Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Món nợ

  Nhà cầm quyền Bắc kinh thường tận dụng các
phương tiện tuyên truyền cố tình nhồi sọ làm cho dân TQ và nhân dân thế
giới nghĩ rằng trong quá khứ họ đã đơn phương giúp Việt Nam chống xâm
lược mà rồi VN “bội bạc”(!) 
(ngay cả một số giáo sư TQ vẫn hay nói với sinh
viên VN du học bên đó 
rằng VN “vô ơn”).
 

    Sự thật ra sao? ơn ai? ai ơn?

     Có phải “ông-anh-đồng-chí” hào phóng
và vô tư ban viện trợ một cách 
“quân tử”, -nói kiểu phương đông truyền
thống, hoặc với tinh thần “quốc 
tế vô sản”, -nói theo ngôn từ cách mạng?
Chuyện đâu có đơn giản!

    Đã có không ít bài viết đề cập đến chuyện
này. Tôi xin mạn phép bổ sung một số ý
nhỏ.

    Năm 1949, Trung cộng giành được toàn nước Trung
Hoa trên đất liền; sau 
đó chỉ được các nước “xã hội chủ
nghĩa” công nhận. Họ rất muốn có được 
tiếng nói và nâng cao vị thế trên trường quốc
tế. Dịp may lớn đầu tiên 
là hội nghị Genève năm 1954 về chiến tranh Đông
Dương -trong đó cuộc 
kháng chiến của VN là chủ đạo, Bắc kinh
được tham dự. (Sự nóng lòng tận 
dụng dịp may đó bộc lộ không mấy tế nhị và
vinh dự trong phiên khai mạc:
  Chu Ân Lai, trưởng đoàn Trung cộng, tươi tỉnh
tiến đến để bắt tay 
trường đoàn Mĩ -nhưng ông này quay lưng lại).
Trong suốt quá trình hội 
nghị, họ qua mặt VN thương lượng trực tiếp
với phái đoàn Pháp, áp đặt ý 
đồ chia cắt VN. Họ chỉ cần một vùng cách li
an toàn cho đất nước họ. Nhờ
  cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, và nhân
dân Đông Dương nói chung,
  có cơ hội, họ cố giương ra một vai trò nào
đó trên bàn cờ quốc tế và đã
  đạt được phần nào.

    Việc ra sức hoạt động để vượt ra thế
giới không từ bất cứ thủ đoạn nào,
  tất nhiên có việc lợi dụng VN. Chuyện nhỏ sau
đây chứng tỏ họ vừa thâm 
hiểm và xảo trá, vừa trơ tráo. Năm 1956, trong
đêm tối một tàu hàng của 
Pháp trên đường vào một cảng biển VN để
nhận than (do VN trả, nằm trong 
chi phí mua lại mỏ than ở Hồng Quảng -Quảng
Ninh sau này) đâm phải một 
tàu đánh cá của người TQ chường ra trên luồng
tàu đi. Người Pháp vớt các
  ngư dân lên chăm sóc, đối đãi tử tế, lập
biên bản trong đó ngư dân TQ 
thừa nhận họ đã sai, vi phạm luật đường
biển. Thuyền trưởng tàu Pháp mời
  nhà chức trách VN đến trao trả người và đưa
cả biên bản. Phía VN cảm 
ơn, rồi trao lại cho phía TQ. Bắc kinh nhận
người, ỉm luôn biên bản, và 
lớn tiếng kết tội tàu Pháp đã ngang nhiên
hiếp đáp ngư dân TQ(!), đòi 
công khai xin lỗi và bồi thường. Họ tìm cách
để buộc chính phủ Pháp phải
  ngồi vào bàn đàm phán với họ. Vì mưu đồ
thâm hiểm của mình, họ đẩy VN 
vào thế rất khó xử. Chiếc tàu Pháp bị giữ
lại mấy tháng trời. Người 
thuyền trưởng Pháp cay đắng nói với phía VN:
Tôi biết các ông đang phải 
làm vừa lòng TQ, đằng sau việc này là những
toan tính chính trị của họ.

    Nhiều người đã nêu rõ lí do vì sao năm 1968
Bắc kinh ra sức ngăn cản VN
  đi hoà đàm với Mĩ ở Paris. Họ muốn VN
“chống đế quốc đến người VN cuối 
cùng” (cách nói của báo chí phương Tây) một
khi họ đang cần vậy cho 
những tính toán lợi ích của họ. Đến khi Mĩ
thực sự sa lầy ở VN, Bắc kinh
  thấy đã đến lúc chẳng cần che đậy ý đồ
thèm muốn bắt tay với “cọp giấy”
  nữa. Bắt đầu bằng “ngoại giao bóng bàn”
và cuộc đi đêm của Kissinger 
đến Bắc kinh sau “màn kịch đau bụng” của
ông ta tại Pakistan. Tiếp đó là
  màn tổng thống Mĩ Nixon thăm TQ năm 1971, cùng
với các cuộc mật đàm, và
  hệ quả là kết ước Thượng Hải. Trong cuộc
“mua bán chính trị” này, Mĩ 
chỉ được lợi là thêm “đồng minh” chống
Liên xô (xưa); còn “chiến lợi 
phẩm” của Bắc kinh thì chẳng ít, nhưng rõ
ràng nhất là việc Mĩ làm ngơ 
cho TQ xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN năm
1974, và không lâu sau để 
ngỏ cửa cho họ giành chiếc ghế thường trực
Hội đồng bảo an LHQ của Trung
  hoa dân quốc (Đài Loan).

    Có được vị thế ngày càng cao trên trường
quốc tế và được ngồi vào ghế 
HĐBA LHQ, chính (cố) thủ tướng TQ Chu Ân Lai
từng nói với “các đồng chí 
VN”, không chỉ một lần, rằng nhờ có phần
đóng góp quan trọng của cuộc 
đâu tranh của nhân VN, và họ, TQ, rất biết ơn
về điều đó.

    Nói về “nợ”, TQ từng “giúp” VN lương
thực, trang thiết bị quân đội, vũ 
khí (chủ yếu là của Liên-xô hoặc do LX giúp Mao
đánh Tưởng), ... ; trong
  khi đó, với VN chính TQ nợ xương máu, nợ
“chia cắt đất nước” (chẳng 
phải Chu Ân Lai đã thừa nhận với Lê Duẩn
“chúng tôi đã sai lầm” về vấn 
đề này sao!), nợ về sự trì trệ, ...

    Nếu kể cho rạch ròi thì nhiều thứ TQ
“giúp” đã gây hại, trước mắt và về
  lâu về dài. Chẳng hạn, đưa quân sang giúp làm
đường (do TQ đòi đưa quân
  sang đánh “giúp”, VN phải lảng tránh bằng
cách nhờ giúp làm đường) thì 
tàn phá môi trường, cảnh quan (trong đó có việc
đặt mìn tiêu huỷ “hòn đá
  Liễu Thăng”),-[Xin dẫn thêm một vài ví dụ
trong trăm ngàn ví dụ: ở Côn 
Sơn, nơi ẩn cư của Trần Nguyên Đán và Nguyễn
Trãi, họ đã đào xuyên ngang
  dọc quả núi thành đường hầm, hiện cửa vào
bị bít, không ai biết họ làm 
gì trong đó. Nhiều di tích như di tích An Sinh, nơi
gần đây mới xây đền 
thờ các vị vua Trần, hết thảy tượng đá
thời Trần đều bị phạt cụt đầu 
hoặc bắn vào bụng. Ở Ngọa Vân am, không những
tháp Phật Hoàng đựng xá lị
  hoàng đế Trần Nhân Tông và tháp Đoan Nghiêm
cổ kính cao lừng lững bị 
đào rỗng ruột, toàn bộ bài vị trong tháp bị
đập cho tan nát, tấm bia 
Trịnh Căn cho lập để kỉ niệm một lần ông
đưa con trai và con gái trèo 
núi lên chiêm bái vị anh hùng cũng bị đập
thành ba bảy mảnh, mà 13 ngọn 
tháp đứng theo một hàng thẳng tắp chạy thoai
thoải xuống phía Tây Nam 
cách nhau chừng 50 mét một đều bị phạt ngang,
phía dưới có một đường hầm
  lộ thiên đào thông tháp nọ với tháp kia. Họ
định phá long mạch của nhà 
Trần lừng lẫy chiến công chống giặc Bắc,
cũng tức là phá long mạch của 
Việt Nam chăng?], khai thác trộm của cải, thăm
dò ngầm tài nguyên, địa 
thế,... Chẳng hạn, giúp cố vấn
Cải-Cách-Ruộng-Đất thì đẩy đến những vụ 
giết chóc man rợ. (Không kể những vụ “nổi
tiếng” như vụ Nguyễn thị Năm, 
có nhiều vụ “âm thầm”; ví như tại một xã,
trong một đêm có sáu người đột
  tử, cán bộ đội CCRĐ nhận định là tự tử,
nhưng bị cố vấn TQ phê phán là 
kém cảnh giác và khẳng định là do địch bịt
đầu mối; sau đó “quả nhiên” 
đội (phải) tìm ra “địch” đưa ra xử bắn!).
Chẳng hạn, giúp “xây dựng CNXH
  trên miền Bắc” (chẳng phải cho không) thì như
khu gang thép Thái Nguyên
  mà một chuyên gia Đông Âu cùng phe XHCN từng
nhận xét là kĩ thuật lạc 
hậu chính TQ đang muốn thay thế ở nứoc họ, qui
mô rềnh ràng tốn đất, 
năng suất thấp,... V.v... Những món nợ kiểu
này, những người VN cả tin 
phải chịu, nhưng Bắc kinh phủi tay được
sao?!

    Nữa, năm 1979 Đặng Tiểu Bình xua quân xâm lăng
VN, không chỉ giết hại thường dân mà còn
cướp phá
  –đúng trọn nghĩa của từ này! Những thứ gì
không mang về nước được, 
chúng đốt sạch, phá sạch, đập cho tan nát cả
những thứ vụn vặt từ cái 
ghi đường sắt cho đến đồ dùng nhà bếp. Nhà
cầm quyền Trung cộng còn nợ dân VN lời
nhận tội và lời xin lỗi; nợ phí “bồi
thường chiến tranh” theo
  thông lệ quốc tế [vô cớ tràn vào đất nước
người ta tàn sát, cướp bóc, 
phá hoại rồi an nhiên rút đi lại tráo trở
giọng lưỡi kẻ cường quyền 
(rằng thì là “phản kích tự vệ”) mà xoá nợ
được sao! Còn ép nạn nhân phải
  “câm miệng”, một trong những điều kiện
để nối lại “quan hệ đồng chí”!].

    Chưa nói những thiệt hại lộ diện hoặc âm ỉ
khoét mòn, trước mắt và lâu 
dài, mà “ông bạn 16 chữ, 4 tốt” gây ra cho
đất nước ta bằng quyền lực 
mềm và chẳng mềm từ sau khi “bình thường quan
hệ trở lại”.

    Đã đến lúc, dẫu khí muộn, cần phải cho nhân
dân VN, nhân dân TQ, nhân 
dân toàn thế giới thấy rõ sự thật trắng đen,
không để cho Bắc kinh quen 
lối “vừa la làng, vừa ăn cướp” đầu độc
dân nước họ vốn đang bị nhồi sọ 
chính sách ngu dân và chủ nghĩa dân tộc cực
đoan đại Hán, đầu độc dư 
luận quốc tế. Mà làm việc này trách nhiệm
chính là của các phương tiện 
thông tin chính qui của
ta.
  
 Các bạn thân mến,
Thứ sáu, 14.03.2014, chúng ta tưởng niệm các anh hùng liệt
sĩ hi sinh trong trận hải chiến Gạc Ma, 14.03.1988.
Nhân dịp này, tôi xin gửi tới
các bạn một bài thơ. Bài thơ tôi viết năm 2013,
 dựa theo lời kể của chị Nguyễn Thị
Tần, vợ của
Anh hùng liệt sĩ VŨ PHI TRỪ, quê Quảng Xương,
Thanh Hóa,  thuyền trưởng tàu HQ 604, hi sinh
cùng 63 chiến
sĩ khác, khi lính Trung Quốc cướp đảo ngầm
Gạc Ma. Chị kể trên màn hình VTV:
Khi chồng ra khơi, chị còn ốm yếu, khi chồng hi
sinh hai con còn nhỏ, 5 tuổi và
15 tháng tuổi. Lúc đó chị mới 28 tuổi. Vì nỗi
đau, nỗi buồn quá lớn, chị ở vậy,
không đi bước nữa. Chị bây giờ hạnh phúc vì
hai con trưởng thành trong lực lượng
Hải quân Nhân dân Việt Nam.Nỗi đau thương này không
chỉ đến với me con chị Nguyễn Thị Tần
mà nhiều gia đình khác trên quê hương Việt Nam
trong 4 cuộc kháng chiến cuối
cùng chống quân xâm lược. Sau khi gửi bản nháp cho
người thân, bạn bè và đồng đội cũ tôi
đã nhận được những lời góp ý. Lời góp ý
rất hợp lý nên tôi vừa sửa lại một vài
từ. 

EM CHỈ ĐỢI ANH THÔI

Ngày anh đi Gạc Ma
Em thấy mình rất mệt
Để anh thấy yên lòng
Em gượng mình đứng dậy. 
Ngày anh đi Gạc Ma
Hai con mình quánhỏ
Đâu biết cha lên đường
Cho một chuyến xa khơi
Có hẹn ngày trởlại? 
Ngày anh đi Gạc Ma
Quân thù như quỷ dữ
Đảo nhỏ giữa biến xa
Mây đen phủ kín trời
Biết anh đã xa rồi
Nhưng lòng em vẫn đợi
Dù tháng ngày lê thê
Như sóng dài bấttận 
Em chỉ đợi anh thôi
Dù tuổi xuân đi qua
Không mong xuân trở lại.
Em chỉ đợi anh thôi 
Dù chúng mình chẳng hẹn
Ở một nơi rất xa…
Giữa trùng khơi sâu thẳm.

Hồ Ngọc Thăng, CHLB Đức,2013      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét