Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Chuyện về những cây Sung lạ


Ngược đời cây ra quả chi chít ở gốc

Cây mọc bên vách núi cạnh đường Hồ Chí Minh, tại khu du lịch sinh thái suối Đá (xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam).
Từ thân lên đến cành, ngọn, mặc dù lá xum xuê nhưng không có một trái nào. Khu vực dưới gốc cây nằm lộ thiên trên mặt đất bỗng mọc ra xung quanh rất nhiều trái.


Quả có vị chát, màu xanh, khi chín có màu đỏ bầm.

Khoảng cách trái mọc tính từ dưới đất lên trên thân chừng 1 gang tay. Cây ra cả ngàn trái. Trái có màu xanh, khi chín có màu đỏ bầm, trái kết thành dạng chùm. Khi ăn trái có mùi chát, có nhiều mủ.

Chủ quán Thanh Nhàn ở khu vực này cho hay, 1 - 2 năm trở lại đây, không hiểu sao dưới gốc cây mọc lên nhiều trái chi chít đến lạ kỳ.

Cây thân gỗ, thẳng, bóng mát xum xuê.

Một số khách du lịch phỏng đoán đây là cây sung hoặc cây vả vẫn thường thấy ở đồng bằng. Theo quan sát, đây không phải 2 loại cây mà khách du lịch phỏng đoán. Cây này dạng thân gỗ, thẳng, có bóng mát lớn còn cây sung hoặc cây vả thường nhỏ, thân không thẳng, không có bóng mát lớn, trái mọc ở thân, hoặc cành.

Kỳ lạ cây sung lúc sống, lúc chết "dọa" người

14:00:05 10/08/2012
 
 Theo ĐV

Thời điểm cây sung cho quả liên tục cũng là lúc gia chủ làm ăn phát lộc, phát tài. Khi cây ngừng ra quả là lúc gia đình làm ăn thất bát, nhiều tai họa ập đến.

Nhà ông Bùi Đăng Tỵ, 73 tuổi ở xóm Miếu, thôn Phù Lộc, xã Phù Chẩn (Từ Sơn, Bắc Ninh) có cây sung đối diện trước cửa chính ra vào của ngôi nhà. Cây cho quả đều, nhẵn bóng, mọc chi chít từ gốc đến ngọn. Đã có nhiều người ngỏ ý hỏi mua cây sung với giá sốc nhưng ông Tỵ nhất quyết từ chối.

Tưởng cây đã chết khô bỗng sống lại "cho" gia chủ tiền.
 
Cây sung có chiều cao khoảng 20m, ngang tầm với ngôi nhà, nằm án ngữ trước cửa chính ra vào. Cây được chủ nhà chăm chút rất cẩn thận. Phần gốc của cây được bảo vệ bằng lớp gạch xây xung quanh.

Ông Tỵ không biết tuổi thọ của cây bởi từ thời bố ông thì cây đã có rồi. Chỉ vào cây sung, ông Tỵ bảo, hồi ông còn bé xíu cây sung chỉ ra lác đác vài quả một. Khi bố ông mất một thời gian thì thấy cây đã "chết khô". Thời đó, việc cây sống hay chết thì cũng không mấy người trong gia đình để ý vì cho rằng đó là chuyện rất đỗi thường tình của tự nhiên.
 
ky-la-cay-sung-luc-song-luc-chet-doa-nguoi
Trước đây, quả mọc chi chít từ gốc đến ngọn thì nay chỉ còn trơ thân.

Những tưởng cây đã chết khô thì bỗng nhiên sống lại. Rồi khoảng 10 năm trở lại đây, cây bỗng dưng xanh tốt và cho quả liên tục nhiều đợt trong năm. Cả năm có 4 mùa thì có đến 3 mùa xuân, hạ, thu cây đều ra quả chi chít, chằng chịt từ gốc đến ngọn. Nếu nhìn từ xa thì chỉ thấy quả là quả mà không thấy thân đâu.

Thấy sung sai quả, ông hái cho vợ đem ra chợ bán, mỗi ký cũng bán được khoảng 4.000 - 5.000đ. Càng hái, cây càng cho nhiều quả, quả rất đều, ăn không hề chát mà có vị thơm và bùi nên bán rất chạy.

"Hơn 10 năm nay, năm nào gia đình tôi cũng thu hoạch sung từ 7 - 9 lứa, mỗi lứa hái được 6 - 7 xế (thúng). Tính ra mỗi tháng, cây sung mang lại cho gia đình tôi tiền triệu đấy!", ông Tỵ hồ hởi.

Ban đầu vợ ông bán ở chợ, về sau khách quen tự tìm đến nhà mua. Thấy ông bán sung liên tục, bà con chòm xóm xung quanh bắt đầu hiếu kỳ đổ xô đến xem, tận mắt ngắm nghía cây sung có "lộc" cho chủ này.

Chuyện vui đến trùng hợp khi sung sai quả

Vợ chồng ông Tỵ có 6 người con (hiện đã mất một). Ngày nhỏ, nhà đông con, nên việc học hành của các con ông không được đến nơi đến chốn. Học hành dở dang, các con ông đứa nào đứa nấy đều lang bạt đi làm thuê làm mướn khắp nơi. Ròng rã mấy chục năm trời nhưng kinh tế gia đình vẫn giậm chân tại chỗ.

Khi từng đứa trong nhà theo nhau dựng vợ, gả chồng cũng là lúc gia đình phải gánh vác một khoản nợ lớn. Không có điều kiện làm nhà, mấy người con ông phải ở tập trung trong ngôi nhà chật hẹp từ thời ông cụ để lại.

Khi kinh tế gia đình đang rất khó khăn thì không biết có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên không nhưng đó là thời điểm cây sung nhà ông Tỵ bắt đầu ra quả sai trĩu. Từ đó, các con ông làm ăn đều suôn sẻ, không gặp bất cứ một sự trở ngại, khó khăn nào.

Từ một người chuyên làm thuê làm mướn, anh con cả của ông Tỵ bỗng chốc thành ông chủ thầu xây dựng có tiếng trong làng. Cả xã Phù Chẩn xôn xao khi anh con cả của ông dựng lên căn nhà 3 tầng khang trang. Rồi liên tiếp trong một thời gian ngắn, 3 người con trai kế của ông đều xây dựng được 3 căn nhà kiên cố.

Ông Tỵ cho biết, vì cây mọc ngay lối ra vào của ngôi nhà nên nhiều lần gia đình đã bàn sẽ chặt bỏ cây hoặc bán đi. Khi gia đình ông quyết định sửa sang lại ngôi nhà tổ, anh con cả tuyên bố sẽ chặt cây sung này để tiện cho việc xây dựng. Nhưng mấy ngày sau chính anh lại hùng hồn tuyên bố bằng mọi giá phải để nguyên cây sung này.

Sung chết, gia đình gặp nhiều khó khăn

Niềm vui "ngắn chẳng tày gang", hơn một năm nay cây sung đang xanh tốt bỗng ngừng ra quả, khô từ ngọn xuống thân. Ông Tỵ than thở rằng từ thời điểm đó gia đình ông gặp nhiều chuyện không hay.

Anh con cả đang ăn nên làm ra thì gặp hết sự cố này đến sự cố khác. Ki ốt ở chợ Phù Lộc anh thuê hợp đồng dài hạn để phục vụ cho việc làm ăn, đang yên đang lành thì bỗng một ngày chính quyền xã dỡ bỏ không lý do. Hai cô con gái kinh tế sa sút, thường xuyên lục đục chuyện chồng con. Vợ ông thì dặt dẹo, ốm đau suốt. Bản thân ông sức khoẻ giảm rõ rệt, hay rơi vào trạng thái mỏi mệt.

"Tôi không hề mê tín, nhưng những chuyện hay dở xảy ra với gia đình tôi đều liên quan đến cây sung trước nhà. Do vậy, khi cây sung lại dọa "chết khô" khiến tôi cảm thấy muộn phiền. Gia đình tôi ai cũng thấy vừa lạ, vừa lo", ông Tỵ đắn đo.

Chuyện cây giữ tài giữ lộc hoặc có thể là hãm tài, hãm lộc của gia chủ hầu hết mọi người đều đã nghe nói tới. Tuy nhiên, nó có thực không, có đáng tin không thì đó vẫn là điều huyền bí chưa có lời giải.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét