1. Mẹ tôi!
Mẹ tần tảo cho tôi khôn lớn, vai Mẹ nặng hơn khi tôi vào đại học. Ba năm đại học xa nhà, tuần nào tôi cũng viết thư cho Mẹ, Mẹ cầm thư tôi mà rớt nước mắt, vui thật nhiều nhưng Mẹ tôi có biết tôi nói gì với Mẹ đâu. Mẹ tôi không biết chữ!
2. Lòng Mẹ
Nhà nghèo, chạy vay mãi mới được xuất hợp tác lao động, Thanh coi đó như cách duy nhứt để giúp đỡ gia đình.
Nhưng ảo mộng chóng tan. Xứ người chẳng phải là thiên đường. Thanh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm từng đồng. Để nhà khỏi buồn, trong thư Thanh tô vẽ về một cuộc sống chỉ có trong mơ.
Ngày về, mọi người mừng rỡ nhận quà, Thanh lại tiếp tục nói về
cuộc sống trong mơ. Đêm. Chỉ có Mẹ. Hết nắn tay, nắn chân Thanh rồi Mẹ lại sụt sùi. Thanh nghẹn ngào khi nghe Mẹ nói: “Dối Mẹ làm gì! Giơ xương thế kia thì làm sao mà sung sướng được hở con!”
Nhưng ảo mộng chóng tan. Xứ người chẳng phải là thiên đường. Thanh chỉ còn biết làm quần quật và dành dụm từng đồng. Để nhà khỏi buồn, trong thư Thanh tô vẽ về một cuộc sống chỉ có trong mơ.
Ngày về, mọi người mừng rỡ nhận quà, Thanh lại tiếp tục nói về
cuộc sống trong mơ. Đêm. Chỉ có Mẹ. Hết nắn tay, nắn chân Thanh rồi Mẹ lại sụt sùi. Thanh nghẹn ngào khi nghe Mẹ nói: “Dối Mẹ làm gì! Giơ xương thế kia thì làm sao mà sung sướng được hở con!”
3. Khóc
Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa.
Năm hai mươi tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được Mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin Mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc. Anh nói:
- Tội nghiệp Mẹ, 40 năm qua chắc Mẹ còn khổ tâm hơn anh.
Năm hai mươi tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được Mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ.
Hôm nay 40 tuổi, đọc tin Mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc. Anh nói:
- Tội nghiệp Mẹ, 40 năm qua chắc Mẹ còn khổ tâm hơn anh.
Ngày đó nhà nghèo Cha mất, Mẹ tần tảo nhưng không đủ ăn. Để con có bữa ngon, Mẹ gởi con về giổ họ. Giữa đám cúng đông vui, chẳng ai đoái hoài, con bơ vơ lạc lõng… Về nhà Mẹ hỏi con né tránh: “Dạ vui!
Cô bác mừng con…!!!”.
Lớn lên, con đi làm xa, tạm gọi là thành đạt. Ngày giỗ họ con về cùng con trẻ, mọi người vui gặp gỡ, chăm sóc đủ điều, từ miếng ăn, chiếc bánh…
Về nhà nhìn ảnh Mẹ con thấy lòng rưng rưng.
5. Ngày sinh nhật đầu tiên
Tối nay bé buồn xo. Mẹ gặng mãi, bé nũng nịu: “Hôm qua, sinh
nhật cái Na, nó được tặng nhiều đồ chơi đẹp! Sao con không có sinh nhật, Mẹ nhỉ?”. Mẹ lặng thinh mắt đỏ hoe! Sợ Mẹ khóc, bé vỗ về: “Đừng khóc Mẹ nhỉ! Bé không đòi sinh nhật nữa đâu!”. Bỗng nhiên, Mẹ ôm chầm lấy bé nức nở. Bé ngơ ngác rồi khóc ào theo.
… Ngày ấy, cái ngày mà toà án buộc người đàn ông phải đợi cho bé đủ 12 tháng tuổi mới ký quyết định ly hôn. Và ngày sinh nhật đầu tiên của bé đúng vào ngày Mẹ bồng bé chết lặng giữa chốn pháp đình.
nhật cái Na, nó được tặng nhiều đồ chơi đẹp! Sao con không có sinh nhật, Mẹ nhỉ?”. Mẹ lặng thinh mắt đỏ hoe! Sợ Mẹ khóc, bé vỗ về: “Đừng khóc Mẹ nhỉ! Bé không đòi sinh nhật nữa đâu!”. Bỗng nhiên, Mẹ ôm chầm lấy bé nức nở. Bé ngơ ngác rồi khóc ào theo.
… Ngày ấy, cái ngày mà toà án buộc người đàn ông phải đợi cho bé đủ 12 tháng tuổi mới ký quyết định ly hôn. Và ngày sinh nhật đầu tiên của bé đúng vào ngày Mẹ bồng bé chết lặng giữa chốn pháp đình.
6. Hắt Hiu Bóng Mẹ
Gió quật hàng cây nghiêng ngả. Mái lá như sắp bay lên trời. Tôi khóc:
-Trời bão, nhà gần tróc nóc mà ba cũng không về!
Mẹ dỗ dành:
- Mẹ sẽ biến nơi này thành lâu đài cho ba trở lại.
Bây giờ, mưa gió không làm rung chuyển ngôi biệt thự mà mẹ dốc sức tạo nên. Nhưng ba vẫn ít khi về. Ông mê một cô gái trẻ.
Và, tôi vẫn sợ bão. Gió sẽ lùa mái tóc bạc phơ của mẹ, sợ bóng mẹ hắt hiu, di động giữa gian phòng mênh mông, trống trải.
7. Niềm Vui Của Mẹ
Mẹ thích làm cô giáo. Nó hứa sẽ làm cô giáo. Mẹ mĩm cười.
Mẹ bị đau bao tử. Nó hứa sẽ làm bác sĩ. Mẹ mĩm cười.
Mẹ làm việc cực khổ. Nó hứa sẽ làm nhiều tiền cho mẹ đi tham quan thế giới. Mẹ mĩm cười.
Bây giờ Nó nghe con hứa mỗi ngày. Nó tự hỏi “Nó đã làm gì cho mẹ?” … Nó mĩm cười.
8) Cái Nụ
Tôi con một, cái Nụ là con nuôi. Tôi và Nụ cùng đi học. Tôi thi đỏng đảnh, đố kỵ Nụ. Nụ ngoan, vẽ rất đẹp. Những bức vẽ của nó như có hồn hoa lá, biển cả…
Lớn. Tôi du học, lấy chồng sinh con, định cư bên Pháp. Ngày về thăm mẹ, mẹ đã già và mất trí. Mẹ nhìn tôi xa lạ, rồi ôm chầm lấy Nụ, vỗ vào lưng nó:
-Ngoan nào, bé Thảo cưng của mẹ, nín đi… mai mẹ cõng con đi xem hội làng đêm trăng.
Câu hát như hàng vạn mũi kim châm vào tim tôi ứa máu.
9. Mồ Côi Mẹ
Đêm đông, nằm cạnh Cha, bé Hùng co ro thì thầm:
- “Giá như mẹ đừng ‘đi xa,’ thì giờ này con được nằm giữa ấm biết mấy. Chứ có hai cha con mình, ai cũng lạnh.”
Cha bé Hùng vỗ về con, rồi nói:
- “Con đừng lo, mẹ xa rồi, có dì thay mẹ chăm sóc con.”
bé Hùng không hiểu nhưng cũng thấy mừng, vì nhà có thêm người đỡ vắng lạnh.
Mùa đông năm sau, bé Hùng co ro nằm một mình lại nghĩ:
“Giá như đừng có dì thì bây giờ mình đỡ lạnh một bên…”
10. Xót xa
Tần tảo dành dụm những đồng tiền lẻ từ mớ rau, củ khoai, con cá con tôm bắt được để gởi lên cho chị Hai ăn học. Tốt nghiệp Đại học Văn hóa – Nghệ thuật – Du lịch, chị Hai ở luôn trên Thành phố làm Phó giám đốc cho một công ty Đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn. Mãi đến hôm nay, dễ chừng gần ba năm, chị Hai mới về. Cả nhà khôn xiết vui mừng. Má lật đật chèo xuồng đến chợ nổi mua đồ về làm bữa cơm thịnh soạn:
- “Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu?”
Đang ăn, chị Hai bỗng giật mình, lấy đũa khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra:
- “Ai làm bê bối và cẩu thả thế này? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du lịch mà biết, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm! Sạt nghiệp là cái chắc!”
Nói xong, chị Hai đứng dậy, nhanh chân bước lên nhà trên.
Từ nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu:
- Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi!…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét