Hướng đi nào để Kinh tế VN phát triển nhanh và bền vững?
Tại hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” tổ chức ngày 22.12.2014. Nói về Kinh tế VN, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng “Chúng ta đang đi mà không biết đi đâu!”.
Vậy hướng đi nào để kinh tế VN phát triển nhanh và bền vững?
Kinh tế mà không có hướng đi rõ rệt?
Từ năm 1986, VN đã tiến hành cải cách Kinh tế để chuyển từ nền Kinh tế Kế hoạch hóa sang Kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Trong gần 30 năm qua, cho dù VN đã tiến hành việc cải cách trên nhiều lĩnh vực, như cải cách doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, xây dựng pháp luật… nhưng nền KT vẫn tiếp tục phát triển chậm.
Theo Thời báo KT Sài gòn, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung cho biết, Hàn Quốc thời thập niên 1960 kinh tế của họ cũng chỉ tương tự như VN. Sang đến thập niên 1980, Hàn Quốc đã bước vào giai đoạn 2 của quá trình phát triển, trong khi Việt Nam ở giai đoạn một. Và cho đến nay, họ đã bước sang giai đoạn 3 thì VN vẫn ở giai đoạn 1.
Ngày 22.12.2014, tại hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”
Bình luận về phát biểu trên của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TS. Nguyễn Quang A Nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS nhận xét:
“Câu nói của ông Thứ trưởng Bộ KH – ĐT rất chí lý, nó đánh thẳng vào cái mà ông Tổng BT Nguyễn Phú Trọng trong suốt 10 năm qua và tới Đại hội Đảng lần thứ XII này ông ấy vẫn cương quyết bắt Đảng CSVN phải theo là nền Kinh tế thị trường XHCN. Cái mà thực sự chẳng ai biết nó là cái gì, không biết mục tiêu là gì, thì đúng như ông Thứ trưởng ấy nói.”
Tư duy lãnh đạo là nguyên nhân dẫn tới Kinh tế VN trì trệ không phát triển được, Chuyên gia KT Bùi Kiến Thành thấy rằng lãnh đạo VN cần phải thay đổi tư duy một cách tích cực, nếu không muốn đất nước tụt hậu so với khu vực và thế giới.
Ông Bùi Kiến Thành nói:
“Bây giờ các vị lãnh đạo đi ra nước ngoài cũng vẫn nói Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, yêu cầu Mỹ yêu cầu Châu Âu và khắp mọi nơi mà các vị đến, yêu cầu công nhận chúng tôi là nền kinh tế thị trường. Như vậy rõ ràng chúng ta muốn hội nhập vào nền kinh tế thị trường của thế giới. Nhưng mà tiếp theo câu đó nó có sự không ăn khớp, tức là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Vấn đề này tư duy chưa rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì làm gì có nền kinh tế thị trường được nữa?”
Sự cần thiết của một nền Kinh tế Tư nhân
Trả lời câu hỏi để Kinh tế VN phát triển nhanh, mạnh và bề vững thì KT VN cần phải đi theo hướng nào?
TS. Nguyễn Quang A cho rằng, nền kinh tế thị trường gắn với định hướng XHCN là sự biểu hiện sự ôm đồm không cần thiết của nhà nước. Đây là cái cần phải xóa bỏ ngay lập tức.
TS. Nguyễn Quang A nhấn mạnh:
“Cái thứ nhất là phải triệt để xóa bỏ đường lối sai lầm của Đảng CSVN là: KT Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trên cơ sở đó có thể vạch ra các chính sách kinh tế thúc đẩy cho sự phát triển của khu vực KT Tư nhân trong nước và tạo điều kiện cho chúng hoạt động ngang ngửa, sòng phẳng và bình đẳng với các thành phần KT khác. Chỉ có trên cơ sở đó thì nền KT của VN mới phát triển một cách bền vững.”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư Vấn của Thủ tướng Chính phủ cho rằng trong thời gian qua khu vực kinh tế nhà nước tỏ ra hoạt động không hiệu quả, cho dù nhà nước đã hỗ trợ cho họ rất lớn về mọi mặt.
Từ Hà nội, bà Phạm Chi Lan cho biết:
“Hiện nay doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa hoạt động theo kỷ luật thị trường, họ vẫn được sử dụng các nguồn lực của nhà nước giao và không có sức ép đối với họ trong việc phải làm ra lợi nhuận và hoạt động của các khu vực đó phải có hiệu quả cao. Khi họ thua lỗ thì nhà nước ra tay cứu trợ họ, như vậy họ không có sức ép thực sự cũng như động lực để cạnh tranh”
Trả lời câu hỏi về vai trò của khu vực KT Tư nhân trong sự phát triển chung của nền Kinh tế VN thế nào?
TS. Nguyễn Quang A cho rằng, nên hiểu bất cứ nhà nước nào cũng phải can thiệp vào thị trường bằng chính sách của mình. Do vậy, đừng lo ngại việc Nhà nước không kiểm soát được khu vực KT Tư nhân.
TS. Nguyễn Quang A nói với chúng tôi:
“Nền Kinh tế thuộc sở hữu tư nhân phải đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chỉ có nền kinh tế tư nhân nó mới có những động lực để thúc đẩy nền kinh tế chung phát triển. Kinh tế Nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo trong một nền kinh tế được, nó chỉ giữ một vai trò có tính chất phù trợ nào đấy mà thôi.”
Theo báo VnEconomy cho biết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng: “Chỉ có xây dựng khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng thì mới tạo ra triệu triệu công ăn việc làm cho đất nước và doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển ở mọi nơi, mọi ngõ ngách của cuộc sống, tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho xã hội và làm cho chúng ta bớt lệ thuộc hơn vào các nền kinh tế khác”
Nói về biện pháp hiệu quả nhất để có thể thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng trong khu vực KT Tư nhân?
TS. Nguyễn Quang A khẳng định:
“Tôi nghĩ biện pháp quan trọng nhất là phải xóa bỏ tất cả những cái ưu ái, trước hết là các ưu ái đối với DN Nhà nước, thậm chí cả những ưu ái đối với DN Đầu tư nước ngoài. Tôi không nghĩ các DN Tư nhân cần có sự hướng dẫn hay hỗ trợ của Nhà nước, tôi tin họ sẽ tự lo lấy của họ. Song cái quan trọng là phải để cho nó có một môi trường thông thoáng và không bị ai chèn ép.”
Đường lối phát triển kinh tế quốc gia có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy và kích thích nền kinh tế phát triển. Nếu chính sách kinh tế không rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính khoa học mà chỉ nhằm thể hiện cho mục đích chính trị thì chắc chắn nó sẽ trở thành lực cản khiến nền kinh tế sẽ không thể phát triển.
Anh Vũ
Theo rfa
Tổ tiên đã lưu lại cho chúng ta 27 bí quyết, thực sự rất hữu ích
Bởi: Tùy Thi 4 Tháng Mười Một , 2014 Mục: Văn Hóa Cổ Truyền Viết bình luận
Bạn có biết tổ tiên chúng ta đời xưa lưu lại bảo bối dưỡng sinh gì không?
1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.
2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.
3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.
4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.
5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.
6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.
7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.
8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở;
9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.
10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;
11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;
12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.
13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;
14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;
15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;
16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;
17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.
18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.
19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.
20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.
21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.
22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.
23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.
24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.
25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.
26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.
27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét