Dear all,
Trái với tưởng tượng của chúng ta, kiến thức về hiện tượng luân hồi đã có từ rất lâu trước khi tôn giáo xuất hiện và nó hoàn toàn không phải là sản phẩm của tôn giáo. Quy luật luân hồi đầu thai đã được hiểu biết từ những thời kỳ bí ẩn xa xưa, từ trước khi Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, vv… ra đời nhiều ngàn năm.
Trái với tưởng tượng của chúng ta, kiến thức về hiện tượng luân hồi đã có từ rất lâu trước khi tôn giáo xuất hiện và nó hoàn toàn không phải là sản phẩm của tôn giáo. Quy luật luân hồi đầu thai đã được hiểu biết từ những thời kỳ bí ẩn xa xưa, từ trước khi Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, vv… ra đời nhiều ngàn năm.
Ngay từ những thời kỳ đầu tiên của các nền văn minh cổ Ai Cập, Lưỡng Hà, cổ Hy Lạp,… hiện tượng Luân hồi tái sinh đã được đề cập đến như là một quy luật của sự sống. Những thập kỷ gần đây, ngày càng nhiều nhà khoa học có tên tuổi, các giáo sư tiến sỹ, các nhà nghiên cứu, và đặc biệt là các bác sỹ bắt đầu đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu hiện tượng luân hồi đầu thai. Trong khi đó tại khắp nơi trên thế giới hiện tượng luân hồi tái sinh vẫn liên tục xảy ra, dù các trường hợp ấy có được người ngoài cuộc biết đến hay không.
Câu chuyện có thật về cô bé Shanti Devi đã một thời chấn động toàn thể đất nước Ấn Độ. Những tờ báo lớn, đài phát thanh, các phái đoàn khoa học quốc tế ngày đó, thậm chí cả Ghandi cũng đã từng đích thân tới gặp mặt Shanti hỏi chuyện.
Tại Delhi, hầu như ai cũng biết chuyện bé Shanti tái sinh. Về sau ông Viresh Narair người anh ruột của Shanti đã thường đón tiếp các nhà báo, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới đến tìm hiểu và ông đã kể lại mọi chi tiết về trường hợp của em gái mình. Nhiều năm sau khi Shanti Devi qua đời, trường hợp độc nhất vô nhị của bà vẫn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Cô bé Shanti Devi sinh ngày 11/12/1926 tại Dehli, Ấn Độ. Bé biết nói vào năm 3 tuổi, chậm hơn các trẻ em bình thường khác nhiều. Bé thường trầm tư một cách lạ thường. Đôi khi những đứa trẻ khác chọc ghẹo quấy phá, ồn ào xích mích thì Shanti thường tỏ ra nhẫn nhục chịu đựng, nhưng đồng thời cũng nghiêm trang như một người lớn và dàn xếp mọi chuyện một cách êm đẹp. Một ngày, khi Shanti ngồi chung với gia đình trong bữa cơm chiều, bé bảo mẹ:
- Mẹ ơi! Mẹ nấu những món ăn khác với những gì con đã ăn lúc ở thị trấn Mathura quá. Những món này con ăn không quen. Còn quần áo cũng khác với nơi con đã sống trước đây. Mẹ biết không, gia đình con hồi đó có một tiệm bán áo quần và căn nhà con đã ở sơn màu vàng.
Mọi người trong nhà lúc đầu rất ngạc nhiên nhưng sau đó trở thành quen và không ai còn quan tâm đến đứa bé con đôi khi phát ngôn những câu “bậy bạ”… Tuy nhiên, Shanti ngày càng tỏ ra nôn nóng và năn nỉ cha mẹ dẫn mình đến thăm căn nhà cũ ở Mathura, và để thăm người chồng ngày xưa hiện vẫn còn sống ở đó.
Một nhà giáo ở Delhi nghe chuyện lạ về Shanti bèn tới tìm hiểu thực hư. Lúc đó Shanti đúng 8 tuổi. Người giáo viên này yêu cầu bé rằng nếu kiếp trước quả thật bé đã sống ở thị trấn Mathura và có chồng ở đó thì hãy thử nhớ lại tên người đó xem. Shanti liền trả lời: “Nếu cháu gặp anh ấy cháu sẽ nhận ra ngay”. Theo báo cáo ghi lại, sở dĩ Shanti không nhắc đến tên chồng là do phong tục của người Ấn theo đạo Hindu thì người vợ không bao giờ nói tên chồng mình cho người khác biết. Thế là ông giáo này bèn mua quà cho bé, và còn hứa rằng nếu bé nói ra tên người chồng tiền kiếp thì ông ta sẽ giúp bé đến thị trấn Mathura. Shanti suy nghĩ một hồi rồi xích lại gần nhà giáo và nói nhỏ vào tai ông ta:“Ông nhớ giữ kín nhé! Tên chồng cháu lúc đó là Pandit Kedernath Chowbey“.
Người cha của bé Shanti cho biết: “Chẳng có ai trong gia đình biết về những gì bé Shanti đã nói cả. Không ai muốn tìm hiểu xem căn nhà ở Mathura hay người mà Shanti nói là chồng ấy là có thật hay không! Cả nhà chúng tôi chỉ mong sao Shanti quên hết những gì cháu thường nhắc đến mà thôi”.
Về sau, ông giáo ấy lại đến lần nữa và lần này đi cùng một người có vai vế ở trường, đó là ông Lala Kishan Chand. Hai người này yêu cầu Shanti mô tả thật rõ ràng căn nhà ở Mathura, cả số nhà, tên đường nữa. Họ ghi chép lại cẩn thận và hỏi về người đàn ông mà Shanti bảo là người chồng tiền kiếp của mình. Sau đó, ông Chand viết một lá thư trình bày sự việc gởi tới tay Pandit Kedenmath Chowbey ở thị trấn Mathura theo địa chỉ ấy. Họ gọi đây là “một bức thư may rủi” vì họ không chắc có người và địa chỉ như Shanti đã nói hay không.
Chẳng bao lâu sau, họ nhận được một lá thư từ thị trấn Mathura gởi đến. Tất cả mọi người trong gia đình Shanti ở Delhi khi nhận được bức thư đều vô cùng kinh ngạc vì trên phong bì có ghi rõ họ tên của người Shanti đã từng bảo là chồng mình, là Pandit Kedernath Chowbey. Khi đọc lá thư, ông Chand vô cùng sửng sốt, vì những gì viết trong thư đều khớp với những gì mà Shanti đã mô tả. Người viết thư này chính là Chowbey. Chowbey cho biết rằng anh ta có một người vợ tên là Lugdi Bai đã chết. Anh ta cũng rất ngạc nhiên về những điều mà ông Chand đã viết trong thư về chuyện Shanti. Chowbey viết thêm là anh ta sẽ nhờ một người em họ đang ở Delhi đến gặp mặt Shanti để sáng tỏ thật hư. Khoảng 2 tuần sau, người em họ của Chowbey tên là Pandit Kanjimall đã tìm đến nhà. Ngay lập tức Shanti nhận ra người em họ của chồng mình và hỏi thăm đủ chuyện về con cái, về gia đình ở Mathura, hỏi luôn cả cửa tiệm bán quần áo ở trước ngôi đền Dwarikadesh tại Mathura của nhà Chowbey. Thấy Shanti còn nhỏ nhưng lại nói chuyện như người lớn và mọi người trong gia đình cô bé cũng chưa ai từng đặt chân tới thị trấn Mathura, Kanjimall vô cùng kinh ngạc. Tất cả những gì mà Shanti mô tả đều hoàn toàn đúng sự thật.
Vào ngày 12 tháng 11 năm 1935, sau khi nhận được thư của người em họ kể lại chuyện lạ lùng về Shanti, Chowbey bán tín bán nghi, vừa nôn nao hồi hộp, vội vã đáp tàu hỏa từ Mathura đến Đề Li để gặp Shanti.
Chowbey khi đi còn dẫn theo đứa con trai nhỏ, tên là Nabanita Lall. Ngoài ra, đi theo Chowbey còn có người em họ là Kanjimall và người vợ mới mà Chowbey đã cưới sau khi Lugdi qua đời. Khi cả bốn người này tới nhà Shanti thì cô bé còn đi học chưa về.
Trong khi chờ đợi, người trong gia đình Shanti tiếp chuyện Chowbey và kể về trường hợp lạ lùng của con gái họ là bé Shanti. Khoảng một giờ sau Shanti đi học về. Bước vào nhà, cô bé ngạc nhiên vì thấy có nhiều người trong phòng khách. Shanti vừa chào khách vừa xem mặt từng người. Khi Shanti nhìn thấy Chowbey thì bỗng nhiên cô bé tỏ vẻ kinh ngạc rồi bước ngay tới ngồi gần một bên Chowbey một cách e lệ. Tất cả mọi người có mặt đều im lặng theo dõi. Người nhà Shanti chỉ vào Chowbey và nói:
- Đây là người anh cả của chồng cháu ngày xưa, cháu có nhận ra không?
Shanti vừa mân mê vạt áo vừa trả lời:
- Không phải đâu, đây là chồng của con. Con đã kể chuyện này nhiều lần cho cả nhà nghe nhưng không ai tin con cả.
Mọi người nghe Shanti nói, người này nhìn người kia, còn Chowbey thì nhìn Shanti chăm chăm. Trong khi đó, người vợ kế của Chowbey ngơ ngác như đang trải qua một giấc mơ. Shanti chợt thấy đứa con trai đứng bên Chowbey thì nắm tay nó tỏ vẻ âu yếm vừa hôn vừa khóc sụt sùi một hồi rất lâu. Shanti bảo mẹ đi tìm đồ chơi cho nó và có lẽ sợ mẹ đi tìm chậm nên Shanti đã hăm hở chạy đi lục lọi đủ mọi thứ quà đem lại cho “con”.
Cha của Shanti đã kể lại cảnh tượng lạ lùng mà ông đã chứng kiến rõ ràng khi ấy. Mặc dầu Shanti còn nhỏ nhưng phong thái, cử chỉ lời nói, nét mặt và ánh mắt đều biểu lộ rõ ràng những đức tính của một người mẹ thương con. Từ đó không ai còn xem Shanti là một đứa bé con nữa cả. Còn Shanti thì nước mắt trào ra vì sung sướng. Mọi người thấy cảnh tượng ấy cũng tự nhiên mủi lòng rơi lệ…
Mặc dù gia đình Shanti giấu kỹ không muốn để người ngoài biết về chuyện của cô bé, nhưng câu chuyện về bé Shanti vẫn chẳng mấy chốc lan truyền đi khắp vùng. Nhiều người đổ xô về nhà bé Shanti để tận mắt chứng kiến câu chuyện lạ thường này.
Chiều hôm đó, Shanti vui vẻ giục mẹ làm cơm mời gia đình Chowbey và chỉ mẹ những món ăn mà Chowbey thường thích. Shanti trông thấy người vợ mới của Chowbey đeo nhiều nữ trang trước đây của mình (lúc ấy Shanti là Lugdi Devi, sau khi Lugdi mất, Chowbey đã lấy nữ trang ấy cho người vợ kế đeo).
Sau bữa cơm, Shanti mới hỏi Chowbey:
- Anh Chowbey, tại sao anh lại cưới chị ấy? Chẳng phải chúng ta đã đồng ý với nhau trước khi tôi nhắm mắt là anh sẽ không cưới vợ lần nữa kia mà?
Mọi người lại một phen kinh ngạc. Câu nói ấy hoàn toàn là của người lớn, đầy vẻ trách móc, than oán, giận hờn, với lý lẽ mà ngoài người lớn ra một đứa trẻ tuyệt đối không thể nào phát ngôn một cách tự nhiên như vậy được.
Trong khi mọi người còn đang ngơ ngác thì Chowbey đưa hai tay ôm đầu cúi gục xuống không nói một lời. Có lẽ Chowbey đang tưởng nhớ lại người vợ cũ của mình cùng những gì mà hai người đã ước hẹn thề nguyền với nhau ngày trước.
Hồi lâu, Chowbey ngẩng mặt lên nhìn Shanti và hỏi:
- Shanti đã mô tả về ngôi nhà trước đây ở thị trấn Mathura như vậy, Shanti có biết trong vườn nhà có những gì chăng?
Shanti gật đầu nói:
- Phải, tôi còn nhớ rất rõ ngôi nhà và cả khu vườn. Ở góc vườn có một cái giếng. Tôi thường ngồi bên giếng để giặt quần áo, rửa đồ đạc và tắm nữa…
Chowbey lại hỏi:
- Làm thế nào Shanti nhận ra con trai Nabanita của mình, vào giây phút Shanti qua đời lúc đó Nabanita chỉ mới được có 9 ngày thôi?
Shanti trầm ngâm một chút rồi trả lời Chowbey:
- Bởi vì Nabanita chính là cuộc sống của tôi, là cuộc đời tôi…
Ngày 24 tháng 11 năm 1935, một nhóm những người nghiên cứu về hiện tượng Shanti đến nhà cô bé và cùng đáp tàu hỏa đến thị trấn Mathura để tìm hiểu và nghiên cứu. Lúc bấy giờ câu chuyện về Shanti đã lan truyền khắp cả nước. Báo chí Ấn Độ đăng tải nhiều bài về Shanti, những tờ báo lớn nhất Ấn Độ như Indian Press, The Tej… thường dành nhiều trang lớn để kể về câu chuyện Shanti.
Cùng đi với đoàn có Shanti và cha mẹ ruột của cô bé. Trên chuyến tàu, khi gần đến nơi, Shanti thốt lên:
- Đã 11 giờ rồi, cổng đền Dwarikadesk sắp đóng đấy.
Trong câu nói ấy, Shanti đã dùng từ ngữ địa phương đặc biệt của người Ấn Độ giáo, vốn khá xa lạ đối với rất nhiều người.
Dân chúng ở thị trấn Mathura trong những ngày ấy xôn xao về chuyện cô bé tái sinh Shanti sẽ đến thăm lại nơi tiền kiếp cô bé đã sống. Báo chí Ấn Độ đưa tin ngày hôm đó có đến hơn 10.000 người tề tựu ở Sân ga của thị trấn Mathura để xem mặt bé.
Khi đó, Shanti ngồi gọn trong lòng ông Deshbandu, một thành viên trong nghị viện Ấn Độ. Bỗng Shanti thấy một người đàn ông bước về phía mình, bé liền chạy đến sờ chân người đàn ông ấy với vẻ kính trọng xong đứng sang một bên nói với Deshbandu: “Đây là người anh chồng lớn tuổi nhất của tôi khi xưa”. Mọi người nghe Shanti nói thì hết sức kinh ngạc vì quả thật người đàn ông này chính là anh ruột của Chowbey. Ông ta ở Delhi và đã đáp tàu đến Mathura thăm gia đình Chowbey vì đã nghe chuyện lạ lùng do Kanjimall kể lại và bất ngờ gặp nhóm người này ngay tại đó.
Khi bước xuống sân ga, ông Deshbandu bế Shanti lên chiếc xe ngựa chờ sẵn và bảo người đánh xe cứ nghe theo lời bé Shanti dẫn đường thử xem sao. Trên đường đi, Shanti cho biết rằng ngày xưa (khi Shanti còn là Lugdi, vợ của Chowbey) con đường dẫn tới nhà mình chưa được rải đá tráng nhựa gì cả.
Đến nơi, Shanti bảo người đánh xe ngựa ngừng lại, leo xuống đất rẽ vào một con đường rồi bước vào một ngôi nhà trồng nhiều cây cối. Shanti gặp một người Bà La Môn già liền dừng lại kính cẩn chào, xong quay lại nói với những người đi theo sau:
- Đây là cha chồng của tôi!
Trong khi đó, hai bên đường làng, dân chúng nghe tin từ trước về chuyện “Shanti về thăm ngôi nhà tiền kiếp” đã tụ tập rất đông để được chứng kiến tận mắt sự việc.
Shanti sau khi chào cha chồng thì đi ngay vào ngôi nhà một cách rất tự nhiên. Đây đúng là ngôi nhà của người cha chồng, nơi mà trong tiền kiếp, Lugdi (Shanti) đã cùng Chowbey đến ở một thời gian.
Shanti đã chỉ chỗ mà trước đây mình đã ngủ, nơi mình đã treo, móc, và cất quần áo. Shanti còn tỏ ra quen thuộc tự nhiên với những người ở trong ngôi nhà này. Điều kỳ lạ nhất là trong đám đông đứng gần nhà, Shanti đã nhận ra người anh ruột của mình ở tiền kiếp và một ông già mà Shanti gọi là anh của bố chồng.
Đến trưa, những người ở trong nhóm nghiên cứu bảo Shanti chỉ đường cho họ đến thăm ngôi nhà của vợ chồng Chowbey và Lugdi ngày trước. Cô bé đã chỉ đường một cách rõ ràng và dễ dàng. Tại đây, Shanti nói rằng ở khu vườn nhà có cái giếng và thường ngồi tắm ở đó, nhưng bây giờ không ai thấy cái giếng đâu cả. Shanti tỏ ra bối rối và suy nghĩ. Sau đó, Shanti đến góc sân dùng chân dậm dậm xuống đất và nói:
- Chỗ này này! Tôi nhớ rõ chính nơi này ngày trước có cái giếng mà…
Những người có mặt xung quanh liền lại ngay nơi Shanti đã dẫm chân lên. Họ quan sát thật kỹ và khám phá ra rằng có một phiến đá lớn tại đó và do lâu ngày cỏ, đất phủ lên nên không còn thấy miệng giếng nữa. Mấy người đàn ông liền cố sức đẩy phiến đá đi và miệng giếng lộ ra.
Bỗng Shanti như chợt nhớ ra điều gì nên vội vã quay vào trong nhà. Shanti gọi những người trong nhóm nghiên cứu theo mình. Lúc này có mặt cả Chowbey. Bước vào một căn phòng, Shanti chỉ xuống đất và nói:
- Đây là phòng ngủ của hai vợ chồng tôi lúc đó, tôi có đào xuống nền nhà của phòng này để chôn giấu một số tiền. Hãy đào chỗ này lên sẽ thấy cái hộp, trong đó tôi có để tiền…
Khi nền nhà được đào bới lên, mọi người có mặt thấy một cái hộp đặt dưới một phiến đá nhưng khi mở hộp ra thì không thấy có gì trong hộp cả.
Shanti nhíu mày suy nghĩ rồi cương quyết nói:
- Tôi đã để tiền vào trong cái hộp này mà! Ai đã lấy tiền đó vậy?
Khi đó Chowbey có mặt tại chỗ liền nói:
- Lugdi vợ tôi có chôn hộp tiền xuống nền nhà của phòng này. Khi Lugdi chết, tôi đã phải đào lấy tiền trong hộp để trang trải mọi thứ.
Shanti nghe Chowbey nói liền cúi đầu im lặng. Shanti còn chỉ căn nhà của cha mẹ mình ở tiền kiếp cho những ngưới trong nhóm điều tra nghiên cứu xem. Shanti bước chân rất tự nhiên và vững vàng lên các bậc tam cấp của ngôi nhà tựa hồ như đã ở đây hàng nhiều năm rồi. Ngay tại ngôi nhà ấy, đã có hàng mấy chục người cả đàn ông phụ nữ và trẻ em đứng ngồi chờ xem Shanti có thể nhận ra cha mẹ ruột tiền kiếp của mình không.
Khi chuyện Shanti lan truyền khắp nơi, gia đình Lugdi vẫn còn nhiều ngờ vực. Sau đó người nhà Lugdi (tiền kiếp của Shanti) đứng lẫn trong đám đông chờ Shanti tới, để xem cô bé có nhận ra được cha mình ở kiếp trước không? Thế rồi khi Shanti đến, cô bé đi thăm toàn thể ngôi nhà và đi ngang qua đám đông sắp thành hàng ngang đứng quanh vườn nhà. Bỗng Shanti rẽ qua đám đông, tiến lại nắm tay một người phụ nữ và kêu lên:
- Mẹ! Mẹ…
Sau đó, Shanti lại nhận ra được người cha tiền kiếp của mình đứng lẫn trong đám đông. Người Shanti nhận là cha ruột của mình ở kiếp trước chính là cha ruột Lugdi, vợ của Chowbey. Mọi người có mặt lúc bấy giờ đã la hét vang rền và vỗ tay nồng nhiệt vì đã được trông thấy tận mắt bằng chứng sống động của hiện tượng tái sinh luân hồi. Shanti còn đưa nhóm điều tra nghiên cứu đi thăm những nơi mà trước đây Shanti đã sinh sống khi còn là Lugdi. Dân chúng quanh vùng càng ngày càng đổ xô đến xem chuyện lạ. Thị trấn Mathura tự nhiên ồn ào náo nhiệt lạ thường. Bốn ngày sau đó Shanti cùng đoàn trở về Dehli. Thị trấn Mathura xa dần trong tầm mắt và càng lúc Shanti càng u buồn. Rồi vì quá mệt mỏi, Shanti ngủ thiếp đi rất lâu trên đường về.
Có một điều đáng lưu ý là khi gặp Chowbey, nhà nghiên cứu Sushil Bose đã có dịp hỏi Chowbey chồng của Lugdi về tình trạng sức khỏe và bệnh tình của Lugdi ra sao đến nỗi phải chết. Chowbey cho biết vợ anh lúc đó là Lugdi bị nhiễm trùng do đạp phải một mảnh xương và chết vào 10h sáng ngày 4/10/1925. Sau đó khi trở về Dehli, ông Bose mới hỏi Shanti:
- Shanti bảo trước đây Shanti là Lugdi, vợ của Chowbey. Vậy Shanti có nhớ lúc mình là Lugdi, thì đã bị thương tích, đau ốm nguy hiểm gì trước khi qua đời không?
Shanti suy nghĩ một hồi rồi trả lời:
- Lúc ấy tôi rất sùng đạo, tôi thường hành hương nhiều nơi và hành lễ đúng thủ tục, đôi khi còn vượt xa các thủ tục đã đề ra. Một hôm, tôi đã đi bộ bằng chân không quanh ngôi đền lớn ở Harchapiri cả trăm lần. Nhưng không may tôi đã giẫm phải một mảnh xương sắc nhọn và bị nhiễm độc rất nặng. Chất độc lan vào máu và bác sĩ đành phải bó tay.
Khi nghe Shanti kể xong, ông Bose đã ghi vào cuốn sổ tay của mình một câu như sau:
- Không còn nghi ngờ gì nữa về hiện tượng tái sinh luân hồi trong trường hợp của Shanti Devi, một trường hợp điển hình. Tất cả những gì chính cô bé mô tả đều phù hợp hoàn toàn với thực tế. Đó là điều khẳng định sự thật hiển nhiên rằng Shanti là kiếp sau của Lugdi và Lugdi chính là tiền kiếp của bé Shanti.
Câu chuyện có thật về Shanti từ năm 1935 đến nay đã có rất nhiều các sách vở và các tài liệu ghi chép được lưu trữ tại các văn khố và thư viện quốc gia khắp thế giới. Tài liệu “Shanti” được xem là tài liệu mẫu mực bậc nhất cho các nhà nghiên cứu về tiền kiếp và hậu kiếp tham khảo.
Trước khi Shanti lìa đời 3 hôm, Shanti đã nói với anh mình: “Em nghĩ em luôn luôn là người chung thủy, trước sau như một với chồng em, cho dù anh ấy là chồng kiếp trước của em. Hơn nữa anh ấy vẫn còn sống, vì thế em không muốn tái sinh lại lần nữa”.
Được biết suốt đời Shanti sống độc thân không lấy chồng cho đến ngày nhắm mắt. Bà mất ngày 27/12/1987, hưởng thọ 61 tuổi.
==============
Trường hợp bé Quyết Tiến
Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cư nằng nằng nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là cháu bé đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị kết hôn năm 1987 đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tiến khoẻ mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui mừng khôn tả. Tai họa ấp đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuổi. Lúc này chị Thuận cũng không thể sinh thêm con vì lý do sức khỏe.
*Kiếp luân hồi?
Con mất, vợ chồng anh Tân suy sụp. anh Tân cũng nghỉ việc, ra làm tự do. Vợ chồng anh Tân chị Thuận tưởng như sẽ phải sống với nhau trong sự côi cút không con thì một ngày đầu năm 2006, bỗng có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997!
Xóm Cọi, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình nằm bên bờ sông Bưởi
Nhấp chén nước, thả những vòng khói thuốc lá chậm rãi anh Tân đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện ly kỳ này. Khi Tiến mất cháu đang là học sinh trường mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Cô giáo dạy cháu Tiến là cô Đông và chính cô Đông là người đã phát hiện ra cháu Tiến đã “lộn về nguyên bản” ở cháu Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản. Cháu Bình sinh ngày 06/10/ 2002. Lần đầu tiên cô Đông thấy cháu Bình có những biểu hiện rất lạ, cô hỏi chuyện cháu bảo cháu không muốn học ở đây, cháu muốn được học ở trường của cháu. Cô Đông hỏi lại, thế trường cháu ở đâu? Trường Hoa Hồng ở ngoài thị trấn, cháu Bình trả lời. Sao lại là trường Hoa Hồng, làm sao cháu biết trường đó, cô Đông thắc mắc. “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”. Nghe Bình nói đến đây cô Đông sởn hết cả tóc gáy. Cạnh nhà ông Lai là nhà anh Tân và lẽ nào…Thời gian tiếp theo cô Đông âm thầm tìm hiểu và biết thêm. Một lần chị Dự mẹ cháu Bình đánh cháu vì cháu nghịch bẩn hết áo quần. Rơm rớm nước mắt thằng bé bảo: “Mẹ đừng đánh con, bẩn áo quần thì mẹ đưa con về nhà con để con lấy”. Chỉ nghĩ trẻ con nói nên chị Dự không để ý gì. Những lần khác chị Dự có đánh Bình lại bảo “con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng là cháu lại đòi được về nhà.
Chị Bùi Thị Dự bên tấm ảnh cậu con trai Bùi Lạc Bình khi vừa tròn 3 tháng tuổi
Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, điên tiết chị Dự bảo thích thì ngồi lên xe tao chở đi. Bình ngồi sau xe bảo mẹ chở ra thị trấn, từ chợ thị trấn Bình bảo mẹ chở đến cuối sân vận động và rẽ vào phố Hữu Nghị. Đến số nhà 25, chính là nhà anh Tân, Bình xuống xe nói với mẹ “nhà con đây”. Tuy nhiên nhà đóng cửa, chị Dự lại chở Bình về. Một lần nữa, chị Dự đi chợ thi trấn và cho Bình đi cùng và đến chợ Bình lại nằng nặc đòi mẹ “đưa về nhà con”, hai mẹ con lại đến trước nhà anh Tân sau khi thấy cửa đóng then cài mẹ con lại ra về.
Mặc dù Bình nói vậy nhưng chưa bao giờ bao giờ chị Dự để ý gì vì nghĩ Bình chỉ là một đứa trẻ mới 4 tuổi. Câu chuyện thực sự “nóng” từ ngày cô Đông phát hiện ra những biểu hiện lạ ở Bình cùng với lời chị Dự kể cô Đông mới hoài nghi thực sự. Cô Đông đem chuyện kể lại với những giáo viên trong trường, trong đó có cô Phương. Là người quen biết với chị Thuận nên cô Phương đã lập tức kể lại câu chuyện ly kỳ này cho chị Thuận nghe: “cô vào trong xóm Cọi xem sao nghe nói thằng Tiến nó “lộn” về vào cháu Bình đang học ở trường trong đó”. Cũng chẳng dám tin và đem chuyện kể lại với chồng, anh Tân lập tức giục vợ phải vào xem sao. Trước đây, khi cháu Tiến mới mất có một bà xem bói người Mường nói với anh rằng: “Anh đừng buồn, cháu Tiến linh thiêng lắm rồi sẽ quay về với anh thôi”. Lần khác anh đi xem bói tận Hoà Bình ông thầy cũng nói điều tương tự. Là người không mê tín nên lúc đó anh chỉ nghĩ rằng người ta động viên mình. Thế nhưng lúc nghe vợ kể lại câu chuyện Tiến lộn về trong xóm Cọi anh Tân cũng bán tín bán nghi và phân vân liệu lời thầy bói năm xưa có chăng lại là sự thật. Anh đã quyết định phải một lần đi tìm hiểu xem sao.
Hành trình tìm lại con
Anh Tân và cậu con nuôi Bùi Lạc Minh-Nguyễn Phú Quyết Tiến
Một ngày sau anh Tân đã cùng với chị Thuận tìm đến xóm Cọi, tìm đến nhà vợ chồng Hoan Dự. Vốn chưa biết nhau nhưng khi đến nhà anh Tân cứ làm như đã quen biết gia đình từ lâu lắm. Không nhận ra ai nhưng chị Dự, anh Hoan cũng không dám hỏi vì nhỡ đâu người quen lâu rồi mình không nhận ra nếu hỏi lại…vô duyên. Sau mấy câu hỏi thăm anh Tân bắt đầu hỏi đến cháu bé: Thằng bé Bình đâu nhỉ bác ngắm tý xem lớn đến đâu rồi. Chị Dự cho biết cháu đang đi chơi cùng chúng bạn, một lát sau chị Dự cũng gọi cháu về để anh Tân gặp mặt. Về đến nhà thằng bé cứ lấm lét nấp sau cảnh cửa. Anh Tân buông lời: Có nhớ bác không, bác mua nhiều bi cho cháu đây này. “Biết rồi, lúc nãy thấy hai người đi đầu làng biết rồi”. Nghe thằng bé nói vậy anh Tân phát hoảng. Sao nó lại biết mình vào đây cơ chứ.
Sau vài câu chuyện hai bên trở nên thân tình anh Tân ngỏ ý muốn đưa cháu Bình về nhà chơi, anh Hoan chị Dự đồng ý. Riêng thằng bé nghe nói được đi là leo tót lên xe và chiều ngay hôm đó anh Tân đưa cháu Bình về nhà mình. Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.
Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá con mình thiếu giáo dục nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình tìm kiếm. Anh Tân hỏi thế cháu đang tìm gì. “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình. Sau bữa cơm anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường:
- Đây là giường con, chỗ con nằm ở đây.
- Thế cháu hay nằm thế nào?
- Con nằm thế này này. Nói rồi Bình nằm sấp xuống giường.
Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa vợ chồng anh Tân lặng người, chị Thuận chỉ còn biết úp mặt vào lưng chồng khóc sụt sùi bởi thằng bé có những cử chỉ giống con mình năm xưa quá. Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giếng kéo đến chật kín nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không.
Về ở hẳn với anh Tân
Chị Thuận, Bình_Tiến, Anh Tân và người bác ruột Bùi Văn Tuấn
Đêm đầu tiên Bình ở với anh Tân chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện. Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong xóm Cọi. Bình bảo, con cũng đã quay về nhà nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà. Một hôm đang ở dưới chân cầu Vụ Bản, nơi Tiến chết đuối gặp vợ chồng anh Hoan đi chợ về và… Tiến theo về Xóm Cọi, “lộn” vào Bình.
Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn Tiến ơi, lập tức ở trong nhà Bình dạ và còn hỏi lại bố gọi gì con. Chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ con không, cháu cũng trả lời phải. Những lời nói, những hành động rất giống Tiến đã làm cho anh Tân chị Thuận nghĩ rằng Bình chính là do Tiến “lộn” về. “Việc cháu gọi chúng tôi cũng hoàn toàn tự nhiên chẳng ai bảo với cháu cả”, anh Tân nhớ lại.
Đưa cháu Bình trả về với bố mẹ đẻ của cháu anh Tân vẫn canh canh trong lòng. Nghĩ đến chuyện thằng bè khóc lóc khi phải bắt về anh lại thương nó vô cùng, từ ngày nó đến với gia đình anh cứ nghĩ nó chính là Tiến. Thế nhưng, nó là con nhà người ta, mình nói ra không chỉ vợ chồng Hoan Dự mà cả thị trấn này sẽ nói là muốn cướp con người ta nên dựng chuyện. Bao nhiêu suy nghĩ cứ giằng xé trong con người anh Tân. Về phần nhà chị Dự, mặc dù con cứ nằng nặc đòi ở với anh Tân chị Thuận nhưng đó là điều không thể. Anh chị lấy nhau cũng sáu năm mới có được cháu Bình, chị cũng không thể sinh được con nữa. Nhà anh Tân lại giàu có, nếu cho cháu về ở dư luận lại cho rằng mình bịa chuyện chỉ vì hám tiền. Ba ngày hôm sau, vì nhớ thằng bé anh Tân lại vào xóm Cọi thăm cháu. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân thiết từ lâu lắm. Mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh. Điều ngạc nhiên là chính Bà Thỉn bà nội cháu bé nói với anh Tân: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”. Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học cháu khóc và nói: “cháu không học trường này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”.
Một thời gian sau đó Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và doạ “không đưa về con sẽ chết”. Một lần bình ốm nặng, anh Hoan chị Dự đã rất lo lắng, sợ điều thằng bé nói sẽ linh, nó sẽ chết thật. Dù được mỗi mình cháu nhưng không còn cách nào khác, cuối năm 2006 anh chị đã đồng ý cho Bình về ở hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con” Bình chơi vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa.
Anh Tân chỉ về nơi cậu con trai duy nhất Nguyễn Phú Tiến đã ngã xuống sông Bưởi
Ở Lạc Sơn chuyện “con lộn” xưa nay không phải là hiếm, không có gì là quá lạ lẫm. Thế nhưng, “con lộn” về ở hẳn với bố mẹ người đã chết như Bình thì chưa từng xảy ra. Sau khi Bình về ở với anh Tân chị Thuận, cả hai gia đình đã làm thủ tục cho nhận con nuôi. Bình được chuyển về trường mầm non Hoa Hồng nơi Tiến ngay xưa học và tiếp tục đi học. Kể từ ngày về ở với bố Tân, mẹ Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và mang họ Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã chết đuối cách đây hơn 10 năm.
Chị Thuận bảo, thời gian cháu Bình về ở với vợ chồng chị, câu chuyện này đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao. Không chỉ ở thị trấn Vụ Bản, cả tỉnh Hoà Bình đi đâu cũng nghe nói về chuyện “lộn con” có một không hai này.
*Những “bằng chứng” khó giải thích
Trong cuốn sách phật giáo Hương Hiếu Hạnh xuất bản năm 2007, câu chuyện về “con lộn” Tiến-Bình đã được đưa vào sách với nhan đề “Một trường hợp tái sinh ở Vụ Bản”. Cuốn sách không đưa ra sự phủ nhận hay khẳng định mà chỉ ghi nhận đó là trường hợp người thật việc thật đang hiện diện tại Vụ Bản. Và câu chuyện kỳ lạ nay cũng đã đến tai những người nghiên cứu về tâm linh. Anh Tân cho biết, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm tiềm năng con người đã nhiều lần điện thoại gặp anh chị để xin được tìm hiểu nhưng anh Tân từ chối. Hiện Bình-Tiến đã đi học lớp 1 và cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh Tân không muốn sự việc lại trở nên phức tạp và được thêu dệt thêm.
Trước khi gặp gia đình anh Tân, tôi thật sự ái ngại khi đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trái hẳn với lo lắng của tôi, anh Tân rất vui vẻ kể lại câu chuyện một cách tỷ mỉ. Thậm chí, đang giờ hành chính nhưng anh vẫn gọi chị Thuận về để hai vợ chồng kể chuyện Tiến-Bình cho tôi nghe. Tuy nhiên, hôm tôi đến nhà Tiến đang đi học, cháu học cả ngày và trưa ở lại trường. Để giúp tôi hiểu rõ hơn, trưa đó chị Thuận đã đón cháu về nhà. Vừa về đến cổng Tiến đã nhanh miệng gọi bố, thấy tôi Tiến khoanh tay chào chú rất lễ phép. Cháu rất khôi ngô, nói chuyện tự nhiên. Vừa vào nhà là kể chuyện cô, chuyện lớp, hết chuyện này sang chuyện khác. Cháu cứ ôm lấy anh Tân mà kể, chẳng biết ngại ngùng mặc cho lúc đó trong nhà có rất nhiều người và cả mẹ đẻ của cháu, chị Dự.
- Bình này chú ở trong xóm Cọi ra đưa cháu về với mẹ Dự đây. Tôi hỏi cháu
- Cháu là Tiến chứ
- Không. Cháu là Bùi Văn Bình, hôm nay trong bản có lễ hội chú ra đưa cháu về xem
- Không về đâu, cháu là Nguyễn Phú Quyết Tiến, cháu không phải Bình, cháu ở với bố Tân mẹ Thuận cơ.
Anh Tân ngồi cạnh cháu cũng thêm vào:
- Chú nói đúng đó, con là Bình không phải Tiến đâu
- Bố nói dối, con là Tiến. Bố đừng đuổi con nghe bố, bố thương con mà. Nói rồi thằng bé rơm rớm nước mắt, hai tay ôm chặt lấy anh Tân như van xin trông đến tội nghiệp.
Lúc mới về, Tiến còn vui mừng nói cười và mỗi lần thấy tôi cầm máy ảnh lên cháu lại làm dáng. Thế nhưng khi nói đưa cháu đi về xóm Cọi cháu chẳng còn nói cười nữa mà chỉ ôm lấy bố Tân.
Câu chuyện đang dang dở với Tiến thì cũng là lúc cháu phải vào lớp. Trước lúc đi Tiến lại khoanh tay dõng dạc chào chú và không quên dặn “cháu không về xóm Cọi đâu nhé”. Thời gian tiếp xúc với cháu không được bao lâu nhưng tôi thật sự ấn tượng với thằng bé. Tiến thật khôn và lanh lợi nhất là khi tiếp xúc với người lạ, mới 6 tuổi hiếm có cháu nào được như Tiến.
Trưởng bản Bùi Văn Tỉnh và anh Bùi Văn Hoan, bố đẻ bé Bùi Lạc Bình
Bây giờ mỗi tuần anh Tân lại đưa Tiến-Bình về ở với mẹ đẻ của mình một lần. Dù Tiến chẳng muốn về nhưng anh Tân buộc phải làm như vậy bởi anh muốn cháu luôn biết rằng chị Dự mới là người sinh thành ra cháu. Anh Tân luôn khẳng định, Tiến giờ hoàn toàn bình thường như các bạn cùng trang lứa. Chuyện của cháu ở Vụ Bản ai cũng biết, anh cũng chẳng có ý định dấu giếm điều gì. Trước, đây là đề tài “hot” được bàn tán từ đầu làng đến cuối ngõ nhưng bây giờ mọi người cũng đã quen với sự hiện diện của Tiến-Bình tại nhà anh Tân, chị Dự.
*Chuyện bình thường ở Vụ Bản
Trong những ngày ở Xóm Cọi để tìm hiểu về trường hợp của cháu Bình-Tiến chúng tôi còn biết thêm tại Xóm này còn có thêm hai trường hợp “con lộn”.
Không đến mức đòi về ở hẳn như Bình về với gia đình anh Tân, chị Dự nhưng câu chuyện con lộn của Bùi Thị Hồng Thắm, ở xóm Cọi cũng được người dân ở Lạc Sơn bàn tán xôn xao. Thắm là con gái nhưng người “lộn” vào cháu lại là con trai. Tôi tìm đến nhà Thắm khi bóng chiều đã khuất dần sau núi. Nhà cháu nghèo lắm, căn nhà gỗ bé xíu nằm chênh vênh bên sườn núi. Thắm sinh năm 1991, trước Thắm còn có một chị gái. Cũng vì nhà nghèo nên hai chị em đang phải làm phụ hồ ở Hà Nội, bố cháu anh Bùi Thanh Minh cũng đi làm ăn nơi xa thỉnh thoảng mới về một lần. Hôm tôi đến một mình chị Bùi Thị Toàn, mẹ Thắm ở nhà. Đã mấy năm nay, chỉ có những ngày lễ tết gia đình chị Toàn mới được tề tưu đông đủ. Ngày thường chỉ có mỗi chị Toàn dò dõ mong ngóng chồng con, ba bố con đi làm ăn xa thế nhưng nhà nghèo thì vẫn hoàn nghèo. Khi tôi hỏi đến chuyện “con lộn” chị Toàn nhớ lại rồi cười ngặt ngẽo. Chị bảo ngày mới phát hiện Thắm bị “lộn”, cháu có những biểu hiện lạ lùng nhưng cũng buồn cười lắm.
Chị Toàn kể: Khi Thắm bi bô biết nói, một lần hai mẹ con đang chơi đùa bỗng cháu “xị” mặt rồi nằng nặc đòi: “mẹ đưa con về nhà” dù lúc đó đang ở trong nhà mình. Nghĩ trẻ con chưa hình dung được đâu là nhà mình nên chị Toàn đã cố diễn giải đây chính là nhà. Thế nhưng Thắm vẫn không chịu, chị Toàn nghĩ chắc cháu đòi sang nhà bà nội ngay sát vách. Chị bế cháu sang nhà bà nhưng vẫn không phải. “Nhà ở ngoài kia cơ”, Thắm bảo. Thì ra con bé này đòi đưa đi chơi nên nói thế, chị Toàn nghĩ vậy và quát Thắm, sợ mẹ cháu không dám đòi nữa. Một hôm ở ngoài nhà kho của thôn chơi, hôm đó là ngày hội làng nên người trong lạng tụ tập tại đây rất đông. Đang chơi đùa ở sân bỗng nhiên Thắm nói với bà nội: “mẹ cháu kia kìa”. Đó là bà Nguyễn Thị Nghe, người ở đầu làng. Do xóm Cọi rộng, nên nhà chị Toàn và nhà bà Nghe dù cùng xóm nhưng cũng chỉ biết nhau qua loa. Mới 3 tuổi, Thắm có thể nhận nhầm mẹ nên bà nội nói với cháu: đó không phải mẹ cháu, mẹ hôm nay lên nương.
Lúc Thắm được 5 tuổi, hôm đó cháu được bố mẹ cho ra đồng. Khi trở về đi qua nhà bà Nghe cháu chỉ tay rồi bảo với bố mẹ “nhà con đây này”. Nghĩ buồn cười quá, chị Toàn bảo lại con “con thích thì mẹ đưa vào nhà con”, thế nhưng khi vừa bước vào công Thắm đột nhiên dừng lại: “Con không vào nữa đâu, chị Hằng đang ở trong đó, con ghét chị ấy vì chị đã xui con trèo cây làm con ngã chết”. Nghe con nói vậy chị Toàn bèn hỏi lại nửa đùa nửa thật: “Thế con là Ma Ly à”. Người Mường thường gọi người chết là “ma”, vì biết Ly, con trai bà Nghe đã chết nên chị Toàn mới hỏi vậy. Tưởng trêu con bé ai ngờ con bé gật đầu. Từ hôm đó chị Toàn mới “xâu chuỗi” lại toàn bộ những biểu hiện lạ thường từ ngày con bé cứ đòi chị “đưa về nhà con”. Chị bắt đầu nghĩ đến chuyện thằng Ma Ly nó đã “lộn” về con Thắm nhà mình. Người Mường vốn xem đây là chuyện bình thường nên vợ chồng chị Toàn chẳng sợ sệt một chút nào thậm chí ngày ngày vẫn hỏi chuyện và trêu đùa con bé.
Nói thêm về Ma Ly, Bà Nghe sinh được bốn người con trong đó Ly và Hương (con gái) là cặp song sinh. Một hôm Ly và Hương, lúc đó 7 tuổi được chị gái tên Hằng dẫn đi hái ổi ở bên triền núi. Là con trai nên Ly được phân công trèo lên hái quả. Quả ổi nằm tít ngoài xa, Ly rất vất vả nhưng vẫn không tài nào hái được. Hằng ở dưới cứ động viên em cố lên và trong một phút sẩy chân Ly ngã rơi xuống đất. Cháu bị chấn thương sọ não và mất ngay sau đó.
*Có nhiều trường hợp khác
Có một câu chuyện mà mãi đến khi Thắm nói rằng cháu chính là Ma Ly thì chị Toàn mới nhớ lại. Đó là ngày còn mang thai Thắm, chị vốn là người yếu nên khi mang thai ốm đau liên miên. Một hôm đi chợ ngoài thị trấn về chị bị cảm, trong cơn mê man chị mơ một giấc mơ rất sợ. Một đứa bé rách rưới cứ đuổi theo làm chị chạy trốn mãi thế nhưng vì mệt quá nên đến lúc thằng bé cũng đuổi kịp và bắt lấy chị. Giật mình tỉnh dậy đem câu chuyện vừa mơ kể lại với chồng nhưng anh bảo mệt trong người mơ thấy những điều sợ hãi là chuyện bình thường. Chị Toàn sau đó cũng chỉ nghĩ vậy và cho đến ngày Thắm nhận mình là Ma Ly chị mới nghĩ lại và cho rằng đó không chỉ là giấc mơ. Có thể thằng bé trong giấc mơ đó chính là Ma Ly và nó đã theo chị về nhà từ đó. Chị Toàn đã có lần hỏi Thắm, sao con không theo về những nhà giàu cho sướng lại theo mẹ nghèo mà khổ. Thắm bảo hôm đó mẹ đi chợ về con nhìn thấy mẹ xinh nên đi theo mẹ. Như vậy giấc mơ chị Toàn mơ thấy ngày đó là đúng sự thật.
Chuyện Ma Ly “lộn” vào Thắm cũng nhanh chóng lan toản ra khắp nơi. Mọi người lạ ở chỗ đây là trường hợp đầu tiên một người con trai lại “lộn” vào người con gái. Trước đây Thắm học cùng với cậu út nhà bà Nghe và chơi rất thân với cháu này. Ban đầu mọi người không biết chuyện nên cứ trêu “chắc con bé này nó thích con bà Nghe”. Sau khi mọi người đã biết không còn ai trêu đùa nữa. Thắm giờ đã đi lại với gia đình bà Nghe và nhận bà làm mẹ. Thắm được gia đình bà Nghe xem như người con ruột rà trong nhà. Dù không về ở cùng nhưng tình cảm giữa Thắm và gia đình bà Nghe là rất sâu đậm.
Ông Bùi Văn Tỉnh, xóm trưởng xóm Cọi cho biết: “Ở xóm Cọi đã ghi nhận ba trường hợp con lộn. Người Mường quan niệm, những đứa trẻ dưới 12 tuổi bị chết bất đắc kỳ tử có khả năng “lộn” về và vào một người nào đó. Người bị lộn sẽ có khả năng nhớ và kể lại những gì diễn ra trước khi chết một tháng. Thế nhưng, sau 12 tuổi người được “lộn” lại trở về trạng thái bình thường”. Trái với những gì ông Tỉnh nói, theo như lời chị Toàn kể thì Thắm nhớ được rất nhiều chuyện. Có lần Thắm tự dưng nói với chị hàng xóm cạnh nhà bà Nghe rằng “ngày xưa em trèo ổi nhà chị bị chị đánh mấy lần”. Chị này khẳng định đúng là ngày xưa thằng Ly nó hay trèo ổi nhà chị và bị chị đuổi thật. Một hôm Thắm gặp người trong làng, người đó bằng tuổi Ly và hơn cháu rất nhiều tuổi và bảo: “Mày nhớ tao không, ngày trước tao với mày toàn đi đá bóng với nhau nhỉ”. Người này nghe Thắm xưng mày tao ban đầu nghĩ cháu hỗn nhưng sau biết đó là Ly lộn về nên cười xoà bởi cháu nói hoàn toàn chính xác. Thắm hiện nay vẫn được mọi người trong gia đình, bạn bè và cả xóm bản gọi bằng cái tên thân thương-Ma Ly. Chị Toàn bảo cháu rất vui với cái tên đó. Chị cũng thoải mái cho cháu đi lại vì nhà bà Nghe cũng rất nghèo. Thắm đi lại vì cái tình của… người con lộn chứ không vì mục đích gì khác.
Ngoài Bình, Thắm tại xóm Cọi còn có cháu Thu con cô giáo tiểu học chi Cọi Quách Thị Đức. Thu cũng được một người chết trong bản lộn về từ bé. Ngày bé Thu cũng nằng nắc đòi “về nhà con”. Tuy nhiên vì nhà có người chết đó rất giàu có nên chị Đức đã không cho cháu về ở cùng gia đình đó, chị sợ mang tiếng hám tiến nên bịa ra chuyện này. Thu hiện nay cũng được gia đình nhà đó nhận làm con và đi lại rất gần gũi. Chị Đức bảo: “nếu tôi không ngăn cấm quyết liệt từ bé thì nó về ở hẳn bên đó thật”. Hiện Thu đã lớn và đang học lớp 9 trường huyện.
Có một điều nhận thấy rất rõ, qua các cuộc nói chuyện với ông Trưởng bản và cả một số trường hợp khác mà tôi sẽ nói ở phần tiếp theo của bài viết, thì người dân ở đây, đặc biệt là những người Mường trong xóm Cọi, thực sự coi chuyện con lộn, con lẫn là một việc hết sức bình thường, tỉ như chuyện mớ rau, con cá vậy. Tiếp xúc với những người trong cuộc như bố mẹ những người chết, bố mẹ những cháu được coi là có “con lộn” họ đều khẳng định đó là câu chuyện có thật. Kể cả cô giáo Đông, cô giáo Đức cũng khẳng định điều đó. Cả ba trường hợp vẫn đang là “người thật việc thật” ở Lạc Sơn chứ không chỉ là câu chuyện kể hay truyền thuyết gì.
*Tiếp câu chuyện: Luân hồi đầu thai tại Việt Nam
Tiến cầm tay tôi lắc lắc và chỉ ra con sông gần nhà: “Ngày trước cháu chết ở kia kìa”. Tuy nhiên, theo TS Vũ Thế Khánh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ – Tin học Ứng dụng (UIA), chuyện của Tiến không phải là trường hợp hiếm gặp.
Chúng tôi tìm đến thị trấn Vụ Bản lúc trời đã gần chính ngọ. Không khó để hỏi thăm nhà anh Tân, chị Thuận, bởi dường như câu chuyện “hồi sinh” của cháu Tiến ở cái thị trấn nhỏ này ngay cả cháu bé lên 10 cũng kể rành mạch được.
Cậu bé Nguyễn Phú Quyết Tiến.
Cổng nhà anh Tân có 3 cháu nhỏ khoảng 9-10 tuổi đang nô đùa. Thấy tôi cất lời hỏi thăm, một cháu bé nhìn trắng trẻo, ngôi ngô nhất trong đám trẻ nhanh nhảu: “Cô hỏi bố cháu à! Bố cháu đang ở trong nhà. Cô vào uống nước để cháu gọi bố”. Trong lúc chúng tôi đang ngờ ngợ đoán chừng cậu bé lúc nãy chính là bé Tiến “nổi tiếng” tiêu tốn không ít giấy mực của báo chí, thì anh Tân bước ra.
Bên ấm trà nóng, lim dim nhả làn khói thuốc xám, anh Tân gật gù khi nghe chúng tôi dè dặt nói lý do đến thăm nhà.
Ngẫm nghĩ một lúc, anh Tân dụi tắt điếu thuốc đang cháy dở, thẳng thắn nói: “Nói thật với cô, tôi đã không có ý định tiếp phóng viên nữa. Một phần tôi cũng không muốn mọi người nhắc quá nhiều về chuyện của cháu, tôi muốn mọi người coi cháu như những đứa trẻ bình thường khác. Nhưng vì cô đã lặn lội đường xa đến đây tôi sẽ kể rành mạch không giấu giếm, cũng là để đính chính vài thông tin mà một số báo đã không nói chính xác hoàn toàn khiến tôi rất bức xúc”.
*Câu chuyện “tái sinh” kỳ lạ
Anh Tân và chị Thuận cưới nhau được 6 năm mới sinh được cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến (28/2/1992). Cháu Tiến lớn lên bụ bẫm, xinh xắn, trong sự yêu chiều hết mực của cả gia đình. Thế nhưng, đến năm cháu 5 tuổi, tai họa bất ngờ ập xuống.
Hôm đó vào buổi chiều tháng Giêng, anh Tiến đang nằm đọc báo bỗng giật nảy mình chồm dậy, ruột gan như lửa đốt. Anh gọi chị Tân bảo: “Thằng Tiến đâu, tìm nó về đi”. Chị Tân tìm gọi mãi nhưng không thấy Tiến đáp lại, ra phía bờ sông gần nhà chị chỉ nhìn thấy đôi dép cháu để trên bờ. Dưới dòng nước xanh ngắt nhìn thấu tận đáy, không thấy điều gì bất thường. Chị chạy về báo anh Tân. Bỏ tờ báo, anh hớt hải ra phía bờ sông thì nhìn thấy xác cháu Tiến nổi cách bờ 3m.
“Tôi lao xuống dòng nước, ôm chặt lấy con nhấc lên bờ. Nhưng tất cả đã quá muộn!”, giọng anh lạc đi, không giấu vẻ kinh hoàng khi nhớ về cái ngày đau thương ấy.
Con sông nơi cháu Tiến chết đuối cách đây 10 năm.
Cháu Tiến mất đi khiến cả anh Tân, chị Thuận đều như kẻ mất hồn. Nỗi đau càng nhân lên gấp bội khi chị Thuận do vấn đề sức khỏe đã “không còn khả năng làm mẹ” nữa. Trong cơn vật vã, bà cụ hàng xóm mà sau này anh Tân mới biết là “bà mế” có sang vỗ vai anh và bảo: “Con yên tâm, sớm muộn gì nó cũng tìm về với con thôi!”. Khi ấy vì quá đau buồn anh cũng coi lời bà như lời an ủi của những người hàng xóm tốt bụng khác.
Vắng tiếng cười trẻ thơ, căn nhà chỉ còn hai người lớn trở nên hoang lạnh hơn bao giờ hết. Là con một, phải chịu áp lực từ phía gia đình, anh Tân buồn bã chả thiết làm gì, suốt ngày ngơ ngẩn gần như người hóa dại.
Năm 2006, cả hai vợ chồng vẫn chưa nguôi nỗi đau mất con thì nghe có người rỉ tai ở Xóm Cọi, xã Yên Phú, Lạc Sơn, cách nhà anh chị chừng 3km có cháu bé nghi là “con lộn” của Tiến. Cháu tên Bùi Lạc Bình (sinh ngày 6/10/2002) là con một gia đình người Mường nhưng ngay từ khi biết nói đã khăng khăng bảo mình là con người Kinh, nhà trên thị trấn Vụ Bản.
Vốn chưa bao giờ tin có chuyện “đầu thai” như kiếp luân hồi của nhà Phật, nhưng hai anh chị vẫn đánh bạo tìm đến nhà cháu bé nọ. Thật bất ngờ khi anh chị đến nơi cháu không hề thấy lạ mà gọi bố mẹ xưng con và quấn quít không rời. Anh chị ngỏ lời mời chị Dự, người sinh cháu Bình, tên bố mẹ “mới” đặt, đến nhà chơi. Nghe thấy thế, Bình vui lắm, trèo phắt lên xe hào hứng như đứa trẻ lâu ngày được về nhà.
Vừa vào nhà, Bình đã chạy quanh nhà tìm đồ chơi mà Tiến trước kia thích. Cháu còn tự nhiên vào giường anh Tân, chị Thuận nằm lên đó rồi bi bô: “Ngày xưa con thường ngủ chỗ này nhỉ bố nhỉ?”. “Ngay khi nhìn thấy cháu, nghe cháu nói, và thấy những hàng động của cháu vợ chồng tôi như chết đứng. Tất cả đều giống hệt như cháu Tiến thủa trước, có khác chỉ là khác về hình hài mà thôi”, anh Tân kể.
Cháu Tiến vui đùa bên những đứa trẻ hàng xóm.
Kể từ ngày gặp cháu Bình thì ăn ngủ chẳng yên bởi giữa hai người với đứa trẻ xa lạ dường như có mối thâm tình gì đó day dứt lắm. Nhớ cháu, thương cháu nhưng lại sợ người ngoài bảo muốn cướp con. Vợ chồng anh hiếm muộn, nhưng vợ chồng chị Dự-anh Hoan cũng chỉ có duy nhất cháu Bình là con.
Về phần chị Dự, sau lần đến chơi nhà ấy, cháu Bình cứ nằng nặc đòi về “nhà bố mẹ”. Thấy con nhèo nhẹo khóc, chị Dự cũng không biết phải làm sao. Đưa cháu về nhà anh Tân, chị Thuận chơi thì sợ người ta dị nghị là “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Nhưng sau một lần Bình bị ốm nặng, sốt cao, cháu cứ luôn miệng “dọa”: “Mẹ không cho con về, con lại chết lần nữa!”. Hoảng quá, lần này chị đánh liều gọi cho anh Tân đưa cháu về nhà chơi. Cháu Bình về nhà anh thì khỏe khoắn, vui vẻ, không còn đau ốm nữa.
“Thấy cháu tha thiết quá, sau bao đắn đo chúng tôi dè dặt đề nghị gia đình anh Hoan, chị Dự cho cháu về ở với chúng tôi. Thật bất ngờ là cả vợ chồng anh chị và bà nội cháu đều gật đầu đồng ý. Chính bà nội cháu cũng bảo rằng: Ngay từ lúc thằng bé biết nói tôi đã biết nó không phải người Mường rồi”, anh Tân nói.
Theo lời anh Tân, kể từ ngày cháu về với anh chị, hết lần này đến lần khác hai người “thử” cháu. Thậm chí, nhiều người hàng xóm cũng sang nhà để “hỏi chuyện ngày xưa”. Tất cả cháu đều trả lời vanh vách. Từ tên bác hàng xóm, đến cô giáo mẫu giáo rồi bạn bè thân của cháu, cháu đều nhớ tên. Đường về nhà, hay những câu chuyện nhỏ nhặt như ngày xưa bà nội cho cháu uống bia ở đầu làng cháu cũng nhắc lại, ngay cả việc, “cháu đã từng chết như thế nào, bị ngã xuống nước ra sao”…
“Dù trước đó, chưa một lần tin có chuyện “hoang đường” như thế, nhưng đến lúc ấy cả vợ chồng tôi đều hoàn toàn tin rằng Bình chính là cháu Tiến, con chúng tôi 10 năm về trước”, anh Tân kể.
Từ ngày về ở với anh chị Tân, Thuận, Bình nằng nặc đòi gọi tên là Tiến, ngay cả tên đệm cháu cũng đòi giữ.
“Hãy coi con cháu những đứa trẻ bình thường”
Bé Tiến bây giờ đã bước sang tuổi thứ 9. Cháu trắng trẻo, khôi ngô, ngoan và lễ phép nhưng cũng hiếu động hệt như những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Khi chúng tôi ngồi nghe anh Tân kể chuyện thì Tiến không ngừng nô đùa trước sân, chọc tổ ong khiến anh Tân mấy bận phải đứng dậy nạt cháu.
Câu chuyện dang dở thì chị Thuận mẹ cháu về, thoáng qua những dè dặt ban đầu, nhắc đến con chị cười nói xởi lởi lắm. Lần dở từng trang sách của cháu, đôi mắt chị vẫn ánh lên niềm hạnh phúc vô hạn: “Cháu đi học mấy năm liền đều đạt học sinh giỏi…”. Rồi chuyện trường, chuyện lớp, chuyện nghịch ngợm của trẻ nhỏ làm bầu không khí rộn ràng hẳn lên.
Mải chuyện đã quá trưa tự lúc nào, chị Thuận giữ chúng tôi ở lại ăn cơm, chúng tôi cũng vui vẻ đồng ý. Khi mâm cơm đã dọn tinh tươm, Tiến vẫn đứng ngoài sân mê mải đọc cuốn Hương Hiếu Hạnh của nhà sư Thích Tâm Hiệp viết về trường hợp “đầu thai” của Tiến. Nghe anh Tân bảo, nhà sư sau khi nghe câu chuyện của Tiến đã viết một bài in trong tập sách Hương Hiếu Hạnh và tặng anh chị một cuốn. Từ lúc rõ mặt chữ, Tiến lúc nào cũng cầm cuốn sách và đọc đi đọc lại câu chuyện kể về mình. Những câu chuyện ngày xưa cháu cũng dần quên.
Tiến bên bố mẹ “nuôi”.
Tôi đứng dậy gọi Tiến vào ăn cơm thì bất chợt cậu bé nắm tay tôi lắc lắc, chỉ ra phía con sông sau nhà: “Cô ơi, ngày xưa cháu chết ở kia kìa”. Dù đã nghe câu chuyện của cháu nhưng câu nói bất chợt của Tiến vẫn khiến tôi lạnh sống lưng.
Sau bữa cơm đầm ấm, chúng tôi xin phép hai anh chị tiếp tục lên đường. Trước khi đi, anh Tân trầm ngâm: “Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm tiềm năng con người đã nhiều lần điện thoại gặp nhưng tôi đều từ chối. Hiện giờ, tôi chỉ muốn mọi người hãy coi cháu như những đứa trẻ bình thường khác. Cháu Tiến giờ ở nhà tôi với tư cách là “con nuôi”. Cháu vẫn thường xuyên qua lại nhà mẹ đẻ…”.
TS Vũ Thế Khánh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ – Tin học Ứng dụng (UIA):
Nếu giải thích theo luật nhân quả, kiếp luân hồi và lý thuyết nhân duyên trong phật giáo thì câu chuyện không có gì lạ cả.
Cá nhân tôi đã tham gia chương trình: “Giao lưu ngoại cảm” để tìm mộ liệt sĩ và các khả năng đặc biệt khác do 3 cơ quan hợp tác nghiên cứu (Liên hiệp Khoa học UIA; Viện Khoa học Hình Sự Bộ Công An, Trung tâm bảo trợ Văn hóa Kỹ thuật truyền thống, Hội Khoa học Lịch sử) nghiên cứu nhiều sự vật, hiện tượng lạ, khả năng đặc biệt của con người trong cuộc sống.
Gần 15 năm qua, tôi cùng nhiều giáo sư đầu ngành đã nghiên cứu và ghi nhận nhiều trường hợp tương tự như câu chuyện trên. Thậm chí, trên thế giới cũng có những hiện tượng như thế. Tuy nhiên, cũng như nhiều hiện tượng khoa học chưa thể lý giải trong cuộc sống khác, chúng tôi mới dừng ở bước ghi nhận và đang tiếp tục nghiên cứu phân tích. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức hội nghị Khoa học để lý giải làm rõ một số hiện tượng theo các góc cạnh khác nhau.
(Theo Bưu Điện Việt Nam và nhiều báo khác)
==============
Câu Chuyện Đầu thai luân hồi ở Việt Nam !!
Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cư nằng nằng nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là cháu bé đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị kết hôn năm 1987 đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tiến khoẻ mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui mừng khôn tả. Tai họa ấp đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuổi. Lúc này chị Thuận cũng không thể sinh thêm con vì lý do sức khỏe.
*Kiếp luân hồi?
Con mất, vợ chồng anh Tân suy sụp. anh Tân cũng nghỉ việc, ra làm tự do. Vợ chồng anh Tân chị Thuận tưởng như sẽ phải sống với nhau trong sự côi cút không con thì một ngày đầu năm 2006, bỗng có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997!
Xóm Cọi, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình nằm bên bờ sông Bưởi
Nhấp chén nước, thả những vòng khói thuốc lá chậm rãi anh Tân đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện ly kỳ này. Khi Tiến mất cháu đang là học sinh trường mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Cô giáo dạy cháu Tiến là cô Đông và chính cô Đông là người đã phát hiện ra cháu Tiến đã “lộn về nguyên bản” ở cháu Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản. Cháu Bình sinh ngày 06/10/ 2002. Lần đầu tiên cô Đông thấy cháu Bình có những biểu hiện rất lạ, cô hỏi chuyện cháu bảo cháu không muốn học ở đây, cháu muốn được học ở trường của cháu. Cô Đông hỏi lại, thế trường cháu ở đâu? Trường Hoa Hồng ở ngoài thị trấn, cháu Bình trả lời. Sao lại là trường Hoa Hồng, làm sao cháu biết trường đó, cô Đông thắc mắc. “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”. Nghe Bình nói đến đây cô Đông sởn hết cả tóc gáy. Cạnh nhà ông Lai là nhà anh Tân và lẽ nào…Thời gian tiếp theo cô Đông âm thầm tìm hiểu và biết thêm. Một lần chị Dự mẹ cháu Bình đánh cháu vì cháu nghịch bẩn hết áo quần. Rơm rớm nước mắt thằng bé bảo: “Mẹ đừng đánh con, bẩn áo quần thì mẹ đưa con về nhà con để con lấy”. Chỉ nghĩ trẻ con nói nên chị Dự không để ý gì. Những lần khác chị Dự có đánh Bình lại bảo “con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng là cháu lại đòi được về nhà.
Chị Bùi Thị Dự bên tấm ảnh cậu con trai Bùi Lạc Bình khi vừa tròn 3 tháng tuổi
Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, điên tiết chị Dự bảo thích thì ngồi lên xe tao chở đi. Bình ngồi sau xe bảo mẹ chở ra thị trấn, từ chợ thị trấn Bình bảo mẹ chở đến cuối sân vận động và rẽ vào phố Hữu Nghị. Đến số nhà 25, chính là nhà anh Tân, Bình xuống xe nói với mẹ “nhà con đây”. Tuy nhiên nhà đóng cửa, chị Dự lại chở Bình về. Một lần nữa, chị Dự đi chợ thi trấn và cho Bình đi cùng và đến chợ Bình lại nằng nặc đòi mẹ “đưa về nhà con”, hai mẹ con lại đến trước nhà anh Tân sau khi thấy cửa đóng then cài mẹ con lại ra về.
Mặc dù Bình nói vậy nhưng chưa bao giờ bao giờ chị Dự để ý gì vì nghĩ Bình chỉ là một đứa trẻ mới 4 tuổi. Câu chuyện thực sự “nóng” từ ngày cô Đông phát hiện ra những biểu hiện lạ ở Bình cùng với lời chị Dự kể cô Đông mới hoài nghi thực sự. Cô Đông đem chuyện kể lại với những giáo viên trong trường, trong đó có cô Phương. Là người quen biết với chị Thuận nên cô Phương đã lập tức kể lại câu chuyện ly kỳ này cho chị Thuận nghe: “cô vào trong xóm Cọi xem sao nghe nói thằng Tiến nó “lộn” về vào cháu Bình đang học ở trường trong đó”. Cũng chẳng dám tin và đem chuyện kể lại với chồng, anh Tân lập tức giục vợ phải vào xem sao. Trước đây, khi cháu Tiến mới mất có một bà xem bói người Mường nói với anh rằng: “Anh đừng buồn, cháu Tiến linh thiêng lắm rồi sẽ quay về với anh thôi”. Lần khác anh đi xem bói tận Hoà Bình ông thầy cũng nói điều tương tự. Là người không mê tín nên lúc đó anh chỉ nghĩ rằng người ta động viên mình. Thế nhưng lúc nghe vợ kể lại câu chuyện Tiến lộn về trong xóm Cọi anh Tân cũng bán tín bán nghi và phân vân liệu lời thầy bói năm xưa có chăng lại là sự thật. Anh đã quyết định phải một lần đi tìm hiểu xem sao.
Hành trình tìm lại con
Anh Tân và cậu con nuôi Bùi Lạc Minh-Nguyễn Phú Quyết Tiến
Một ngày sau anh Tân đã cùng với chị Thuận tìm đến xóm Cọi, tìm đến nhà vợ chồng Hoan Dự. Vốn chưa biết nhau nhưng khi đến nhà anh Tân cứ làm như đã quen biết gia đình từ lâu lắm. Không nhận ra ai nhưng chị Dự, anh Hoan cũng không dám hỏi vì nhỡ đâu người quen lâu rồi mình không nhận ra nếu hỏi lại…vô duyên. Sau mấy câu hỏi thăm anh Tân bắt đầu hỏi đến cháu bé: Thằng bé Bình đâu nhỉ bác ngắm tý xem lớn đến đâu rồi. Chị Dự cho biết cháu đang đi chơi cùng chúng bạn, một lát sau chị Dự cũng gọi cháu về để anh Tân gặp mặt. Về đến nhà thằng bé cứ lấm lét nấp sau cảnh cửa. Anh Tân buông lời: Có nhớ bác không, bác mua nhiều bi cho cháu đây này. “Biết rồi, lúc nãy thấy hai người đi đầu làng biết rồi”. Nghe thằng bé nói vậy anh Tân phát hoảng. Sao nó lại biết mình vào đây cơ chứ.
Sau vài câu chuyện hai bên trở nên thân tình anh Tân ngỏ ý muốn đưa cháu Bình về nhà chơi, anh Hoan chị Dự đồng ý. Riêng thằng bé nghe nói được đi là leo tót lên xe và chiều ngay hôm đó anh Tân đưa cháu Bình về nhà mình. Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.
Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá con mình thiếu giáo dục nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình tìm kiếm. Anh Tân hỏi thế cháu đang tìm gì. “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình. Sau bữa cơm anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường:
- Đây là giường con, chỗ con nằm ở đây.
- Thế cháu hay nằm thế nào?
- Con nằm thế này này. Nói rồi Bình nằm sấp xuống giường.
Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa vợ chồng anh Tân lặng người, chị Thuận chỉ còn biết úp mặt vào lưng chồng khóc sụt sùi bởi thằng bé có những cử chỉ giống con mình năm xưa quá. Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giếng kéo đến chật kín nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không.
Về ở hẳn với anh Tân
Chị Thuận, Bình_Tiến, Anh Tân và người bác ruột Bùi Văn Tuấn
Đêm đầu tiên Bình ở với anh Tân chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện. Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong xóm Cọi. Bình bảo, con cũng đã quay về nhà nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà. Một hôm đang ở dưới chân cầu Vụ Bản, nơi Tiến chết đuối gặp vợ chồng anh Hoan đi chợ về và… Tiến theo về Xóm Cọi, “lộn” vào Bình.
Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn Tiến ơi, lập tức ở trong nhà Bình dạ và còn hỏi lại bố gọi gì con. Chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ con không, cháu cũng trả lời phải. Những lời nói, những hành động rất giống Tiến đã làm cho anh Tân chị Thuận nghĩ rằng Bình chính là do Tiến “lộn” về. “Việc cháu gọi chúng tôi cũng hoàn toàn tự nhiên chẳng ai bảo với cháu cả”, anh Tân nhớ lại.
Đưa cháu Bình trả về với bố mẹ đẻ của cháu anh Tân vẫn canh canh trong lòng. Nghĩ đến chuyện thằng bè khóc lóc khi phải bắt về anh lại thương nó vô cùng, từ ngày nó đến với gia đình anh cứ nghĩ nó chính là Tiến. Thế nhưng, nó là con nhà người ta, mình nói ra không chỉ vợ chồng Hoan Dự mà cả thị trấn này sẽ nói là muốn cướp con người ta nên dựng chuyện. Bao nhiêu suy nghĩ cứ giằng xé trong con người anh Tân. Về phần nhà chị Dự, mặc dù con cứ nằng nặc đòi ở với anh Tân chị Thuận nhưng đó là điều không thể. Anh chị lấy nhau cũng sáu năm mới có được cháu Bình, chị cũng không thể sinh được con nữa. Nhà anh Tân lại giàu có, nếu cho cháu về ở dư luận lại cho rằng mình bịa chuyện chỉ vì hám tiền. Ba ngày hôm sau, vì nhớ thằng bé anh Tân lại vào xóm Cọi thăm cháu. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân thiết từ lâu lắm. Mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh. Điều ngạc nhiên là chính Bà Thỉn bà nội cháu bé nói với anh Tân: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”. Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học cháu khóc và nói: “cháu không học trường này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”.
Một thời gian sau đó Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và doạ “không đưa về con sẽ chết”. Một lần bình ốm nặng, anh Hoan chị Dự đã rất lo lắng, sợ điều thằng bé nói sẽ linh, nó sẽ chết thật. Dù được mỗi mình cháu nhưng không còn cách nào khác, cuối năm 2006 anh chị đã đồng ý cho Bình về ở hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con” Bình chơi vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa.
Anh Tân chỉ về nơi cậu con trai duy nhất Nguyễn Phú Tiến đã ngã xuống sông Bưởi
Ở Lạc Sơn chuyện “con lộn” xưa nay không phải là hiếm, không có gì là quá lạ lẫm. Thế nhưng, “con lộn” về ở hẳn với bố mẹ người đã chết như Bình thì chưa từng xảy ra. Sau khi Bình về ở với anh Tân chị Thuận, cả hai gia đình đã làm thủ tục cho nhận con nuôi. Bình được chuyển về trường mầm non Hoa Hồng nơi Tiến ngay xưa học và tiếp tục đi học. Kể từ ngày về ở với bố Tân, mẹ Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và mang họ Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã chết đuối cách đây hơn 10 năm.
Chị Thuận bảo, thời gian cháu Bình về ở với vợ chồng chị, câu chuyện này đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao. Không chỉ ở thị trấn Vụ Bản, cả tỉnh Hoà Bình đi đâu cũng nghe nói về chuyện “lộn con” có một không hai này.
*Những “bằng chứng” khó giải thích
Trong cuốn sách phật giáo Hương Hiếu Hạnh xuất bản năm 2007, câu chuyện về “con lộn” Tiến-Bình đã được đưa vào sách với nhan đề “Một trường hợp tái sinh ở Vụ Bản”. Cuốn sách không đưa ra sự phủ nhận hay khẳng định mà chỉ ghi nhận đó là trường hợp người thật việc thật đang hiện diện tại Vụ Bản. Và câu chuyện kỳ lạ nay cũng đã đến tai những người nghiên cứu về tâm linh. Anh Tân cho biết, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm tiềm năng con người đã nhiều lần điện thoại gặp anh chị để xin được tìm hiểu nhưng anh Tân từ chối. Hiện Bình-Tiến đã đi học lớp 1 và cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh Tân không muốn sự việc lại trở nên phức tạp và được thêu dệt thêm.
Trước khi gặp gia đình anh Tân, tôi thật sự ái ngại khi đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trái hẳn với lo lắng của tôi, anh Tân rất vui vẻ kể lại câu chuyện một cách tỷ mỉ. Thậm chí, đang giờ hành chính nhưng anh vẫn gọi chị Thuận về để hai vợ chồng kể chuyện Tiến-Bình cho tôi nghe. Tuy nhiên, hôm tôi đến nhà Tiến đang đi học, cháu học cả ngày và trưa ở lại trường. Để giúp tôi hiểu rõ hơn, trưa đó chị Thuận đã đón cháu về nhà. Vừa về đến cổng Tiến đã nhanh miệng gọi bố, thấy tôi Tiến khoanh tay chào chú rất lễ phép. Cháu rất khôi ngô, nói chuyện tự nhiên. Vừa vào nhà là kể chuyện cô, chuyện lớp, hết chuyện này sang chuyện khác. Cháu cứ ôm lấy anh Tân mà kể, chẳng biết ngại ngùng mặc cho lúc đó trong nhà có rất nhiều người và cả mẹ đẻ của cháu, chị Dự.
- Bình này chú ở trong xóm Cọi ra đưa cháu về với mẹ Dự đây. Tôi hỏi cháu
- Cháu là Tiến chứ
- Không. Cháu là Bùi Văn Bình, hôm nay trong bản có lễ hội chú ra đưa cháu về xem
- Không về đâu, cháu là Nguyễn Phú Quyết Tiến, cháu không phải Bình, cháu ở với bố Tân mẹ Thuận cơ.
Anh Tân ngồi cạnh cháu cũng thêm vào:
- Chú nói đúng đó, con là Bình không phải Tiến đâu
- Bố nói dối, con là Tiến. Bố đừng đuổi con nghe bố, bố thương con mà. Nói rồi thằng bé rơm rớm nước mắt, hai tay ôm chặt lấy anh Tân như van xin trông đến tội nghiệp.
Lúc mới về, Tiến còn vui mừng nói cười và mỗi lần thấy tôi cầm máy ảnh lên cháu lại làm dáng. Thế nhưng khi nói đưa cháu đi về xóm Cọi cháu chẳng còn nói cười nữa mà chỉ ôm lấy bố Tân.
Câu chuyện đang dang dở với Tiến thì cũng là lúc cháu phải vào lớp. Trước lúc đi Tiến lại khoanh tay dõng dạc chào chú và không quên dặn “cháu không về xóm Cọi đâu nhé”. Thời gian tiếp xúc với cháu không được bao lâu nhưng tôi thật sự ấn tượng với thằng bé. Tiến thật khôn và lanh lợi nhất là khi tiếp xúc với người lạ, mới 6 tuổi hiếm có cháu nào được như Tiến.
Trưởng bản Bùi Văn Tỉnh và anh Bùi Văn Hoan, bố đẻ bé Bùi Lạc Bình
Bây giờ mỗi tuần anh Tân lại đưa Tiến-Bình về ở với mẹ đẻ của mình một lần. Dù Tiến chẳng muốn về nhưng anh Tân buộc phải làm như vậy bởi anh muốn cháu luôn biết rằng chị Dự mới là người sinh thành ra cháu. Anh Tân luôn khẳng định, Tiến giờ hoàn toàn bình thường như các bạn cùng trang lứa. Chuyện của cháu ở Vụ Bản ai cũng biết, anh cũng chẳng có ý định dấu giếm điều gì. Trước, đây là đề tài “hot” được bàn tán từ đầu làng đến cuối ngõ nhưng bây giờ mọi người cũng đã quen với sự hiện diện của Tiến-Bình tại nhà anh Tân, chị Dự.
*Chuyện bình thường ở Vụ Bản
Trong những ngày ở Xóm Cọi để tìm hiểu về trường hợp của cháu Bình-Tiến chúng tôi còn biết thêm tại Xóm này còn có thêm hai trường hợp “con lộn”.
Không đến mức đòi về ở hẳn như Bình về với gia đình anh Tân, chị Dự nhưng câu chuyện con lộn của Bùi Thị Hồng Thắm, ở xóm Cọi cũng được người dân ở Lạc Sơn bàn tán xôn xao. Thắm là con gái nhưng người “lộn” vào cháu lại là con trai. Tôi tìm đến nhà Thắm khi bóng chiều đã khuất dần sau núi. Nhà cháu nghèo lắm, căn nhà gỗ bé xíu nằm chênh vênh bên sườn núi. Thắm sinh năm 1991, trước Thắm còn có một chị gái. Cũng vì nhà nghèo nên hai chị em đang phải làm phụ hồ ở Hà Nội, bố cháu anh Bùi Thanh Minh cũng đi làm ăn nơi xa thỉnh thoảng mới về một lần. Hôm tôi đến một mình chị Bùi Thị Toàn, mẹ Thắm ở nhà. Đã mấy năm nay, chỉ có những ngày lễ tết gia đình chị Toàn mới được tề tưu đông đủ. Ngày thường chỉ có mỗi chị Toàn dò dõ mong ngóng chồng con, ba bố con đi làm ăn xa thế nhưng nhà nghèo thì vẫn hoàn nghèo. Khi tôi hỏi đến chuyện “con lộn” chị Toàn nhớ lại rồi cười ngặt ngẽo. Chị bảo ngày mới phát hiện Thắm bị “lộn”, cháu có những biểu hiện lạ lùng nhưng cũng buồn cười lắm.
Chị Toàn kể: Khi Thắm bi bô biết nói, một lần hai mẹ con đang chơi đùa bỗng cháu “xị” mặt rồi nằng nặc đòi: “mẹ đưa con về nhà” dù lúc đó đang ở trong nhà mình. Nghĩ trẻ con chưa hình dung được đâu là nhà mình nên chị Toàn đã cố diễn giải đây chính là nhà. Thế nhưng Thắm vẫn không chịu, chị Toàn nghĩ chắc cháu đòi sang nhà bà nội ngay sát vách. Chị bế cháu sang nhà bà nhưng vẫn không phải. “Nhà ở ngoài kia cơ”, Thắm bảo. Thì ra con bé này đòi đưa đi chơi nên nói thế, chị Toàn nghĩ vậy và quát Thắm, sợ mẹ cháu không dám đòi nữa. Một hôm ở ngoài nhà kho của thôn chơi, hôm đó là ngày hội làng nên người trong lạng tụ tập tại đây rất đông. Đang chơi đùa ở sân bỗng nhiên Thắm nói với bà nội: “mẹ cháu kia kìa”. Đó là bà Nguyễn Thị Nghe, người ở đầu làng. Do xóm Cọi rộng, nên nhà chị Toàn và nhà bà Nghe dù cùng xóm nhưng cũng chỉ biết nhau qua loa. Mới 3 tuổi, Thắm có thể nhận nhầm mẹ nên bà nội nói với cháu: đó không phải mẹ cháu, mẹ hôm nay lên nương.
Lúc Thắm được 5 tuổi, hôm đó cháu được bố mẹ cho ra đồng. Khi trở về đi qua nhà bà Nghe cháu chỉ tay rồi bảo với bố mẹ “nhà con đây này”. Nghĩ buồn cười quá, chị Toàn bảo lại con “con thích thì mẹ đưa vào nhà con”, thế nhưng khi vừa bước vào công Thắm đột nhiên dừng lại: “Con không vào nữa đâu, chị Hằng đang ở trong đó, con ghét chị ấy vì chị đã xui con trèo cây làm con ngã chết”. Nghe con nói vậy chị Toàn bèn hỏi lại nửa đùa nửa thật: “Thế con là Ma Ly à”. Người Mường thường gọi người chết là “ma”, vì biết Ly, con trai bà Nghe đã chết nên chị Toàn mới hỏi vậy. Tưởng trêu con bé ai ngờ con bé gật đầu. Từ hôm đó chị Toàn mới “xâu chuỗi” lại toàn bộ những biểu hiện lạ thường từ ngày con bé cứ đòi chị “đưa về nhà con”. Chị bắt đầu nghĩ đến chuyện thằng Ma Ly nó đã “lộn” về con Thắm nhà mình. Người Mường vốn xem đây là chuyện bình thường nên vợ chồng chị Toàn chẳng sợ sệt một chút nào thậm chí ngày ngày vẫn hỏi chuyện và trêu đùa con bé.
Nói thêm về Ma Ly, Bà Nghe sinh được bốn người con trong đó Ly và Hương (con gái) là cặp song sinh. Một hôm Ly và Hương, lúc đó 7 tuổi được chị gái tên Hằng dẫn đi hái ổi ở bên triền núi. Là con trai nên Ly được phân công trèo lên hái quả. Quả ổi nằm tít ngoài xa, Ly rất vất vả nhưng vẫn không tài nào hái được. Hằng ở dưới cứ động viên em cố lên và trong một phút sẩy chân Ly ngã rơi xuống đất. Cháu bị chấn thương sọ não và mất ngay sau đó.
*Có nhiều trường hợp khác
Có một câu chuyện mà mãi đến khi Thắm nói rằng cháu chính là Ma Ly thì chị Toàn mới nhớ lại. Đó là ngày còn mang thai Thắm, chị vốn là người yếu nên khi mang thai ốm đau liên miên. Một hôm đi chợ ngoài thị trấn về chị bị cảm, trong cơn mê man chị mơ một giấc mơ rất sợ. Một đứa bé rách rưới cứ đuổi theo làm chị chạy trốn mãi thế nhưng vì mệt quá nên đến lúc thằng bé cũng đuổi kịp và bắt lấy chị. Giật mình tỉnh dậy đem câu chuyện vừa mơ kể lại với chồng nhưng anh bảo mệt trong người mơ thấy những điều sợ hãi là chuyện bình thường. Chị Toàn sau đó cũng chỉ nghĩ vậy và cho đến ngày Thắm nhận mình là Ma Ly chị mới nghĩ lại và cho rằng đó không chỉ là giấc mơ. Có thể thằng bé trong giấc mơ đó chính là Ma Ly và nó đã theo chị về nhà từ đó. Chị Toàn đã có lần hỏi Thắm, sao con không theo về những nhà giàu cho sướng lại theo mẹ nghèo mà khổ. Thắm bảo hôm đó mẹ đi chợ về con nhìn thấy mẹ xinh nên đi theo mẹ. Như vậy giấc mơ chị Toàn mơ thấy ngày đó là đúng sự thật.
Chuyện Ma Ly “lộn” vào Thắm cũng nhanh chóng lan toản ra khắp nơi. Mọi người lạ ở chỗ đây là trường hợp đầu tiên một người con trai lại “lộn” vào người con gái. Trước đây Thắm học cùng với cậu út nhà bà Nghe và chơi rất thân với cháu này. Ban đầu mọi người không biết chuyện nên cứ trêu “chắc con bé này nó thích con bà Nghe”. Sau khi mọi người đã biết không còn ai trêu đùa nữa. Thắm giờ đã đi lại với gia đình bà Nghe và nhận bà làm mẹ. Thắm được gia đình bà Nghe xem như người con ruột rà trong nhà. Dù không về ở cùng nhưng tình cảm giữa Thắm và gia đình bà Nghe là rất sâu đậm.
Ông Bùi Văn Tỉnh, xóm trưởng xóm Cọi cho biết: “Ở xóm Cọi đã ghi nhận ba trường hợp con lộn. Người Mường quan niệm, những đứa trẻ dưới 12 tuổi bị chết bất đắc kỳ tử có khả năng “lộn” về và vào một người nào đó. Người bị lộn sẽ có khả năng nhớ và kể lại những gì diễn ra trước khi chết một tháng. Thế nhưng, sau 12 tuổi người được “lộn” lại trở về trạng thái bình thường”. Trái với những gì ông Tỉnh nói, theo như lời chị Toàn kể thì Thắm nhớ được rất nhiều chuyện. Có lần Thắm tự dưng nói với chị hàng xóm cạnh nhà bà Nghe rằng “ngày xưa em trèo ổi nhà chị bị chị đánh mấy lần”. Chị này khẳng định đúng là ngày xưa thằng Ly nó hay trèo ổi nhà chị và bị chị đuổi thật. Một hôm Thắm gặp người trong làng, người đó bằng tuổi Ly và hơn cháu rất nhiều tuổi và bảo: “Mày nhớ tao không, ngày trước tao với mày toàn đi đá bóng với nhau nhỉ”. Người này nghe Thắm xưng mày tao ban đầu nghĩ cháu hỗn nhưng sau biết đó là Ly lộn về nên cười xoà bởi cháu nói hoàn toàn chính xác. Thắm hiện nay vẫn được mọi người trong gia đình, bạn bè và cả xóm bản gọi bằng cái tên thân thương-Ma Ly. Chị Toàn bảo cháu rất vui với cái tên đó. Chị cũng thoải mái cho cháu đi lại vì nhà bà Nghe cũng rất nghèo. Thắm đi lại vì cái tình của… người con lộn chứ không vì mục đích gì khác.
Ngoài Bình, Thắm tại xóm Cọi còn có cháu Thu con cô giáo tiểu học chi Cọi Quách Thị Đức. Thu cũng được một người chết trong bản lộn về từ bé. Ngày bé Thu cũng nằng nắc đòi “về nhà con”. Tuy nhiên vì nhà có người chết đó rất giàu có nên chị Đức đã không cho cháu về ở cùng gia đình đó, chị sợ mang tiếng hám tiến nên bịa ra chuyện này. Thu hiện nay cũng được gia đình nhà đó nhận làm con và đi lại rất gần gũi. Chị Đức bảo: “nếu tôi không ngăn cấm quyết liệt từ bé thì nó về ở hẳn bên đó thật”. Hiện Thu đã lớn và đang học lớp 9 trường huyện.
Có một điều nhận thấy rất rõ, qua các cuộc nói chuyện với ông Trưởng bản và cả một số trường hợp khác mà tôi sẽ nói ở phần tiếp theo của bài viết, thì người dân ở đây, đặc biệt là những người Mường trong xóm Cọi, thực sự coi chuyện con lộn, con lẫn là một việc hết sức bình thường, tỉ như chuyện mớ rau, con cá vậy. Tiếp xúc với những người trong cuộc như bố mẹ những người chết, bố mẹ những cháu được coi là có “con lộn” họ đều khẳng định đó là câu chuyện có thật. Kể cả cô giáo Đông, cô giáo Đức cũng khẳng định điều đó. Cả ba trường hợp vẫn đang là “người thật việc thật” ở Lạc Sơn chứ không chỉ là câu chuyện kể hay truyền thuyết gì.
*Tiếp câu chuyện: Luân hồi đầu thai tại Việt Nam
Tiến cầm tay tôi lắc lắc và chỉ ra con sông gần nhà: “Ngày trước cháu chết ở kia kìa”. Tuy nhiên, theo TS Vũ Thế Khánh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ – Tin học Ứng dụng (UIA), chuyện của Tiến không phải là trường hợp hiếm gặp.
Chúng tôi tìm đến thị trấn Vụ Bản lúc trời đã gần chính ngọ. Không khó để hỏi thăm nhà anh Tân, chị Thuận, bởi dường như câu chuyện “hồi sinh” của cháu Tiến ở cái thị trấn nhỏ này ngay cả cháu bé lên 10 cũng kể rành mạch được.
Cậu bé Nguyễn Phú Quyết Tiến.
Cổng nhà anh Tân có 3 cháu nhỏ khoảng 9-10 tuổi đang nô đùa. Thấy tôi cất lời hỏi thăm, một cháu bé nhìn trắng trẻo, ngôi ngô nhất trong đám trẻ nhanh nhảu: “Cô hỏi bố cháu à! Bố cháu đang ở trong nhà. Cô vào uống nước để cháu gọi bố”. Trong lúc chúng tôi đang ngờ ngợ đoán chừng cậu bé lúc nãy chính là bé Tiến “nổi tiếng” tiêu tốn không ít giấy mực của báo chí, thì anh Tân bước ra.
Bên ấm trà nóng, lim dim nhả làn khói thuốc xám, anh Tân gật gù khi nghe chúng tôi dè dặt nói lý do đến thăm nhà.
Ngẫm nghĩ một lúc, anh Tân dụi tắt điếu thuốc đang cháy dở, thẳng thắn nói: “Nói thật với cô, tôi đã không có ý định tiếp phóng viên nữa. Một phần tôi cũng không muốn mọi người nhắc quá nhiều về chuyện của cháu, tôi muốn mọi người coi cháu như những đứa trẻ bình thường khác. Nhưng vì cô đã lặn lội đường xa đến đây tôi sẽ kể rành mạch không giấu giếm, cũng là để đính chính vài thông tin mà một số báo đã không nói chính xác hoàn toàn khiến tôi rất bức xúc”.
*Câu chuyện “tái sinh” kỳ lạ
Anh Tân và chị Thuận cưới nhau được 6 năm mới sinh được cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến (28/2/1992). Cháu Tiến lớn lên bụ bẫm, xinh xắn, trong sự yêu chiều hết mực của cả gia đình. Thế nhưng, đến năm cháu 5 tuổi, tai họa bất ngờ ập xuống.
Hôm đó vào buổi chiều tháng Giêng, anh Tiến đang nằm đọc báo bỗng giật nảy mình chồm dậy, ruột gan như lửa đốt. Anh gọi chị Tân bảo: “Thằng Tiến đâu, tìm nó về đi”. Chị Tân tìm gọi mãi nhưng không thấy Tiến đáp lại, ra phía bờ sông gần nhà chị chỉ nhìn thấy đôi dép cháu để trên bờ. Dưới dòng nước xanh ngắt nhìn thấu tận đáy, không thấy điều gì bất thường. Chị chạy về báo anh Tân. Bỏ tờ báo, anh hớt hải ra phía bờ sông thì nhìn thấy xác cháu Tiến nổi cách bờ 3m.
“Tôi lao xuống dòng nước, ôm chặt lấy con nhấc lên bờ. Nhưng tất cả đã quá muộn!”, giọng anh lạc đi, không giấu vẻ kinh hoàng khi nhớ về cái ngày đau thương ấy.
Con sông nơi cháu Tiến chết đuối cách đây 10 năm.
Cháu Tiến mất đi khiến cả anh Tân, chị Thuận đều như kẻ mất hồn. Nỗi đau càng nhân lên gấp bội khi chị Thuận do vấn đề sức khỏe đã “không còn khả năng làm mẹ” nữa. Trong cơn vật vã, bà cụ hàng xóm mà sau này anh Tân mới biết là “bà mế” có sang vỗ vai anh và bảo: “Con yên tâm, sớm muộn gì nó cũng tìm về với con thôi!”. Khi ấy vì quá đau buồn anh cũng coi lời bà như lời an ủi của những người hàng xóm tốt bụng khác.
Vắng tiếng cười trẻ thơ, căn nhà chỉ còn hai người lớn trở nên hoang lạnh hơn bao giờ hết. Là con một, phải chịu áp lực từ phía gia đình, anh Tân buồn bã chả thiết làm gì, suốt ngày ngơ ngẩn gần như người hóa dại.
Năm 2006, cả hai vợ chồng vẫn chưa nguôi nỗi đau mất con thì nghe có người rỉ tai ở Xóm Cọi, xã Yên Phú, Lạc Sơn, cách nhà anh chị chừng 3km có cháu bé nghi là “con lộn” của Tiến. Cháu tên Bùi Lạc Bình (sinh ngày 6/10/2002) là con một gia đình người Mường nhưng ngay từ khi biết nói đã khăng khăng bảo mình là con người Kinh, nhà trên thị trấn Vụ Bản.
Vốn chưa bao giờ tin có chuyện “đầu thai” như kiếp luân hồi của nhà Phật, nhưng hai anh chị vẫn đánh bạo tìm đến nhà cháu bé nọ. Thật bất ngờ khi anh chị đến nơi cháu không hề thấy lạ mà gọi bố mẹ xưng con và quấn quít không rời. Anh chị ngỏ lời mời chị Dự, người sinh cháu Bình, tên bố mẹ “mới” đặt, đến nhà chơi. Nghe thấy thế, Bình vui lắm, trèo phắt lên xe hào hứng như đứa trẻ lâu ngày được về nhà.
Vừa vào nhà, Bình đã chạy quanh nhà tìm đồ chơi mà Tiến trước kia thích. Cháu còn tự nhiên vào giường anh Tân, chị Thuận nằm lên đó rồi bi bô: “Ngày xưa con thường ngủ chỗ này nhỉ bố nhỉ?”. “Ngay khi nhìn thấy cháu, nghe cháu nói, và thấy những hàng động của cháu vợ chồng tôi như chết đứng. Tất cả đều giống hệt như cháu Tiến thủa trước, có khác chỉ là khác về hình hài mà thôi”, anh Tân kể.
Cháu Tiến vui đùa bên những đứa trẻ hàng xóm.
Kể từ ngày gặp cháu Bình thì ăn ngủ chẳng yên bởi giữa hai người với đứa trẻ xa lạ dường như có mối thâm tình gì đó day dứt lắm. Nhớ cháu, thương cháu nhưng lại sợ người ngoài bảo muốn cướp con. Vợ chồng anh hiếm muộn, nhưng vợ chồng chị Dự-anh Hoan cũng chỉ có duy nhất cháu Bình là con.
Về phần chị Dự, sau lần đến chơi nhà ấy, cháu Bình cứ nằng nặc đòi về “nhà bố mẹ”. Thấy con nhèo nhẹo khóc, chị Dự cũng không biết phải làm sao. Đưa cháu về nhà anh Tân, chị Thuận chơi thì sợ người ta dị nghị là “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Nhưng sau một lần Bình bị ốm nặng, sốt cao, cháu cứ luôn miệng “dọa”: “Mẹ không cho con về, con lại chết lần nữa!”. Hoảng quá, lần này chị đánh liều gọi cho anh Tân đưa cháu về nhà chơi. Cháu Bình về nhà anh thì khỏe khoắn, vui vẻ, không còn đau ốm nữa.
“Thấy cháu tha thiết quá, sau bao đắn đo chúng tôi dè dặt đề nghị gia đình anh Hoan, chị Dự cho cháu về ở với chúng tôi. Thật bất ngờ là cả vợ chồng anh chị và bà nội cháu đều gật đầu đồng ý. Chính bà nội cháu cũng bảo rằng: Ngay từ lúc thằng bé biết nói tôi đã biết nó không phải người Mường rồi”, anh Tân nói.
Theo lời anh Tân, kể từ ngày cháu về với anh chị, hết lần này đến lần khác hai người “thử” cháu. Thậm chí, nhiều người hàng xóm cũng sang nhà để “hỏi chuyện ngày xưa”. Tất cả cháu đều trả lời vanh vách. Từ tên bác hàng xóm, đến cô giáo mẫu giáo rồi bạn bè thân của cháu, cháu đều nhớ tên. Đường về nhà, hay những câu chuyện nhỏ nhặt như ngày xưa bà nội cho cháu uống bia ở đầu làng cháu cũng nhắc lại, ngay cả việc, “cháu đã từng chết như thế nào, bị ngã xuống nước ra sao”…
“Dù trước đó, chưa một lần tin có chuyện “hoang đường” như thế, nhưng đến lúc ấy cả vợ chồng tôi đều hoàn toàn tin rằng Bình chính là cháu Tiến, con chúng tôi 10 năm về trước”, anh Tân kể.
Từ ngày về ở với anh chị Tân, Thuận, Bình nằng nặc đòi gọi tên là Tiến, ngay cả tên đệm cháu cũng đòi giữ.
“Hãy coi con cháu những đứa trẻ bình thường”
Bé Tiến bây giờ đã bước sang tuổi thứ 9. Cháu trắng trẻo, khôi ngô, ngoan và lễ phép nhưng cũng hiếu động hệt như những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Khi chúng tôi ngồi nghe anh Tân kể chuyện thì Tiến không ngừng nô đùa trước sân, chọc tổ ong khiến anh Tân mấy bận phải đứng dậy nạt cháu.
Câu chuyện dang dở thì chị Thuận mẹ cháu về, thoáng qua những dè dặt ban đầu, nhắc đến con chị cười nói xởi lởi lắm. Lần dở từng trang sách của cháu, đôi mắt chị vẫn ánh lên niềm hạnh phúc vô hạn: “Cháu đi học mấy năm liền đều đạt học sinh giỏi…”. Rồi chuyện trường, chuyện lớp, chuyện nghịch ngợm của trẻ nhỏ làm bầu không khí rộn ràng hẳn lên.
Mải chuyện đã quá trưa tự lúc nào, chị Thuận giữ chúng tôi ở lại ăn cơm, chúng tôi cũng vui vẻ đồng ý. Khi mâm cơm đã dọn tinh tươm, Tiến vẫn đứng ngoài sân mê mải đọc cuốn Hương Hiếu Hạnh của nhà sư Thích Tâm Hiệp viết về trường hợp “đầu thai” của Tiến. Nghe anh Tân bảo, nhà sư sau khi nghe câu chuyện của Tiến đã viết một bài in trong tập sách Hương Hiếu Hạnh và tặng anh chị một cuốn. Từ lúc rõ mặt chữ, Tiến lúc nào cũng cầm cuốn sách và đọc đi đọc lại câu chuyện kể về mình. Những câu chuyện ngày xưa cháu cũng dần quên.
Tiến bên bố mẹ “nuôi”.
Tôi đứng dậy gọi Tiến vào ăn cơm thì bất chợt cậu bé nắm tay tôi lắc lắc, chỉ ra phía con sông sau nhà: “Cô ơi, ngày xưa cháu chết ở kia kìa”. Dù đã nghe câu chuyện của cháu nhưng câu nói bất chợt của Tiến vẫn khiến tôi lạnh sống lưng.
Sau bữa cơm đầm ấm, chúng tôi xin phép hai anh chị tiếp tục lên đường. Trước khi đi, anh Tân trầm ngâm: “Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm tiềm năng con người đã nhiều lần điện thoại gặp nhưng tôi đều từ chối. Hiện giờ, tôi chỉ muốn mọi người hãy coi cháu như những đứa trẻ bình thường khác. Cháu Tiến giờ ở nhà tôi với tư cách là “con nuôi”. Cháu vẫn thường xuyên qua lại nhà mẹ đẻ…”.
TS Vũ Thế Khánh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ – Tin học Ứng dụng (UIA):
Nếu giải thích theo luật nhân quả, kiếp luân hồi và lý thuyết nhân duyên trong phật giáo thì câu chuyện không có gì lạ cả.
Cá nhân tôi đã tham gia chương trình: “Giao lưu ngoại cảm” để tìm mộ liệt sĩ và các khả năng đặc biệt khác do 3 cơ quan hợp tác nghiên cứu (Liên hiệp Khoa học UIA; Viện Khoa học Hình Sự Bộ Công An, Trung tâm bảo trợ Văn hóa Kỹ thuật truyền thống, Hội Khoa học Lịch sử) nghiên cứu nhiều sự vật, hiện tượng lạ, khả năng đặc biệt của con người trong cuộc sống.
Gần 15 năm qua, tôi cùng nhiều giáo sư đầu ngành đã nghiên cứu và ghi nhận nhiều trường hợp tương tự như câu chuyện trên. Thậm chí, trên thế giới cũng có những hiện tượng như thế. Tuy nhiên, cũng như nhiều hiện tượng khoa học chưa thể lý giải trong cuộc sống khác, chúng tôi mới dừng ở bước ghi nhận và đang tiếp tục nghiên cứu phân tích. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức hội nghị Khoa học để lý giải làm rõ một số hiện tượng theo các góc cạnh khác nhau.
(Theo Bưu Điện Việt Nam và nhiều báo khác)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét