣớc tới vinh quang trong sự nghiệp Khởi nghiệp và Sáng tạo ở thế kỷ 15. Về đối nội, xuất phát từ Niềm tin Chiến lƣợc mới, Lê Thánh Tông cho rằng, nếu chỉ chăm chăm trông cậy vào khai thác tài nguyên, sự rộng hẹp lãnh thổ, dân số,… thì Việt Nam sẽ khó trở thành quốc gia hùng mạnh. Với quan niệm: Trí thức là tinh hoa của các tầng lớp nhân dân, vua Lê Thánh Tông có Niềm tin Chiến lƣợc: Đất nƣớc sẽ Phát triển nếu phát huy Chí khí và Trí tuệ của Dân tộc, điều này thể hiện ở trọng dụng Hiền, Tài, trong đó trước hết những người Quản lý đất nước phải là Trí thức mới, tinh hoa của Dân tộc (Không nhất thiết chỉ là họ hàng, đảng phái, bè phái hay bằng cấp). Niềm tin Chiến lƣợc Mới này của vua Lê Thánh Tông đƣợc ông cho khắc lên bia đá ở Quốc Tử Giám: “Hiền Tài là nguyên khí quốc gia” để lƣu lại cho muôn đời. Có cảm nhận, tƣ tƣởng của ông không khác là bao với tƣ tƣởng của thế kỷ 21, vì với tƣ tƣởng này, không ít các nƣớc dân số nhỏ, tài nguyên nghèo nhƣ Singapore, Israel, Hàn Quốc,… đã trở thành các quốc gia giàu mạnh. Có tƣ tƣởng và tầm nhìn vƣợt trƣớc thời đại, xuất phát từ Niềm tin Chiến lƣợc mới, vua Lê Thánh Tông đã cùng lúc thúc đẩy tiến trình Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa, tìm ra Con đƣờng Chính làm cho vƣơng quốc Đại Việt đã trở nên hùng cƣờng, dù trong bối cảnh thế nƣớc chênh vênh, họa ngoại xâm đang chầu chực ở ngõ. Nếu nhƣ các anh hùng dân tộc nhƣ Quốc công Trần Hƣng Đạo ba lần đánh thắng quân Nguyên, vua Quang Trung cả phá 20 vạn quân Thanh,... đã làm lớn hơn Niềm tin và Niềm tự hào về truyền thống chống ngoại xâm oai hùng. Nếu nhƣ các nhà Văn hóa lớn của dân tộc đƣợc thế giới công nhận nhƣ Phật hoàng Trần Nhân Tông, Thánh tổ Trung hƣng Hồ Chí Minh, v.v. đã làm rạng rỡ Niềm tin và Niềm tự hào về truyền thống Văn hóa tốt đẹp, thì có thể nói: Niềm tin và Niềm tự hào chính đáng của mỗi ngƣời Việt Nam đã đƣợc bổ sung trọn vẹn hơn với sự nghiệp huy hoàng của vua Lê Thánh Tông và triều đại. Điều vô giá đó là: Niềm tin và Niềm tự hào về Đất nước và Dân tộc có truyền thống Thay đổi để Phát triển, có truyền thống Khởi nghiệp và Sáng tạo.82 II. ĐỔI MỚI THỂ CHẾ LÀ CƠ SỞ CHO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Lê Thánh Tông tên là Tƣ Thành, hiệu Thiên Nam động chủ, con thứ tƣ Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Ông sinh ngày 20 tháng 7 Nhâm Tuất (1442) tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy Văn Hà Nội ngày nay, mất ngày 30 tháng Giêng Đinh Tỵ (1497). Ông lên ngôi vua năm 1460, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Gần 40 năm làm vua, ông đã đƣa đất nƣớc tới đỉnh cao về chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn hóa. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông “vua Sáng lập Chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi rộng rãi, Văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược”. Vua Lê Thánh Tông là vị Tổng Công trình sƣ Đổi Mới đầy tài năng và nhiệt huyết. Với sự ủng hộ quyết liệt, sáng suốt của nhóm đại thần tiến bộ Nguyễn Xí, Đinh Liệt..., Ông nhanh chóng chấm dứt tình trạng phe nhóm ở cung đình, khẩn trương Đổi Mới mạnh mẽ Thể chế và Văn hóa. Ông bỏ hệ thống hành chính cũ thời Lê Lợi từ 5 đạo, nay thành 12 Thừa tuyên (tỉnh). Ông thúc đẩy phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang. Dƣới thời Lê Thánh Tông, quốc phòng đƣợc tăng cƣờng hùng hậu. Trƣớc kia, quân đội chia làm 5 Đạo Vệ quân, nay đổi làm 5 Phủ Đô đốc. Bên cạnh còn có 2 đạo Nội, Ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài quân thƣờng trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lƣợng quân dự bị ở địa phƣơng. Quân lệnh 43 điều do Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao. Những chủ trƣơng Đổi mới chính của ông là: 1. Xây dựng Bộ luật Hồng Đức, bộ luật đáng tự hào trong lịch sử Việt Nam Bộ luật Hồng Đức là một trong các thành tựu đáng tự hào nhất của Lê Thánh Tông, của thời đại ông và thậm chí theo nhiều nhà nghiên cứu, còn đáng tự hào nhất trong mọi thời đại sau nữa. Sự ra đời của bộ luật Hồng Đức đƣợc xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam hồi thế kỷ 15. Lê Thánh Tông, ngƣời khởi xƣớng luật Hồng Đức, và là ngƣời thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Ông thƣờng bảo với các quan: “Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo”. Ông đã thu lại quyền chỉ huy của Tổng quân đô đốc Lê Thiệt vì con Lê Thiệt giữa ban ngày phóng ngựa trên đƣờng phố và dung túng gia nô đánh ngƣời. 2. Chỉ sử dụng những cán bộ đã đƣợc đào tạo và biết làm việc hiệu quả Quan và lại dƣới thời Lê Thánh Tông đều phải trải qua các kỳ thi. Song để trở thành quan lại chính ngạch, họ phải trải qua Khảo Thí và Khảo Khóa. Khảo Thí là sát hạch về kiến thức trong thời gian tại chức. Khảo Khóa, tức nhận xét, đánh giá năng lực qua thực hành công vụ. Tùy kết quả, những ngƣời thi đỗ đƣợc bổ nhiệm vào các chức vụ tƣơng ứng. Trong 3 năm đầu, người được bổ nhiệm vẫn ở dạng Thí chức, tức tập sự. Khi Thí chức, quan, lại chỉ được hưởng 1/3 lương. Vợ con chưa có danh phận. Sau 3 năm, nếu đƣợc nhận xét là xứng chức mới đƣợc cấp khám hợp - văn bằng chứng chỉ, đƣợc ban mũ áo, đƣợc hƣởng trọn lƣơng. Vợ con có danh phận theo chức tƣớc của chồng. Đều đặn ba năm một lần, mọi quan lại từ triều đình xuống đến cấp cơ sở đều phải qua Khảo Thí và Khảo Khóa. Không ai đƣợc miễn trừ. Khi Khảo Thí phải trả lời các vấn đề về đường lối, chính sách, pháp luật và thi làm thơ phú. Ai không đáp ứng thì bị khiển trách xử phạt. Truyện kể Trạng nguyên Lƣơng Thế Vinh và nhiều quan đại khoa khác đã bị vua quở trách nghiêm khắc do không đạt yêu cầu khi Khảo Thí. 83 Về Khảo Khóa, quan trên phải căn cứ vào ba tiêu chí do vua đặt ra để xem xét quan lại thuộc quyền, gồm: 1) Làm cho dân giàu có, đông đúc hơn; 2) Phong tục trong dân trở nên thuần hậu hơn; 3) Làng xóm yên bình, dân chúng an cư lạc nghiệp. Nơi nào đƣợc nhƣ vậy thì quan lại cai quản đƣợc coi là xứng chức. Nơi nào quan lại nhũng nhiễu, dân chúng phải tha phƣơng cầu thực, trộm cắp, cƣớp của, giết ngƣời, thú dữ hoành hành mà quan lại vô cảm thì bị coi là không xứng chức và lập tức bị đuổi khỏi quan trƣờng. Quan lại phải qua 3 lần khảo thí, khảo khóa (9 năm) mới coi là xứng chức, đƣợc xét thƣởng và thăng bổ cấp cao hơn. Người lập công có thể được xét thăng thưởng trước niên hạn. Người phạm tội thì bị xử lý không tùy thuộc thời gian. Dƣới thời Lê Thánh Tông không quan lại nào dám nghĩ đã đƣợc bổ nhiệm thì sẽ làm quan suốt đời vì luôn đứng trƣớc nguy cơ bị loại bỏ nếu lƣời học tập hay trễ biếng công vụ. Việc khảo thí và khảo khóa đƣợc tiến hành chặt chẽ, nghiêm minh làm cho quan (Thủ trƣởng cơ quan) và lại (Công chức) luôn tự chăm lo trau dồi đạo đức, năng lực, mẫn cán với công vụ mà không cần đốc thúc, hô hào. Các hành vi dối trên lừa dƣới kiểu tiến sĩ giấy, bằng cấp giả khó có cơ tồn tại. 3. Chống tham nhũng bằng cơ chế Giám sát, Kiểm tra, không để độc quyền Vua Lê Thánh Tông cho rằng trăm quan là nguồn gốc của hưng thịnh. Quan có đức, có tài thì nước thịnh. Quan kém đức, kém tài là thềm bậc dẫn đến họa loạn. Vì vậy ông chú trọng việc rèn đức, rèn tài và xử phạt nghiêm các quan lại không xứng chức. Ông cho đặt ra hai hệ thống Kiểm tra, Giám sát quan lại: a. Hệ thống các quan Khoa để kiểm soát công việc của các Bộ. Sáu bộ đều có sáu khoa giám sát. “Lại bộ thăng bổ nhầm ngƣời thì Lại khoa bác bỏ; Lễ bộ nghi chế không hợp lệ thì Lễ khoa có quyền hặc tâu (chất vấn); Hộ khoa hặc tâu công việc xuất nộp (thu, chi) của Hộ bộ; Hình khoa xem xét công việc Hình bộ phải trái nhƣ thế nào; Công khoa kiểm điểm công việc của Công bộ siêng năng thế nào.” (Đại việt Sử ký toàn thƣ, Quyển XIII, Kỷ nhà Lê, NXB Khoa học Xã hội; 1993; tr. 463) b. Hệ thống các quan Ngự sử đƣợc đặt ở Triều đình và các Thừa tuyên (tỉnh) để theo dõi, giám sát đạo đức từ người có chức vụ cao nhất của Triều đình đến viên quan ở cơ sở. Quan Ngự sử có quyền can gián vua khi nhận thấy vua có điều sai trái. Vua Lê Thánh Tông không chấp nhận việc các quan Khoa, quan Ngự sử né tránh trách nhiệm trong việc để lọt các hành vi sai trái của các Bộ, của quan, lại. Quan Khoa, quan Ngự sử để lọt tội phạm sẻ bị xử lý theo tội ngƣời vi phạm, nhƣng đƣợc xử nhẹ hơn một bậc. 4. Chống tham nhũng bằng chính sách “dƣỡng liêm” minh bạch Dƣới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông, mọi quan lại suốt thời gian đương nhiệm không phạm bất kỳ sai lầm nào đều được hưởng chính sách dưỡng liêm của vua ban. Quan về hƣu, tùy chức tƣớc, đƣợc cấp phần ruộng gọi là lộc điền – nhƣ lƣơng hƣu ngày nay. Khi qua đời, con cháu đƣợc cấp ruộng “tế điền” để cúng giỗ ngƣời đã khuất. Ruộng tế điền đƣợc coi là tài sản thừa kế của những ngƣời có công truyền lại cho con cháu về sau. Tất cả văn bằng, sắc phong của vua ban cho ngƣời đã khuất đƣợc đƣa vào lƣu giữ trong các đình, chùa, đƣợc đem ra đọc cho dân chúng nghe trong các dịp lễ hội. Vợ con vẫn đƣợc mang danh phận nhƣ khi viên quan còn sống. Ngƣợc lại khi viên quan nào phạm tội thì bị tước bỏ mọi quyền lợi. Chính sách này có tác động rất lớn trong vấn đề trau dồi năng lực và giữ gìn đạo đức của quan lại đƣơng chức, đƣơng quyền.84 Trí thức thế kỷ 21 là những ngƣời vì quyền lợi Cộng đồng và Tổ Quốc, luôn sẵn sàng và đủ năng lực “thi đấu giải Olympic, cho dù chƣa biết sẽ thi đấu môn nào” Sẽ khó chủ động Hội nhập Quốc tế, và khó có thành tựu trong Đổi mới Văn hóa, Đổi mới Giáo dục, nếu không xác định rõ ràng đặc trƣng con ngƣời thế kỷ 21. Có nhiều cách diễn đạt mục tiêu này. Có ngƣời cho rằng, đó là “Trung thực”, “Hiệu quả”, “Tin cậy”. Có ngƣời lại cho đó là 3T (Technology, Talent, Tolerant), tức “Khả năng nắm bắt công nghệ”, “Tài năng” và “Lòng khoan dung”. Những ngƣời khác lại nhấn mạnh về xu thế về khả năng thích ứng và đa năng. Tập đoàn Gartner nổi tiếng đã đƣa ra khái niệm “những ngƣời đa năng” và cho đây sẽ là “Phương châm mới để chọn và đào tạo cán bộ”. Gene Sperling, nguyên cố vấn kinh tế Tổng thống Bill Clinton và tác giả cuốn Người thúc đẩy tăng trưởng đã diễn đạt “những ngƣời đa năng” giống các vận động viên chuẩn bị tham gia Olympic. Song khác là“họ phải chuẩn bị như một vận động viên luyện tập dự Olympic nhưng lại chưa biết sẽ thi môn nào”, ông viết tiếp: “Họ luôn sẵn sàng làm bất cứ công việc gì”. Từ xƣa đến nay, những ngƣời mở đầu một thời đại hay phải chèo chống đất nƣớc trong lúc khó khăn bao giờ cũng là những “người đa năng vất vả nhất”. Hai Tổng thống Mỹ lừng lẫy Abraham Lincoln và Franklin Roosevelt đƣợc cho xứng đáng với danh hiệu này. Nhiều ngƣời cho rằng thứ ba là Tổng thống Obama, do phải đối phó cùng lúc với hàng loạt khó khăn tới đỉnh điểm nhƣ khủng hoảng tài chính, khủng bố, di dân bất hợp pháp,..., đồng thời lại phải xây dựng hệ tư tưởng mới thay hệ tư tưởng cũ. Đó là chƣa kể, xu thế “Thay đổi để Thống nhất” của thế giới vừa là động lực, vừa là áp lực. Phải chăng vì thế lịch sử đã chọn những người có sức mạnh về thể chất và trí tuệ cho công việc này? Theo tƣ duy này thì ở Việt Nam “Người đa năng vất vả nhất” chắc chắn là Cụ Hồ, thứ hai là Tổng Bí thƣ Lê Duẩn, còn thứ ba thì khó biết Đảng và nhân dân sẽ dành nhiệm vụ vất vả nhưng vinh quang này cho ai, song chắc chắn người đó phải có sức mạnh Thể chất, Trí tuệ, đủ bản lĩnh Đương đầu và Quyết đáp đúng đắn trước mọi thách thức? Ảnh trên: Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Chiến khu Việt Bắc. Ảnh dƣới trái: Vƣợt qua bao áp lực ở trong nƣớc, ngoài nƣớc, tại Shangri-La 13 Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định với Dân tộc, với Thế giới về Niềm tin Chiến lược, có thể xem đây là nền tảng và khởi phát cho công cuộc Đổi Mới lần 2. Ảnh dƣới phải: Các ông Huỳnh Văn Nghệ (tác giả câu thơ nổi tiếng: Từ thủa mang gươm đi mở nước; Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long); Lê Duẩn; Nguyễn Bình, Dƣơng Quốc Chính tức Lê Hiến Mai ở Chiến khu D.85 III. ĐỔI MỚI VĂN HÓA LÀ ĐỘNG LỰC CHO PHÁT TRIỂN Lê Thánh Tông là ngƣời phát triển những giá trị văn hóa dân tộc, ông có công tạo lập một Văn hóa mới với một diện mạo riêng, khẳng định một Giai đoạn phát triển mới của lịch sử Văn hóa dân tộc. Cùng với việc xây dựng Thể chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Trong xã hội Việt Nam thời phong kiến, chƣa bao giờ nền giáo dục, thi cử lại thịnh đạt cũng nhƣ vai trò của trí thức lại đƣợc đề cao nhƣ đời Lê Thánh Tông. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn, Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thƣ chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đƣơng thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái. Đại Việt sử ký toàn thƣ của Ngô Sĩ Liên, Hồng Đức quốc âm thi tập, Hồng Đức thiên hạ bản đồ, Thiên Nam dƣ hạ... đƣợc xem là những giá trị văn hóa tiêu biểu của triều đại Lê Thánh Tông và của Việt Nam. Nhắc tới công lao của ông đối với nền văn hóa dân tộc, không thể không kể đến một việc có ý nghĩa lịch sử mà ông đã làm. Đó là việc ông hủy án minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sƣu tầm lại thơ văn Nguyễn Trãi đã bị tiêu hủy sau vụ án “Lệ Chi viên”. Chính Lê Thánh Tông đã cho tạc bia về Nguyễn Trãi: “Ức Trai tâm thƣợng quang khuê tảo” (Tấm lòng ức Trai sáng tựa sao Khuê). Dƣới đây là một vài công tích lớn của Lê Thánh Tông trong Sự nghiệp Đổi mới Đất nƣớc của ông: 1. Xây dựng một xã hội Học tập, Sáng tạo Vua Lê Thánh Tông khuyến khích mở trƣờng dạy học, không phân biệt trƣờng công hay trƣờng tƣ. Ông khuyến khích mọi ngƣời đi học không phân biệt thành phần xuất thân, giới tính, không giới hạn tuổi tác khi học, khi thi. Ông cho đặt quan huấn đạo tại các xứ, cho khắc in sách tứ thƣ, ngũ kinh, ngọc đƣờng văn phạm, sách luật, sách dạy toán làm sách công miễn phí và phát về các địa phƣơng. Ông đặt lệ xƣớng danh và vinh quy đối với những ngƣời đỗ Đại khoa. Ông khen thƣởng những ngƣời mẹ, ngƣời vợ đảm đang, làm ăn chí thú nuôi chồng, con ăn học làm nên danh phận. Dƣới thời ông, việc học đƣợc khuyến khích và mở rộng khắp nƣớc. Chuyện kể, một tối nhà vua cải trang đến Trƣờng Giám, tên gọi thời đó của Văn Miếu. Ông thấy một môn sinh, tuổi độ 60, ngồi đọc sách, thỉnh thoảng húp bát cháo loãng. Sáng hôm sau, môn sinh nhận đƣợc món quà là lọ muối, bên trong có nén bạc từ trong cung đƣa đến. Chuyện nhanh chóng lan ra khắp vƣơng quốc, làm nức lòng muôn dân. Nhờ chấn hƣng việc học, vua Lê Thánh Tông đã biến đổi một vương quốc nghèo đói, loạn lạc nhanh chóng thành một Xã hội Học tập, cầu tiến bộ, thuần phong, mỹ tục nở rộ. Tiếng trẻ học vang vọng làng trên, xóm dƣới, khắp thị cùng quê. Nạn ăn xin, rong chơi lƣời biếng, cờ bạc, rƣợu chè, trộm cƣớp, đồi phong, bại tục trong dân giảm hẳn. 2. Xác định mục tiêu rõ ràng cho công cuộc Đổi mới Giáo dục, trong đó trƣớc hết là đào tạo, tuyển chọn ngƣời xứng đáng để Quản lý Đất nƣớc Vua Lê Thánh Tông không căn cứ vào họ hàng để bổ nhiệm chức tƣớc. Dƣới triều ông, mọi quan chức phải là những ngƣời đã qua đào tạo. Cứ ba năm một lần, toàn vƣơng quốc tổ chức thi hƣơng (thi ở huyện), thi hội, (thi ở thừa tuyên – tỉnh), thi đình (thi ở kinh 86 đô). Trƣớc khi dự thi hƣơng, các thí sinh phải qua khảo thi hai môn: chính tả và toán. Thí sinh nào vƣợt qua đƣợc hai môn thi này mới đƣợc dự thi hƣơng. Trong các kỳ thi hƣơng, thi hội, thi đình, các thí sinh phải thi 4 môn, còn đƣợc gọi là bốn kỳ: Kỳ một: Thí sinh phải làm 5 bài thi về kinh nghĩa để khảo sát trí thức kim, cổ, đông, tây và quan điểm, nhận thức của thí sinh về nhân tình, thế thái; Kỳ hai: Thí sinh thi về pháp luật, thi viết các Chiếu, Chỉ (ngày nay gọi là khả năng soạn thảo các văn bản pháp quy); thi viết Biểu, Sớ (ngày nay gọi là các báo cáo, tƣờng trình); Kỳ ba: Thi làm thơ, phú; Kỳ bốn: Thí sinh thi viết văn sách, ngày nay gọi là luận văn, để khảo sát trí thức và mƣu lƣợc ứng phó với thời cuộc. Bốn môn thi đều có liên quan trực tiếp đến công việc thực hành của quan lại tƣơng lai. Người thi đỗ kỳ trước mới được dự thi kỳ tiếp. Ngƣời đỗ kỳ thi hƣơng, thi hội đƣợc bổ nhiệm làm quan, lại cấp xã, huyện. Ngƣời đỗ với danh vị Hoàng giáp, Tiến sĩ đƣợc bổ giữ các chức vị cấp Thừa tuyên (tỉnh). Ngƣời đỗ kỳ thi đình với các danh vị Trạng nguyên, Thám hoa, Bảng nhãn đƣợc bổ nhiệm giữ các chức vị ở triều đình. , Vua Lê Thánh Tông còn cho mở trường để tập ấm (chuyên dạy) con cháu hoàng tộc, các quan đại thần. Họ phải dự thi nhƣ mọi thí sinh khác, ai thi đỗ đƣợc bổ làm quan. Nếu không chỉ đƣợc phong tƣớc, nhƣng không đƣợc giao quyền. Họ có danh, có lộc, nhưng không được giao quyền cai trị dân. Chính sách này làm cho hoàng tộc và các quan đại thần khó lòng oán trách nhà vua đồng thời ngăn chặn tận gốc tệ tham nhũng. Việc làm và thành tựu của Lê Thánh Tông cho thấy, ông quan niệm Cách Tân - Đổi Mới không phải là cơ hội để Cải tổ Thể chế mà là Cơ sở để Tái thiết Nền tảng Lê Thánh Tông không coi Canh Tân Đất nƣớc là phép thử cho sự cứng rắn, quyết “không thay đổi” ý chí, hay tính đúng đắn “bất di, bất dịch” về tƣ tƣởng, mà coi trọng sự kết hợp mềm dẻo giữa sức mạnh “cứng”: kinh tế, quốc phòng,... và sức mạnh “mềm”: văn hóa, giáo dục,... Nhờ thế Vƣơng quốc Đại Việt suy sụp trở nên hùng cƣờng. Một mặt, Ông cho quân Bắc phạt làm nhụt tham vọng giặc: Năm Mậu Ngọ (1438) đánh châu An Bình và Tƣ Lăng (nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc), Năm Canh Tý (1480) chiếm ải Thông Quang (thuộc Ôn Châu, Trung Quốc) tiến vào xứ Ban Động dựng lũy, buộc nhà Minh thƣơng nghị. Một mặt, vua Lê Thánh Tông cho ngƣời “biện bạch phải trái” song không nhân nhƣợng. Năm Quý Tỵ (1473), ông chỉ thị quan phụ trách biên cƣơng, Thái bảo Lê Cảnh Huy: “Một thước núi, một tấc sông, lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được, ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần... Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di” (Theo Đại Việt sử ký toàn thƣ). Dƣới thời Lê Thánh Tông, bản đồ đầu tiên của Ðại Việt đã hoàn thành. Làm đƣợc kỳ tích này nhờ ông xem Đoàn kết không phải Xin - Cho kiểu ban “Ơn vua”, “Lộc nƣớc”, mà là sự Trân trọng, Liên kết, Thống nhất các sự Khác biệt, kể cả Đối lập. Vì thế Sử gia Ngô Sĩ Liên đã ngợi khen “Vua Sáng lập Chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi rộng rãi, Văn vật tốt đẹp. Thật là vua anh hùng, tài lược”. Ảnh trên: Chùa Huy Văn ở Khâm Thiên, nơi sinh ra vua Lê Thánh Tông.87 Trong 38 năm làm vua, Lê Thánh Tông đã tổ chức đƣợc 12 khoa thi Đình, đào tạo được 501 hiền tài, bằng một nửa hiền, tài của ba triều đại: Lý, Trần, Hồ đào tạo trong 398 năm cộng lại. Trong đó có các trạng nguyên nổi tiếng xuất thân từ thứ dân nhƣng do chăm rèn học mà có văn bia ở Văn Miếu nhƣ: Lƣơng Thế Vinh, Nguyễn Đức Trinh, Quách Đình Bảo, Thân Nhân Trung, Vũ Hữu, Vũ Kiệt, Vũ Tuấn Chiêu, Phạm Đôn Lễ, Nguyễn Quang Bật, Trần Sùng Dĩnh, Vũ Duệ, Vũ Dƣơng, Nghiêm Viện,... Với chủ trƣơng khuyến khích việc học và chọn người qua thi tuyển, ông đã xây dựng được tầng lớp trí thức mới trong quan và lại, nhờ thế nâng cao đƣợc trình độ, năng lực công vụ của quan lại. Với các chủ trƣơng đó, vua Lê Thánh Tông đã ngăn chặn tận gốc mầm mống tệ mua quan bán tƣớc, tệ quan lại lợi dụng chức, quyền nhồi nhét ngƣời thân vào guồng máy quyền lực, tệ con cháu mƣợn uy danh cha ông làm cầu lót đƣờng vào quan trƣờng để mƣu lợi danh cho riêng mình. 3. Xin Thay lời kết bằng bài thơ hào tráng của Nhà thơ Việt Nam Lê Thánh Tông “Buổi sớm từ sông Cấm đi tuần biển Đông” Tiếp nối chí của các vua thời Trần, vua Lê Thánh Tông đã giành nhiều tâm trí, sức lực cho vùng xung yếu biên giới Đông Bắc - khu vực có biển Đông bao bọc. Ông từng nhiều lần thân hành đem quân đi tuần tiễu miền Hải Đông, duyệt thủy trận tại đây và làm không ít thơ ghi lại những chuyến “Đông tuần” ấy. Hứng khởi về sự hùng vĩ của núi sông đất nƣớc trong thơ Lê Thánh Tông càng đẹp hơn, lớn hơn khi nhà thơ “thao bút” với tƣ cách là một vị hoàng đế, một vị thống soái đang mang quân đi tuần thú vùng sông biển xung yếu này. Không những thế, thơ ông còn thấy một Thời đại đang vươn lên, đầy hào tráng trong Khí thế Đổi mới – Khí thế Khởi nghiệp và Sáng tạo, điểm xuất phát tới Thành công: Thiên trƣợng noãn quang phù vũ bái Lục sƣ hỷ sắc hiệp hồ điêu. Nhật thăng dƣơng cốc vân dung bạc Mục cực giang sơn vạn lý dao. Nghĩa là: Nắng ấm nghìn trƣợng tỏa trên ngọn cờ Khí thế ba quân át cầy cáo Phƣơng Đông mặt trời mọc, mây nhẹ trôi Phóng mắt ngắm núi sông muôn dặm. Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2015 (Bài viết sử dụng các tƣ liệu lịch sử trong “Cách tân Giáo dục của Lê Thánh Tông” của Luật sƣ Lê Đức Tiết, “Vua Lê Thánh Tông” của nhà nghiên cứu Đặng Đức Siêu). .88 89 Bài số 9. BÀI HỌC THANH VĂN: TẤT CẢ CHO XÃ HỘI DÂN CHỦ Lời giới thiệu. Kiến nghị thay đổi chữ “VÀ” thành chữ “ĐỂ” trong Thông điệp Năm mới 2014 của Thủ tƣớng Chính phủ Cách đây vừa tròn một năm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đọc Thông điệp Năm mới 2014 với nội dung sâu sắc về Lý luận, về Thực tiễn, làm xúc động và thúc đẩy nhiệt tình Đổi mới cho mỗi ngƣời Việt Nam: ... “Đây là lúc chúng ta cần có thêm đôṇ g lƣc̣ để lấy lại đà tăng trƣởng nhanh và phá t triển bền vững. Nguồn đôṇ g lưc̣ đó phải đến từ Đổi mới Thể chế và Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”. Thông điệp Năm mới 2014 gợi nhớ hình ảnh một Cương lĩnh phát triển trong Giai đoạn mới, do đã chỉ ra chuẩn xác, từ nguyên nhân tình trạng trì trệ hiện nay đến các chủ trƣơng, biện pháp chiến lƣợc đƣa Việt Nam “sánh vai với các cƣờng quốc năm châu”. Với mong muốn góp phần nhận thức rõ hơn văn bản có tầm quan trọng lớn lao này xin kiến nghị thay chữ “Và” thành “Để” ở trích đoạn trên. Lý do đƣa ra kiến nghị này vì một khuyết điểm lớn của ta là coi nhẹ Lý luận nên hay lẫn Mục tiêu với Giải pháp, tiêu biểu là Việt Nam đang phải trả giá do Đảng lãnh đạo vẫn coi Giải pháp “Xây dựng Chủ nghĩa” là Mục tiêu, trong khi Mục tiêu đáng ra phải là “Xây dựng Đất nƣớc”. (Ảnh trên: Ông Nguyễn Mạnh Can, Trƣởng nhóm N/C Thanh Văn, phát biểu trong buổi gặp mặt đầu năm ngày 4/1/2015 với Đảng ủy xã Thanh Văn). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phổ biến nhầm lẫn coi “Chủ trương”, “Chính sách”, như chống lạm phát, Niềm tin Chiến lược, Thể chế Mới, Văn hóa Mới..., hay kể cả “Ý chí cá nhân” là “Mục tiêu”, trong khi đó nhóm mục tiêu mà toàn Đảng, toàn Dân phải đoàn kết phấn đấu thực hiện đã đƣợc Hồ Chủ tịch viết rõ trong “Điều mong ước cuối cùng (tức Mục tiêu tối hậu)” là: “... Xây dựng một nước Việt Nam Hòa bình, Thống nhất, Độc lập, Dân chủ và Giàu mạnh, và Góp phần xứng đáng vào Sự nghiệp Cách mạng thế giới (Sự nghiệp Thay đổi Thế giới tốt đẹp hơn)”. Thay mặt Nhóm Nghiên cứu Thanh Văn (với hàm ý Văn hóa mới trong Thực tiễn), chúng tôi Kính chúc Hội nghị TW 10 thành công, Kính chúc các Đại biểu Sức khỏe và An lành. Với chủ đề “Xã hội Dân chủ” xin giới thiệu bài viết của KTS. Vũ Anh Tuấn, thành viên Nhóm N/C Thanh Văn, Giám đốc Trung tâm Phát triển Vùng SENA với 3 nội dung: 1. Bài học lớn nhất của “Khoán 10” là đã chỉ ra đƣợc rằng, phát huy Dân chủ thực sự trong Đảng, trong Dân ắt Thành công. 2. Bài học số một ở Thanh Văn là lấy lời Cụ Hồ “Cái gì có lợi cho Dân...” làm Mục tiêu và Động lực cho mọi việc. 3. Bài học số hai ở Thanh Văn là để làm kế lâu bền, phải Xây dựng và Thúc đẩy “Dân Khí, Dân Trí, Dân Văn”. Hà Nội ngày 5 tháng 01 năm 2015 BAN BIÊN TẬP 90 Có những giai thoại song không chỉ là giai thoại, bởi còn là Chỉ báo cho biết Lòng Dân và Xu thế Phát triển Nguồn tin chính thức cho biết: “Ngày 26/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp đồng chí Du Chính Thanh, Ủy viên Thƣờng vụ Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính Hiệp Trung ƣơng Trung Quốc đang thăm chính thức Việt Nam (Ảnh bên). Tại buổi tiếp, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng thời gian qua, quan hệ hai nƣớc có khó khăn, nhƣng với nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ hai Đảng, hai nƣớc đang từng bƣớc khôi phục và đi vào ổn định...”. Nguồn tin xã hội cho biết: Tại buổi tiếp này, ông Du Chính Thanh đã thân mật nói, đúng là trƣớc thềm Đại hội, ai cũng cần phiếu bầu, song là chính khách, “đồng chí” Thủ tƣớng không nên nói quan hệ hai nƣớc chúng ta là “Đấu tranh”. Thủ tƣớng của ta cũng tƣơi cƣời nói, đƣợc biết trong Đảng Cộng sản Trung Quốc các “đồng chí” đang đấu tranh về đƣờng lối với nhiều chuyển biến tích cực, Du “đồng chí” cũng là một chính khách, ắt không thể không tham gia vào cuộc “Vừa Đấu tranh, vừa Hợp tác” trong đảng của “đồng chí”. Trong đảng của “đồng chí” và của chúng tôi đều thế cả, vậy sao quan hệ hai nƣớc chúng ta phải khác? Nghe kể, sau đó ông Du Chính Thanh và Thủ tƣớng của ta bắt tay rất thân mật, song xem ra tay Du “đồng chí” có hơi run. Nguồn tin chính thức cho biết: Ngày 6/1/2015, về sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh, GS. Phạm Gia Khải - thành viên Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ TW - khẳng định tin Ban này thông báo ông Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh do bị nhiễm xạ là sai sự thực: “Chuyện trên mạng tôi có đọc, đó là chuyện bịa đặt. Chúng tôi không đƣợc phép phát biểu nhƣ vậy, nhất là khi mình không có chứng cứ” và “Không hề thấy dấu chứng nào cho thấy đồng chí (Nguyễn Bá Thanh) bị đầu độc”. Nguồn tin xã hội đƣa ra các hình ảnh cốt chứng minh ông Nguyễn Bá Thanh bị thế lực xấu bên ngoài hoặc bên trong ám hại. Khó biết hư thực, song nếu có ai hoặc thế lực nào làm như vậy với ông Nguyễn Bá Thanh thì đó là những người Chia rẽ & Cực đoan rất xấu, những thế lực Chia rẽ & Cực đoan rất xấu. Đơn giản bởi ông Thanh và các đồng chí của ông đã vƣợt bao khó khăn khách quan, chủ quan, đã quên mình vì Quyền và Lợi của Dân để có một Đà Nẵng – Môi trƣờng Kiến tạo Phát triển Đô thị tiêu biểu ở Việt Nam. Tình cảm sâu đậm của Dân với ông Nguyễn Bá Thanh cho thấy, Nhân dân chỉ thực sự tín nhiệm những ai “Vì Dân, do Dân, của Dân”, không lấy nê Chủ nghĩa để “Vì Mình, do Mình, của Mình”, và sẽ không một ai, không một thế lực nào ngăn cản được sự xuất hiện một Thể chế mới, một Văn hóa mới, đơn giản bởi vì, một Giai đoạn mới - Giai đoạn Xã hội Dân chủ - Giai đoạn Xã hội Sáng tạo đã bắt đầu. Ảnh dƣới: 11 giờ đêm ngày 6/1/2015, chuyên cơ chở ông Thanh vẫn chƣa về Đà Nẵng. Song hàng trăm ngƣời dân vẫn kiên nhẫn chờ, nhiều ngƣời chực trào nƣớc mắt. Họ cầu ước những gì tốt đẹp nhất cho ông Nguyễn Bá Thanh và Gia đình, cho Họ và cho Chúng ta.91 I. BÀI HỌC LỚN NHẤT CỦA “KHOÁN 10” LÀ CHỈ RA ĐƢỢC, PHÁT HUY DÂN CHỦ THỰC SỰ TRONG ĐẢNG, TRONG DÂN ẮT THÀNH CÔNG Có cơ sở khi quan niệm việc đƣa Việt Nam từ một nƣớc đói nghèo, trở thành một nƣớc xuất khẩu gạo chưa phải là thành công lớn nhất của phong trào “Khoán 10”. Thành công lớn nhất của Công cuộc Đổi mới lần 1 này là đã Đột phá thắng lợi vào thành trì của một Đảng, Nhà nước Mệnh lệnh được xây dựng trên tư tưởng Chia rẽ & Cực đoan với mục tiêu xây dựng thành công một Chủ nghĩa Không tưởng. Từ đây, đã xây dựng đƣợc những bài học cho tiến trình Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa hôm nay nhằm hiện thực hóa xu thế Xã hội Dân chủ - Xã hội Sáng tạo. Những bài học đó là:  Trƣớc hết là Dân chủ thực sự trong Đảng, trong Lãnh đạo Từ Phong trào Khoán 10 và thực tiễn, Trƣờng Chinh, ngƣời đƣợc xem là Tổng Công trình sƣ của Đổi mới lần 1 đã mở ra tiến trình Dân chủ thực sự trong Đảng, trong lãnh đạo khi nói: Lãnh đạo đã “Phạm sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về Chủ trương, Chính sách lớn”. Nguyên nhân là: “Tả khuynh, Ấu trĩ, Duy ý chí, Trái quy luật khách quan… Khi đã mắc sai lầm lại Bảo thủ, Trì trệ, Không dũng cảm sửa chữa…” (Trƣờng Chinh; Phát biểu tại Đảng bộ Hà Nội 19/10/1986; Văn kiện Đảng toàn tập; Tập 47, tr. 270.) Vì thế, Đổi mới phải diễn ra trước hết với Lãnh đạo: “Cuộc đấu tranh diễn ra trong nội bộ Đảng, trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể, trong nội bộ nhân dân, trong từng cấp, từng ngành, và đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi chúng ta.” (Trƣờng Chinh; Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nƣớc và thời đại; 1988).  Thứ hai là Dân chủ trong công tác Lý luận, không độc quyền Chân lý Cũng từ Phong trào Khoán 10 và thực tiễn, Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh đã làm sáng tỏ do Lý luận yếu kém nên quyết định của Đảng không chính xác, mâu thuẫn và đây không chỉ là thiếu sót của cơ quan Lý luận, mà chủ yếu do nhận thức của Lãnh đạo Đảng: “Thiếu sót của Trung ƣơng là đã không sớm đặt vấn đề đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận đúng với tầm vóc chiến lƣợc của nó; cách mạng đã chuyển sang thời kỳ Đổi mới nhưng công tác Tư tưởng và Tư duy lý luận của chúng ta không theo kịp sự chuyển biến của tình hình.” (Trần Nhâm; Trƣờng Chinh với sự nghiệp Đổi mới đất nƣớc; Tr. 13). Ông nêu rõ: “… Không thẳng thắn nói hết ý kiến để cùng nhau thảo luận đi đến nhất trí, đã không kiên trì cái đúng, phân tích đầy đủ cái sai… Đó là khuyết điểm của Bộ Chính trị”. (Trƣờng Chinh. Phát biểu Bộ Chính trị ngày 4/4/1986, Theo Đặng Phong, tr.302).  Thứ ba là Phát huy mạnh mẽ Quyền làm chủ của nhân dân Giờ đây ai cũng thấy rõ là cuộc “Khoán 10” do nông dân khởi xƣớng đã đƣa đất nƣớc bƣớc đầu thoát đói, nghèo, mà còn nhƣ làn gió mát thổi từ nông thôn vào thành phố, mở đầu và thúc đẩy Công cuộc Đổi mới lần 1. Cũng đã đủ cơ sở để khẳng định, sẽ không có thành tựu lớn lao này nếu nhƣ nhân dân và những ngƣời lãnh đạo dũng cảm và trí tuệ không quyết tâm thúc đẩy sự nghiệp Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân. Giờ đây cũng đã đủ cơ sở để thấy rõ, Sự nghiệp xây dựng Chính thể Đoàn kết - Văn hóa Đoàn kết do những người Trí thức trong Xã hội, trong Đảng, trong Nhà nước khởi xướng sẽ nhƣ làn gió Xuân ấm áp thổi từ Thủ đô ra cả nƣớc, đƣa sự nghiệp Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân tiến lên một ngƣỡng mới.92 Thêm hai Thƣớc đo Thực tiễn để thấy xu thế Xã hội Dân chủ đang vững bƣớc Nhận định trên đƣợc minh họa qua hai Mô hình Kiến tạo Phát triển ở Thủ đô Hà Nội, đó là: 1. Xã Thanh Văn - Mô hình Kiến tạo Phát triển Phát huy Dân chủ trong Đảng, trong Dân; 2. Viện N/C SENA – Mô hình Kiến tạo Phát triển Phát huy Dân chủ trong Khoa học.  Xã Thanh Văn cách đây 6 năm đã bị vu cáo “Trồng tre, rào làng Kháng chiến”. Về chuyện này, trƣớc đây 2 năm Bí thƣ Đảng ủy xã kể “Tôi không đƣợc cấp trên thích đâu. Xã này 4 năm liền bị cơ quan an ninh, cơ quan quản lý về tƣ tƣởng văn hóa khoanh vùng điều tra. Bây giờ trên hiểu ra, thì tóc tôi đã bạc trắng”. Vào thời gian này, để phủ nhận một yếu tố mới, chỉ cần thƣ vu cáo là đủ. Tuy nhiên, mọi việc đã khả quan hơn khi ngày 18/7/2014, Thành ủy Hà Nội có Kết luận số 789-TB/TU nêu bật Sự thật là nhờ cán bộ và Bí thƣ Đảng ủy xã Thanh Văn, nên: “Kinh tế của xã ngày càng phát triển,... Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn dần được đổi mới”. Văn bản công nhận ở Thanh Văn không có tham nhũng, khiếu kiện,... song vẫn kết luận những ngƣời có công “vi phạm nguyên tắc Đảng và Pháp luật Nhà nƣớc”, vi phạm Luật Đất đai, Luật Ngân sách Nhà nƣớc, Luật Hình sự, v.v.. Điều này chỉ có thể hiểu, “Nguyên tắc Đảng và Pháp luật Nhà nước” rất lạc hậu, vì thế nhất thiết phải Đổi mới Chính trị, Đổi mới Thể chế.  Viện N/C SENA 6 năm trƣớc cũng bị vu cáo “Lập Viện nghiên cứu, kinh doanh Công sản”. Việc này xẩy ra khi Viện kiến nghị Việt Nam cần theo con đường Đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và phải có quan hệ chiến lược cả với Mỹ và Trung Quốc. Sau khi bị quy “Trái đƣờng lối”, năm 2013 Viện bị Hà Nội lấy lý do “Nhà là sở hữu Nhà nước” và “Viện không sử dụng nhà ” để “thu hồi” trụ sở đƣợc xây hoàn toàn bằng tiền của Viện và Viện không thuộc Hà Nội quản lý. Sự việc đƣợc trình lên Thủ tƣớng Chính phủ và giống nhƣ với xã Thanh Văn, từ ngày 3/9/2014 mọi việc đã trở nên công bằng hơn, khi Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND TP Hà Nội khẳng định một Sự thật. Đó là “Nhà 35 Điện Biên Phủ (đƣợc xây dựng bằng lao động chính đáng của Viện đã 17 năm) không hoàn toàn thuộc sở hữu Nhà nước”, cũng nhƣ các cán bộ khoa học Viện N/C SENA đã và đang làm việc ổn định 22 năm tại đây.  Nhiều ngƣời nhận xét, xã Thanh Văn và Viện N/C SENA là hai mô hình Kiến tạo phát triển thành công hơn 20 năm qua về Phát huy Dân chủ trong Đảng, trong Dân; Phát huy Dân chủ trong Khoa học. Hai mô hình này phục vụ xã hội, phục vụ chế độ hữu hiệu, lại ở ngay Thủ đô, vậy mà còn bị chối bỏ, vùi dập thì càng rõ phải có Chế độ Mới, Văn hóa Mới. Ảnh trên: Tác giả, KTS. Vũ Anh Tuấn tại buổi gặp đầu năm 4/1/2015 ở Thanh Văn. Ảnh giữa: Ngoài nông nghiệp, Thanh Văn còn nhiều nghề phụ, nhƣ nuôi bò. Ảnh dƣới: Nhà 35 Điện Biên Phủ, nơi Viện N/C SENA đã làm việc hơn 22 năm.93 II. BÀI HỌC SỐ MỘT Ở THANH VĂN LÀ LẤY LỜI CỤ HỒ “CÁI GÌ CÓ LỢI CHO DÂN …” LÀM MỤC TIÊU VÀ ĐỘNG LỰC CHO MỌI VIỆC Ai đến Thanh Văn đều cảm nhận, các thành viên ở đây, từ lãnh đạo đến người dân đều có điều kiện bình đẳng để Đổi mới Tư duy, vượt lên chính mình, để mang lại những thành quả thiết thực cho cá nhân, cho cộng đồng, cho xã hội. Đây chính là thành tựu của những ngƣời lãnh đạo tiến bộ, có tâm, có tầm, có bản lĩnh đã gắn bó cùng cán bộ, đảng viên và đông đảo nông dân xây dựng thành công một mô hình nông nghiệp, nông thôn mới. Đó là lý do vì sao lại nói, Thanh Văn là một Môi trường Kiến tạo Phát triển Phát huy Dân chủ trong Đảng, trong Dân ở nông nghiệp, nông thôn, nơi có đến hơn 70% người Việt Nam sống và làm việc. Từ đây có thể nói, ý nghĩa mô hình Thanh Văn, hay chính xác hơn tư tưởng Thanh Văn, phương pháp tiếp cận Thực tiễn của cán bộ và nhân dân ở Thanh Văn có ý nghĩa rất lớn với tiến trình Đổi mới Thể chế, Đổi mới Văn hóa. Phải chăng chính vì thế mà ngƣời khởi xƣớng ra phong trào này, ông Nguyễn Mạnh Can, nguyên Phó ban Tổ chức Trung ƣơng, thay vì tên “Nhóm Nghiên cứu Văn hóa mới trong Thực tiễn”, đã đặt tên ngắn gọn là Nhóm Nghiên cứu Thanh Văn, với sự tham gia ngày càng đông đảo các bác, các anh chị em có trình độ, có tâm huyết với xã hội. Những nỗ lực trong hơn 20 năm qua của cán bộ và nhân dân xã Thanh Văn - Môi trƣờng Kiến tạo Phát triển Phát huy Dân chủ trong Đảng, trong Dân đã đƣợc Thông báo số 789 - TB/TU ngày 18/07/2014 của Thƣờng vụ Thành ủy Hà Nội đánh giá đúng đắn: … “Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao. Bộ mặt nông thôn của xã dần được đổi mới. Cùng với việc thực hiện tốt các nhiệm vụ để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng, Đảng ủy xã Thanh Văn đã duy trì nề nếp chế độ họp thƣờng kỳ và đột xuất theo Quy chế làm việc của Đảng ủy xã; làm tốt công tác phát triển đảng viên mới,... Có đƣợc những kết quả nêu trên trƣớc hết là do sự nỗ lực và quyết tâm cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Thanh Văn, trong đó, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã có vai trò đầu tàu. Là cán bộ tâm huyết, có 27 năm liên tục giữ chức Bí thư Đảng ủy xã, có trách nhiệm với dân, trăn trở, tìm tòi cách làm riêng để xã Thanh Văn vươn lên thoát nghèo”. Nguyên nhân của thành tựu này cũng đƣợc các thành viên Nhóm nghiên cứu Thanh Văn và các cán bộ ở xã Thanh Văn nhất trí sau các buổi làm việc: Có đƣợc những thành tựu hôm nay trƣớc hết nhờ Lãnh đạo và nhân dân Thanh Văn đã Phát huy mạnh mẽ Dân chủ trong Dân, trong Đảng. Với cán bộ ở xã Thanh Văn, lời dạy của Cụ Hồ “Cái gì có lợi cho Dân thì kiên quyết làm” luôn là mục tiêu và động lực, thể hiện qua 5 nhiệm vụ: 1. Tôn trọng “Quyền” và “Lợi” của Dân, trƣớc hết là Quyền Sở hữu Tư liệu sản xuất, cụ thể là “Người cày có ruộng”. 2. Phát huy dân chủ, Lãnh đạo và Dân cùng xác định Mục tiêu, Giải pháp trên cơ sở quyền lợi lâu dài của cộng đồng. 3. Đoàn kết trong lãnh đạo trên cơ sở Thống nhất Nguyên tắc, Minh bạch, Công khai với Dân. 4. Xây dựng xã hội Dân sự lành mạnh, coi Văn hóa là Cơ sở, Mục tiêu và Động lực Phát triển. 5. Liên kết, Thống nhất các nguồn lực, nhất là các nguồn lực tri thức, văn hóa với mục tiêu vì sự phát triển của cộng đồng.94 Để có Độc lập và Phát triển, trƣớc hết cần từ bỏ thứ dễ nhất là kiên định Tƣ duy ngƣời khác và bắt tay xây dựng, thúc đẩy một Xã hội Sáng tạo Theo Bách khoa Wikipedia thì ông Warren Edward Buffett sinh ngày 30/8/1930 tại Omaha, tiểu bang Nebraska. Ông là doanh nhân và nhà từ thiện ngƣời Mỹ. Ông là nhà đầu tƣ thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm Giám đốc hãng Berkshire Hathaway. Ông đƣợc Forbes xếp ở vị trí giàu thứ hai thế giới sau Bill Gates với tài sản chừng 73 tỉ USD. Ông đƣợc gọi là “Hiền tài xứ Omaha” do triết lý đầu tư theo giá trị và lối sống tiết kiệm. Lƣơng 2006 của ông là 100 nghìn USD, con số rất nhỏ so với các nhà quản trị tầm cỡ; và sống ở một ngôi nhà có giá khoảng 70 nghìn USD, tức là tỷ rƣỡi tiền Việt. Năm 1989 ông dùng 9,7 triệu USD của hãng để mua một máy bay nhỏ rồi đặt tên “Khó cƣỡng quá - The Indefensible”, vì trƣớc ông chỉ trích giám đốc hãng nào làm nhƣ vậy. Warren Buffett nổi danh là nhà từ thiện vì đã tặng 99% giá trị tài sản cho hoạt động của Hội Gates do Bill Gates sáng lập. Ông đóng góp nhiều cho nền kinh tế Mỹ và là ngƣời ủng hộ Tổng thống Obama. Năm 1999 ông có trong danh sách các nhà quản trị tài chính giỏi nhất thế kỉ 20 do hãng Carson thực hiện. Năm 2007 ông đƣợc Tạp chí Time đƣa vào danh sách “100 ngƣời nhiều ảnh hƣởng nhất thế giới”. Đó là chuyện của ngƣời Mỹ và ở Mỹ. Còn chuyện của ta và ở Việt Nam, thì theo Báo Đất Việt ngày 8/1/2015, TS. Trần Đình Thiên, Viện Trƣởng Viện Kinh tế cho biết, Việt Nam xuất siêu 2 tỉ đô-la, nhập siêu từ Trung Quốc hơn 30 tỉ đô-la. Vậy là vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc, và xuất siêu với thế giới không bù nổi nhập siêu với Trung Quốc. TS. Thiên cho rằng, một nền kinh tế ở sát nền kinh tế lớn, thì chỉ có cách tạo sự Khác biệt, nâng cao nội lực của mình mới có thể vƣơn lên. TS. Trần Đình Thiên nói “Việt Nam cứ thấy dễ là làm, nên sức cạnh tranh yếu”. Từ đây suy ra, Việt Nam trước hết cần tránh cái dễ nhất là kiên định Tư duy người khác. Tiếp là phải tạo ra cái Mới, song một mình Sáng tạo lại khó. Vậy phải Đoàn kết, tức Trân trọng, Liên kết, Thống nhất các sự Khác biệt, bởi Liên kết Khác biệt làm tăng Lƣợng, Thống nhất Khác biệt làm tăng Chất, tức tạo ra cái Mới. Và nguyên lý Đoàn kết áp dụng vào Thực tiễn có nghĩa là xây dựng và thúc đẩy một Xã hội Sáng tạo tức Xã hội Dân chủ. Nhiều ngƣời Việt Nam thích “mua rẻ, bán đắt ” nhƣ Warren Buffett cũng bắt chƣớc mua, bán công ty mà không hiểu triết lý Liên kết Giá trị của ông. Ông mua một công ty lớn phá sản có sức mạnh và một công ty nhỏ có ý chí, để tạo ra một Công ty mới. Phải chăng đây là cách Việt Nam “Tạo sự Khác biệt, nâng cao Nội lực”, để khỏi lệ thuộc bên ngoài? Ảnh trên: Tổng thống Barack Obama tặng Warren Edward Buffett huân chƣơng. Ảnh giữa: Nƣờm nƣợp hàng hóa nhập siêu từ Trung Quốc. Ảnh dƣới: Ruộng bậc thang “chỉ có ở Việt Nam” trên vùng núi Sa Pa.95 III. BÀI HỌC SỐ HAI Ở THANH VĂN LÀ ĐỂ LÀM KẾ LÂU BỀN, PHẢI THÖC ĐẨY “DÂN KHÍ, DÂN TRÍ, DÂN VĂN”. Một xã hội đƣợc cấu thành từ ba thành phần: Kinh tế Thị trƣờng, Nhà nƣớc Pháp quyền và Xã hội dân sự. Nhìn vào mức độ phát triển của từng thực thể và sự tƣơng tác giữa chúng có thể thấy đƣợc sự phát triển của một quốc gia. Sự phát triển mạnh mẽ nhƣng cân bằng và hài hòa giữa ba thành phần này là vô cùng quan trọng. Đây cũng chính là những yếu tố để đánh giá Mô hình xã Thanh Văn. Ngoài ra, mô hình này còn đáng chú ý ở chỗ: Thứ nhất, nó đủ lớn để coi nhƣ một xã hội thu nhỏ; Thứ hai, Thanh Văn đã tạo nên một sự phát triển bền vững, chủ yếu vì đã không chú trọng phát triển kinh tế bằng mọi giá, không xây dựng một xã hội lấy tiêu thụ làm mục tiêu, mà lấy Phát triển Văn hóa làm Mục tiêu và Động lực phát triển. Tƣ duy Văn hóa trong đó trƣớc hết là Tƣ duy Dân chủ quyết định các chiến lƣợc và chính sách phát triển cốt lõi của Thanh Văn. Nhờ thế Thanh Văn đã giải quyết tốt nhu cầu “Ngƣời cày có ruộng” trong bối cảnh Chính sách về sở hữu đất đai còn nhiều bất cập. Thanh Văn cũng đạt những thành tựu đáng kể trong văn hóa và giáo dục và đào tạo. Thật mừng khi trong buổi gặp mặt đầu năm 2015, đƣợc nghe Bí thƣ Đảng ủy xã Quang Văn Thỉnh phấn khởi thông báo, nếu nhƣ trong 25 năm từ 1970 đến 1995, Thanh Văn chỉ có hai cháu đỗ đại học, thì từ 1995 đã tăng dần và chỉ riêng năm 2013 có 56 cháu thi Đại học thì 46 cháu đỗ, trong đó có 1 cháu đỗ Thủ khoa Đại học Tự nhiên. Năm 2013 cũng có 1 cháu đỗ Thủ khoa đầu ra của Đại học Sƣ phạm Hà Nội và đƣợc trƣờng chuyên Amsterdam nhận về làm giáo viên. Việc các gia đình nông dân có 2, 3 cháu là cử nhân, thạc sĩ,… giờ đây đã trở nên là một điều bình thƣờng. Ông Quang Văn Thỉnh kể, năm 2015 này khác với những năm trƣớc đây, Hội thề chống tham nhũng không tơ hào cái kim, sợi chỉ của Dân không làm ở trụ sở Ủy ban xã Thanh Văn, mà đƣợc tổ chức ở Nhà tƣởng niệm Bác Hồ, công trình văn hóa do xã Thanh Văn tự xây. Làm thế “Để Cụ Hồ vui vì con cháu vẫn luôn nhớ lời dạy của Cụ”, ông Thỉnh vui vẻ nói. Ông Thỉnh cho biết, Thanh Văn hiện đã và đang tôn tạo 5 đền, đình, chùa lớn. Một trong đó là di tích cấp quốc gia, song trong lúc Nhà nƣớc chƣa có kinh phí, sợ để lâu sẽ hƣ hỏng, xã và dân đã huy động gần 3 tỉ đồng để trùng tu. Làng có 10 giếng lớn, nay không dùng nữa song không lấp đi để xây nhà, mà giờ đây 9 giếng đã xây lại và biến thành các di tích, thắng cảnh để thế hệ sau nhớ và biết về ông cha. Các thôn đều có Nhà Văn hóa và đƣợc ngƣời dân hƣởng ứng tham gia từ đám cƣới đến hội hè. Lại hỏi về quỹ Bảo hiểm và Phúc lợi Nông dân Thanh Văn, một mô hình Xã hội Dân sự đƣợc ông tâm đắc nhất, Bí thƣ Đảng ủy xã hồ hởi kể Quỹ năm nay có 46 tỷ, huy động đƣợc 1490 ngƣời tham gia, có 650 ngƣời đƣợc hƣởng trực tiếp quyền lợi từ Quỹ với mức 400 nghìn đồng/ tháng. Đầu năm mới 2015, Quỹ có quà cho tất cả mọi ngƣời dân trong xã, 6700 ngƣời, trong đó có 6 lạng thịt. Nói về những chuyện trên, Bí thƣ Đảng ủy xã Quang Văn Thỉnh tổng kết: “Tóm lại, chúng ta chỉ có một Nhiệm vụ: Đó là làm sao để Dân No ấm cái bụng, Vui vẻ cái đầu”. Hỏi ông vì sao làm đƣợc nhiều thế, ông trả lời “Đó là nhờ quà của Dân, quà của Đất”. Chắc ông có phần hàm ý, để đất nƣớc và tổ chức phát triển, với một nƣớc nông nghiệp nhƣ Việt Nam, trƣớc hết phải lo sao cho “Người cày có ruộng, người Dân có Đất”.96 Đã đến lúc Thay đổi lối Tƣ duy từ Đại hội ... đến Đại hội ..., bằng Tƣ duy từ Thực tiễn đến Đại hội ..., từ Tầm nhìn và Văn hóa Đoàn kết đến Đại hội ... Nhiều ngƣời vẫn nhớ các kỳ Đại hội Đảng những năm đầu Đổi mới, khi đó các báo nhất loạt có mục riêng “Từ Đại hội ... , đến Đại hội ...”. Phải chăng tƣ duy biệt lập này đã làm “Việt Nam sau 30 năm Đổi mới ... về cơ bản vẫn còn là một nƣớc nghèo, ... Nguyên nhân cốt lõi là do nhiều kỳ Đại hội Đảng chỉ tiến hành những bổ sung, cải tiến vặt, không căn bản và thiếu đồng bộ. ... Hậu quả là kinh tế suy thoái, “quốc nạn” tham nhũng cùng các tệ nạn xã hội bùng phát làm suy giảm đáng kể lòng tin của nhân dân đối với Đảng (Bài số 7; Hà Tuấn Trung). Đã nhiều bài học cay đắng để thấy hậu quả của thói quen “Thêm bƣớc nhỏ”, không dám “Mạnh bƣớc”, không dám “Nhảy vọt”. Nói cách khác đã đến lúc Thay đổi lối tư duy “Từ Đại hội..., đến Đại hội...” bằng từ Thực tiễn đến Đại hội ..., từ Tầm nhìn và Văn hóa Đoàn kết đến Đại hội... Hy vọng hai minh họa sau sẽ làm rõ hơn quan niệm này. Trọng tâm Đổi mới Văn hóa là Đổi mới giáo dục, song bất cập ở đây vẫn lớn. Nguyên do là quá chú ý đến Quản lý nhƣ giảm giờ dạy thêm, hay cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp cân cặp các cháu tiểu học để giảm trọng lƣợng sách giáo khoa,... song lại chưa để ý đúng mức đến Triết lý. Trong khi đó giáo dục thế giới đã Thay đổi Chế độ Đào tạo từ lấy mô tả các thành tựu khoa học làm cốt lõi trong thế kỷ 20, đến lấy hƣớng dẫn khoa học làm cơ bản nhƣ trong thế kỷ 21. Việc Thay đổi Chế độ này được thực hiện trên cơ sở Thay đổi Triết lý và Văn hóa Giáo dục. Kiều Trí Huyền là một Thiền sƣ ngƣời Việt vào thế kỷ thứ 11, đồng thời với Từ Đạo Hạnh. Ông có kiến thức sâu rộng, đã mở trƣờng dạy học ở hƣơng Thái Bình và từng đàm đạo với Từ Đạo Hạnh về Thiền học. Bài thơ “Đáp từ Đạo Hạnh chân tâm chi vấn” là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông nêu rõ về nhân sinh quan, thế giới quan của mình: Ngọc lý bí thanh diễn diệu âm Cá trung mãn mục lộ thiền tâm Hà sa cảnh thị Bồ đề đạo Nghĩ hƣớng Bồ đề cách vạn tầm Dịch nghĩa: Những thanh huyền bí trong viên ngọc (Phải chăng “Viên ngọc” chính là Thực tiễn?); Phát những âm vang kỳ diệu, trong đó ý thiện lộ ra rõ ràng (Thực tiễn luôn tốt đẹp); Cảnh giới nhƣ cát bụi đều là cõi Bồ Đề (Cát bụi cũng là Thực tiễn và hãy coi đó là cõi “Bồ Đề”, tức mục tiêu CNXH?); Song cố ý đi tìm cõi Bồ Đề thì sẽ xa vô cùng (Bởi nếu hy vọng xây dựng Chế độ XHCN để đạt mục tiêu CNXH thì chắc chắn sẽ thất vọng). Ảnh trên: Trƣờng học đang đƣợc xây và Giếng cổ đã đƣợc tôn tạo ở xã Thanh Văn. Ảnh dƣới: Các bậc chân tu đƣơng đại. Từ trái: Lão Hòa thƣợng Thích Trí Tịnh; Nhà Văn hóa, GS. Anh hùng Lao động Vũ Khiêu; Hòa thƣợng Thích Bảo Nghiêm.97 Phải chăng những gì nhìn thấy ở Thanh Văn đang là điểm xuất phát và định hướng cho Tư duy của một Việt Nam Mới, sao cho tăng trƣởng kinh tế nhƣng vẫn bảo tồn đƣợc hệ tự nhiên và tăng trƣởng phúc lợi xã hội – nhân văn. Từ đó, kiểm soát dân số, xóa đói giảm nghèo, xanh hóa nền kinh tế, nâng cao nhận thức môi trƣờng, hoàn thiện và thực thi có hiệu quả hệ thống pháp luật các vấn đề cốt lõi của phát triển bền vững. Thiền sƣ ngƣời Việt Quảng Nghiêm thế kỷ 12 cũng bày tỏ quan niệm: Muốn đến cõi Niết bàn của Đạo Phật, phần nào tương đồng với nơi Độc lập, Tự do, Hạnh phúc hay mục tiêu của chế độ XHCN theo quan niệm đương thời, cần phải có đường lối riêng, đừng bắt chước người khác, cho dù người đó là Như Lai. Quan niệm này đƣợc ông bày tỏ trong bài “Hƣu hƣớng Nhƣ Lai”: Ly tịch phƣơng ngôn tịch diệt khứ Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh Nam nhi tƣ hữu xung thiên chí Hƣu hƣớng Nhƣ lai hành xứ hành Dịch nghĩa: Lìa đƣợc sự ham muốn đi vào cõi Niết bàn (Lìa bỏ mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội), mới mong bàn chuyện đi vào cõi Niết bàn (lại có thể dẫn đến việc xây dựng CNXH); Sinh vào cõi vô sinh (Chỉ gắn bó với Thực tiễn, phục vụ Thực tiễn) thì mới có thể bàn đƣợc chuyện vô sinh (thì mới có tri thức và tư cách bàn về Thực tiễn); Làm trai phải tự có chí xung trời thẳm; Đừng nhọc mình giẫm theo vết chân của Nhƣ Lai (Giả sử như có chí khí theo đuổi mục tiêu XHCN, thì cũng nhất thiết không thể đi theo con đường của Chủ nghĩa Mác-Lênin). Bài thơ này đƣợc sử dụng thay cho Lời kết và lời Chúc phúc Quý Độc giả với suy nghĩ: Phải chăng đây là điểm xuất phát và định hƣớng dẫn đến thành công không chỉ của Thanh Văn, mà còn là của Đảng lãnh đạo, của Nhà nƣớc, của Dân tộc và đƣơng nhiên của Mỗi ngƣời Việt Nam. Hà Nội ngày 5 tháng 01 năm 2015 KTS. Vũ Anh Tuấn9899 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ….......5 Hay “CÓ NIỀM TIN MỚI, ĐƢỜNG LỐI MỚI, THỂ CHẾ MỚI, VĂN HÓA MỚI, ẮT CÓ THÀNH CÔNG MỚI” Nhóm Nghiên cứu Thanh Văn Bài số 1...... 9 VÌ SAO VIỆT NAM PHẢI CẤP BÁCH ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ? Ban Chiến lƣợc Phát triển, Viện N/C SENA Bài số 2... 23 SUY NGẪM VỀ VĂN HÓA VÀ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH Nguyễn Mạnh Can Bài số 3... 35 ĐỂ ĐẠI HỘI XII LÀ MỘT ĐẠI HỘI ĐỔI MỚI ĐẢNG Nguyễn Hồng Cơ Bài số 4... 47 XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI DÂN SỰ TIẾN BỘ LÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TS. Vũ Văn Dân Bài số 5... 55 SỨC SỐNG CỦA CHÍNH TRỊ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM LÀ TƢ TƢỞNG ĐOÀN KẾT, Ý CHÍ “ĐI CÙNG THẾ GIỚI” VÀ “6 CHỮ” Nguyễn Tuấn Vũ Bài số 6... 63 LỚP CHA TRƢỚC, LỚP CON SAU ĐÃ THÀNH ĐỒNG CHÍ, NÊN CÂU ĐỐI NÀY Đại tá Tô Khuyến Bài số 7... 71 MONG ĐẠI HỘI XII CHỌN ĐÚNG ĐƢỜNG LỐI, ĐÚNG LÃNH ĐẠO Hà Tuấn Trung Bài số 8... 79 VUA LÊ THÁNH TÔNG (1460 - 1497) VỚI ĐẠI VIỆT - QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP VÀ SÁNG TẠO Trần Thanh Tùng Bài số 9... 89 BÀI HỌC THANH VĂN: TẤT CẢ CHO XÃ HỘI DÂN CHỦ KTS. Vũ Anh Tuấn MỤC LỤC..... 99100 101 “... TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ, RỒI CÓ MỘT NGÀY ĐẤT NƢỚC NÀY TRỖI DẬY …” Trích Diễn văn “Tôi có một giấc mơ” của Luther King Ngày 28/8/1963, Mục sƣ Luther King đọc diễn văn “Tôi có một giấc mơ” trên thềm Đài Tƣởng niệm Lincoln (Ảnh dƣới cùng). Theo giới học giả, đây là một trong các diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông viết: “... Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày đất nước này trỗi dậy để sống theo ý nghĩa thật niềm xác tín của chính mình, ấy là mọi ngƣời sinh ra đều bình đẳng. Ai cũng đƣợc bảo đảm để hƣởng những quyền bất khả nhƣợng là quyền được Sống, được hưởng Tự do, và Mưu cầu Hạnh phúc”. Mục sƣ Luther King mất ngày 4/4/1968 do bị bắn lén. Vợ ông yêu cầu đọc trong lễ tang diễn văn của ông ngày 4/1/1968 (đúng ba tháng trƣớc khi ông bị bắn), trong đó viết “Cho người đói ăn”, “Hành xử đúng đắn về chiến tranh Việt Nam”, “Yêu thương và Phục vụ nhân loại”. Cũng tƣ duy này Tổng thống John F. Kennedy nói: “Dù chúng ta có nghĩ về kẻ thù xấu xa thế nào, họ vẫn rất giống chúng ta, ..., và hơn hết chúng ta đều là con người”. Ngày 14/11/1963 ông tuyên bố: “Tôi muốn đưa binh sĩ Mỹ về nước”. Tám ngày sau, ngày 22/11/1963 ông bị ám sát. Những ngƣời “Chia rẽ & Cực đoan” ở Mỹ đã giết Mục sƣ Luther King và Tổng thống Kennedy, bởi hai ông truyền bá tƣ tƣởng Đoàn kết, tƣ tƣởng của Thế kỷ 21, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tƣ tƣởng “Trân trọng, Liên kết, Thống nhất các sự Khác biệt, kể cả Đối lập”. Thế kỷ 20, thế kỷ của “Thời đại Đấu tranh giữa các Niềm tin” đã qua, thời đó Thế giới chia thành phe XHCN và phe TBCN. Ai cũng tin chỉ mình mới “Đúng”, mới là “Ta”, còn khác mình là “Sai”, là “Địch”. Nhiều cuộc chiến “nóng” và “lạnh” đã mở ra bởi cả hai phe. Nhƣng vào thế kỷ 21, “Thời đại Hội nhập giữa các Niềm tin” đã đến và tƣ tƣởng của những vĩ nhân nhƣ Giê -xu, Đức Phật, Hồ Chí Minh, Tôn Dật Tiên, Găng-đi, Luther King, Kennedy, v.v... đang dần trở thành hiện thực. Ảnh trên: Từ trên xuống: Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng với Tổng thống Mỹ Barack Obama; với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và với Tổng thƣ ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon.102 VIỆT NAM SẼ LÀ MỘT QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP VÀ SÁNG TẠO, MỘT ĐẤT NƢỚC ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC Nếu Độc lập là mục tiêu của nhân loại ở thế kỷ 20, thì Tự do là đích tới của toàn cầu trong thế kỷ 21. Vì thế một danh nhân văn hóa thế giới, ngƣời đã cả đời đấu tranh cho Hạnh phúc Con ngƣời và Cộng đồng, sau khi cùng dân tộc mình giành đƣợc độc lập, đã viết về Sứ mệnh nhân loại ở thế kỷ 21: “Sự thật là chúng ta chưa có Tự do. Chúng ta chỉ có thêm điều kiện để giành Tự do ... Không đơn giản là chặt đứt xiềng xích, Tự do là sống để Tôn trọng và Mở rộng Tự do cho người khác”. Xuất phát và biểu tƣợng hƣớng tới Tự do là Chí khí Khởi nghiệp, tức chí khí biết gạt bỏ những cái “cũ kỹ, hƣ hỏng” vẫn ràng buộc để tạo ra những gì “mới mẻ, tốt tƣơi” cho chính Mình và Xã hội. Đây là thành tố đầu tiên cùng với Trí tuệ và Văn hóa, tạo nên Môi trường của Tự do - Môi trường Khởi nghiệp và Sáng tạo tức Môi trường Kiến tạo Phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Vì thế, việc cấp bách là thu hút các nguồn lực, góp phần cho Sự nghiệp Lớn “Chấn Dân khí, Hưng Dân trí, Tạo Dân văn”, thông qua việc hình thành, thúc đẩy Môi trường Khởi nghiệp và Sáng tạo – Môi trường Thúc đẩy Đổi mới Thể chế và Đổi mới Văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, tạo tiền đề thuận lợi cho mỗi Cá nhân, Gia đình, Cộng đồng và Đất nƣớc vƣơn tới đỉnh cao Hạnh phúc. Nhân dịp Năm mới và Xuân 2015, kính chúc Quý vị và Các bạn một Thế giới Hòa bình, một Đất nƣớc Phát triển, một Gia đình Hạnh phúc và một Thân tâm An lạc. Trân trọng. Diễn đàn Thực tiễn Phát triển Việt Nam Nhóm Nghiên cứu Thanh Văn Ảnh trên: CCB Trung đoàn Thủ đô với bức trƣớng “Anh Văn (Tinh hoa Văn hóa) mãi mãi là nguồn sáng Dân tộc” trong lễ Tƣởng niệm Đại tƣớng tại tƣ gia 30 Hoàng Diệu nhân ngày 22/12/2014. Ảnh giữa: Thiền sƣ Thích Nhất Hạnh, ngƣời đƣợc Mục sƣ Luther King gọi là “Tông đồ của Hòa bình” gặp Oprah Winfrey, ngƣời dẫn chƣơng trình Mỹ ở New York năm 2009. Ông nói: …“Con người đau khổ do mắc kẹt trong các quan điểm. Chỉ thoát khỏi nó, chúng ta mới có Tự do”; …“Cuộc sống chỉ hiện hữu ở Thực tiễn. Vì thế hãy đi để mỗi bước đều mang chúng ta đến Thực tiễn”. Ảnh dƣới: Triển lãm Khởi nghiệp khai mạc ngày 15/11/2014 do Đề án VSV của Bộ Khoa học và Công nghệ và HATCH tổ chức. VIỆN N/C CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN SENA 35 Điện Biên Phủ - Ba Đình - Hà Nội Điện thoại +84 4 2241 8886

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét