Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Phục hưng nước Nga: Thực tế chứng minh ngược

 - Tổng thống Putin đề ra nhiều kế hoạch dài hơi nhằm theo đuổi giấc mơ phục hưng nước Nga hùng cường như Liên Xô, nhưng nó đang đứng trước sự phá sản

Cải tổ quân đội
  1. Từ lâu, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã theo đuổi một tham vọng với đích đến cuối cùng là phục hưng nước Nga như thời Liên Xô, và ông đã đề ra nhiều chiến lược, chính sách để thực hiện mục đích này, thường được gọi là "giấc mơ phục hưng nước Nga".
Trong bài diễn văn sau khi sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ Nga, ông Putin đã rành rọt tuyên bố: thế giới cứ ngỡ đang ở trong một cục diện đa cực, nhưng thực tế là sự đơn cực với vai trò chiếm lĩnh độc đoán của Mỹ. Nhưng từ thời điểm này, lịch sử nhân loại đã thay đổi, thế giới trở về với đa cực đúng nghĩa.
Tuy nhiên cái "đa cực" mà ông Putin nhắc đến có thể hiểu đơn giản là hai cực Nga - Mỹ, mà mở rộng ra là sự đối đầu Đông - Tây, với phe Đông dưới sự dẫn dắt của một nước Nga hùng cường.
Và động tác đầu tiên để thực hiện giấc mơ ấy là khôi phục một nền quân sự hiện đại, thiện chiến, đủ sức để đối đầu và răn đe bất kỳ thế lực nào trên thế giới.
Tổng thống Putin diễn thuyết trước Quốc hội nước này về việc chấm dứt thế giới đơn cực
Tổng thống Putin diễn thuyết trước Quốc hội nước này về việc chấm dứt thế giới đơn cực
Năm 2011, Tổng thống Putin đã phê chuẩn một kế hoạch cải tổ quân đội trị giá nhiều tỉ USD, với các mục tiêu 5 năm, 10 năm. Theo đó, năm 2015, quân đội Nga sẽ nâng cấp 30% trang thiết bị quân sự và đến năm 2020 là 70%. Và tất nhiên để đạt được kế hoạch đó, nền kinh tế của Nga luôn phải giữ đà tăng trưởng, thậm chí là siêu tăng trưởng, bất chấp nền kinh tế toàn cầu còn khó khăn sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính những năm cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.
Thực tế thì quân đội Nga sau khi Liên Xô sụp đổ đã rơi vào một hoàn cảnh bi đát như bất kỳ quốc gia nào của phe Xã hội chủ nghĩa. Họ phải cắt giảm các dự án đóng mới tàu sân bay, hiện Nga còn duy nhất một tàu sân bay già nua, trong khi Mỹ có 10 tàu sân bay thực sự và con số này có thể gọi là 19 nếu tính cả những tàu đổ bộ vận tải của Mỹ.
Hạm đội tàu ngầm nguyên tử của Nga cũng phải cắt giảm, các căn cứ quân sự ở nước ngoài rơi rụng dần. Cho đến thời điểm này, họ chỉ còn hai căn cứ thực thụ ở Crimea của Ukraine (nay của Nga) và một căn cứ tại Syria. Trong khi Mỹ có số lượng căn cứ quân sự trải khắp thế giới, đáp ứng được yêu cầu triển khai chiến tranh đến bất kỳ ngóc ngách nào.
Sự yếu kém của quân đội Nga được các nhà báo phương Tây nhận định là thê thảm khi họ chứng kiến hình ảnh luộm thuộm, trì trệ, thiếu sức sống khi quân đội Nga triển khai chiến tranh với Gruzia năm 2008.
Những nỗ lực cải tổ của ông Putin đã phát huy tác dụng khi trong cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, 4 năm sau kế hoạch chấn hưng quân đội được đề ra năm 2011, cũng chính các tờ báo của phương Tây phải thừa nhận sự chuyên nghiệp, thiện chiến của binh sĩ Nga hiện diện tại Crimea trong lốt "những tay súng bí ẩn."
Quân đội Nga trong Ngày Chiến thắng 2014, nước Nga đang nỗ lực hiện đại hóa quân đội của mình
Quân đội Nga trong Ngày Chiến thắng 2014, nước Nga đang nỗ lực hiện đại hóa quân đội của mình
Tuy nhiên, nỗ lực khôi phục sức mạnh quân sự này dường như đã đến hồi kết. Bởi ngày 7/10/2014, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluano đã phải thừa nhận một thực tế đau lòng: "Một chương trình quốc phòng mới đang được soạn thảo để phù hợp với điều kiện của nền kinh tế, trong đó có việc cắt giảm chi tiêu. Ngay lúc này, chúng ta (nước Nga) không đủ khả năng thực hiện chương trình quốc phòng kế hoạch đến 2020."
Để thực hiện được kế hoạch ban đầu, Nga phải đảm bảo tổng sản phẩm quốc nội tăng 6% trong thập kỷ này, nhưng riêng năm 2014, kinh tế Nga chỉ tăng 0,5%. Và trong 2 năm tiếp theo, như Ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, tình hình kinh tế Nga thậm chí còn bi đát hơn.
Kint tế suy thoái
Dù các lãnh đạo của Nga luôn tuyên bố những điều lạc quan về kinh tế của họ, rằng không có châu Âu thì đã có châu Á, không buôn bán với phương Tây thì tìm đến phương Đông. Nhưng đó chỉ là những lời nói mị dân, còn thực tế thế nào, có lẽ chỉ trong Điện Kremlin biết với nhau.
Nền kinh tế của Nga đang phải đối mặt với thực trạng không còn nguồn đầu tư của châu Âu do các lệnh trừng phạt mà Mỹ và EU áp đặt. Hiện tại EU là đối tác lớn nhất trong các ngành năng lượng, tài chính của Nga. Sự sụt giảm hoạt động đầu tư chắc chắn làm giảm sự tăng trưởng của kinh tế Nga, nếu không muốn nói đến khả năng khủng hoảng.
Nga hoàn toàn có thể kêu gọi đầu tư của những khu vực khác, nhưng đó không phải là điều có thể làm được trong một sớm một chiều.
Một dấu hiệu xấu khác, Bộ Tài chính Nga hồi đầu năm 2014 dự đoán mức tăng trưởng ổn định 0,6% GDP trong 3 năm tới, dựa trên tính toán giá dầu là 100 USD/thùng. Tuy nhiên, loại dầu "xịn" nhất, và là chủ lực của Nga - dầu Urals hiện mới có giá 90 USD/thùng. Trong khi khoản thu từ dầu khí chiếm tới hơn 1 nửa doanh thu của Nga.
Các quầy hàng trong siêu thị của Nga cạn kiệt thực phẩm vì lệnh trừng phạt mà Moscow áp dụng vào nông sản châu Âu
Các quầy hàng trong siêu thị của Nga cạn kiệt thực phẩm vì lệnh trừng phạt mà Moscow áp dụng vào nông sản châu Âu
Giá dầu giảm, doanh thu từ công nghiệp vũ khí cũng giảm bởi thiếu đi nguồn vốn đầu tư, chi tiêu tăng vọt do lệnh trả đũa cấm nhập lương thực thực phẩm của châu Âu... nền kinh tế của Nga khó có sự tăng trưởng đều đặn. Trong khi những nguy cơ xấu lại được nhìn một cách rõ ràng hơn.
Và những điềm xấu ấy, thật đen đủi đều do một tay nước Mỹ dàn dựng, thực hiện.
Những gì đang xảy ra với Nga khiến người ta hoàn toàn có thể liên tưởng đến những gì mà Washington đã làm với Liên Xô.
Hiện tại châu Âu đang nỗ lực tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Đặc biệt, hợp đồng 400 tỷ USD mà Nga vừa ký với Trung Quốc, tưởng rằng khổng lồ, nhưng thực tế, đơn giá cho một mét khối khí đốt lại thấp hơn giá trung bình Nga bán cho châu Âu và nó kéo dài đến 30 năm!
Những điều đó khẳng định giá dầu của Nga sẽ tiếp tục giảm. Trong khi đó, một ngành công nghiệp mũi nhọn khác là vũ khí lại đang bị cạnh tranh trực tiếp ngay trên các thị trường ruột như Đông Nam Á, Mỹ Latinh... Nền kinh tế Nga khó giữ nổi nhịp tăng trưởng, thậm chí sẽ bắt đầu suy thoái.
Đỗ Minh Tú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét