Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Phát hiện và xử trí khi người thân đột quỵ

Phát hiện và xử trí khi người thân đột quỵ


Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
Tại khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, cứ 650 người nhập viện thì có 400 người bị đột quỵ. Cả nước hàng năm có khoảng 200.000 người bị tình trạng này, khoảng 50% số họ tử vong. Những bệnh nhân đột quỵ sống sót có hơn 90% mắc di chứng về vận động như liệt nửa người, giảm trí nhớ, mất khả năng đọc viết... Họ phải tập luyện để phục hồi chức năng. 
Đột quỵ là nguyên nhân thứ ba gây tử vong sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Tỷ lệ tử vong ở nước có thu nhập thấp nhiều gấp 5 lần ở nước có thu nhập cao. Đột quỵ cũng là nguyên nhân chủ yếu gây tàn phế.
Trò chuyện tại Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe TPHCM cuối tuần qua, bác sĩ Trần Thị Thu Liễu, ĐH Y dược TP HCM cho biết, đột quỵ là biến chứng xảy ra đột ngột khi sự tưới máu não bị giảm, dẫn đến phần não tương ứng bị hủy hoại. Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế, liệt nửa người.
Theo bác sĩ Liễu, tăng huyết áp là yếu tố quan trọng nhất gây xuất huyết não, làm tăng nguy cơ đột quỵ 4-6 lần. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột quỵ 3 lần, ngoài ra còn khuếch đại các yếu tố nguy cơ khác. Nguy cơ đột quỵ tăng dần theo tuổi, nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ tử vong ở nữ cao hơn. Lạm dụng rượu, thuốc lá, chất gây nghiện cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ...

Dấu hiệu phát hiện sớm đột quỵ
Yêu cầu người bệnh cười, nói, giơ tay để nhận biết các dấu hiệu sau:
- Tê, yếu hoặc liệt mặt, tay và chân, thường bị ở một bên của cơ thể.
- Rối loạn thị giác ở một hoặc hai mắt như tối mắt, mờ mắt, nhìn đôi, mù mắt.
- Lú lẫn, rối loạn nhận thức.
- Nói khó hoặc nói ngọng.
- Đi không vững, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận động.
- Đau đầu dữ dội.
Xử trí khi người thân bị đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu 115.
Lưu ý khi sơ cứu:
- Cần để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ.
- Nới rộng quần áo, theo dõi sắc diện, nhịp thở.
- Quan sát xem bệnh nhân tỉnh hay hôn mê.
- Trấn an bệnh nhân, nhắc họ hít sâu và thở chậm.
- Nếu bệnh nhân ói mửa, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng bệnh nhân.
- Người bệnh co giật cần để nằm nghiêng, đề phòng họ cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân hôn mê, ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo.
Chú ý không cạo gió, không xoa bóp, không nặn chanh…
Lưu ý dự phòng đột quỵ
Nếu hạn chế được các yếu tố gây bệnh sẽ làm giảm 80% nguy cơ đột quỵ. Do đó phải điều trị tích cực những nguy cơ chính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, ngăn chặn sự hình thành cục máu đông.  
Thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch và đột quỵ não. Làm việc nhẹ nhàng, vừa sức, tránh căng thẳng.
Tăng hoạt động thể lực sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Do đó nên tập thể dục đều (đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội…) 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét