Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Tướng Lê Mã Lương dự báo quan hệ Việt – Trung năm 2015

hứ Tư, ngày 31 tháng 12 năm 2014

Tướng Lê Mã Lương dự báo quan hệ Việt – Trung năm 2015


Nguồn: Theo GDVN

PHONG NGUYÊN 

Tướng Lê Mã Lương: Trung Quốc sẽ không từ bỏ việc “gặm nhấm” (biển đảo) và mưu đồ tạo ra “vết dầu loang” trên đất nước ta. 

“Vết dầu loang” ấy đều nằm ở những vị trí có ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự, quốc phòng. 
Ví dụ điển hình như khu vực chân Đèo Hải Vân. Những vị trí nhạy cảm như vậy có ý nghĩa sống còn đối với nền quốc phòng, việc phòng thủ của chúng ta. Tôi thấy làm lạ, vì sao Trung Quốc có thể dễ dàng trúng thầu và triển khai các dự án như vậy?! 

Theo tôi, trong năm 2015 mối quan hệ đó vẫn sẽ bình thường. Tuy nhiên, sẽ không còn được như trước bởi chúng ta đã hiểu thêm nhiều điều qua cách ứng xử của Trung Quốc với Việt Nam. Chúng ta vẫn sẽ xem Trung Quốc là nước bạn láng giềng, nhưng kiên quyết không để Trung Quốc ngang ngược muốn làm gì thì làm.

(GDVN) - Chúng ta vẫn sẽ xem Trung Quốc là nước bạn láng giềng, nhưng kiên quyết không để Trung Quốc ngang ngược muốn làm gì thì làm. 

Trước thềm năm mới, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương. Ông nguyên là Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam, lần trao đổi này là về các vấn đề an ninh – quốc phòng năm 2014 và dự đoán mối quan hệ Việt – Trung trong năm 2015.

Theo đánh giá của ông, trong năm 2014 những hành động nào uy hiếp nền an ninh – quốc phòng quốc gia?



Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương

Như chúng ta đã biết, 2014 là năm Trung Quốc có nhiều hành động gây hấn ở Biển Đông. Tuy nhiên, đó chưa phải là mối nguy hiểm nhất gây uy hiếp nền an ninh – quốc phòng quốc gia. Nếu chúng ta chỉ để ý đến những vấn đề căng thẳng ở Biển Đông mà không chú ý đến đất liền thì dễ rất bị đánh lạc hướng. 

Theo tôi, vấn đề nổi cộm nhất trong đất liền liên quan đến các dự án mà các nhà thầu Trung Quốc đã bỏ thầu ở mức thấp nhất khiến các nhà thầu khác phải bỏ cuộc và họ trúng thầu. Khi trúng thầu rồi, họ lại cố tình kéo dài thời gian để gây ra khó khăn và tình trạng đội vốn đầu tư.

Tuy nhiên, đằng sau những dự án đó, về bản chất Trung Quốc muốn thể hiện một vết dầu loang trên đất nước ta. “Vết dầu loang” ấy đều nằm ở những vị trí có ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự, quốc phòng. Ví dụ điển hình như khu vực chân Đèo Hải Vân. Những vị trí nhạy cảm như vậy có ý nghĩa sống còn đối với nền quốc phòng, việc phòng thủ của chúng ta. Tôi thấy làm lạ, vì sao Trung Quốc có thể dễ dàng trúng thầu và triển khai các dự án như vậy?!

Nhìn lại năm 2014 sắp qua, ông đánh giá như thế nào về công tác quốc phòng – an ninh của chúng ta?


Theo nhìn nhận của tôi, công tác quốc phòng – an ninh của ta trong năm 2014 có thể nói đã đạt yêu cầu mặc dù còn bất cập gây ảnh hưởng đến sự ổn định của nền quốc phòng.

Rõ ràng, nếu không kịp thời ngăn chặn và tỉnh táo trước những bất cập đó thì hệ quả nghiêm trọng, nhất là với các dự án kinh tế ở các vị trí nhạy cảm như Đèo Hải Vân đã không xảy ra. Nếu cứ thực hiện các dự án kinh tế bằng mọi giá mà hạ thấp vấn đề quốc phòng - an ninh thì sẽ gây ảnh hưởng tới việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta.

Làm thế nào để quân đội của chúng ta có thể chủ động ứng phó với mọi tình huống xấu thưa ông?

Muốn chủ động đối phó với các thế lực thù địch trong tất cả các điều kiện kể cả những tình huống xấu nhất, lực lượng vũ trang nhân dân phải thường xuyên diễn tập các phương án chiến đấu, nâng cao bản lĩnh của người chỉ huy, sự trung thành của những người lính bộ đội cụ Hồ với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Mặc dù, trong năm 2014 chưa có vấn đề gì thật sự nổi cộm, nhưng chúng ta cũng phải thấy trước những nguy cơ. Chỉ 1 phút lơ là, mất cảnh giác chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt. Nếu không cảnh giác cao thì mọi sự sẵn sàng chiến đấu đều trở nên vô nghĩa. Cảnh giác cao chính là điều kiện tiên quyết trong việc chủ động đối phó với các thế lực thù địch khi có tình huống xấu xảy ra.

Việc bảo vệ Tổ quốc không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của lực lượng quân đội, công an mà còn là trách nhiệm của toàn dân. Đã là vấn đề của toàn dân thì phải có sự chỉ đạo nhất quán từ trung ương xuống địa phương.

Năm 2015 sắp tới, theo nhận định của ông, chúng ta sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nào về mặt an ninh – quốc phòng và làm thế nào để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra trong việc đảm bảo hòa bình ổn định của nền an ninh – quốc phòng quốc gia?  

Giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Thứ nhất, Trung Quốc sẽ không từ bỏ việc "gặm nhấm" và mưu đồ tạo ra “vết dầu loang”. Nếu chúng ta không có sự chủ động ứng phó, đặc biệt tranh thủ sự ủng hộ của khối ASEAN thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Tôi nghĩ đã đến lúc các nước thuộc khối ASEAN đoàn kết hơn nữa để trở thành một khối vững chắc, sẵn sàng ứng phó khi có các tình huống xấu xảy ra ở Biển Đông. Nếu ASEAN không là một khối vững chắc, giữa các nước không có sự hợp tác sâu hơn nữa thì sẽ rất khó khi Trung Quốc khuấy động các vấn đề ở Biển Đông. Nói cách khác, không cẩn thận trong năm 2015 sẽ rất dễ có các xung đột vũ trang ở Biển Đông, tuy rằng không lớn.

Từ năm 2015 trở đi, chúng ta không thể đánh giá thấp Trung Quốc trong việc gặm nhấm và tạo ra "vết dầu loang" ở Biển Đông. Những động thái vừa qua của Trung Quốc như biến một số bãi đá thành căn cứ hậu cần, căn cứ quân sự, đường băng cho máy bay quân sự của họ hoạt động… là nhằm củng cố sức mạnh để khống chế khu vực Biển Đông mà như ta vẫn nói trước đây là họ đang có tham vọng biến Biển Đông thành "ao nhà" và họ đang thực hiện điều đó.

Tôi không nghĩ đến một lúc nào đó Trung Quốc sẽ dừng lại bởi vì họ đang muốn xây dựng một cường quốc về biển, một hạm đội mạnh của hải quân Trung Quốc không chỉ ở khu vực Biển Đông mà còn ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, thậm chí tầm ảnh hưởng sẽ lớn hơn nữa bởi tham vọng của Trung Quốc là rất lớn. Theo tôi, cần phải có một lực lượng giám sát quốc tế để xem xét các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ hai, trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, lịch sử từng ghi lại nhiều lần Trung Quốc gây cho chúng ta nhiều khó khăn, khốn khó. Do vậy, dù hợp tác chúng ta cũng phải hết sức cảnh giác đặc biệt với các dự án kinh tế mà Trung Quốc thực hiện ở Việt Nam. Những câu chuyện đáng buồn như trong năm 2014, sau khi thực hiện dự án, chúng ta lại bác bỏ, không cho thực hiện nữa gây tốn kém rất lớn cho ta. Ngoài ra, điều đó còn gây tâm lý xã hội. Vì vậy, theo tôi ngay từ đầu chúng ta phải cảnh giác để đảm bảo cho nền an ninh – quốc phòng của Việt Nam ngày càng vững chắc.

Thứ ba, phải tạo ra trong toàn dân một tinh thần đoàn kết cao bởi vì chỉ khi có sức mạnh đoàn kết dân tộc mới không có kẻ thù nào có thể chia rẽ được chúng ta. Muốn vậy, phải làm cho người dân tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của nhà nước và chính phủ. Chống tham nhũng cũng là một vấn đề đang gây nhức nhối trong dư luận, cần phải giải quyết thật tốt vấn đề đó để củng cố niềm tin của dân vào Đảng.

Cuối cùng, để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, thời gian tới chúng ta phải tăng cường các trang thiết bị, các phương tiện chiến đấu hiện đại cho các lực lượng để tăng hiệu quả chiến đấu và khả năng sẵn sàng ứng phó khi có các tình huống xấu xảy ra.

Để tăng cường sức mạnh của quân đội, trước hết phải làm sao để quân với dân một lòng. Ngoài ra, các quân binh chủng cũng phải thường xuyên diễn tập. Không làm được những việc này thì đừng nói đến chuyện sẵn sàng chiến đấu. Trong những năm qua, chúng ta đã tiến hành diễn tập nhưng tôi nghĩ như thế là chưa đủ. 

Quan hệ Việt – Trung trong năm 2015 sẽ ra sao thưa ông?

 
Theo tôi, trong năm 2015 mối quan hệ đó vẫn sẽ bình thường. Tuy nhiên, sẽ không còn được như trước bởi chúng ta đã hiểu thêm nhiều điều qua cách ứng xử của Trung Quốc với Việt Nam. Chúng ta vẫn sẽ xem Trung Quốc là nước bạn láng giềng, nhưng kiên quyết không để Trung Quốc ngang ngược muốn làm gì thì làm.


Xin cảm ơn ông!

 VỀ CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA CHỦ TỊCH HỘI NGHỊ CHÍNH TRỊ HIỆP THƯƠNG TRUNG QUỐC DU CHÍNH THANH

Posted by admin on December 28th, 2014
Nguyễn Trọng Vĩnh
28-12-2014
Chừng hơn một tuần trước đây báo, đài đưa tin: “Theo lời mời của Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam”, Chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương TQ sắp sang thăm nước ta, nhưng khi ông ta đến thì tối ngày 26/12 TV lại đưa tin là: “Theo lời mời của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Theo cách đưa tin trên thì ông Du Chính Thanh sang thăm, gặp và làm việc với các nhà lãnh đạo quan trọng Việt Nam là chính: ông Lê Hồng Anh, TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm thực hiện các yêu cầu của TQ là chính, dù trước đó có hội đàm với Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức tương đương chỉ là phụ và cho phải phép ngoại giao.
Ông Du Chính Thanh thăm Việt Nam trong bối cảnh: Đảng Cộng sản Việt Nam đương khẩn trương chuẩn bị Đại hội XII; nhân dân Việt Nam bất bình về việc TQ lấp đất đá trong cụm bãi đá Gạc Ma cướp của Việt Nam năm 1988 và sắp hoàn thành một căn cứ quân sự có đường băng, có cảng nổi, uy hiếp quần đảo Trường Sa của Việt Nam; Tổng tham mưu trưởng báo cáo trước Quốc hội cảnh giác đối với mưu đồ chiếm trọn biển Đông của nhà cầm quyền TQ; Việt Nam tổ chức những cuộc triển lãm đầy đủ tư liệu lịch sử, pháp lý về quyền sở hữu của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, còn đưa ra cả bản đồ cũ của TQ xác định biên giới tận cùng của họ chỉ đến đảo Hải Nam; Việt Nam đã nộp hồ sơ lên Tòa án trọng tài quốc tế, đề nghị Tòa án trú trọng đến quyền và lợi ích của Việt Nam khi xét xử vụ Philipine kiện TQ, Tòa án, chấp nhận xem xét đề nghị của Việt Nam và cho biết đương xem xét đề nghị của Hà Nội yêu cầu bảo vệ các quyền lợi của họ trong vụ việc; Việt Nam thăm Philipine, quan hệ tốt với Nga, hợp tác đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ. Mỹ đã đồng ý bán vũ khí sát thương cho Việt Nam…
Bối cảnh trên đây thôi thúc nhà cầm quyền TQ phải hành động. Họ cử một Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị sang thăm nhằm thực hiện nhiều mục đích.
Trước hết, thăm dò phương án về đường lối và nhân sự Đại hội XII của Việt Nam, có cách gợi ý khéo để có đường lối và bố trí nhân sự, nhất là người lãnh đạo chủ chốt hợp với TQ, cảnh giác với Mỹ, đồng thời cũng nói nhỏ với TBT Nguyễn Phú Trọng vốn rất thân TQ ngăn cản bớt những việc làm của phía Việt Nam gây bất lợi cho TQ.
Thứ 2 là: trấn an Việt Nam đối với việc TQ xây dựng căn cứ trên cụm đảo Gạc Ma, nói rằng việc xây dựng công trình là bình thường, vô hại cũng như các nước có liên quan xây dựng công trình trong vùng đó. TQ rất muốn giữ hòa bình trên biển Nam Trung Hoa (biển Đông), tôn trọng tự do hàng hải, các vấn đề tranh chấp, thông qua đàm phán song phương từng bước giải quyết.
Ba là: ông Du Chính Thanh phỉnh rằng TQ rất tôn trọng Việt Nam, TQ và Việt Nam “cùng nhau thực hiện 16 chữ và 4 tốt” giữ gìn tình hữu nghị truyền thống nhằm cố níu giữ Việt Nam trong quỹ đạo của TQ.
Trong tiếp xúc và hội kiến cấp cao, hai bên đều chỉ đề cập “hữu nghị”, cố tình quên trận chiến đẫm máu tháng 2/1979 mà ông Đặng Tiểu Bình “dạy cho Việt Nam một bài học” và biết bao hành động ác bá của TQ đối với Việt Nam trên biển từ lâu nay.
Ông Du Chính Thanh còn nhắc lại TQ và Việt Nam là hai nước láng giềng anh em, hợp tác với nhau trên mọi mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội. Mỉa mai thay! Trên thực tế thì TQ lũng đoạn thị trường Việt Nam, làm nhiều việc phá hoại kinh tế Việt Nam, chi phối Việt Nam về chính trị, chiếm lĩnh hầu hết các vị trí chiến lược sung yếu, uy hiếp Việt Nam về quân sự, đưa rất nhiều người TQ tự do nhập cảnh, lập nhiều cụm, nhiều xóm người TQ cư trú trái phép.
Gần đây lại có mưu đồ kỳ quặc là đưa 1.000 xe vào “du lịch” nhằm tìm hiểu mọi đường ngang, ngõ tắt của Việt Nam.
Cần tỉnh táo, chớ vội tin vào những lời hữu nghị giả dối, phải xem những việc nhà cầm quyền TQ làm.
Mọi người Việt Nam có lương tri, có lòng yêu nước luôn phải cảnh giác với chủ nghĩa bành chướng Đại Hán chưa bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính Việt Nam.
Thực hiện dân chủ!
Xiết chặt khối đại đoàn kết các dân tộc!
Mọi quyết định của Đại hội đều vì nước, vì dân Việt Nam không cho thế lực nào chi phối!
Phát huy tình thần tự chủ tự cường!
Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của tổ quốc Việt Nam!
3232. Quyền Công Dân, Quyền Con Người ở Việt Nam chỉ là bánh vẽ

3233. ‘Một chuyến thăm gây áp lực chính trị’

Posted by admin on December 28th, 2014
27-12-2014
H1Chuyến thăm ba ngày của Ủy viên Bộ chính trị Du Chính Thanh, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, tới Việt Nam vào cuối tuần này có mục đích tạo thêm ‘áp lực chính trị’ vào đường lối và nội bộ nhân sự lãnh đạo Việt Nam, trước thềm hội nghị lần thứ mười của Đảng Cộng sản.
Trao đổi với BBC hôm 27/12/2014, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển thuộc Vusta nhận định:
“Chuyến đi này chắc chắn phía Trung Quốc người ta muốn tăng cường áp lực chính trị đối với lãnh đạo Việt Nam bằng một cách thức có tính chất giao lưu giữa hai Đảng với những người ở cấp cao nhất để bày tỏ sự quan tâm của họ với Việt Nam.”
Trong chuyến thăm này, ông Du Chính Thanh đã gặp các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam như Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó, ông Thanh đã gặp Thường trực Bộ Chính trị, ông Lê Hồng Anh cũng như hội đàm với Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân.
Hôm 25/12, ông Du Chính Thanh được Tân Hoa xã dẫn lời nói: “Chuyến thăm này của tôi tại Việt Nam… là nhằm củng cố niềm tin, xây dựng sự nhất trí và thúc đẩy mối quan hệ Việt – Trung đi đúng hướng.”

‘Xu thế áp đặt’

Bình luận về phát biểu này của ông Thanh, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao đặt câu hỏi:
“Đúng hướng là đúng hướng nào? Đúng hướng theo như hướng họ áp đặt với Việt Nam thì theo tôi đây vẫn là một xu thế.
“Tức là bằng hình thức nhẹ nhàng cố tỏ thiện chí, nhưng tôi tin chắc rằng họ vẫn kiên định đường lối của họ trong quan hệ mang tính chất nước lớn áp đặt đối với Việt Nam.
“Và lần này có thể nói một nhân vật có thể nói là cao cấp nhất trong thời gian gần đây sang Việt Nam, tiếp sau chuyến thăm của ông Bộ trưởng Ngoại giao, tôi tin rằng gọi là chuyến thăm nhưng tính chất của chuyến thăm, theo tôi đánh giá, nó gây tính chất áp lực về chính trị đối với Việt Nam.
“Để Việt Nam luôn luôn giữ ở trong quỹ đạo quan hệ theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc, không để Việt Nam vượt ra ngoài quỹ đạo mà Trung Quốc muốn kiểm soát.
Về khả năng Trung Quốc muốn tác động vào nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam qua chuyến đi của ông Du Chính Thanh, Phó Giáo sư Giao bình luận:
“Cũng đã có những dư luận, những câu chuyện bàn tán cho rằng, trước Đại hội Đảng của Việt Nam thì sự viếng thăm của lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam, trong câu chuyện mạn đàm chắc không thể không nói đến câu chuyện nhân sự dự kiến trong đại hội đảng.”
Trong cuộc trao đổi hôm thứ Bảy, nhà phân tích tình hình Việt Nam và quan hệ Việt – Trung, cũng nêu quan điểm về việc liệu chuyến thăm của Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc có liên quan gì tới cuộc ‘tranh ghế quyền lực’ giữa điều được cho là ‘các phe nhóm nội bộ’ trong Đảng, đặc biệt liên quan tới phe muốn liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc một cách toàn diện, đặc biệt về mặt ý thức hệ và quyền lợi, lợi ích liên Đảng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét