Tôi không sinh ra ở Hà Nội và cũng chẳng phải là con của Sài thành. Chỉ là người đã từng sống và được trải nghiệm một thời gian ở cả 2 miền đất này. Suy cho cùng ở đâu cũng có những cái xấu cái tốt. Ví như Sài Gòn thì cướp giật, lừa đảo đầy đường, người dân luôn phải cảnh giác cao độ. Hà Nội thì lại hiếm hoi hơn. Nhưng những bức ảnh này thật sự đáng suy ngẫm.
Người Hà Nội vốn vẫn được dùng với 2 từ "thanh lịch" thế nhưng những năm gần đây e rằng sự thanh lịch ấy nên được chuyển dùng cho người Sài Gòn thì đúng hơn.
Người Hà Nội: "Không biết đường đừng hỏi".
Tấm biển được dựng ngay ở vỉa hè đường Đại Cồ Việt.
>
Cách đây không lâu tấm biển này cũng khiến người ta phải ngớ người
vì phí hỏi đường ở Hà Nội "Hỏi gì 2 phút = 10 nghìn".
Rồi đây nữa. . .
Ở Hà Nội, có những kiểu phục vụ "không cần khách".
Khách chỉ cần đòi hỏi một chút ví như không cho hành lá,
cho thêm rau, hay xin tép chanh thì sẽ bị hầm hừ, hoặc quát
mắng tơi tả: "Bộ sâu hay sao mà ăn nhiều rau thế, hết dzồi!!"
Còn dưới đây là những tấm biển khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng.
>
Ở Sài Gòn, cho dù bạn ăn ở một nhà hàng sang trọng hay đi ăn ở vỉa hè,
tô phở chỉ 15, 18k thì vẫn được chào đón niềm nở. Chủ cửa hàng có khi
còn hỏi bạn cần thâm rau trụng hay rau sống, ăn thêm ớt không...
Bởi với họ "khách hàng là thượng đế" không cần biết bạn giàu hay nghèo,
ăn mặc bình dân hay sang trọng miễn là bạn là khách của họ. Uy tín là trên hết.
>
Tấm bảng hướng dẫn đường đến bệnh viên Từ Dũ rất chi tiết cụ thể,
thay vì phải hỏi đường, chỉ cần nhìn vào chỉ dẫn kia du khách
hoặc người từ nơi xa đến có thể dễ dàng tìm
được đường đi mà không cần phải băn khoăn.
Tôi có cô bạn vào Sài Gòn, cô luôn hứng thú mỗi khi khoe về người
Sài Gòn đối với bạn bè, đã vài lần phải hỏi đường vì chưa thạo
nhưng đều được người đi đường hướng dẫn rất nhiệt tình,
thậm chí có người thấy cô bé ngơ ngác ko hiểu còn dẫn đi 1 đoạn nữa.
Ở Sài Gòn có lẽ người dân đã quá quen thuộc với những biển hiệu đầy ắp
tình người thế này. Bức hình này được chụp tại góc đường giao giữa
Cống Quỳnh và Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), gần bệnh viện Từ Dũ.
>
Những ai đi ngang qua đường Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận đều bị thu hút
bởi tấm biển "Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô,
người thu gom rác..." của anh thợ sửa giày Lý Ngọc Bình, 30 tuổi.
Để giúp khách đi đường, người lao động nghèo có ly nước mát
giải khát trong những ngày nắng nóng… nhiều người ở
Sài Gòn đã đặt những bình trà đá miễn phí gần đường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét