Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

4 dấu hiệu chứng tỏ con người già đi

Thứ năm, 11/7/2013 | 05:10 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

4 dấu hiệu chứng tỏ con người già đi

Băn khoăn khi lựa chọn quần áo, không thích công nghệ mới là những biểu hiện cho thấy ai đó đang ngày một "lão hóa".
nguoigia2-1373449499_500x0.jpg
Ảnh minh họa: Alamy.
Khó chịu khi thấy người khác sử dụng tiếng lóng
Tiếng lóng hay những khẩu ngữ thông thường được nhiều người trẻ tuổi ngày nay sử dụng. Loại hình ngôn ngữ này phong phú, đa dạng và cập nhật liên tục từng ngày.
Nếu còn trẻ, hẳn bạn sẽ cảm nhận chuyện này bình thường và có thể sử dụng thành thạo một từ lóng dù chỉ mới nghe qua vài lần. Tuy nhiên, nếu một ngày bạn không thể nào học một khẩu ngữ mới, thì hẳn là bạn đã già rồi.
Theo lý giải khoa học, nguyên nhân là bởi hiện tượng trên thể hiện khả năng tiếp nhận và phản xạ với thông tin mới của bạn không còn nhanh như trước mà mất dần theo thời gian. 
Về lý thuyết, quá trình học tập ngôn ngữ sẽ kéo dài cả đời. Tuy nhiên, trong thực tế, hầu như ai cũng có một điểm giới hạn. Khi đạt tới độ tuổi ấy, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của chúng ta sẽ giảm dần đi, khiến ta khó khăn hơn khi học từ ngữ mới.
Lúc đó, bạn cảm thấy bực mình khi gặp phải một từ lạ hoắc, không chính thống, nhưng rất nhiều người khác bên cạnh mình, trẻ hơn sử dụng nó một cách thành thạo.
Băn khoăn khi lựa chọn quần áo
Khi còn trẻ, sự lựa chọn về quần áo hay kiểu tóc có thể đơn giản, điệu đà hoặc cầu kỳ nhưng tựu trung, con người thường mặc những bộ đồ thoải mái, cắt kiểu tóc phù hợp với cá tính của mình nhất.
Thế nhưng, nếu một ngày kia, bạn bỗng cảm thấy lựa chọn quần áo thật khó khăn. Bạn thích một chiếc áo phông, nó đẹp, vừa vặn, giá cả phải chăng song trước khi mua, bạn tự hỏi mình: "Liệu có quá trẻ để mặc chiếc áo này không?”. Đó là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã già đi nhiều rồi đó.
Nhìn dưới góc độ tâm lý học, đây là một sự thay đổi lớn về nhận thức. Con người khi còn trẻ có xu hướng thích khám phá và ưa trải nghiệm. Con người có thể mặc tất cả mọi thứ để xem chúng ra sao, sẵn sàng để một kiểu tóc kỳ lạ để gây chú ý. Nhưng khi già đi, xu hướng ấy không còn nữa. Con người sẽ ăn mặc với một sự cẩn trọng hơn, để ý đến các nguyên tắc thông thường của xã hội hơn là nhu cầu bản thân.
Chán ghét công nghệ mới
Khi cùng tìm hiểu về một chiếc máy tính đời mới nhất, trẻ em dù không biết gì nhưng chúng vô cùng thích thú, tò mò khám phá về đồ công nghệ trước mặt. Ngược lại, người già dù từng là chuyên gia máy tính cũng sẽ thấy nhàm chán trước những công nghệ mới. Rõ ràng, chán ghét công nghệ mới chính là một dấu hiệu chứng tỏ bạn đang "lão hóa".
Các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này là do con người khi còn trẻ rất thích khám phá, học hỏi những điều mới lạ. Chúng ta có thể sử dụng nhiều giờ đồng hồ, thậm chí cả ngày để tìm hiểu, mò mẫm một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường. 
Điều này trái ngược hẳn lại khi con người có tuổi. Tới một thời điểm nào đó, giống như bão hòa vậy, con người có xu hướng ổn định, không thích cái gì mới làm thay đổi cuộc sống bình thường của mình. 
Bên cạnh đó, khả năng tiếp thu trong thực tế của phần đông chúng ta giảm đi theo thời gian. Đó cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chán ghét công nghệ mới nói trên.
Hờ hững trong những cuộc tranh luận
Đây là một dấu hiệu điển hình, liên quan nhiều tới sự trải nghiệm của mỗi cá nhân trong thực tế. Khi còn trẻ, những cuộc tranh luận luôn khiến ta thấy hứng thú, phấn chấn, con người tham gia tích cực vào đó, đóng góp ý kiến, thể hiện cái tôi cá nhân. Đó là một phản ứng tâm lý thông thường của mọi người.
Tuy nhiên, khi bạn bỗng thấy hờ hững với tất cả, thì lúc này có lẽ bạn không còn trẻ nữa. Trên thực tế, đa số các cuộc tranh luận đều không đi tới hồi kết. Theo thời gian, con người lớn dần và trải nghiệm nhiều hơn số cuộc tranh luận.
Lúc này, bộ não dần hình thành một suy nghĩ: “Tranh cãi làm gì, đằng nào cũng có thống nhất được gì đâu. Nên tốt nhất là ngồi im”. Kể từ thời điểm ấy, chúng ta gần như vô cảm và không mấy hào hứng trong các cuộc tranh luận gay gắt.
Theo Trí thức trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét