Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Ngắm những cổ vật hơn 700 năm tuổi

Ngắm những cổ vật hơn 700 năm tuổi

(Dân trí) - Hơn 4.000 cổ vật đã được phát lộ sau thời gian dài mấy trăm năm nằm sâu dưới lòng đại dương (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), mang giá trị lịch sử vô cùng quý giá.

Đặc trưng nhất trong số cổ vật được tìm thấy là các loại gốm sứ men nâu với hoa văn tinh sảo, điêu luyện của người thợ chế tác như bình, lọ, hũ… Loại hũ có văn hoa chanh, hoa dây, sóng nước, hình học được khắc chìm để mộc trên nền men nâu với nhiều kích thước khác nhau.
 
Một chiếc đĩa men ngọc có hoa văn rồng chính giữa lòng đĩa
Một chiếc đĩa men ngọc có hoa văn rồng chính giữa lòng đĩa 
 
Trong đó, một số loại hũ và lọ có 4 tai nổi trên vai, độ men nâu phủ 2/3 chiều cao. Đối với loại chậu gốm men nâu, hình dạng càng độc đáo hơn với loại miệng tròn thành cao, đa dạng kích thước với 3 cỡ có thể lồng vào nhau được phủ lớp men nâu màu da lươn. Chính hiệu rõ ràng về nơi xuất xứ thông qua mác hiệu của lò sản xuất như Đức Chính Nhuận và Ngô Nhậm Hiệu.
 
Với loại đồ gốm men ngọc, các chuyên gia khảo cổ vô cùng ngạc nhiên bởi vẻ đẹp tuyệt hảo theo đường cong điêu luyện của cổ vật. Đáng chú ý như loại đĩa với kích thước từ 32-34cm, dáng chậu miệng đĩa loe ngang, thành trong in lõm bằng cánh hoa cúc, dưới đáy phủ men để lại dấu bàn kê hình vành khăn. Đặc biệt, có nhiều loại đĩa trang trí nổi hình rồng bay lượn, mang nét đặc trưng nghệ thuật từ thế kỷ XIII. Các loại cổ vật khác có giá trị không kém như loại lư hương miệng tròn thân trụ có gắn 3 chân nổi, hay men ngọc có màu da táo, màu vàng chanh, ô liu trắng đục.
 
Ngoài ra, các loại cổ vật khác như gốm sứ hoa lam (loại ấm 2 bầu, chén vẽ hoa cúc dây phủ men trắng xanh và đáy mộc), sứ men trắng xanh (loại đĩa trong lòng in nổi 2 hình cỏ hoặc hình lá đề để mộc) và gốm men màu (có màu xanh ngọc sẫm như loại nắp hình lá sen).
 
Trao đổi với PV Dân trí, Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - Ủy viên Hội đồng giám định cổ vật Bộ VHTT&DL cho biết: “Đây là con tàu cổ thứ 6 được khai quật trên cả nước, tuy nhiên lần này, việc khai quật khác với những chiếc tàu đắm trước về cách khai quật bằng cừ lá sen. Đồng thời, các cổ vật làm tiết lộ thêm nhiều nét văn hóa có từ 700 năm trước. Đặc biệt, cổ vật vẫn còn chắc chắn, bề ngoài men bóng bởi được sản xuất từ chất liệu đá cao lanh nghiền nát, nung ở nhiệt độ trên 1.200 độ C và khắc chạm khá tinh xảo”.
 
Ông Đoàn Sung – đại diện Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương (đơn vị khai quật) tâm sự: “Toàn bộ số cổ vật được phép sở hữu, chúng tôi không bao giờ bán mà lưu giữ lại, với ý tưởng thực hiện xây dựng một bảo tàng sống về lịch sử, văn hóa, truyền thống của các dân tộc. Hy vọng giúp thế hệ hôm nay và mai sau có thể chiêm ngưỡng những cổ vật độc đáo của nhân loại”.
 
Cũng theo ông Đoàn Sung, ngày mai 6/7, Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương thực hiện rút xong các cừ lá sen quanh tàu đắm. Tiếp theo là phương pháp lặn tìm các cổ vật nằm bên ngoài con tàu với phạm vi khoảng 300m2. Đối với con tàu, sau khi các chuyện gia khảo cổ đề ra các giải pháp bảo tồn, trục vớt tại cuộc hội thảo sắp tới thì UBND tỉnh Quảng Ngãi thống nhất phương án khai thác xác con tàu đắm cụ thể.
 
Hồng Long


Hồng Long

Hồng Long

Hồng Long

Hồng Long

Hồng Long

Hồng Long
 
Hồng Long
-- 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét