Mẹ Tự Tử Chết Để Lấy Tiền Phúng Viếng Cho Con Đi Học Nhà Văn SG 2013/05/17
Sau một tháng toan tính kỹ lưỡng , chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân , 38 tuổi , ngụ ấp 5 , xã An Xuyên , Cà Mau , tỉnh Cà Mau quyết định ... chết .
Chị chọn quyên sinh là giải pháp cuối cùng với hy vọng kiếm được ít tiền phúng điếu và gia đình được cấp sổ hộ nghèo .
Đau đớn đến mức trong lá thư để lại , chị còn nhắn chồng đi xin hòm về liệm , dành tiền đóng học cho con .
Di ảnh chị Nhân ( Nnhẹn uất xót thương )
Chiều 24/04/2013 , xứ An Xuyên bàng hoàng , thảng thốt bởi cái tin chị Nhân treo cổ chết .
Trước khi thắt cổ chết một tháng , chị đã nói với chồng , với con , với nhiều người hàng xóm về kế hoạch chết của mình .
Chị khẳng định với chồng là chỉ còn một con đường duy nhất duy trì việc học cho các con .
Đó là chị phải chết đi để mọi người đến phúng viếng mới có tiền trang trải cho các con học , giảm gánh nặng cho chồng , lấy linh hồn phù hộ cho chồng con ... trúng số độc đắc .
Người chồng đau khổ nhưng bất lực trước ý chí sắt son của người vợ .
Trong suốt hai ngày đám tang của chị Nhân , người ta không nghe anh Bảo trách vợ một tiếng nào .
Hơn ai hết , anh là người thấu hiểu tấm lòng của vợ .
Anh nói trong nước mắt : « Vợ tôi đã cố gắng đến hơi sức cuối cùng » .
Hơn 20 năm làm vợ chồng với nhau , anh Bảo chưa bao giờ thấy vợ mình đáng trách .
Ngược lại , anh luôn cảm phục tấm lòng và nghị lực của vợ .
Chị làm lụng đến tối tăm mặt mũi , không từ công việc gì miễn kiếm được tiền .
Cả những công việc nặng nhọc tưởng chỉ đàn ông mới đảm đương nổi , chị cũng không nề hà .
Đến khi bị bệnh tật hành hạ , chị vẫn cố gắng đi làm , không dám chữa trị vì tiền kiếm được còn phải để đóng học cho con .
Người phụ nữ nghị lực « đã gõ mọi cánh cửa »
Chị còn được xóm làng ngợi khen về tính đảm đang tháo vát hơn người .
Chị chưa bao giờ bỏ qua một cơ hội kiếm tiền chính đáng .
Nghe nói Nhà nước có chính sách cho sinh viên , học sinh vay tiền đi học , chị đích thân đi tìm hiểu và làm thủ tục xin vay .
Người ta trả lời phải là hộ nghèo , hoặc hộ cận nghèo mới được cho vay .
Chị về hỏi nhà-cầm-quyền địa phương xin được xét cấp sổ hộ nghèo , hộ cận nghèo .
Bà Nguyễn Thị Nhu , Chi hội trưởng Cựu chiến binh ấp 5 , xã An Xuyên kể :
- « Ngày 18/11/2012 , khi họp dân ấp nhân ngày đại đoàn kết và xét chọn hộ nghèo , cận nghèo , Mỹ Nhân có đến dự . Tôi nhớ rất rõ lời nói của nó hôm đó . Nó nói « hoàn cảnh tôi quá khó khăn , xin được cấp sổ hộ nghèo để vay tiền cho các con ăn học » . Khi đó , Trưởng ấp ghi nhận nhưng chỉ hứa là sẽ xem xét sau , vì đã qua đợt xét hộ nghèo » .
Chị cũng đã tìm hiểu ra và làm thủ tục cho con trai nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với sinh viên học ngành hoá chất độc hại .
Chị cũng đã tranh thủ góp hụi , vay tiền từ Hội phụ nữ , hội cựu chiến binh , thậm chí vay « nóng » bên ngoài .
Anh Từ Văn Nguyễn , công an ấp 5 , kể thêm : « Cách đây một tháng , chị Nhân đi kêu một bà để bán nhà và đất đang ở . Bà này trả lời là để bàn lại với người thân , chứ đất đai đâu phải nói mua là mua liền . Chị Nhân năn nỉ bán trả chậm , 2 triệu một tháng cũng được để có tiền đóng học phí cho các con . Bà này không chịu , chị Nhân nói nếu không chịu thì vài bữa nữa đi đám ma của tôi » .
Trước khi thắt cổ chết 3 ngày , chị Nhân hay tin có ông Trần Đại Đoàn , một người bà con mới về làm bí thư xã An Xuyên .
Chị lập tức lên xã gặp ông Đoàn để xin được xét cấp sổ hộ nghèo .
Ông Đoàn ghi nhận và hứa sẽ xem xét để cấp sổ hộ nghèo cho chị khi đến đợt xét tới đây .
Đến lúc chị qua đời , anh Bảo vẫn chưa hay biết việc chị đã lên xã xin anh Đoàn cái sổ hộ nghèo .
Tâm thư tuyệt mệnh
Bên cạnh xác chết của chị , người ta đã tìm thấy những bức tâm thư tuyệt mệnh .
« Anh Bình ! Hoàn cảnh em quá khổ .
Em chết , anh chôn em cặp Hà ( em trai chị – PV ) , trên đất của cha mẹ .
Em chết , anh thỉnh bàn thờ mẹ về nhà anh thờ .
Mong anh đừng làm khó em , để em yên thân nằm cạnh Hà .
Gia đình mình sống quá khổ , từ đời của cha mẹ đến đời con , không có ý nghĩa gì hết » .
Cha con anh Bảo đau thương trước cái chết của chị Nhân . Bà Nguyễn Thị Tiến , Chi hội trưởng phụ nữ ấp 5 , xã An Xuyên , Cà Mau bức xúc : - « Suy cho cùng , cái chết của chị Nhân có nguyên nhân từ áp lực tiền học phí và tiền trị bệnh . Nếu như có tiền để chị đóng học phí cho các con đi học thì chị đã không chết như vậy » .
Ngành giáo dục nên xem lại những cuộc cải cách của mình , chứ thực tế rất rõ là càng về sau này , việc học hành càng xa vời với người dân , cả người dân được cho là không nghèo .
Sau cái chết của chị Nhân , chúng tôi bị chỉ trách lớn .
Xin hãy nghĩ lại cho chúng tôi .
Với mức phụ cấp 400 - 600 ngàn đồng / tháng / cán bộ ấp , thử hỏi làm sau chúng tôi sâu , sát đến từng hộ dân một .
Chúng tôi còn phải kiếm sống .
Chúng tôi là những người hưởng lợi thấp nhất trong hệ thống nhà-cầm-quyền , nhưng khi có sự cố nào xảy ra , chúng tôi là những người lãnh đủ » .
Phần gửi cho chồng , chị Nhân viết : « Anh Bảo ! Tiền em bỏ trong túi quần Tây , trong tủ áo . Quần Tây màu đỏ » .
Bức thư thứ 2 dài đến 4 trang giấy học trò , chữ viết nguệch ngoạc , không chấm phết , ý tứ đứt quãng , lủng củng .
Nhưng khi đọc lên , ai cũng có cảm giác là chị Nhân đang nói với mình .
Bởi những điều đó chị đã nói rồi , nói với chồng , với con , với nhiều người hàng xóm , và nói từ cả tháng qua .
Chúng tôi tạm rút nội dung bức thư thứ hai của chị theo ý chính như sau : « Tạm biệt chồng con !
Anh ! Trong hoàn cảnh gia đình mình quá khổ , em không sống nổi với anh và các con . Từ một tháng qua , em bệnh , nằm xuống nhưng không ngủ được . Em nhớ đến nợ nần , đến tiền học phí của các con , đến sự khổ cực cả đời của anh . Em đã cố gắng lắm rồi , em chạy tiền bằng mọi cách để trị bệnh , để lo đóng học phí cho các con , nhưng có ai cho mình mượn , mình vay đâu .
Em khổ lắm . Em không còn lối thoát . Em biết chết trong lúc này , bỏ lại anh và 3 đứa con ngoan , hiền , học giỏi của chúng ta là em không đúng . Anh Bảo ! em thương anh nhiều lắm . Anh sống với em cả đời cực khổ , chưa có bao giờ anh được sung sướng .
Các con , Bằng , Tâm , Ngân . Các con đừng trách mẹ , mẹ khổ nhiều lắm . Mẹ chạy tiền cho các con ăn học , bây giờ nợ nhiều lắm . Tiền hụi chết mỗi tháng phải đóng cho dì Ánh 1 triệu đồng . Mẹ đã đi van xin được cấp sổ hộ nghèo để mẹ vay tiền đóng học phí cho các con . Nhưng không ai cho gia đình mình nghèo hết . Mẹ chết để giảm gánh nặng cho cha con , để phù hộ cho cha con các con được trúng số độc đắc , để nhà-cầm-quyền thấy nhà mình thực sự khổ rồi cấp sổ hộ nghèo , vay tiền đóng học phí cho các con .
Xin các cấp nhà-cầm-quyền ấp 5 soi xét cho hoàn cảnh quá khổ , không lối thoát của chúng tôi mà xét cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi được sống những ngày tháng còn lại trên đời .
Anh Bảo ! Anh ra hội Chữ Thập Đỏ xin hòm liệm em , đừng mua tốn kém lắm , dành tiền lo cho các con mình ăn học nghe anh .
Anh . Em thương anh nhiều lắm ! Các con hãy gắng vươn lên , học tập đổi đời , đừng để cha con phải khổ thêm . Vì mẹ con mình mà cha các con phải khổ cả đời rồi ...
Mỹ Nhân tạm biệt ! »
Đám tang của chị được bà con An Xuyên phúng viếng trên 40 triệu đồng , một số tiền khá lớn so với những đám tang khác tại địa phương .
Gia đình chị Nhân không thuộc chuẩn xét hộ nghèo , cận nghèo .
Ông Võ Văn Nhu , Bí thư chi bộ ấp 5 , xã An Xuyên : « Việc không cấp sổ hộ nghèo cho gia đình chị Nhân là do hoàn cảnh nhà chị chưa đến chuẩn để xét .
Theo qui định hiện hành , hộ nào có mức thu nhập bình quân đầu người từ 400 ngàn đồng/người/tháng trở xuống thì là hộ nghèo .
Từ 401 ngàn đồng – 520 ngàn đồng xét hộ cận nghèo .
Trong khi chỉ tính riêng thu nhập từ công việc thợ hồ của anh Bảo đã là 3 triệu đồng / tháng , chia cho 5 nhân khẩu thì được 600 ngàn đồng/người/tháng .
Tuy nhiên , cái chết của chị Nhân khiến chúng tôi rất đau xót và nghiêm túc rút kinh nghiệm vì chưa thực sự sâu ,
sát hiểu rõ tâm tư nguyện vộng của dân , để đề xuất cộng đồng chung tay giúp đỡ .
Qua đây , chúng tôi cũng xin đề xuất với Nhà nước hãy điều chỉnh mức chuẩn xét hộ nghèo lên .
Thực tế cho thấy , với vật giá hiện nay , để sống gói ghém , mỗi khẩu cần có ít nhất là một triệu đồng .
Nếu có con đi học hành thì không thể nào đảm bảo được » .
Nhà Văn SG 2013/05/17
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét