Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Cảnh Giác với TQ

Chiến binh vô hình’ chặn Trung Quốc trước cửa Biển Đông

  Đăng ngày: 10:27 AM - 01/07/2013 
Cùng với “hố đen” Kilo 636MV và “rắn độc” Scorpène, “chiến binh vô hình” Archer sẽ là đối thủ mà Hải quân Trung Quốc không dễ dàng lấn lướt.
RSS Archer một trong những sát thủ đáng gờm trên Biển Đông.
“Át chủ bài” của Hải quân Singapore
Vài năm trở lại đây, chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc đã thể hiện quá rõ ràng khi xây dựng nhiều công trình trái phép trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và liên tục quấy rối trên Biển Đông.
Singapore sở hữu đường biển chỉ dài 193 km, so với các quốc gia ASEAN khác thì chưa thấm vào đâu nhưng vùng biển này được coi như là khu vực có tầm ảnh hưởng và quan trọng bậc nhất trên thế giới hiện nay. Đây được coi như là cửa ngõ để tiến vào Biển Đông, nơi có mật độ giao thương hàng hóa hải cảng đứng thứ 5 trên thế giới và ngày một tăng trong những năm gần đây. Nếu Trung Quốc muốn độc chiếm được Biển Đông thì tất nhiên cần phải kiểm soát được vị trí này.
Một điều nữa khiến Trung Quốc thèm khát Biển Đông, đó là trữ lượng dầu mỏ. Trong khi đó, Singapore được đánh giá là có trữ lượng dầu mỏ phong phú. Thế nên, Singapore cũng khó có thể thoát khỏi lòng tham của Trung Quốc.
Tình hình này buộc Singapore cùng các nước trong khu vực phải củng cố khả năng phòng thủ để bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và tàu ngầm là “con át chủ bài” được nhiều quốc gia lựa chọn. Trong đó, Archer, lớp tàu ngầm tấn công được xem như là “kẻ vô hình” với bất kỳ hệ thống sonar nào trên thế giới, là lựa chọn của Hải quân Cộng hòa Singapore (RSN).
“Kẻ vô hình” trên Biển Đông
Archer là một lớp tàu ngầm tấn công được phát triển từ lớp tàu ngầm Västergötland sử dụng động cơ diesel-điện, ban đầu được biên chế cho Hải quân Hoàng gia Thụy Điển nhằm đề phòng trước những chiếc tàu ngầm khổng lồ của người Nga. Hiện nay, sau nhiều lần nâng cấp, cải tiến và mới nhất là dự án nâng cấp “Northern Light” do phía Singapore và Thụy Điển hợp tác, Archer trở thành một trong những sát thủ có sức mạnh kinh hoàng nhất hiện nay, với những công nghệ mới nhất và những loại vũ khí có sức tấn công mạnh mẽ.
“Chiếc bánh” Singapore rất ngon nhưng để độc chiếm nó Trung Quốc sẽ phải trả cái giá khá đắt.
“Chiếc bánh” Singapore rất ngon nhưng để độc chiếm nó Trung Quốc sẽ phải trả cái giá khá đắt.
Được đặt hàng năm 2005, cho đến nay, cả 2 chiếc thuộc lớp Archer đều đã đi vào hoạt động với vai trò là tàu ngầm tấn công chính của RSN. Chiếc đầu tiên mang tên RSS Archer (cung thủ) được biên chế vào năm 2011, chiếc còn lại là RSS Swordman (kiếm thủ) cũng đã được biên chế vào năm 2012.
Theo các chuyên gia của viện nghiên cứu quân sự tại Singapore thì 2 chiếc lớp Archer này được đánh giá rất cao nhờ những công nghệ hiện đại và mới nhất của phía Thụy Điển, đồng thời có cả các công nghệ do chính Singapore nghiên cứu. Theo Giáo sư Alex Koh từ Viện nghiên cứu Katnam của Singapore thì: “Với Archer và lớp Challenger đang phục vụ trong các biên đội tàu ngầm của Singapore thì khó có quốc gia nào xâm phạm được chủ quyền của Singapore”.
RSS Swordman – một trong những đối thủ khó nhằn của bất kỳ kẻ địch nào.
Như đã nói Archer ứng dụng các công nghệ mới nhất từ phía Thụy Điển và Cục công nghệ quốc phòng và phòng vệ Singapore nghiên cứu hợp tác trong suốt 5 năm liền.
Thiết kế tàu với hình dạng giọt nước và được tích hợp công nghệ AIP tương tự như trên các chiếc tàu Kilo mà Việt Nam sắp nhận được tới đây. Tuy nhiên, AIP của lớp Archer có một số khác biệt so với Kilo như hệ thống AIP của Archer là tích hợp ngay trên thân tàu nên nó nhỏ hơn so với hệ thống AIP đồ sộ mà Nga tự phát triển (tuy nhiên AIP của Nga lại giúp cho các tàu ngầm có thể lặn lâu hơn bình thường. Kilo 636MV của phía Việt Nam được trang bị AIP có thể hoạt động dưới nước liên tục lên đến 45 ngày mà không cần nổi lên, còn Archer thì là 35 ngày).
Công nghệ AIP này phía Nga và cả Thụy Điển đều được xem là những bí mật quốc gia nên một quốc gia chuyên đi sao chép bản gốc như Trung Quốc sẽ không bao giờ có được. Vì vậy, một chiếc Kilo của phía Trung Quốc chỉ hoạt động được tối đa là 2 ngày.
Mk 48 có thể tiêu diệt bất kì kẻ nào xâm phạm lãnh hải Singapore.
Ngoài ra, AIP còn là chìa khóa khiến cho Kilo được mệnh danh là “Hố đen” và Archer là “Kẻ vô hình”. Công nghệ AIP cho phép lợi dụng sức đẩy của không khí, đẩy con tàu đi bên dưới mặt nước vô cùng êm ái, kết hợp chuyển động nhẹ nhàng của các chân vịt, nhờ đó, ít phát ra các tiếng động.
“Kiếm” và “Tên” của chiến binh Archer
Archer không được trang bị các tên lửa tối tân như Kilo của Việt Nam bởi Việt Nam cần có các vũ khí tầm xa và trải dài, còn Singapore đường bờ biển chỉ bằng 1/10 so với Việt Nam nên sự lựa chọn của RSN với Archer là các loại ngư lôi có sức công phá hủy diệt mạnh. Một trong số đó là loại Mark 48 di chuyển trong mặt nước với vận tốc 107km/h, không thua kém gì loại ngư lôi Shkval 2E có khả năng được trang bị cho Kilo 636MV.
Ngoài ra, Archer còn được trang bị đến 9 ống phóng ngư lôi loại 533mm. Mỗi ống phóng có thể phóng cùng lúc đến 2 loạt ngư lôi, nghĩa là trong một thời gian ngắn nhất định, Archer có thể phóng ra đến 18 quả ngư lôi. Các ngư lôi của Archer đều được trang bị các đầu dẫn thông minh với 2 cơ chế làm việc:
- Dò đường theo vị trí phát ra tiếng động của đối phương hoặc đường đi của các ngư lôi mà đối phương bắn đi. Sau đó, nó sẽ thu thập các dữ liệu này và truyền về cho khoang chỉ huy của Archer. Tại đây, các dữ liệu sẽ được phân tích và dẫn đường cho các ngư lôi để tấn công chính xác mục tiêu. Archer được đánh giá là một trong những loại tàu ngầm có khả năng tiêu diệt mục tiêu cao nhất nhờ những ngư lôi “có mắt” của mình.
- Dẫn đường bằng công nghệ định vị vệ tinh hoặc GPS. Chủ yếu nhằm tấn công tàu nổi hoặc các phương tiện di chuyển trên mặt nước.
Rõ ràng, nếu có một cuộc xung đột với các quốc gia ASEAN thì Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc sẽ phải đương đầu với quá nhiều đối thủ khó xơi bởi họ sở hữu những “sát thủ” trứ danh trên thế giới.
So với Kilo 636MV của Hải quân Việt Nam, Archer cũng không thua kém gì về công nghệ và hệ thống điện tử. Archer được trang bị hệ thống định vị sonar nâng cấp cải tiến mới nhất của hãng Thales lừng danh trên thế giới. Thales được mệnh danh là “kẻ săn mồi” khét tiếng trên thế giới nhờ công nghệ định vị sonar và sóng âm hiện đại bậc nhất. Bên cạnh đó, hệ thống định vị sonar này còn được tích hợp thêm một hệ thống khác do Singapore và Hoa Kỳ hợp tác chế tạo là hệ thống định vị sonar quét mảng song song (DCNS SUBTICS). Với 2 hệ thống này thì khó có một con mồi nào thoát khỏi được nó.
Xét về tổng thể, Singapore có biên đội tàu ngầm tấn công lớn nhất Đông Nam Á. Họ sở hữu đến 6 chiếc tàu ngầm, 4 chiếc thuộc lớp Challenger và 2 chiếc thuộc lớp Archer. Hai lớp tàu ngầm này có thể gọi là bất khả chiến bại ở những khu vực tác chiến biển sâu như biển Đông với lợi thế về hệ thống điện tử có khả năng tương thích với nhau rất cao và có thể hoạt động ăn ý trong mọi điều kiện tác chiến. Cùng với đó là khả năng tác chiến linh hoạt ở mọi vùng biển nông hoặc sâu nhờ thiết kế đặc biệt của chúng. Cả 2 đều được trang bị một hệ thống chân vịt được gọi là X-Rudder có khả năng giúp cho con tàu xoay chuyển một cách linh hoạt và cơ động hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào hiện nay. Xét về mức độ cơ động và linh hoạt, chúng “ăn đứt” bất kỳ loại tàu ngầm nào của Hải quân Trung Quốc.
Với những “chiến binh” gác cửa lợi hại như Archer, rõ ràng, Singapore không phải là đối thủ mà Trung Quốc có thể dễ dàng lấn lướt.
 
 
Theo Trí Thức Trẻ

================================================
 
Bài đăng : Thứ sáu 05 Tháng Bẩy 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 05 Tháng Bẩy 2013

Châu Phi vùng lên chống Trung Quốc : Gabon đọ sức với Sinopec

Sinopec đã mua lại Addax vào năm 2009 và giành được quyền khai thác 5 mỏ dầu Gabon (AFP)
Sinopec đã mua lại Addax vào năm 2009 và giành được quyền khai thác 5 mỏ dầu Gabon (AFP)

Chính phủ Gabon vừa lao vào một cuộc đọ sức trên bình diện kinh tế và tư pháp với Addax Petroleum, một công ty con của Sinopec, tập đoàn dầu hỏa khổng lồ của Trung Quốc. Chính quyền Gabon đã thu hồi giấy phép khai thác một mỏ dầu thô của công ty này, một động thái đã làm cho một số tác nhân kinh tế trong lãnh vực dầu khí tại Gabon lo ngại trước khả năng môi trường kinh doanh bị suy thoái.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, trọng tâm cuộc đọ sức là mỏ dầu Obangue ở miền Tây nam Gabon, với sản lượng khoảng 9.000 thùng / ngày. Quyền khai thác mỏ này của công ty Addax đã bị chính quyền sở tại thu hồi vào tháng 12 năm ngoái để trao cho Công ty Dầu hỏa Gabon (GOC), một công ty nhà nước mới được thành lập vào năm 2011. 
Trên bình diện chính thức, công ty Addax bị trừng phạt vì đã không thực hiện một số nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Trả lời phỏng vấn gần đây của hãng tin Pháp, Bộ trưởng bộ Dầu hỏa Gabon Stephen Ngoubou giải thích : “Sau nhiều tháng đàm phán không kết quả (...), chúng tôi đã quyết định thu hồi vĩnh viễn mỏ Obangue từ tây công ty Addax Petroleum”. 
Quyết định nghiêm ngặt nhắm vào một doanh nghiệp có uy thế như Addax, nhà sản xuất dầu hỏa đứng hàng thứ tư tại Gabon, nơi công ty này đã hoạt động từ năm 1996, là một điều rất hiếm họi trong giới khai thác dầu hỏa. Và đây cũng là một quyết định chưa từng thấy tại Gabon. 
Từ khi bị Sinopec mua lại vào năm 2009, Addax đã giành được quyền khai thác năm mỏ dầu hỏa tại Gabon theo hình thức phân chia sản phẩm với nhà nước, tương đương với khoảng 23.000 thùng dầu sản xuất mỗi ngày. 
Thế nhưng, chính quyền Gabon càng lúc càng than phiền về những thiếu sót của công ty này, từ “quản lý yếu kém, tham nhũng”, cho đến “thiếu tôn trọng môi trường", hoặc tìm cách trốn thuế khi xuất khẩu dầu. 
Vấn đề là chi nhánh của tập đoàn Trung Quốc Sinopec tại Gabon không chịu thua. Addax đã đưa vụ tranh chấp ra Toà án Trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế Paris, khiếu nại rằng họ là nạn nhân của một vụ sách nhiễu. Tòa án Trọng tài Paris hiện đang thụ lý vụ kiện này. 
Trong khi chờ đợi, Addax Petroleum xác định vẫn muốn duy trì hoạt động tại Gabon, nơi họ nắm giữ từ 15 đến 20% sản lượng dầu hỏa. Lời khẳng định này được đưa ra vào lúc chính quyền Gabon tăng thêm sức ép, đe dọa thu hồi giấy phép khai thác một mỏ dầu thứ hai của công ty này nếu không có nỗ lực cải thiện” trong vòng 15 tháng tới đây. 
Quan điểm có vẻ cứng rắn của chính quyền Gabon đã làm dấy lên một số lo ngại là Trung Quốc sẽ ngần ngại không muốn đầu tư vào Gabon nữa. Trả lời hãng AFP, một chuyên gia về dầu hỏa Gabon xin giấu tên cho rằng : “Không nên cạn tàu ráo máng như thế, nhất là với một tác nhân như Trung Quốc, vốn đã đầu tư rất nhiều vào Gabon như xây dựng đường giao thông ...” Chuyên gia này tự hỏi : “Người ta muốn gởi thông điệp gì cho các nhà đầu tư đây ?”. 
Theo hãng AFP, vụ tranh chấp mỏ Obangue trùng hợp với một cuộc cải cách của ngành dầu hỏa Gabon, muốn dành cho công ty quốc gia mới thành lập quyền kiểm soát tốt trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình. 
Tâm lý dân tộc này được cho là càng lúc càng mạnh hơn ở châu Phi, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc với chính sách đầu tư ồ ạt vào châu Phi để khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang càng ngày càng bị xem là một thế lực thực dân mới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét