Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Nghiện cờ bạc: cai cách nào?

Nghiện cờ bạc: cai cách nào?

Thông tin ca sĩ Siu Black tìm tới cờ bạc để giải sầu và kinh doanh thua lỗ phải mắc nợ hơn 2,5 tỉ đồng; trước đó là NSƯT Kim Tử Long bị Công an Vĩnh Long thu giữ trên 300 triệu đồng và hàng ngàn USD khi có mặt ở một sòng bạc đã khiến công chúng ngỡ ngàng.

  Một người mẫu cho biết, chuyện bài bạc trong giới nghệ sĩ “xưa như trái đất”, thậm chí có những người mê cờ bạc đến nỗi nghiện, muốn thoát ra cũng không được.
 
Đánh bạc từ thói quen dần dần sẽ trở thành lệ thuộc như nghiện một chất nào đó. Ảnh: HaRoonĐánh bạc từ thói quen dần dần sẽ trở thành lệ thuộc như nghiện một chất nào đó. Ảnh: HaRoon
 
Từ thói quen thành nghiện
 
Theo BS Nguyễn Khắc Dũng, khoa lâm sàng bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội), khi thiếu thốn tài chính hoặc tình cảm, khi chán nản hay đang khao khát thử vận may, khi thừa thãi thời gian hoặc đôi lúc vì cả nể, vì cay cú… con người ta dễ sa vào vòng xoáy mê muội của chiếu bạc. “Đánh bạc ban đầu chỉ là một thói quen, dần dần sẽ trở thành một cung phản xạ, một nhịp sinh học khiến khi không có sẽ thèm nhớ mãnh liệt giống như việc lệ thuộc vào một chất nào đó”, BS Dũng nói.
 
Theo BS Dũng, người bệnh nghiện cờ bạc thông thường sẽ trình bày với thầy thuốc ít nhất một trong những vấn đề sau:
 
Có các triệu chứng rối loạn liên quan tới lạm dụng chất. Ở những người có trong bệnh sử tái nghiện chất nhiều lần, thường có ghi xung động đánh bạc, chơi bí mật và tách biệt xã hội. Có hiện tượng khủng hoảng tiền bạc và sự biến mất không lý do một lượng tiền lớn hoặc đồ vật có giá trị.
 
Rối loạn trầm trọng trong quan hệ gia đình, do bị phát hiện tiêu xài vụng trộm quá lớn tài sản của gia đình.
 
Có những hậu quả về pháp luật, xuất phát từ việc mất khả năng chi trả các món nợ hoặc bị cưỡng chế về mặt tài chính. Trong tình thế tuyệt vọng, người bệnh có thể sử dụng hành vi chống xã hội như giả mạo, lừa đảo, ăn trộm, biển thủ...
 
Có những hậu quả liên quan tới công việc và nghề nghiệp. Cá nhân có thể mất các mối quan hệ, mất việc làm hoặc mất các cơ hội học tập vì nghiện cờ bạc. Điều này làm người bệnh cảm thấy mất mát và là nỗi buồn không thể tiết lộ, người bệnh trở nên yếu đuối và mong muốn được giúp đỡ.
 
Có nhiều rối loạn do hậu quả của hành vi nghiện cờ bạc. Các rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu và rối loạn trong kiểm soát xung động có thể trở nên cấp diễn và đòi hỏi phải được quan tâm, săn sóc ngay lập tức. Các rối loạn cơ thể liên quan tới stress (khủng hoảng về sức khoẻ, rối loạn đau) có thể là triệu chứng khó kiểm soát, mặc dù đã được chỉ định thuốc.
 
Những biểu hiện kèm theo: các biểu hiện cơ thể (rối loạn liên quan tới stress như tăng huyết áp hoặc loét dạ dày), các rối loạn liên quan tới nghiện chất (rượu, thuốc lá, thậm chí cả ma tuý), hoặc chấn thương cơ thể do chống cự chủ nợ; các rối loạn tâm thần kết hợp (thường kết hợp với các rối loạn trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn phân ly, rối loạn lo âu và rối loạn sự điều chỉnh). Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ toan tự sát do nghiện cờ bạc khoảng 15 – 24%. Các rối loạn nghiện cờ bạc thường kết hợp với rối loạn nhân cách, rối loạn nghiện chất kết hợp (47 – 52% những người nghiện cờ bạc đồng thời nghiện rượu và các chất khác).
 
Nơi cai nghiện: chuyên khoa tâm thần
 
Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được thăm khám, xác định mức độ bệnh theo tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện cờ bạc. Để điều trị, cần kết hợp ba phương pháp quan trọng nhất:
 
Thuốc: một người nghiện cờ bạc trong 16 năm đã được điều trị bằng thuốc carbamazepine. Các thuốc chống trầm cảm SSRI (loại ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin trong não) như clomipramine với liều 175mg/ngày và fluvoxamine liều 100 – 300mg/ngày cũng được xem là hiệu quả. Bên cạnh đó các thuốc giải lo âu có thể mang lại kết quả cho một số trường hợp.
 
Tâm lý liệu pháp: điều chỉnh những rối loạn tâm thần (về cảm xúc và nhân cách) cho người bệnh. Liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi, gia đình, liệu pháp tâm lý cá nhân, nhóm. Người bệnh phải có sự quyết tâm cao và phải tác động lâu dài, thường xuyên, từ đó sẽ tạo dựng được cơ chế phòng bệnh – chống tái nghiện.
 
Thay đổi môi trường sống: cách ly tuyệt đối. Ngoài ra, còn cần điều trị những bệnh cơ thể kèm theo. “Các nhà điều tra tại đại học Minnesota và đại học Y khoa Mount Sinai New York (Mỹ) đã tìm thấy sự suy giảm chất opioid và chất N-methyl-D-aspartate glutamate trong não những người nghiện cờ bạc và sự gia tăng các chất dopamine, serotonin, norepinephrine, glutamate. Sự mất cân bằng này dẫn đến ham muốn cờ bạc. Do đó, nếu ngăn chặn các chất trong não như dopamine, serotonin, norepinephrine và glutamate sẽ làm giảm hứng thú và giảm cơn nghiện. Đây là cơ chế để tác động và điều trị nghiện cờ bạc”, BS Dũng cho biết.
 
Theo Lê Hương
Sài Gòn tiếp thị
-- 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét