Công bằng mà nói, Thi sỹ Tố Hữu có nhiều bài thơ hay và rất hay, nhất là các bài thơ đầy khí phách thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, các bài thơ ca ngợi Bác Hồ.
Các bài thơ ca ngoi Anh Trỗi, chị Trần Thị Lý trong bài Người Con Gái Việt Nam có tính khích lệ, động viên tinh thần rất cao.
Tố Hữu cũng còn là dịch giả nhiều bài thơ của thi sỹ Nga chuyển ngữ từ tiếng Pháp qua tiếng Việt. Tôi được biết, khi nhà thơ Nga, tác giả bài thơ " Đợi Anh Về" hay đến mức mà khi Simorvov qua thăm VN, khi nghe phiên dịch dịch lại qua tiếng Nga, ông đã phải thốt lên: Không thể ngờ Thơ của tôi lại hay đến thế!
Tuy nhiên, giới Văn nghệ sỹ lại vô cùng căm ghét TH vì cho rằng ông ta là thù phạm của nhiều vụ vùi dập, chà đạp lên các văn nghệ sỹ đương thời rất có tài năng như Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Xuân Diệu, Pham Tien Duật v.v... va v.v...thậm chí cả tài năng thơ trẻ bẩm sinh Trần Đăng Khoa.
Tôi cũng không trách ông về các bài thơ ca ngợi Mao Trạch Đông, Xtalin đến cháy bỏng, vì cái thời đó nó thế. Thông tin về Xtalin, Mao Trạch Đông chỉ la các thông tin tốt, ca ngợi tận may xanh thì làm sao TH có thể viết khác? Thời thế nó thời phải thế, không thể viết khác, làm khác được.Không nên đem cái hiểu biết bây giờ để trách cứ ông ta.
Thời đó từ các đường mòn ngoằn ngoèo trong rừng bước ra đường cái quan có ô tô tải chạy được thì làm sao mà TH không thể viết " Đường ta rộng thênh thang 8 thước"( đương nhiên về mặt tu từ thì chữ "thênh thang" không nên có giới hạn là bao nhiêu mét?).
Tóm lại sự so sánh hay trách cứ cũng cần xem xét trong hoàn cảnh, văn cảnh của lúc đó.
Xin trao đổi thêm cùng Quý ACE.
HLP
Bắt đầu tin nhắn đã chuyển tiếp:
Từ: Dat Quoc <kitdat@yahoo.com
Ngày: 15:45:24 GMT+7 Ngày 14 tháng 10 năm 2014
Đến: "haiphuc1910@gmail.com" <haiphuc1910@gmail.com, "Ph.D.Bi" <phamdacbi@gmail.com
Chủ đề: “Thơ lúc nào cũng có trống có kèn, lúc nào cũng tưng bừng,náo nức như đi trẩy hội....”.
Trả lời-Tới: Dat Quoc <kitdat@live.com
Tại sao Ngày sinh của Đại thi hào
mà người ta không nhắc đến (Dù là qua loa,đại khái) nhỉ?
Nếu còn sống năm nay ông 94, và ngày 4 tháng này, 4 năm trước ông 90?
Dưới đây tập hợp một số bài đáng đọc (hơi dài)
Tố Hữu và bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
I
Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào, ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội. Đến đâu cũng nghe vang tiếng trống, tiếng kèn. Mà thơ ông đâu chỉ có trống phách linh đình như một đám rước, ông còn bắn cả 21 phát đại bác vang trời. Cho đến nay, chỉ có ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất đã bắn đại bác trang trọng như thế. Trong tâm hồn lớn lộng gió của ông không có những góc khuất, những vùng tối, những nẻo
đường hiu quạnh, những thành quách nhàn nhạt một màu rêu cô liêu. Nghĩa là không có chỗ nương náu cho những nốt nhạc lạc điệu, xa lạ và trầm buồn. Đôi khi, những nỗi niềm vu vơ có ở thời Từ ấy lại lần theo một con đường riêng nhuốm màu thiên nhiên, chìm lẩn trong tiềm thức mà tìm về với ông, thì ông lại tự xoá đi, để tiếng hát ông chỉ còn một âm hưởng chủ đạo. Âm hưởng vui bất tuyệt.
Nếu mỗi nghệ sĩ là một người thư ký của thời đại, theo quan niệm Balzac, thì Tố Hữu chính là người thư ký của cách mạng. Thơ ông là biên niên sử cách mạng. Có thể lần theo dấu vết thơ ông mà tìm những bước thăng trầm của cách mạng, của kháng chiến. Chính vì thế, trong những ngày cả nước long trọng kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tôi tìm lại thơ ông, tra cứu thơ ông, như tra cứu một cuốn tự điển cách mạng. Tôi lật trang Điện Biên Phủ và lập tức lại gặp ngay tiếng reo vui tưng bừng quen thuộc của ông: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Đây là bài thơ khá nổi tiếng của Tố Hữu. Bài thơ cung cấp cho ta nhiều con số và những tư liệu lịch sử. Qua thơ mà ta biết cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài ba ngàn ngày. Chiến
dịch Điện Biên Phủ từ lúc mở màn đến khi kết thúc thắng lợi là 56 ngày đêm. Trong thời gian này, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đang ở Việt Bắc. Trên bàn làm việc dã chiến của Người có bản đồ Điện Biên Phủ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi hội đàm với Chính phủ Pháp ở Paris. Trưởng phái đoàn ngoại giao của Pháp là Biđôn (Bidault). Trưởng phái đoàn ngoại giao của Mỹ là Smit (Smith). Còn đại tướng Võ Nguyên Giáp thì dàn quân ở giữa trận tiền. Và bạt ngàn bộ đội, dân công đi tiếp lương, tải đạn, kéo pháo, mở đường. Lương thực, đạn được vận chuyển đến Điện Biên bằng hai phương tiện chính: thồ và gánh. Đời sống tinh thần của bộ đội và dân công ta ở cái thời ấy cũng được Tố Hữu ghi chép khá tỉ mỉ: người ta động viên
nhau, thúc đẩy nhau bằng tiếng hát. Những điệu hò lơ, hấy lơ vang vọng khắp các triền đèo hiểm trở Lũng Lô, Pha Đin. Như thế, xem ra, việc chuẩn bị chiến đấu vất vả, gian khổ nhưng vui. Rõ ràng đi kháng chiến như đi trẩy hội. Còn khi đã chiến đấu thì thật ác liệt. Có thể nói đó là cuộc chiến đẫm máu. Người khoét núi đặt bộc phá. Người bịt lỗ châu mai. Người lấy thân chèn pháo. Và máu người đã nhuộm đỏ cánh đồng Mường Thanh. Máu trộn với bùn đất. Chỉ một chi tiết này, ta biết chiến dịch mở vào mùa mưa. Đó là một thử thách không nhỏ đối với người lính Điện Biên Phủ. Tất cả những tư liệu lịch sử có tính thông tấn báo chí ấy, đã được Tố Hữu biến thành tình cảm, giai điệu. Và bao phủ lên nó là một bầu không khí
hừng hực. Bầu không khí Điện Biên.
Tố Hữu có đi chiến dịch không? Ông viết bài thơ này trong trường hợp nào? Lúc ấy ông ở đâu? Ông đang làm gì, giữ những trọng trách gì? Chiến thắng Điện Biên đến với ông ra sao? Đấy là những câu hỏi mà độc giả hôm nay tò mò muốn được giải đáp. Nhưng ai giải đáp nổi? Chỉ có thể là Tố Hữu. Và chúng tôi được giao một nhiệm vụ rất cụ thể: tìm đến gặp Tố Hữu, rồi lân la hỏi chuyện ông.
II
Chúng tôi tập kích vào nhà Tố Hữu, đúng theo cách tiếp cận của lính Điện Biên Phủ. Ngay lập tức nhà thơ lớn đã bị bốn anh em lính báo bao vây. Ngoài tôi và nhà phê bình Hồng Diệu, còn có thêm Khánh Chi, Trường Giang - hai phóng viên trẻ của báo Đại đoàn kết. Bây giờ thì Tố Hữu đã ngồi gọn giữa mấy anh em chúng tôi. Trông ông trầm tĩnh như một ngọn tháp cổ kính. Mà không, ông như một vị nguyên soái đã giã từ vũ khí, giã từ mọi thứ xiêm áo lỉnh kỉnh mà tạo hoá đã bỡn cợt khoác lên ông, nhiều khi che khuất cả chính ông, để ông chỉ còn lại là một già làng, có phần cô đơn, bé nhỏ, da mồi, mái tóc bạc trắng sương gió, dường như đã quá quen với trận mạc, với mọi biến cố, thăng trầm của cõi đời dâu bể. Lơ lửng ở đâu đó trong
khoảng u u minh minh trên mái đầu ngả bạc của ông, hình như vẫn còn lung liêng, vẫn còn chao lắc cái con quay mờ mờ nhân ảnh của ông Trời. ý nghĩ ấy đến với tôi khi tôi đang thành kính ngắm ông như ngắm một viện bảo tàng. Còn ông thì ngồi im lặng. Đôi mắt riu riu nửa thức, nửa ngủ, có lúc lơ đãng vô vi như một người đang nhập thiền, có lúc lại ánh lên, long lanh sáng như mảnh thuỷ tinh vỡ. Vào những giây khắc mong manh đó, tôi chợt thấy ông vẫn còn là một vị tướng soái, với đầy đủ mũ áo cân đai. Còn bây giờ, ông có vẻ như hơi ngỡ ngàng. Ông đưa mắt nhìn lũ chúng tôi là mở chiến dịch rút lui quyết không dây với lũ trẻ ranh.
- Chuyện Điện Biên ấy mà, nói thực là mình biết không nhiều lắm đâu. Cái này các cậu phải đến gặp Hồ Phương, Hữu Mai, hay Từ Bích Hoàng. Các anh ấy đi chiến dịch Điện Biên, các anh ấy biết nhiều chuyện đấy.
- Chuyện Điện Biên thì bạn đọc cũng đã biết rồi, vừa qua mấy anh em làm báo đã sục vào hầm De Castries, còn lặn lội vượt đèo leo suối vào tận sở chỉ huy ta ở Mường Phăng. Anh Lê Lựu đã đến gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh Hồng Diệu đã gặp ba thiếu tướng Hồ Phương, Chu Phác và Dũng Hà. Mấy anh em còn tham khảo cả tài liệu của Pháp nói về Điện Biên. Nghĩa là nhìn Điện Biên ở mọi góc độ khác nhau. Bây giờ, mấy anh em muốn hỏi anh về bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
Tố Hữu cười:
- Bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên thì cũng chẳng có gì phải nói thêm nữa. Mình đã viết cả ra rồi. Có gì cũng nói tuột ra hết. Thơ mình là thế, là cứ nói thẳng tuồn tuột, chẳng có gì khuất khúc cả.
- Vâng, bài thơ nói được nhiều điều lắm. Đầy ắp tư liệu thông tin. Nhưng có thông tin mà bạn đọc bây giờ tò mò muốn biết thì bài thơ lại không nói đến. ấy là thông tin về tác giả. Khi viết bài thơ này, anh đang ở đâu?
Tố Hữu ngồi im lặng. ánh mắt bỗng xa vợi. Hình như ông đang lục trong trí nhớ, cố tìm một hình ảnh nào đó, một bóng dáng nào đó của kỷ niệm xa mờ.
- Chịu, không thể nhớ được. - Tố Hữu quay về phía tôi. - Mình già rồi, u mê rồi. Có lẽ các anh ở cục tác chiến, quân bưu, các anh ấy nhớ, chứ mình thì quên mất rồi. Cái bản ấy, nó có cái tên là khau khau gì đấy. Hồi đó, mình là trưởng ban tuyên truyền. Suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc lại chạy sang bên Bộ Tổng, Quân uỷ trung ương, chỗ anh Văn, hỏi xem có đánh nhau ở đâu thì viết bài tuyên truyền. Mà viết xong cũng chẳng biết đưa cho ai nữa. Hồi ấy, phương tiện tuyên truyền của ta còn nghèo lắm, sơ sài lắm, đâu có được phong phú như hồi chống Mỹ. Công cụ tuyên truyền chỉ có mỗi tờ báo Nhân Dân với cái đài 500 oát. Còn thì phần lớn là tuyên truyền mồm quan cánh dân công. Mỗi trận đánh thắng, tự thân
nó đã có sức tuyên truyền rồi. Nó lan xa lắm, lan nhanh lắm. Còn chuyện Điện Biên thì sau này mới rầm rộ. Hò kéo pháo. Điện Biên bấy giờ im ắng lắm. Ta âm thầm chuẩn bị lực lượng. Không ai có thể nghĩ được rằng, ta lại có thể đưa được quân, đưa được pháo vào Điện Biên. Thực tế khách quan thì không thể làm được. Đường sá hiểm trở lắm, toàn những đèo dốc, vực thẳm. Gay go nhất là việc vận chuyển lương thực, thực phẩm. Cái này, phải nói là dân mình ghê gớm thật. Chỉ có đôi vai, đôi bồ, khá hơn cái xe đạp tồng tộc, mà rồi từ Thanh Hoá, từ đồng bằng Bắc Bộ mò mò đưa gạo lên. Hạt gạo nặng bằng hạt máu. Phải nói ý chí của dân mình rất ghê gớm. Họ nhịn đói, nhịn khát, ăn lá lảu dọc đường. Dừng nghỉ thì nói
chuyện thịt bò, nói chuyện nướng chả, làm thịt cầy, cứ như mình đang liên hoan, đang ăn thịt, mà toàn ăn thịt... mồm.
- Vậy tin toàn thắng đến với anh lúc nào?
- Lúc ấy khoảng 5h30 hay 6h chiều ngày 7-5. Rừng đã nhá nhem tối mới có điện từ chỗ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện Hoả tốc, hoả tốc - Ngựa bay lên dốc ấy là có thật. Đấy là con ngựa của chú liên lạc ở chỗ anh Trường Chinh. Và cũng chỉ có mỗi con ngựa với chú liên lạc, chứ làm gì có Đuốc cháy sáng rừng, với Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Khi viết thì mình viết thế. Viết thế mới tạo được không khí, chứ làm gì có lửa mà đỏ rừng đỏ bản. Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng núi tối mù mù. Chỉ có vài ngôi nhà ở triền núi xa xa có ánh lửa le lói, chắc họ đang nấu cơm hay nướng sắn gì đó. Thế mà mình viết: Đuốc chạy sáng rừng - Loa kêu từng cửa. Cũng chẳng có loa đâu. Mà loa với ai. Dân ở xa. ở gần dân e bị
lộ. Nguyên tắc là bí mật tuyệt đối. Cơ quan trung ương ở trong rừng, ở giữa lau tre. Mình ở nhà đất. Anh Trường Chinh cũng ở nhà đất. Chỉ có Bác ở nhà sàn. Ông cụ có đặc tính là thích ở nhà sàn, và ở bên suối. Ông cụ vốn là người yêu sơn thuỷ hữu tình. Cơ quan trung ương cũng đóng dọc bên suối, lán chìm trong cây lá. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù mà. Bí mật là một nguyên tắc. Vậy thì loa với ai. Thế mà vẫn loa kêu từng cửa. Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Hầy, nghe vui hỉ, nghe cũng rậm rật đấy chứ hỉ - Rồi Tố Hữu quay lại mấy anh em, nheo nheo một bên mắt, vẻ trẻ trung, tinh nghịch - Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là mình phịa như thật, nên người ta cũng tha cho.
Rồi Tố Hữu lại cười. Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có vẻ của một ông Phật, Hồng Diệu hỏi:
- Thế từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch anh có lên Điện Biên bao giờ không?
- Không! Nào mình có biết Điện Biên ở đâu mà đi. Đi sao được. Mà ai cho đi cơ chứ.
- Tưởng anh là trưởng ban tuyên truyền, anh có thể đi khắp nơi chứ.
- Đâu có. Ông nói thế là nói cái anh tuyên truyền sau này, tuyên truyền bây giờ. Chứ lúc ấy, đi sao được. Mình cứ ngồi im chờ lệnh cụ Trường Chinh.
- Tưởng anh viết Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam...
- à, cái đấy mình hỏi. Mình hỏi mấy chú đã đến Điện Biên rồi. Hỏi xem ở đấy có những cái gì, mới biết mấy cái địa danh như thế đấy chứ, biết cả ở đó có cam, có mơ và rất nhiều hoa mơ. Chỉ mang máng thế thôi. Và rồi những cái mang máng ấy, cũng chẳng biết sẽ để làm gì. Sau này khi viết, mình mới lôi nó ra, đưa vào thơ, cứ nhét bừa vào. Nó mới thành: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam / Hoa mơ lại trắng vườn cam lạ vàng. Đấy, đơn giản thế đấy.
Rồi Tố Hữu lại cười. Hoá ra ông Phật này cũng thích đùa lắm. Ông nói mà cứ như nói đùa, và tôi nghĩ, phải là người uyên thâm lắm, thông minh và lịch lãm lắm mới có thể nhìn mọi sự đơn giản như thế, mới có thể đùa được như thế. Đùa là một phẩm chất của trí tuệ. Thực tình, hai câu thơ mà Tố Hữu vừa nhắc đến, như nhắc đến một giai thoại vui kia, là hai câu thơ hay, nếu không nói là hay nhất trong bài. Đặt trong cái không khí của toàn bài, nó mới đắc địa, như người ta đang nghe một bản giao hưởng chát chúa toàn những kèn đồng, lại thấy vút lên mảnh mướt một tiếng sáo trúc đồng quê mát mẻ. Câu thơ ghép toàn những địa danh. Đưa địa danh vào thơ đâu có dễ dàng gì. Nhưng Tố Hữu có biệt tài trong cái kỹ nghệ ngày. Địa danh vào
thơ ông thường rất nhuần nhuyễn. ở đây, dường như nó không còn là địa danh nữa, nó là kỹ nghệ chơi chữ cao, chơi chữ mà không thấy dấu vết của việc chơi chữ, chỉ có hai câu thơ với tên rừng, tên núi cụ thể mà Tố Hữu đã kết được thành một vòng hoa rực rỡ sáu màu. Đấy là vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh ở chiến trường Điện Biên lịch sử. Xuân Diệu là người đã có công trong việc phát hiện ra cái vòng hoa thầm lặng đó.
- Sau này, ông Diệu ông ấy có khen tôi. Ông ấy tán ra thế, tôi mới biết nó như thế đấy chứ. Thực ra, đó là mấy cái địa danh có sẵn, địa danh có màu, dưới lại có trắng, có lam, có vàng. Cũng lại là màu nữa. Nó mới thành tấm thảm nhiều màu. Cái này, những anh em lý luận họ gọi là gì hỉ? Là tiềm thức à? Nghĩ cũng có lý hỉ?
Ngừng một lát, Tố Hữu tiếp:
- Bài thơ Điện Biên được viết nhanh lắm. Sau chiến thắng, tôi lên Bác ngay. Lên xin ý kiến Bác xem cần tuyên truyền thế nào. Có điều lạ là Bác rất bình thản. Bác bảo: Đây chỉ là chiến thắng bước đầu thôi. Sao các chú cứ rối lên thế. Ta đánh thì tất nhiên là sẽ thắng. Quân đội ta là quân đội quyết chiến, quyết thắng cơ mà. Bác khen các chú đánh giỏi. Nhưng đừng rối lên. Phải cảnh giác. Hết sức cảnh giác. Chiến tranh chưa kết thúc đâu. Kẻ thù ta bây giờ không phải là Pháp nữa, mà là Mỹ. Không khéo chuyến này, ta phải đánh nhau với Mỹ, còn lâu dài đấy, gian khổ đấy, đừng có tếu. Điều đáng kinh ngạc là Ông Cụ lại nói chuyện ấy ngay trong ngày chiến thắng Điện Biên. Tôi đã đọc một loạt những hồi ký viết về Ông Cụ ở thời
điểm này, nhưng không thấy ai nói đến chuyện đó. Cũng trong cuộc gặp ấy, Ông Cụ bảo tôi làm tuyên truyền. Ông Cụ có bảo tôi làm thơ đâu, làm tuyên truyền động viên bộ đội đấy chứ. Tuyên truyền làm sao cho dân vui là được rồi. Tôi về, suốt đêm không ngủ được, cứ vẩn vơ mãi. Tôi nghĩ: tuyên truyền bằng thơ là tốt nhất. Thơ dễ phổ biến, dễ nhớ, dễ thuộc. Mình không nhận ra trận, nhưng cũng nghe lỏm được khối chuyện. Chỉ tội, chẳng biết Điện Biên ra sao. Rồi thì đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô cũng chẳng thể hình dung được. Tôi bèn đến hỏi Bác, Bác ngửa cái mũ lá ra: Điện Biên nó như thế này này. Nó là một lòng chảo. Đấy, cũng chỉ mang máng thế thôi. Thế rồi thì tôi viết, viết nhanh lắm, viết không đến hai ngày. Những gì mình nghe
được về Điện Biên, mình cho vào thơ hết, cho nó có vần có điệu, vì nhịp thơ nó đi như thế. Lục bát thì còn phải cò cưa ký cưa, chứ ở đây, mình cho nó nổ lung tung lên, chẳng việc gì phải giữ đúng khuôn khổ. Có lẽ đây là bài thơ tự do nhất, viết sảng khoái nhất. Hồi Cách mạng tháng Tám, mình cũng có bài thơ sảng khoái như vậy. Bài thơ nói về cái con chim gì ấy nó hót hót ấy...
- à, đấy là bài Huế tháng 8 - Hồng Diệu chợt như bừng tỉnh - Có con chim nào trong tóc, nhảy nhót hót chơi. Ha! Nó hót cái gì vui vui nghe thiệt ngộ.
- ờ, đại khái là như vậy.
Tố Hữu cười. Mấy anh em cùng cười. Không khí trong căn phòng thật ấm cúng vui vẻ. Tố Hữu tiếp tục câu chuỵện và Hồng Diệu lại làm bà Trần Thị Tuyết minh hoạ thơ cho ông. Phải nói trí nhớ của nhà tầm chương trích cú này cũng đáng hãi thật. Hầu như anh thuộc hết thơ Tố Hữu, kể cả những câu thơ trong quá trình sửa chữa, ông đã vứt rồi, mà Hồng Diệu vẫn còn thuộc. Anh đọc cho Tố Hữu nghe bằng một giọng von vót nửa kim, nửa thổ.Tiếng reo núi vọng sông rền...
- à , cái đó mình cũng phịa đấy. - Tố Hữu cắt ngang giọng đọc đầy hào hứng của Hồng Diệu. - Hồi đó, đang phải bí mật, có ai dám reo hò đâu. Nhưng phải viết thế, phải tạo không khí như thế mới có cớ mà hoan hô chứ. Mình hoan hô chiến sĩ Điện Biên, hoan hô ông Giáp. Lúc ấy, đại tướng võ Nguyên Giáp oanh liệt lắm. Người ra trận cơ mà. Một ông Tổng tư lệnh ra trận...
- Thế sao sau này, trong những tập tái bản gần đây, anh lại cắt câu ấy đi?
- Đâu, mình có cắt đâu - Tố Hữu ngạc nhiên. Mình chẳng biết gì đến chuyện ấy cả. Mình vẫn giữ đấy chứ, mà mình thấy cũng không có gì phải cải chính.
- Bài thơ này khi anh viết xong rồi, Bác Hồ có đọc không?
- Có chứ - Tố Hữu cười - Khi in ra, chắc Ông Cụ có đọc.
- Thế Ông Cụ nói sao?
- Ông Cụ chẳng nói sao cả. Chưa bao giờ Ông Cụ khen thơ tôi. Chỉ có anh Trường Chinh thì có khen, ví tôi với ông này, ông khác, nhưng anh ấy cũng nói tào lao cho vui thế thôi, còn Bác thì chưa bao giờ khen thơ tôi cả. Sau Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, tôi viết tiếp Ta đi tới và Việt Bắc...
Đây là thời kỳ sáng tác sung sức nhất của Tố Hữu. Trong ba bài thơ viết cùng một giai đoạn ấy, Việt Bắc là một kiệt tác, dù còn lẫn mấy câu vè. Hai bài thơ còn lại cũng như phần lớn thơ Tố Hữu, sẽ bất tử nhờ lịch sử. Bởi nó đề cập đến những cái mốc lịch sử. Mỗi bài là một trang biên niên sử. Mà đề cập đến lịch sử, viết về lịch sử thì không ai bằng được ông. Chiến thắng Điện Biên đã qua 40 năm rồi, đã có hàng trăm bài thơ viết về sự kiện này, nhưng cho đến nay, quả thật vẫn chưa có bài thơ nào viết về Điện Biên vượt bài thơ ông. Cái hay của bài thơ không nằm trong câu chữ cụ thể mà nằm trong cái hơi chung của toàn bài.
- à, lại nói về cái tên bài thơ. - Tố Hữu tiếp tục tâm sự - Lúc đầu mình lấy tên là Điện Biên Phủ. Nhưng sau nghĩ thấy không ổn. Điện Biên Phủ chỉ là một cái địa danh. Mình đổi thành Chiến thắng Điện Biên, cũng lại thấy vô duyên. Nghe nó như tên một bài báo. Mình đọc lại bài thơ, thấy có câu Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Thôi, lấy té luôn như thế cho rồi. Cái tên ấy hợp với không khí toàn bài - Tố Hữu nhìn sang tôi, sảng khoái như một người vừa thắng xong một trận đánh hóc hiểm - Thơ Khoa có lẽ chẳng bao giờ có hoan hô đâu nhỉ. Còn tôi thì tôi cứ hoan hô. Tôi còn hô cả khẩu hiệu nữa cơ. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Muôn năm, muôn năm Mác - Lênin. Đấy, tôi hô khẩu hiệu đấy, tôi chả sợ. Tôi muốn nói rằng: Không có cái gì là
không thành thơ được. Tôi cho cả Nguyễn Văn Trỗi hô: Hồ Chí Minh muôn năm. Mà hô những ba lần kia.
Tất nhiên, sau ba câu khẩu hiệu Hồ Chí Minh muôn năm, Tố Hữu đã hạ một câu thơ thật là thần tình: Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần. Và thế là ngay lập tức, mấy câu khẩu hiệu khô khốc trên kia đã không còn là khẩu hiêu nữa, nó đã thành tình cảm, xúc cảm, thành nỗi niềm thiêng liêng của cả một đời người ở cái giây phút hiểm nghèo nhất. Và người đọc bỗng ứa nước mắt. Đấy là tài nghệ của một bút pháp lớn. Bút pháp bậc thầy.
Câu chuyện Điện Biên tạm thời kết thúc. Tố Hữu quay sang hỏi Khánh Chi và tôi, cũng vẫn những chuyện văn chương. Khi chia tay ông, Khánh Chi mới rụt rè đề nghị:
- Bác Tố Hữu ơi, bạn đọc ở báo Đại đoàn kết lại còn có yêu cầu này nữa. Họ muốn có mấy dòng chữ và chữ ký của bác. Bác chép cho một đoạn thơ nào đó trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
Tố Hữu vui vẻ:
- ờ thì đưa sổ đây, có bút không?
Nhưng khi đặt cuốn sổ của Khánh Chi lên đầu gối rồi thì Tố Hữu lại lưỡng lự. Hình như ông đang tính xem nên chọn câu thơ nào. Hồng Diệu liền tham mưu:
- Xin anh chép đoạn này: Điện Biên vời vợi nghìn trùng / Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta...
- Không, không được. - Tố Hữu lắc đầu - Phải chọn đoạn khác. Cái đoạn nói về huân chương. ờ, mà tại sao bây giờ, người ta lại không thích đeo huân chương nhỉ. Đối với tôi, huân chương bao giờ cũng có ấn tượng rất mạnh.
Rồi ông cúi xuống viết vào cuốn sổ tay của Khánh Chi:
Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử. Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng...
Tố Hữu chép rõ từng nét chữ. Hồng Diệu đọc cho ông chép. Thỉnh thoảng, ông lại ngẩng lên, âu yếm chờ Hồng Diệu đọc tiếp. Tôi nhìn ông, ngỡ ngàng. Một nhà thơ lớn, nổi tiếng vào loại bậc nhất của nền thơ đương đại Việt Nam ngồi chép lại thơ mình, chép từ trí nhớ của một độc giả. Thật chẳng có gì sung sướng hơn được nhân dân thuộc thơ mình. Đấy chính là tấm huân chương cao quý nhất mà nhân dân đã trao tặng thi sĩ. Hạnh phúc lớn lao ấy, tạo hoá đâu có ban phát cho nhiều người.
Tháng 5-1994
Trần Đăng Khoa
(trích Chân dung và đối thoại)
10/10/2010 - 22:9
Lại Nguyên Ân viết về Tố Hữu
VÀI Ý NGHĨ NHÂN HỘI THẢO VỀ TỐ HỮU
Lại Nguyên Ân
1
Kỷ niệm Tố Hữu năm nay, nhân 90 năm sinh, được tổ chức khá rùm beng: đã một buổi trình diễn thơ-nhạc tại Nhà hát Lớn hôm chủ nhật 2/10, lại buổi hội thảo tại ban Tuyên huấn TƯ hôm nay, 4/10. Làm lớn nhân năm chẵn, lại nhân lễ ngàn năm Thăng Long, rõ rồi; nhưng liệu có phải vì cái uy của thơ Tố Hữu đang suy trong công chúng? Nghe đôi nhà giáo đại học cho biết, sinh viên ngữ văn không thích làm luận văn, luận án về thơ Tố Hữu. Không tin thì ban Tuyên huấn cho cán bộ nhân viên làm điều tra xem?
2
Đọc lại tài liệu giới phê bình nghiên cứu Việt Nam viết về Tố Hữu, nhất là những gì viết từ 1955 đến 2000, bạn phải lưu ý… “trừ bì”, tức là phải lượng định mức độ phóng đại của những lời khen. Một đôi người chỉ khen cho phải phép trước kẻ đắc thời đắc thế, nhưng nhiều người thì khen thơ Tố Hữu là khen cấp trên, đề lên tận lưng trời, là để kiếm lợi riêng, như cái tay phụ trách tạp chí của Viện nọ dám viết rằng Tố Hữu làm chức càng cao thì thơ càng hay! (trong khi Xuân Sách nhận xét đúng hơn: nhà càng lộng gió thơ càng nhạt!). Thơ Tố Hữu đã từng đem lại tiền bạc, học hàm học vị cho không ít nhà giáo, nhà nghiên cứu, – điều này có thật, nhưng “chất lượng khoa học” của sự phê bình nghiên cứu trước đây về
thơ Tố Hữu thì nay cần phải trở thành một đối tượng nghiên cứu khảo sát, đừng có mặc nhiên trích dẫn vô tư.
3
Giá trị thực sự của thơ Tố Hữu ra sao?
Có sống sót được với thời gian không? – là những điều người ta nên nghĩ tiếp.
Tôi cho rằng thơ Tố Hữu có thể có tình giai cấp, tình dân tộc, nhưng không có tình nhân loại.
Không có tình nhân loại là ý thức, là chủ ý của nhà thơ Tố Hữu, người đã ra lệnh cho toàn giới lý luận và sáng tác văn nghệ ở miền Bắc phải loại bỏ tình nhân loại, bác bỏ chủ nghiã nhân đạo (humanisme) cả về lý luận lẫn thực tiễn, bảo nó là “nhân loại chung chung, nhân tính trừu tượng”, mang tính tư sản, cấm không ai được rơi vào quan niệm đó, nếu không muốn bị trừng phạt! Tự ông nói thơ ông là “đồng ý, đồng tình, đồng chí”, nghĩa là những ai không là “đồng chí” với ông thì không thể được ông thích, những ai không “đồng tình, đồng ý” với ông thì đều bị loại ra khỏi thế giới thơ ông. Bị nhà thơ thường dân ghét thì cũng chẳng sao, nhưng bị nhà thơ quyền uy đầy mình như Tố Hữu ghét thì kẻ bị ghét sẽ khốn nạn
từ thân xác đến tận tâm thần, như những cựu “đồng chí” Nhân văn-Giai phẩm đó!
Những nhận định cũ về tình giai cấp, tình dân tộc ở thơ Tố Hữu cần được minh định lại. Tình dân tộc ở thơ ông chỉ có trong sự phụ thuộc tình giai cấp; ông thạo các điệu thơ Việt cũ, như câu lục bát, câu song thất, lời diễn ca; nhưng ông lại bắt những gì dân tộc tính phải mang màu thời đại, lại là cái màu như ý ông, tức là phải gần gụi công nông binh, – ông chỉ thừa nhận là có tính dân tộc những gì gần gũi với các tầng lớp bình dân hoặc dưới đáy; ông là một học trò tiểu tư sản sinh ra ở đất “thần kinh” Huế nhưng lại ghét tất thảy những gì mang chất trí thức, bác học; ông là người hoạt động chính trị mạnh mẽ, nhiều đam mê và cơ mưu, nhưng thơ ông lại cổ vũ một thứ chủ nghĩa cấm dục hà khắc, may lắm cũng chỉ
có một chút xíu tình yêu platonic, “trái tim chia ba phần…, dành cho Đảng phần nhiều”... Tình giai cấp ở thơ ông tựu trung là tìm sự cảm thông trong những tầng lớp dưới, bị thống trị, kêu gọi họ hợp sức lật đổ giai cấp giàu có đang thống trị và giao cái quyền lực vừa giành được ấy cho ông và các đồng chí của ông, rồi từ đấy hãy cúc cung lao động chiến đấu dưới sự dẫn dắt không thể lầm lẫn của bọn ông! Thế thôi. Tức là nó mang đầy sự thực dụng, sự tuyên truyền. Tố Hữu hiển nhiên là nhà thơ của Đảng mình, nhưng vị tất đã là nhà thơ của dân tộc mình.
Ảnh hưởng thơ Tố Hữu ở Việt Nam (nói chính xác là ở vùng thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) là lớn, nhờ việc bộ máy tuyên truyền do ông đứng đầu, đưa thơ ấy tràn ngập các kênh chủ yếu: sách giáo khoa, sách báo phổ thông, đài phát thanh… Nói cho đúng, công chúng sống trên đất Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam biết và thuộc thơ Tố Hữu là vì không thể tránh thoát thơ ấy, là vì không có chỗ trốn khỏi thơ ấy. Tất nhiên thơ ấy chiếm lĩnh tâm hồn rất nhiều lớp người, và chính vì thế mà họ đã làm những gì thơ ấy kêu gọi, nhất là… ra trận!
Thơ Tố Hữu có những vết nhơ không thể tẩy xóa, như đoạn thơ“Yêu biết mấy nghe con tập nói / Tiếng đầu lòng con gọi “Sta-lin” ! Ý thơ ấy, ngay tầm gần, đã trái hẳn lẽ thường nhân loại: trẻ con tập nói thì gọi “mẹ” chứ đâu đã biết ai xa lạ? trẻ Việt làm sao tập nói được cái từ đa tiết xịt xoạt như thế kia? (Bài đăng tạp chí Văn nghệ 1953 là Tiếng đầu lòng nó gọi ‘Ông Lin’ , bản in vào sách Việt Bắc 1955 sửa thành Tiếng đầu lòng con gọi ‘Stalin’). Lại nữa, người đàn bà Việt dân quê làm sao có thể“Thương cha thương mẹ thương chồng / Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười” (!?!). Đây quả là một quái tượng trong thơ ca tiếng Việt và thơ ca thế giới, khi nhà thơ (thường được xem là kẻ chỉ biểu
dương những gì nhân ái, lương thiện) lại ngợi ca “công đức” một Bạo chúa, một Hung thần, một Độc tài khét tiếng, một Đao phủ thủ vĩ đại, và để làm cái việc ngợi ca trái lẽ ấy, người làm thơ đã hoàn toàn xé bỏ những giới hạn thông thường của tình cảm nhân loại.
Trên mạng internet bây giờ đôi khi còn thấy người ta cho rằng Tố Hữu là tác giả đoạn thơ khủng khiếp này:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.
Tôi thấy lạ với đoạn thơ này, vì dường như chưa từng gặp nó trong các tập thơ Tố Hữu đã đọc. Vậy nhân đây đề xuất với giới nghiên cứu, nhất là các giáo sư đã từng “ăn lộc” nhiều ở thơ Tố Hữu (như Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử…), hãy tìm ra ngọn nguồn đoạn thơ này và thông tin lại cho bạn đọc; nếu nó không phải là thuộc ngòi bút Tố Hữu thì cũng là may cho ông, tuy vẫn thật buồn cho giới làm thơ của chúng ta. Lọt sàng xuống nia, nó vẫn là của một ngòi bút Việt Nam nào đó. Vượt ra ngoài chuyện xác định “tác quyền” cụ thể, đoạn thơ này thông báo rằng còn có cả một dòng thơ ca quần chúng sắt máu đầy hận thù giai cấp từng được Đảng khơi lên, từng được sáng tác ra và lưu truyền trong dân chúng, – đó
là “văn thơ (có cả kịch, chèo) phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất”, xuất hiện từ khoảng 1951 và tự tắt đi vào cuối 1956. Rất nhiều tên tuổi nhà thơ nhà văn quen thuộc có góp tác phẩm vào mảng văn thơ này, kể cả Nguyễn Tuân, kể cả Nguyễn Bính, kể cả Hữu Loan…, tất nhiên số đông hơn vẫn là những tác giả quần chúng ít tên tuổi. Cho đến nay, về cải cách ruộng đất thì ít nhiều đã có những công trình, luận án sử học, nhưng mảng văn thơ cải cách ruộng đất thì vẫn chưa hề có một sưu tập, tuyển tập tác phẩm, cũng chưa có một công trình nghiên cứu, luận án hay luận văn nào đề cập tới. Cố tình hay vô ý của giới nghiên cứu văn học chính ngạch ta đây? Hãy chờ nghe trả lời từ những người đang phụ trách các cơ
quan nghiên cứu khoa học xã hội của nhà nước. Nhưng dù sao thì cũng đừng nghĩ rằng hễ giới nghiên cứu làm bộ quên thì mảng văn thơ này sẽ dần dần biến mất; tốt hơn là nên tiếp cận bằng các sưu tập và công trình nghiên cứu, tức là nhắc lại nó như một kinh nghiệm đau xót của một nền văn học từng sa vào những giọng điệu và tinh thần phi nhân đáng hổ thẹn ấy.
4
Tôi không biết viết truyện, nên rất muốn mách cho ai đó giỏi viết truyện, hãy viết một truyện “chưởng” có nhan đề “Ly Khách Thần Kinh và quần anh Bắc Hà”. Đây là một chuyện “quần hùng” của giới văn sĩ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam những năm 1947-1990.
“Ly Khách Thần Kinh” là Tố Hữu, một người Huế (= đất thần kinh), rời Huế ra Bắc hoạt động từ 1947 (hoặc sớm hơn) nên gọi là “ly khách” (dựa câu thơ Thâm Tâm “Ly khách! Ly khách! Con đường vắng ”); “quần anh Bắc Hà” dĩ nhiên là nói đám văn sĩ Việt trên đất Bắc, từ những người tham gia Văn hóa cứu quốc thời đầu đến những tài danh thuộc lớp kế tiếp.
Những văn sĩ tham gia hội Văn hóa cứu quốc (VHCQ) thời đầu (1943-45) hầu hết đều là những tài năng trẻ ở đất Bắc, hứa hẹn kế tiếp lớp tiền chiến đầy thành tựu. VHCQ là đoàn thể nằm trong Việt Minh rộng lớn, nhưng quan hệ trực tiếp với Hội này là các nhân sự đứng đầu xứ ủy Bắc Kỳ (của ĐCS Đông Dương). Ngay sau ngày cướp chính quyền (19/8/1945) VHCQ rất được tin dùng. Việc tổ chức lễ tuyên bố độc lập được giao phần chính cho VHCQ; đến số liệu người chết trong nạn đói 1945 nêu trong Tuyên ngôn độc lập cũng do VHCQ cung cấp…
Trong năm 1946 “Ly Khách Thần Kinh” có ra Hà Nội, có ghé thăm VHCQ trước lúc trở về Thanh, VHCQ in cho tập “Thơ” (1959 in lại đổi là“Từ ấy”), thế thôi…
Vậy mà chỉ hơn một năm sau, lúc đã bước vào kháng chiến, tại Việt Bắc, giữa những văn sĩ đã rời Hà Nội đến “thủ đô gió ngàn” bỗng lại xuất hiện “Ly Khách Thần Kinh”, không phải như một văn sĩ như các văn sĩ khác, mà như một người của Đảng cử sang lãnh đạo cả giới này.
Thế tức là những văn sĩ theo VHCQ từ đầu, đã không có ai được đủ tin cậy để TƯ Đảng giao cho lãnh đạo giới mình. Những Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi hẳn là có hơi bị sốc?
Phía “Ly Khách Thần Kinh”, một tập “Thơ” (Từ ấy) chưa đủ để đám văn sĩ đi KC này phục tài. Làm sao chàng so đọ được tài văn với Nguyễn Tuân, tài thơ với Xuân Diệu, tài nhạc với Văn Cao, …?
Cuộc “chinh phạt” của “Ly Khách Thần Kinh” phải diễn ra với những mưu kế khác, tùy theo thời thế.
Năm 1949 thì chỉ bằng mấy nguyên tắc “dân tộc-khoa học-đại chúng” đã có thể dằn mặt Nguyễn Đình Thi và những người trẻ đang hăm hở làm mới thơ Việt.
Sau 1950 (khai thông biên giới, tiếp nhận ảnh hưởng Trung Cộng), thì nhân danh chỉnh huấn, còn có thể buộc hầu hết “quần anh Bắc Hà”, kể cả những tài danh lớn như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan… viết kiểm điểm về lập trường giai cấp từng thể hiện trong sáng tác trước kia, tuyên bố từ bỏ thành quả văn nghệ tiền chiến của chính mình, cam kết từ đây chỉ viết trong vòng “yêu-căm-chiến-lạc” (= yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu, lạc quan).
Tất nhiên đám “quần anh Bắc Hà” không chỉ có duy nhất một bọn, thế nên tốp này quy hàng lại có tốp khác khiêu chiến. Tranh luận tại Hà Thành hồi 1955 về tập thơ “Việt Bắc” là điểm va chạm nảy lửa; một bọn văn sĩ (Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Bính…) ngạo nghễ xem thường lối thơ bình dân hóa, nhân danh công nông binh của “Ly Khách Thần Kinh”, trong khi đám đã quy hàng (Xuân Diệu, HoàiThanh, Nguyễn ĐìnhThi…)thì ra sức tâng bốc, hơn thế, còn dùng quyền lãnh đạo để buộc chấm dứt thảo luận khi những lời chê bai đậm dần lên…
Nhưng sự tranh biện lại nảy ra ở quy mô rộng hơn, động đến những tai họa xã hội có thật, tại đất mình (cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức) và tại “phe” mình (dân Hung, Ba Lan nổi lên chống ách XHCN Xô-viết…)… “Ly Khách Thần Kinh”, cùng với đàn anh trong chính giới, dùng sách “trăm hoa đua nở” của Mao, cho “mở rộng dân chủ”, “phê bình lãnh đạo” để xả van trí thức, nhân thể cho lộ diện những gương mặt bướng bỉnh đáng ghét. Thế là có mùa vụ ngắn (từ tháng 9 đến 12/1956) của những Giai Phẩm, Nhân Văn, Đất Mới, Sáng Tạo, Trăm Hoa… Rồi thoắt cái, van phê bình khóa lại, màn đua nở hạ xuống, tất cả mọi ý kiến bất đồng đã phát biểu trở thành chứng tích để kết tội “chống chế độ”, một loạt “đồng chí” trí
thức, văn nghệ sĩ được biến thành kẻ thù của tổ quốc, của chế độ… Một không khí sợ hãi đã hình thành trong giới văn nghệ, trong toàn xã hội, – mục tiêu thiết lập chuyên chế tinh thần đã thành đạt.
“Ly Khách Thần Kinh” đắc thắng, bước thăng tiến ngày một cao. Đám “quần anh” kế sau tại Hà Thành có lúc toan thở phào, tưởng chừng khi anh Lớn bước vào nội các làm tả tướng quốc chuyên lo việc canh nông, thì thôi, để miền văn nghệ cho quan lớn… nhỏ hơn. Họ đã lầm, “Ly Khách Thần Kinh” vẫn canh chừng đất văn nghệ vốn là “đất phát tích” của mình, và vẫn thừa uy lực ngoái sang giáng một chưởng quyết định vào vài kẻ dám “đề dẫn” (1979) cho một tinh thần văn chương có mùi khác khác. Cú choảng này nhất cử lưỡng tiện: vừa cản đường và vô hiệu hóa một tay bút từ chiến trường bước ra với tương lai chính trị có vẻ tràn trề, vừa làm phúc cứu thua cho Nguyễn Đình Thi đang đứng trước nguy cơ bị thải loại quá sớm. Nguyễn
Đình Thi được cứu, lại đứng ra chủ trì Đại Hội Nhà Văn thứ 3 (1983) và tái đắc cử tổng thư ký, trong hân hoan chót nói… thật những lời có cánh đầy tai tiếng, tự xem giới nhà văn của mình là những “hạt bụi” lấp lánh dưới ánh sáng đảng
Nhưng đường thăng tiến của “Ly Khách Thần Kinh” không phải cứ lên cao … cao mãi, tuy rằng, đã có lúc khắp tam kỳ tứ trấn ngập tràn lời đồn đại Ngài sẽ được truyền ngôi tổng Bí. Sau vụ đổi tiền 1985, lạm phát sốt lên theo nhịp thơ leo thang, lên tới vài chục ngàn lần, đất nước rúng động, lãnh đạo giật mình; tài kinh tế của “Ly Khách Thần Kinh” đã bộc lộ trọn vẹn, Ngài bèn bị phạt thẻ đỏ, mất chức, rời nội các. Cuộc “đổi mới” diễn ra, nghe nói Ngài hậm hực không tán thành. Rồi thì Ngài chìm vào tâm trạng “riêng một ngọn đèn” ở bên lề giới chính khách mới…
Ngài quay lại chơi với giới văn sĩ. Thường là dễ chơi với đám trẻ con khi xưa mà nay đã thành những nhà văn nhà thơ người lớn. Còn với những “cố nhân” nặng nợ một thời thì không dễ chút nào, khi những ân oán giang hồ cũ không thể nào vơi đi được. Một mặc cảm tội lỗi nào đó vẫn đeo đuổi Ngài chăng, khi Ngài tận dụng những phỏng vấn dài dài để gài vào tương lai một nghi án rằng Ngài từng rất mực nể trọng những thi nhân học giả lỗi lạc này kia, lẽ nào chính Ngài đàn áp họ!? Lúc khác, cầm bút viết hồi ký, Ngài sống lại tư thế cầm quyền khi trước, tiếp tục gọi tất cả đám học giả thi nhân ấy là “bọn phản động”! Quả thật, cho tới khi đậy nắp quan tài, Ngài vẫn chưa thể “nói chuyện” lại được với những nạn nhân
của mình trong giới cầm bút. Phía những nạn nhân cũ ấy cũng vậy: từ lúc được khôi phục, họ lên tiếng về mình ở nhiều chỗ khác nhau, trước những công chúng và đồng nghiệp khác nhau, trừ những công chúng và đồng nghiệp đã từng la ó và cùm kẹp họ. Ấy vẫn là một bất cập lịch sử của cả hai phía. Đám “quần anh Bắc Hà” xưa bị Ngài dìm xuống bùn, phải từ bùn gượng dậy, bằng sáng tạo mà trụ lại với đời, – đám người ấy nay còn hận Ngài chăng? Khó biết hết. Như bài Hoàng Cầm tiễn đưa Ngài đó! Chỉ phô cái tử tế ra mà thôi! Mà tử tế chưa phải là tất cả tâm địa người đời.
Cây bút nào sẽ viết truyện “chưởng” này nhỉ?
04/10/2010
Lại Nguyên Ân
NGUYỄN THIẾU NHẪN
Skip to content
TRANG CHÍNH
ABOUT
← “KẺ THÙ SAU LƯNG NGƯƠI ĐÓ!”GIẢI THƯỞNG VĂN CHƯƠNG →
NÓI DỐI NHƯ… TỐ HỮU!
Posted on Tháng Năm 9, 2011by laomoc
“… -Tôi đặc biệt cảm ơn nghệ sĩ Hoàng Cầmvề những lời phê bình sắc sảo, chính xác và chân thành của anh bốn mươi năm trước đối với thơ tôi.
-Tôi khâm phục tài năng và ý chí của nghệ sĩ Đặng Đình Hưng. Đối với tôi, cuộc đời anh Hưng là một bài giảng cao cấp về niềm tin ở sự thật.
-Trần Đức Thảo là một mẫu mực của lòng say mê nghiên cứu và sáng tạo vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên lãnh vực triết học. Trần Đức Thảo đã góp phần khẳng định vị trí tiên phong của đội ngũ trí thức cách mạng kiệt xuất và hùng mạnh.
-Văn Cao là một trong những nhạc sĩ lớn nhất.
-Quang Dũng là một trong những cánh chim đầu đàn của nền thơ cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.
-Sau Quang Dũng và Hoàng Cầm, Trần Dần cũng là cây bút hạng nặng.
-Ngoài ra phải kể thêm Hữu Loan, Lê Đạt và Phùng Quán, ba nhà thơ ba vẻ khác nhau nhưng cùng sạu sắc, nóng bỏng tính chiến đấu không kém phần lãng mạn.
-Nhà văn Phùng Cung cũng cần phải được minh oan cùng với truyện ngắn “Con ngựa già của chúa Trịnh”. Không có ẩn ý gì xấu như 40 năm trước đã bị một số người lầm tưởng”.
Nếu không có lời ghi chú đoạn văn trên trích từ: “Nhật Hoa Khanh, Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, không ghi nhà xuất bản” và sau đó là lời bình của ôngTưởng Năng Tiến:
“Mô Phật! Cuối cùng thì Tố Hữu đã buông đao, sau khi đã làm cho vô số cuộc đời bị “rạn vỡ, bị ruồng bỏ và bị lưu đày” – nếu nói theo lời Phùng Quán” trong bài viết “Phùng Cung giữa trăng sao và mộ chí” thì phải nói là tôi không dám tin là nhà thơ VC Tố Hữu, con chim đầu đàn của nền văn chương cũi sắt của Việt Cộng lại có thể muối mặt nói dối không biết ngượng miệng như thế về các nhà thơ, nhà văn đã từng là nạn nhân của ông ta.
Như mọi người đều biết thì khi vụ Nhân văn Giai phẩm xảy ra, Tố Hữu là người chỉ đạ
--
Bạn nhận được thư này vì bạn đã được đăng ký vào nhóm Google Groups "TUD Alumni Vietnam".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến tudav+unsubscribe@googlegroups.com.
Để có thêm tùy chọn, hãy truy cập https://groups.google.com/d/optout.
Các bài thơ ca ngoi Anh Trỗi, chị Trần Thị Lý trong bài Người Con Gái Việt Nam có tính khích lệ, động viên tinh thần rất cao.
Tố Hữu cũng còn là dịch giả nhiều bài thơ của thi sỹ Nga chuyển ngữ từ tiếng Pháp qua tiếng Việt. Tôi được biết, khi nhà thơ Nga, tác giả bài thơ " Đợi Anh Về" hay đến mức mà khi Simorvov qua thăm VN, khi nghe phiên dịch dịch lại qua tiếng Nga, ông đã phải thốt lên: Không thể ngờ Thơ của tôi lại hay đến thế!
Tuy nhiên, giới Văn nghệ sỹ lại vô cùng căm ghét TH vì cho rằng ông ta là thù phạm của nhiều vụ vùi dập, chà đạp lên các văn nghệ sỹ đương thời rất có tài năng như Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Xuân Diệu, Pham Tien Duật v.v... va v.v...thậm chí cả tài năng thơ trẻ bẩm sinh Trần Đăng Khoa.
Tôi cũng không trách ông về các bài thơ ca ngợi Mao Trạch Đông, Xtalin đến cháy bỏng, vì cái thời đó nó thế. Thông tin về Xtalin, Mao Trạch Đông chỉ la các thông tin tốt, ca ngợi tận may xanh thì làm sao TH có thể viết khác? Thời thế nó thời phải thế, không thể viết khác, làm khác được.Không nên đem cái hiểu biết bây giờ để trách cứ ông ta.
Thời đó từ các đường mòn ngoằn ngoèo trong rừng bước ra đường cái quan có ô tô tải chạy được thì làm sao mà TH không thể viết " Đường ta rộng thênh thang 8 thước"( đương nhiên về mặt tu từ thì chữ "thênh thang" không nên có giới hạn là bao nhiêu mét?).
Tóm lại sự so sánh hay trách cứ cũng cần xem xét trong hoàn cảnh, văn cảnh của lúc đó.
Xin trao đổi thêm cùng Quý ACE.
HLP
Bắt đầu tin nhắn đã chuyển tiếp:
Từ: Dat Quoc <kitdat@yahoo.com
Ngày: 15:45:24 GMT+7 Ngày 14 tháng 10 năm 2014
Đến: "haiphuc1910@gmail.com" <haiphuc1910@gmail.com, "Ph.D.Bi" <phamdacbi@gmail.com
Chủ đề: “Thơ lúc nào cũng có trống có kèn, lúc nào cũng tưng bừng,náo nức như đi trẩy hội....”.
Trả lời-Tới: Dat Quoc <kitdat@live.com
Tại sao Ngày sinh của Đại thi hào
mà người ta không nhắc đến (Dù là qua loa,đại khái) nhỉ?
Nếu còn sống năm nay ông 94, và ngày 4 tháng này, 4 năm trước ông 90?
Dưới đây tập hợp một số bài đáng đọc (hơi dài)
Tố Hữu và bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
I
Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào, ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội. Đến đâu cũng nghe vang tiếng trống, tiếng kèn. Mà thơ ông đâu chỉ có trống phách linh đình như một đám rước, ông còn bắn cả 21 phát đại bác vang trời. Cho đến nay, chỉ có ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất đã bắn đại bác trang trọng như thế. Trong tâm hồn lớn lộng gió của ông không có những góc khuất, những vùng tối, những nẻo
đường hiu quạnh, những thành quách nhàn nhạt một màu rêu cô liêu. Nghĩa là không có chỗ nương náu cho những nốt nhạc lạc điệu, xa lạ và trầm buồn. Đôi khi, những nỗi niềm vu vơ có ở thời Từ ấy lại lần theo một con đường riêng nhuốm màu thiên nhiên, chìm lẩn trong tiềm thức mà tìm về với ông, thì ông lại tự xoá đi, để tiếng hát ông chỉ còn một âm hưởng chủ đạo. Âm hưởng vui bất tuyệt.
Nếu mỗi nghệ sĩ là một người thư ký của thời đại, theo quan niệm Balzac, thì Tố Hữu chính là người thư ký của cách mạng. Thơ ông là biên niên sử cách mạng. Có thể lần theo dấu vết thơ ông mà tìm những bước thăng trầm của cách mạng, của kháng chiến. Chính vì thế, trong những ngày cả nước long trọng kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tôi tìm lại thơ ông, tra cứu thơ ông, như tra cứu một cuốn tự điển cách mạng. Tôi lật trang Điện Biên Phủ và lập tức lại gặp ngay tiếng reo vui tưng bừng quen thuộc của ông: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Đây là bài thơ khá nổi tiếng của Tố Hữu. Bài thơ cung cấp cho ta nhiều con số và những tư liệu lịch sử. Qua thơ mà ta biết cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài ba ngàn ngày. Chiến
dịch Điện Biên Phủ từ lúc mở màn đến khi kết thúc thắng lợi là 56 ngày đêm. Trong thời gian này, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đang ở Việt Bắc. Trên bàn làm việc dã chiến của Người có bản đồ Điện Biên Phủ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi hội đàm với Chính phủ Pháp ở Paris. Trưởng phái đoàn ngoại giao của Pháp là Biđôn (Bidault). Trưởng phái đoàn ngoại giao của Mỹ là Smit (Smith). Còn đại tướng Võ Nguyên Giáp thì dàn quân ở giữa trận tiền. Và bạt ngàn bộ đội, dân công đi tiếp lương, tải đạn, kéo pháo, mở đường. Lương thực, đạn được vận chuyển đến Điện Biên bằng hai phương tiện chính: thồ và gánh. Đời sống tinh thần của bộ đội và dân công ta ở cái thời ấy cũng được Tố Hữu ghi chép khá tỉ mỉ: người ta động viên
nhau, thúc đẩy nhau bằng tiếng hát. Những điệu hò lơ, hấy lơ vang vọng khắp các triền đèo hiểm trở Lũng Lô, Pha Đin. Như thế, xem ra, việc chuẩn bị chiến đấu vất vả, gian khổ nhưng vui. Rõ ràng đi kháng chiến như đi trẩy hội. Còn khi đã chiến đấu thì thật ác liệt. Có thể nói đó là cuộc chiến đẫm máu. Người khoét núi đặt bộc phá. Người bịt lỗ châu mai. Người lấy thân chèn pháo. Và máu người đã nhuộm đỏ cánh đồng Mường Thanh. Máu trộn với bùn đất. Chỉ một chi tiết này, ta biết chiến dịch mở vào mùa mưa. Đó là một thử thách không nhỏ đối với người lính Điện Biên Phủ. Tất cả những tư liệu lịch sử có tính thông tấn báo chí ấy, đã được Tố Hữu biến thành tình cảm, giai điệu. Và bao phủ lên nó là một bầu không khí
hừng hực. Bầu không khí Điện Biên.
Tố Hữu có đi chiến dịch không? Ông viết bài thơ này trong trường hợp nào? Lúc ấy ông ở đâu? Ông đang làm gì, giữ những trọng trách gì? Chiến thắng Điện Biên đến với ông ra sao? Đấy là những câu hỏi mà độc giả hôm nay tò mò muốn được giải đáp. Nhưng ai giải đáp nổi? Chỉ có thể là Tố Hữu. Và chúng tôi được giao một nhiệm vụ rất cụ thể: tìm đến gặp Tố Hữu, rồi lân la hỏi chuyện ông.
II
Chúng tôi tập kích vào nhà Tố Hữu, đúng theo cách tiếp cận của lính Điện Biên Phủ. Ngay lập tức nhà thơ lớn đã bị bốn anh em lính báo bao vây. Ngoài tôi và nhà phê bình Hồng Diệu, còn có thêm Khánh Chi, Trường Giang - hai phóng viên trẻ của báo Đại đoàn kết. Bây giờ thì Tố Hữu đã ngồi gọn giữa mấy anh em chúng tôi. Trông ông trầm tĩnh như một ngọn tháp cổ kính. Mà không, ông như một vị nguyên soái đã giã từ vũ khí, giã từ mọi thứ xiêm áo lỉnh kỉnh mà tạo hoá đã bỡn cợt khoác lên ông, nhiều khi che khuất cả chính ông, để ông chỉ còn lại là một già làng, có phần cô đơn, bé nhỏ, da mồi, mái tóc bạc trắng sương gió, dường như đã quá quen với trận mạc, với mọi biến cố, thăng trầm của cõi đời dâu bể. Lơ lửng ở đâu đó trong
khoảng u u minh minh trên mái đầu ngả bạc của ông, hình như vẫn còn lung liêng, vẫn còn chao lắc cái con quay mờ mờ nhân ảnh của ông Trời. ý nghĩ ấy đến với tôi khi tôi đang thành kính ngắm ông như ngắm một viện bảo tàng. Còn ông thì ngồi im lặng. Đôi mắt riu riu nửa thức, nửa ngủ, có lúc lơ đãng vô vi như một người đang nhập thiền, có lúc lại ánh lên, long lanh sáng như mảnh thuỷ tinh vỡ. Vào những giây khắc mong manh đó, tôi chợt thấy ông vẫn còn là một vị tướng soái, với đầy đủ mũ áo cân đai. Còn bây giờ, ông có vẻ như hơi ngỡ ngàng. Ông đưa mắt nhìn lũ chúng tôi là mở chiến dịch rút lui quyết không dây với lũ trẻ ranh.
- Chuyện Điện Biên ấy mà, nói thực là mình biết không nhiều lắm đâu. Cái này các cậu phải đến gặp Hồ Phương, Hữu Mai, hay Từ Bích Hoàng. Các anh ấy đi chiến dịch Điện Biên, các anh ấy biết nhiều chuyện đấy.
- Chuyện Điện Biên thì bạn đọc cũng đã biết rồi, vừa qua mấy anh em làm báo đã sục vào hầm De Castries, còn lặn lội vượt đèo leo suối vào tận sở chỉ huy ta ở Mường Phăng. Anh Lê Lựu đã đến gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh Hồng Diệu đã gặp ba thiếu tướng Hồ Phương, Chu Phác và Dũng Hà. Mấy anh em còn tham khảo cả tài liệu của Pháp nói về Điện Biên. Nghĩa là nhìn Điện Biên ở mọi góc độ khác nhau. Bây giờ, mấy anh em muốn hỏi anh về bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
Tố Hữu cười:
- Bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên thì cũng chẳng có gì phải nói thêm nữa. Mình đã viết cả ra rồi. Có gì cũng nói tuột ra hết. Thơ mình là thế, là cứ nói thẳng tuồn tuột, chẳng có gì khuất khúc cả.
- Vâng, bài thơ nói được nhiều điều lắm. Đầy ắp tư liệu thông tin. Nhưng có thông tin mà bạn đọc bây giờ tò mò muốn biết thì bài thơ lại không nói đến. ấy là thông tin về tác giả. Khi viết bài thơ này, anh đang ở đâu?
Tố Hữu ngồi im lặng. ánh mắt bỗng xa vợi. Hình như ông đang lục trong trí nhớ, cố tìm một hình ảnh nào đó, một bóng dáng nào đó của kỷ niệm xa mờ.
- Chịu, không thể nhớ được. - Tố Hữu quay về phía tôi. - Mình già rồi, u mê rồi. Có lẽ các anh ở cục tác chiến, quân bưu, các anh ấy nhớ, chứ mình thì quên mất rồi. Cái bản ấy, nó có cái tên là khau khau gì đấy. Hồi đó, mình là trưởng ban tuyên truyền. Suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc lại chạy sang bên Bộ Tổng, Quân uỷ trung ương, chỗ anh Văn, hỏi xem có đánh nhau ở đâu thì viết bài tuyên truyền. Mà viết xong cũng chẳng biết đưa cho ai nữa. Hồi ấy, phương tiện tuyên truyền của ta còn nghèo lắm, sơ sài lắm, đâu có được phong phú như hồi chống Mỹ. Công cụ tuyên truyền chỉ có mỗi tờ báo Nhân Dân với cái đài 500 oát. Còn thì phần lớn là tuyên truyền mồm quan cánh dân công. Mỗi trận đánh thắng, tự thân
nó đã có sức tuyên truyền rồi. Nó lan xa lắm, lan nhanh lắm. Còn chuyện Điện Biên thì sau này mới rầm rộ. Hò kéo pháo. Điện Biên bấy giờ im ắng lắm. Ta âm thầm chuẩn bị lực lượng. Không ai có thể nghĩ được rằng, ta lại có thể đưa được quân, đưa được pháo vào Điện Biên. Thực tế khách quan thì không thể làm được. Đường sá hiểm trở lắm, toàn những đèo dốc, vực thẳm. Gay go nhất là việc vận chuyển lương thực, thực phẩm. Cái này, phải nói là dân mình ghê gớm thật. Chỉ có đôi vai, đôi bồ, khá hơn cái xe đạp tồng tộc, mà rồi từ Thanh Hoá, từ đồng bằng Bắc Bộ mò mò đưa gạo lên. Hạt gạo nặng bằng hạt máu. Phải nói ý chí của dân mình rất ghê gớm. Họ nhịn đói, nhịn khát, ăn lá lảu dọc đường. Dừng nghỉ thì nói
chuyện thịt bò, nói chuyện nướng chả, làm thịt cầy, cứ như mình đang liên hoan, đang ăn thịt, mà toàn ăn thịt... mồm.
- Vậy tin toàn thắng đến với anh lúc nào?
- Lúc ấy khoảng 5h30 hay 6h chiều ngày 7-5. Rừng đã nhá nhem tối mới có điện từ chỗ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện Hoả tốc, hoả tốc - Ngựa bay lên dốc ấy là có thật. Đấy là con ngựa của chú liên lạc ở chỗ anh Trường Chinh. Và cũng chỉ có mỗi con ngựa với chú liên lạc, chứ làm gì có Đuốc cháy sáng rừng, với Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Khi viết thì mình viết thế. Viết thế mới tạo được không khí, chứ làm gì có lửa mà đỏ rừng đỏ bản. Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng núi tối mù mù. Chỉ có vài ngôi nhà ở triền núi xa xa có ánh lửa le lói, chắc họ đang nấu cơm hay nướng sắn gì đó. Thế mà mình viết: Đuốc chạy sáng rừng - Loa kêu từng cửa. Cũng chẳng có loa đâu. Mà loa với ai. Dân ở xa. ở gần dân e bị
lộ. Nguyên tắc là bí mật tuyệt đối. Cơ quan trung ương ở trong rừng, ở giữa lau tre. Mình ở nhà đất. Anh Trường Chinh cũng ở nhà đất. Chỉ có Bác ở nhà sàn. Ông cụ có đặc tính là thích ở nhà sàn, và ở bên suối. Ông cụ vốn là người yêu sơn thuỷ hữu tình. Cơ quan trung ương cũng đóng dọc bên suối, lán chìm trong cây lá. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù mà. Bí mật là một nguyên tắc. Vậy thì loa với ai. Thế mà vẫn loa kêu từng cửa. Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Hầy, nghe vui hỉ, nghe cũng rậm rật đấy chứ hỉ - Rồi Tố Hữu quay lại mấy anh em, nheo nheo một bên mắt, vẻ trẻ trung, tinh nghịch - Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là mình phịa như thật, nên người ta cũng tha cho.
Rồi Tố Hữu lại cười. Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có vẻ của một ông Phật, Hồng Diệu hỏi:
- Thế từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch anh có lên Điện Biên bao giờ không?
- Không! Nào mình có biết Điện Biên ở đâu mà đi. Đi sao được. Mà ai cho đi cơ chứ.
- Tưởng anh là trưởng ban tuyên truyền, anh có thể đi khắp nơi chứ.
- Đâu có. Ông nói thế là nói cái anh tuyên truyền sau này, tuyên truyền bây giờ. Chứ lúc ấy, đi sao được. Mình cứ ngồi im chờ lệnh cụ Trường Chinh.
- Tưởng anh viết Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam...
- à, cái đấy mình hỏi. Mình hỏi mấy chú đã đến Điện Biên rồi. Hỏi xem ở đấy có những cái gì, mới biết mấy cái địa danh như thế đấy chứ, biết cả ở đó có cam, có mơ và rất nhiều hoa mơ. Chỉ mang máng thế thôi. Và rồi những cái mang máng ấy, cũng chẳng biết sẽ để làm gì. Sau này khi viết, mình mới lôi nó ra, đưa vào thơ, cứ nhét bừa vào. Nó mới thành: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam / Hoa mơ lại trắng vườn cam lạ vàng. Đấy, đơn giản thế đấy.
Rồi Tố Hữu lại cười. Hoá ra ông Phật này cũng thích đùa lắm. Ông nói mà cứ như nói đùa, và tôi nghĩ, phải là người uyên thâm lắm, thông minh và lịch lãm lắm mới có thể nhìn mọi sự đơn giản như thế, mới có thể đùa được như thế. Đùa là một phẩm chất của trí tuệ. Thực tình, hai câu thơ mà Tố Hữu vừa nhắc đến, như nhắc đến một giai thoại vui kia, là hai câu thơ hay, nếu không nói là hay nhất trong bài. Đặt trong cái không khí của toàn bài, nó mới đắc địa, như người ta đang nghe một bản giao hưởng chát chúa toàn những kèn đồng, lại thấy vút lên mảnh mướt một tiếng sáo trúc đồng quê mát mẻ. Câu thơ ghép toàn những địa danh. Đưa địa danh vào thơ đâu có dễ dàng gì. Nhưng Tố Hữu có biệt tài trong cái kỹ nghệ ngày. Địa danh vào
thơ ông thường rất nhuần nhuyễn. ở đây, dường như nó không còn là địa danh nữa, nó là kỹ nghệ chơi chữ cao, chơi chữ mà không thấy dấu vết của việc chơi chữ, chỉ có hai câu thơ với tên rừng, tên núi cụ thể mà Tố Hữu đã kết được thành một vòng hoa rực rỡ sáu màu. Đấy là vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh ở chiến trường Điện Biên lịch sử. Xuân Diệu là người đã có công trong việc phát hiện ra cái vòng hoa thầm lặng đó.
- Sau này, ông Diệu ông ấy có khen tôi. Ông ấy tán ra thế, tôi mới biết nó như thế đấy chứ. Thực ra, đó là mấy cái địa danh có sẵn, địa danh có màu, dưới lại có trắng, có lam, có vàng. Cũng lại là màu nữa. Nó mới thành tấm thảm nhiều màu. Cái này, những anh em lý luận họ gọi là gì hỉ? Là tiềm thức à? Nghĩ cũng có lý hỉ?
Ngừng một lát, Tố Hữu tiếp:
- Bài thơ Điện Biên được viết nhanh lắm. Sau chiến thắng, tôi lên Bác ngay. Lên xin ý kiến Bác xem cần tuyên truyền thế nào. Có điều lạ là Bác rất bình thản. Bác bảo: Đây chỉ là chiến thắng bước đầu thôi. Sao các chú cứ rối lên thế. Ta đánh thì tất nhiên là sẽ thắng. Quân đội ta là quân đội quyết chiến, quyết thắng cơ mà. Bác khen các chú đánh giỏi. Nhưng đừng rối lên. Phải cảnh giác. Hết sức cảnh giác. Chiến tranh chưa kết thúc đâu. Kẻ thù ta bây giờ không phải là Pháp nữa, mà là Mỹ. Không khéo chuyến này, ta phải đánh nhau với Mỹ, còn lâu dài đấy, gian khổ đấy, đừng có tếu. Điều đáng kinh ngạc là Ông Cụ lại nói chuyện ấy ngay trong ngày chiến thắng Điện Biên. Tôi đã đọc một loạt những hồi ký viết về Ông Cụ ở thời
điểm này, nhưng không thấy ai nói đến chuyện đó. Cũng trong cuộc gặp ấy, Ông Cụ bảo tôi làm tuyên truyền. Ông Cụ có bảo tôi làm thơ đâu, làm tuyên truyền động viên bộ đội đấy chứ. Tuyên truyền làm sao cho dân vui là được rồi. Tôi về, suốt đêm không ngủ được, cứ vẩn vơ mãi. Tôi nghĩ: tuyên truyền bằng thơ là tốt nhất. Thơ dễ phổ biến, dễ nhớ, dễ thuộc. Mình không nhận ra trận, nhưng cũng nghe lỏm được khối chuyện. Chỉ tội, chẳng biết Điện Biên ra sao. Rồi thì đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô cũng chẳng thể hình dung được. Tôi bèn đến hỏi Bác, Bác ngửa cái mũ lá ra: Điện Biên nó như thế này này. Nó là một lòng chảo. Đấy, cũng chỉ mang máng thế thôi. Thế rồi thì tôi viết, viết nhanh lắm, viết không đến hai ngày. Những gì mình nghe
được về Điện Biên, mình cho vào thơ hết, cho nó có vần có điệu, vì nhịp thơ nó đi như thế. Lục bát thì còn phải cò cưa ký cưa, chứ ở đây, mình cho nó nổ lung tung lên, chẳng việc gì phải giữ đúng khuôn khổ. Có lẽ đây là bài thơ tự do nhất, viết sảng khoái nhất. Hồi Cách mạng tháng Tám, mình cũng có bài thơ sảng khoái như vậy. Bài thơ nói về cái con chim gì ấy nó hót hót ấy...
- à, đấy là bài Huế tháng 8 - Hồng Diệu chợt như bừng tỉnh - Có con chim nào trong tóc, nhảy nhót hót chơi. Ha! Nó hót cái gì vui vui nghe thiệt ngộ.
- ờ, đại khái là như vậy.
Tố Hữu cười. Mấy anh em cùng cười. Không khí trong căn phòng thật ấm cúng vui vẻ. Tố Hữu tiếp tục câu chuỵện và Hồng Diệu lại làm bà Trần Thị Tuyết minh hoạ thơ cho ông. Phải nói trí nhớ của nhà tầm chương trích cú này cũng đáng hãi thật. Hầu như anh thuộc hết thơ Tố Hữu, kể cả những câu thơ trong quá trình sửa chữa, ông đã vứt rồi, mà Hồng Diệu vẫn còn thuộc. Anh đọc cho Tố Hữu nghe bằng một giọng von vót nửa kim, nửa thổ.Tiếng reo núi vọng sông rền...
- à , cái đó mình cũng phịa đấy. - Tố Hữu cắt ngang giọng đọc đầy hào hứng của Hồng Diệu. - Hồi đó, đang phải bí mật, có ai dám reo hò đâu. Nhưng phải viết thế, phải tạo không khí như thế mới có cớ mà hoan hô chứ. Mình hoan hô chiến sĩ Điện Biên, hoan hô ông Giáp. Lúc ấy, đại tướng võ Nguyên Giáp oanh liệt lắm. Người ra trận cơ mà. Một ông Tổng tư lệnh ra trận...
- Thế sao sau này, trong những tập tái bản gần đây, anh lại cắt câu ấy đi?
- Đâu, mình có cắt đâu - Tố Hữu ngạc nhiên. Mình chẳng biết gì đến chuyện ấy cả. Mình vẫn giữ đấy chứ, mà mình thấy cũng không có gì phải cải chính.
- Bài thơ này khi anh viết xong rồi, Bác Hồ có đọc không?
- Có chứ - Tố Hữu cười - Khi in ra, chắc Ông Cụ có đọc.
- Thế Ông Cụ nói sao?
- Ông Cụ chẳng nói sao cả. Chưa bao giờ Ông Cụ khen thơ tôi. Chỉ có anh Trường Chinh thì có khen, ví tôi với ông này, ông khác, nhưng anh ấy cũng nói tào lao cho vui thế thôi, còn Bác thì chưa bao giờ khen thơ tôi cả. Sau Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, tôi viết tiếp Ta đi tới và Việt Bắc...
Đây là thời kỳ sáng tác sung sức nhất của Tố Hữu. Trong ba bài thơ viết cùng một giai đoạn ấy, Việt Bắc là một kiệt tác, dù còn lẫn mấy câu vè. Hai bài thơ còn lại cũng như phần lớn thơ Tố Hữu, sẽ bất tử nhờ lịch sử. Bởi nó đề cập đến những cái mốc lịch sử. Mỗi bài là một trang biên niên sử. Mà đề cập đến lịch sử, viết về lịch sử thì không ai bằng được ông. Chiến thắng Điện Biên đã qua 40 năm rồi, đã có hàng trăm bài thơ viết về sự kiện này, nhưng cho đến nay, quả thật vẫn chưa có bài thơ nào viết về Điện Biên vượt bài thơ ông. Cái hay của bài thơ không nằm trong câu chữ cụ thể mà nằm trong cái hơi chung của toàn bài.
- à, lại nói về cái tên bài thơ. - Tố Hữu tiếp tục tâm sự - Lúc đầu mình lấy tên là Điện Biên Phủ. Nhưng sau nghĩ thấy không ổn. Điện Biên Phủ chỉ là một cái địa danh. Mình đổi thành Chiến thắng Điện Biên, cũng lại thấy vô duyên. Nghe nó như tên một bài báo. Mình đọc lại bài thơ, thấy có câu Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Thôi, lấy té luôn như thế cho rồi. Cái tên ấy hợp với không khí toàn bài - Tố Hữu nhìn sang tôi, sảng khoái như một người vừa thắng xong một trận đánh hóc hiểm - Thơ Khoa có lẽ chẳng bao giờ có hoan hô đâu nhỉ. Còn tôi thì tôi cứ hoan hô. Tôi còn hô cả khẩu hiệu nữa cơ. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Muôn năm, muôn năm Mác - Lênin. Đấy, tôi hô khẩu hiệu đấy, tôi chả sợ. Tôi muốn nói rằng: Không có cái gì là
không thành thơ được. Tôi cho cả Nguyễn Văn Trỗi hô: Hồ Chí Minh muôn năm. Mà hô những ba lần kia.
Tất nhiên, sau ba câu khẩu hiệu Hồ Chí Minh muôn năm, Tố Hữu đã hạ một câu thơ thật là thần tình: Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần. Và thế là ngay lập tức, mấy câu khẩu hiệu khô khốc trên kia đã không còn là khẩu hiêu nữa, nó đã thành tình cảm, xúc cảm, thành nỗi niềm thiêng liêng của cả một đời người ở cái giây phút hiểm nghèo nhất. Và người đọc bỗng ứa nước mắt. Đấy là tài nghệ của một bút pháp lớn. Bút pháp bậc thầy.
Câu chuyện Điện Biên tạm thời kết thúc. Tố Hữu quay sang hỏi Khánh Chi và tôi, cũng vẫn những chuyện văn chương. Khi chia tay ông, Khánh Chi mới rụt rè đề nghị:
- Bác Tố Hữu ơi, bạn đọc ở báo Đại đoàn kết lại còn có yêu cầu này nữa. Họ muốn có mấy dòng chữ và chữ ký của bác. Bác chép cho một đoạn thơ nào đó trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
Tố Hữu vui vẻ:
- ờ thì đưa sổ đây, có bút không?
Nhưng khi đặt cuốn sổ của Khánh Chi lên đầu gối rồi thì Tố Hữu lại lưỡng lự. Hình như ông đang tính xem nên chọn câu thơ nào. Hồng Diệu liền tham mưu:
- Xin anh chép đoạn này: Điện Biên vời vợi nghìn trùng / Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta...
- Không, không được. - Tố Hữu lắc đầu - Phải chọn đoạn khác. Cái đoạn nói về huân chương. ờ, mà tại sao bây giờ, người ta lại không thích đeo huân chương nhỉ. Đối với tôi, huân chương bao giờ cũng có ấn tượng rất mạnh.
Rồi ông cúi xuống viết vào cuốn sổ tay của Khánh Chi:
Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử. Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng...
Tố Hữu chép rõ từng nét chữ. Hồng Diệu đọc cho ông chép. Thỉnh thoảng, ông lại ngẩng lên, âu yếm chờ Hồng Diệu đọc tiếp. Tôi nhìn ông, ngỡ ngàng. Một nhà thơ lớn, nổi tiếng vào loại bậc nhất của nền thơ đương đại Việt Nam ngồi chép lại thơ mình, chép từ trí nhớ của một độc giả. Thật chẳng có gì sung sướng hơn được nhân dân thuộc thơ mình. Đấy chính là tấm huân chương cao quý nhất mà nhân dân đã trao tặng thi sĩ. Hạnh phúc lớn lao ấy, tạo hoá đâu có ban phát cho nhiều người.
Tháng 5-1994
Trần Đăng Khoa
(trích Chân dung và đối thoại)
10/10/2010 - 22:9
Lại Nguyên Ân viết về Tố Hữu
VÀI Ý NGHĨ NHÂN HỘI THẢO VỀ TỐ HỮU
Lại Nguyên Ân
1
Kỷ niệm Tố Hữu năm nay, nhân 90 năm sinh, được tổ chức khá rùm beng: đã một buổi trình diễn thơ-nhạc tại Nhà hát Lớn hôm chủ nhật 2/10, lại buổi hội thảo tại ban Tuyên huấn TƯ hôm nay, 4/10. Làm lớn nhân năm chẵn, lại nhân lễ ngàn năm Thăng Long, rõ rồi; nhưng liệu có phải vì cái uy của thơ Tố Hữu đang suy trong công chúng? Nghe đôi nhà giáo đại học cho biết, sinh viên ngữ văn không thích làm luận văn, luận án về thơ Tố Hữu. Không tin thì ban Tuyên huấn cho cán bộ nhân viên làm điều tra xem?
2
Đọc lại tài liệu giới phê bình nghiên cứu Việt Nam viết về Tố Hữu, nhất là những gì viết từ 1955 đến 2000, bạn phải lưu ý… “trừ bì”, tức là phải lượng định mức độ phóng đại của những lời khen. Một đôi người chỉ khen cho phải phép trước kẻ đắc thời đắc thế, nhưng nhiều người thì khen thơ Tố Hữu là khen cấp trên, đề lên tận lưng trời, là để kiếm lợi riêng, như cái tay phụ trách tạp chí của Viện nọ dám viết rằng Tố Hữu làm chức càng cao thì thơ càng hay! (trong khi Xuân Sách nhận xét đúng hơn: nhà càng lộng gió thơ càng nhạt!). Thơ Tố Hữu đã từng đem lại tiền bạc, học hàm học vị cho không ít nhà giáo, nhà nghiên cứu, – điều này có thật, nhưng “chất lượng khoa học” của sự phê bình nghiên cứu trước đây về
thơ Tố Hữu thì nay cần phải trở thành một đối tượng nghiên cứu khảo sát, đừng có mặc nhiên trích dẫn vô tư.
3
Giá trị thực sự của thơ Tố Hữu ra sao?
Có sống sót được với thời gian không? – là những điều người ta nên nghĩ tiếp.
Tôi cho rằng thơ Tố Hữu có thể có tình giai cấp, tình dân tộc, nhưng không có tình nhân loại.
Không có tình nhân loại là ý thức, là chủ ý của nhà thơ Tố Hữu, người đã ra lệnh cho toàn giới lý luận và sáng tác văn nghệ ở miền Bắc phải loại bỏ tình nhân loại, bác bỏ chủ nghiã nhân đạo (humanisme) cả về lý luận lẫn thực tiễn, bảo nó là “nhân loại chung chung, nhân tính trừu tượng”, mang tính tư sản, cấm không ai được rơi vào quan niệm đó, nếu không muốn bị trừng phạt! Tự ông nói thơ ông là “đồng ý, đồng tình, đồng chí”, nghĩa là những ai không là “đồng chí” với ông thì không thể được ông thích, những ai không “đồng tình, đồng ý” với ông thì đều bị loại ra khỏi thế giới thơ ông. Bị nhà thơ thường dân ghét thì cũng chẳng sao, nhưng bị nhà thơ quyền uy đầy mình như Tố Hữu ghét thì kẻ bị ghét sẽ khốn nạn
từ thân xác đến tận tâm thần, như những cựu “đồng chí” Nhân văn-Giai phẩm đó!
Những nhận định cũ về tình giai cấp, tình dân tộc ở thơ Tố Hữu cần được minh định lại. Tình dân tộc ở thơ ông chỉ có trong sự phụ thuộc tình giai cấp; ông thạo các điệu thơ Việt cũ, như câu lục bát, câu song thất, lời diễn ca; nhưng ông lại bắt những gì dân tộc tính phải mang màu thời đại, lại là cái màu như ý ông, tức là phải gần gụi công nông binh, – ông chỉ thừa nhận là có tính dân tộc những gì gần gũi với các tầng lớp bình dân hoặc dưới đáy; ông là một học trò tiểu tư sản sinh ra ở đất “thần kinh” Huế nhưng lại ghét tất thảy những gì mang chất trí thức, bác học; ông là người hoạt động chính trị mạnh mẽ, nhiều đam mê và cơ mưu, nhưng thơ ông lại cổ vũ một thứ chủ nghĩa cấm dục hà khắc, may lắm cũng chỉ
có một chút xíu tình yêu platonic, “trái tim chia ba phần…, dành cho Đảng phần nhiều”... Tình giai cấp ở thơ ông tựu trung là tìm sự cảm thông trong những tầng lớp dưới, bị thống trị, kêu gọi họ hợp sức lật đổ giai cấp giàu có đang thống trị và giao cái quyền lực vừa giành được ấy cho ông và các đồng chí của ông, rồi từ đấy hãy cúc cung lao động chiến đấu dưới sự dẫn dắt không thể lầm lẫn của bọn ông! Thế thôi. Tức là nó mang đầy sự thực dụng, sự tuyên truyền. Tố Hữu hiển nhiên là nhà thơ của Đảng mình, nhưng vị tất đã là nhà thơ của dân tộc mình.
Ảnh hưởng thơ Tố Hữu ở Việt Nam (nói chính xác là ở vùng thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) là lớn, nhờ việc bộ máy tuyên truyền do ông đứng đầu, đưa thơ ấy tràn ngập các kênh chủ yếu: sách giáo khoa, sách báo phổ thông, đài phát thanh… Nói cho đúng, công chúng sống trên đất Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam biết và thuộc thơ Tố Hữu là vì không thể tránh thoát thơ ấy, là vì không có chỗ trốn khỏi thơ ấy. Tất nhiên thơ ấy chiếm lĩnh tâm hồn rất nhiều lớp người, và chính vì thế mà họ đã làm những gì thơ ấy kêu gọi, nhất là… ra trận!
Thơ Tố Hữu có những vết nhơ không thể tẩy xóa, như đoạn thơ“Yêu biết mấy nghe con tập nói / Tiếng đầu lòng con gọi “Sta-lin” ! Ý thơ ấy, ngay tầm gần, đã trái hẳn lẽ thường nhân loại: trẻ con tập nói thì gọi “mẹ” chứ đâu đã biết ai xa lạ? trẻ Việt làm sao tập nói được cái từ đa tiết xịt xoạt như thế kia? (Bài đăng tạp chí Văn nghệ 1953 là Tiếng đầu lòng nó gọi ‘Ông Lin’ , bản in vào sách Việt Bắc 1955 sửa thành Tiếng đầu lòng con gọi ‘Stalin’). Lại nữa, người đàn bà Việt dân quê làm sao có thể“Thương cha thương mẹ thương chồng / Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười” (!?!). Đây quả là một quái tượng trong thơ ca tiếng Việt và thơ ca thế giới, khi nhà thơ (thường được xem là kẻ chỉ biểu
dương những gì nhân ái, lương thiện) lại ngợi ca “công đức” một Bạo chúa, một Hung thần, một Độc tài khét tiếng, một Đao phủ thủ vĩ đại, và để làm cái việc ngợi ca trái lẽ ấy, người làm thơ đã hoàn toàn xé bỏ những giới hạn thông thường của tình cảm nhân loại.
Trên mạng internet bây giờ đôi khi còn thấy người ta cho rằng Tố Hữu là tác giả đoạn thơ khủng khiếp này:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.
Tôi thấy lạ với đoạn thơ này, vì dường như chưa từng gặp nó trong các tập thơ Tố Hữu đã đọc. Vậy nhân đây đề xuất với giới nghiên cứu, nhất là các giáo sư đã từng “ăn lộc” nhiều ở thơ Tố Hữu (như Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử…), hãy tìm ra ngọn nguồn đoạn thơ này và thông tin lại cho bạn đọc; nếu nó không phải là thuộc ngòi bút Tố Hữu thì cũng là may cho ông, tuy vẫn thật buồn cho giới làm thơ của chúng ta. Lọt sàng xuống nia, nó vẫn là của một ngòi bút Việt Nam nào đó. Vượt ra ngoài chuyện xác định “tác quyền” cụ thể, đoạn thơ này thông báo rằng còn có cả một dòng thơ ca quần chúng sắt máu đầy hận thù giai cấp từng được Đảng khơi lên, từng được sáng tác ra và lưu truyền trong dân chúng, – đó
là “văn thơ (có cả kịch, chèo) phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất”, xuất hiện từ khoảng 1951 và tự tắt đi vào cuối 1956. Rất nhiều tên tuổi nhà thơ nhà văn quen thuộc có góp tác phẩm vào mảng văn thơ này, kể cả Nguyễn Tuân, kể cả Nguyễn Bính, kể cả Hữu Loan…, tất nhiên số đông hơn vẫn là những tác giả quần chúng ít tên tuổi. Cho đến nay, về cải cách ruộng đất thì ít nhiều đã có những công trình, luận án sử học, nhưng mảng văn thơ cải cách ruộng đất thì vẫn chưa hề có một sưu tập, tuyển tập tác phẩm, cũng chưa có một công trình nghiên cứu, luận án hay luận văn nào đề cập tới. Cố tình hay vô ý của giới nghiên cứu văn học chính ngạch ta đây? Hãy chờ nghe trả lời từ những người đang phụ trách các cơ
quan nghiên cứu khoa học xã hội của nhà nước. Nhưng dù sao thì cũng đừng nghĩ rằng hễ giới nghiên cứu làm bộ quên thì mảng văn thơ này sẽ dần dần biến mất; tốt hơn là nên tiếp cận bằng các sưu tập và công trình nghiên cứu, tức là nhắc lại nó như một kinh nghiệm đau xót của một nền văn học từng sa vào những giọng điệu và tinh thần phi nhân đáng hổ thẹn ấy.
4
Tôi không biết viết truyện, nên rất muốn mách cho ai đó giỏi viết truyện, hãy viết một truyện “chưởng” có nhan đề “Ly Khách Thần Kinh và quần anh Bắc Hà”. Đây là một chuyện “quần hùng” của giới văn sĩ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam những năm 1947-1990.
“Ly Khách Thần Kinh” là Tố Hữu, một người Huế (= đất thần kinh), rời Huế ra Bắc hoạt động từ 1947 (hoặc sớm hơn) nên gọi là “ly khách” (dựa câu thơ Thâm Tâm “Ly khách! Ly khách! Con đường vắng ”); “quần anh Bắc Hà” dĩ nhiên là nói đám văn sĩ Việt trên đất Bắc, từ những người tham gia Văn hóa cứu quốc thời đầu đến những tài danh thuộc lớp kế tiếp.
Những văn sĩ tham gia hội Văn hóa cứu quốc (VHCQ) thời đầu (1943-45) hầu hết đều là những tài năng trẻ ở đất Bắc, hứa hẹn kế tiếp lớp tiền chiến đầy thành tựu. VHCQ là đoàn thể nằm trong Việt Minh rộng lớn, nhưng quan hệ trực tiếp với Hội này là các nhân sự đứng đầu xứ ủy Bắc Kỳ (của ĐCS Đông Dương). Ngay sau ngày cướp chính quyền (19/8/1945) VHCQ rất được tin dùng. Việc tổ chức lễ tuyên bố độc lập được giao phần chính cho VHCQ; đến số liệu người chết trong nạn đói 1945 nêu trong Tuyên ngôn độc lập cũng do VHCQ cung cấp…
Trong năm 1946 “Ly Khách Thần Kinh” có ra Hà Nội, có ghé thăm VHCQ trước lúc trở về Thanh, VHCQ in cho tập “Thơ” (1959 in lại đổi là“Từ ấy”), thế thôi…
Vậy mà chỉ hơn một năm sau, lúc đã bước vào kháng chiến, tại Việt Bắc, giữa những văn sĩ đã rời Hà Nội đến “thủ đô gió ngàn” bỗng lại xuất hiện “Ly Khách Thần Kinh”, không phải như một văn sĩ như các văn sĩ khác, mà như một người của Đảng cử sang lãnh đạo cả giới này.
Thế tức là những văn sĩ theo VHCQ từ đầu, đã không có ai được đủ tin cậy để TƯ Đảng giao cho lãnh đạo giới mình. Những Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi hẳn là có hơi bị sốc?
Phía “Ly Khách Thần Kinh”, một tập “Thơ” (Từ ấy) chưa đủ để đám văn sĩ đi KC này phục tài. Làm sao chàng so đọ được tài văn với Nguyễn Tuân, tài thơ với Xuân Diệu, tài nhạc với Văn Cao, …?
Cuộc “chinh phạt” của “Ly Khách Thần Kinh” phải diễn ra với những mưu kế khác, tùy theo thời thế.
Năm 1949 thì chỉ bằng mấy nguyên tắc “dân tộc-khoa học-đại chúng” đã có thể dằn mặt Nguyễn Đình Thi và những người trẻ đang hăm hở làm mới thơ Việt.
Sau 1950 (khai thông biên giới, tiếp nhận ảnh hưởng Trung Cộng), thì nhân danh chỉnh huấn, còn có thể buộc hầu hết “quần anh Bắc Hà”, kể cả những tài danh lớn như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan… viết kiểm điểm về lập trường giai cấp từng thể hiện trong sáng tác trước kia, tuyên bố từ bỏ thành quả văn nghệ tiền chiến của chính mình, cam kết từ đây chỉ viết trong vòng “yêu-căm-chiến-lạc” (= yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu, lạc quan).
Tất nhiên đám “quần anh Bắc Hà” không chỉ có duy nhất một bọn, thế nên tốp này quy hàng lại có tốp khác khiêu chiến. Tranh luận tại Hà Thành hồi 1955 về tập thơ “Việt Bắc” là điểm va chạm nảy lửa; một bọn văn sĩ (Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Bính…) ngạo nghễ xem thường lối thơ bình dân hóa, nhân danh công nông binh của “Ly Khách Thần Kinh”, trong khi đám đã quy hàng (Xuân Diệu, HoàiThanh, Nguyễn ĐìnhThi…)thì ra sức tâng bốc, hơn thế, còn dùng quyền lãnh đạo để buộc chấm dứt thảo luận khi những lời chê bai đậm dần lên…
Nhưng sự tranh biện lại nảy ra ở quy mô rộng hơn, động đến những tai họa xã hội có thật, tại đất mình (cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức) và tại “phe” mình (dân Hung, Ba Lan nổi lên chống ách XHCN Xô-viết…)… “Ly Khách Thần Kinh”, cùng với đàn anh trong chính giới, dùng sách “trăm hoa đua nở” của Mao, cho “mở rộng dân chủ”, “phê bình lãnh đạo” để xả van trí thức, nhân thể cho lộ diện những gương mặt bướng bỉnh đáng ghét. Thế là có mùa vụ ngắn (từ tháng 9 đến 12/1956) của những Giai Phẩm, Nhân Văn, Đất Mới, Sáng Tạo, Trăm Hoa… Rồi thoắt cái, van phê bình khóa lại, màn đua nở hạ xuống, tất cả mọi ý kiến bất đồng đã phát biểu trở thành chứng tích để kết tội “chống chế độ”, một loạt “đồng chí” trí
thức, văn nghệ sĩ được biến thành kẻ thù của tổ quốc, của chế độ… Một không khí sợ hãi đã hình thành trong giới văn nghệ, trong toàn xã hội, – mục tiêu thiết lập chuyên chế tinh thần đã thành đạt.
“Ly Khách Thần Kinh” đắc thắng, bước thăng tiến ngày một cao. Đám “quần anh” kế sau tại Hà Thành có lúc toan thở phào, tưởng chừng khi anh Lớn bước vào nội các làm tả tướng quốc chuyên lo việc canh nông, thì thôi, để miền văn nghệ cho quan lớn… nhỏ hơn. Họ đã lầm, “Ly Khách Thần Kinh” vẫn canh chừng đất văn nghệ vốn là “đất phát tích” của mình, và vẫn thừa uy lực ngoái sang giáng một chưởng quyết định vào vài kẻ dám “đề dẫn” (1979) cho một tinh thần văn chương có mùi khác khác. Cú choảng này nhất cử lưỡng tiện: vừa cản đường và vô hiệu hóa một tay bút từ chiến trường bước ra với tương lai chính trị có vẻ tràn trề, vừa làm phúc cứu thua cho Nguyễn Đình Thi đang đứng trước nguy cơ bị thải loại quá sớm. Nguyễn
Đình Thi được cứu, lại đứng ra chủ trì Đại Hội Nhà Văn thứ 3 (1983) và tái đắc cử tổng thư ký, trong hân hoan chót nói… thật những lời có cánh đầy tai tiếng, tự xem giới nhà văn của mình là những “hạt bụi” lấp lánh dưới ánh sáng đảng
Nhưng đường thăng tiến của “Ly Khách Thần Kinh” không phải cứ lên cao … cao mãi, tuy rằng, đã có lúc khắp tam kỳ tứ trấn ngập tràn lời đồn đại Ngài sẽ được truyền ngôi tổng Bí. Sau vụ đổi tiền 1985, lạm phát sốt lên theo nhịp thơ leo thang, lên tới vài chục ngàn lần, đất nước rúng động, lãnh đạo giật mình; tài kinh tế của “Ly Khách Thần Kinh” đã bộc lộ trọn vẹn, Ngài bèn bị phạt thẻ đỏ, mất chức, rời nội các. Cuộc “đổi mới” diễn ra, nghe nói Ngài hậm hực không tán thành. Rồi thì Ngài chìm vào tâm trạng “riêng một ngọn đèn” ở bên lề giới chính khách mới…
Ngài quay lại chơi với giới văn sĩ. Thường là dễ chơi với đám trẻ con khi xưa mà nay đã thành những nhà văn nhà thơ người lớn. Còn với những “cố nhân” nặng nợ một thời thì không dễ chút nào, khi những ân oán giang hồ cũ không thể nào vơi đi được. Một mặc cảm tội lỗi nào đó vẫn đeo đuổi Ngài chăng, khi Ngài tận dụng những phỏng vấn dài dài để gài vào tương lai một nghi án rằng Ngài từng rất mực nể trọng những thi nhân học giả lỗi lạc này kia, lẽ nào chính Ngài đàn áp họ!? Lúc khác, cầm bút viết hồi ký, Ngài sống lại tư thế cầm quyền khi trước, tiếp tục gọi tất cả đám học giả thi nhân ấy là “bọn phản động”! Quả thật, cho tới khi đậy nắp quan tài, Ngài vẫn chưa thể “nói chuyện” lại được với những nạn nhân
của mình trong giới cầm bút. Phía những nạn nhân cũ ấy cũng vậy: từ lúc được khôi phục, họ lên tiếng về mình ở nhiều chỗ khác nhau, trước những công chúng và đồng nghiệp khác nhau, trừ những công chúng và đồng nghiệp đã từng la ó và cùm kẹp họ. Ấy vẫn là một bất cập lịch sử của cả hai phía. Đám “quần anh Bắc Hà” xưa bị Ngài dìm xuống bùn, phải từ bùn gượng dậy, bằng sáng tạo mà trụ lại với đời, – đám người ấy nay còn hận Ngài chăng? Khó biết hết. Như bài Hoàng Cầm tiễn đưa Ngài đó! Chỉ phô cái tử tế ra mà thôi! Mà tử tế chưa phải là tất cả tâm địa người đời.
Cây bút nào sẽ viết truyện “chưởng” này nhỉ?
04/10/2010
Lại Nguyên Ân
NGUYỄN THIẾU NHẪN
Skip to content
TRANG CHÍNH
ABOUT
← “KẺ THÙ SAU LƯNG NGƯƠI ĐÓ!”GIẢI THƯỞNG VĂN CHƯƠNG →
NÓI DỐI NHƯ… TỐ HỮU!
Posted on Tháng Năm 9, 2011by laomoc
“… -Tôi đặc biệt cảm ơn nghệ sĩ Hoàng Cầmvề những lời phê bình sắc sảo, chính xác và chân thành của anh bốn mươi năm trước đối với thơ tôi.
-Tôi khâm phục tài năng và ý chí của nghệ sĩ Đặng Đình Hưng. Đối với tôi, cuộc đời anh Hưng là một bài giảng cao cấp về niềm tin ở sự thật.
-Trần Đức Thảo là một mẫu mực của lòng say mê nghiên cứu và sáng tạo vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên lãnh vực triết học. Trần Đức Thảo đã góp phần khẳng định vị trí tiên phong của đội ngũ trí thức cách mạng kiệt xuất và hùng mạnh.
-Văn Cao là một trong những nhạc sĩ lớn nhất.
-Quang Dũng là một trong những cánh chim đầu đàn của nền thơ cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.
-Sau Quang Dũng và Hoàng Cầm, Trần Dần cũng là cây bút hạng nặng.
-Ngoài ra phải kể thêm Hữu Loan, Lê Đạt và Phùng Quán, ba nhà thơ ba vẻ khác nhau nhưng cùng sạu sắc, nóng bỏng tính chiến đấu không kém phần lãng mạn.
-Nhà văn Phùng Cung cũng cần phải được minh oan cùng với truyện ngắn “Con ngựa già của chúa Trịnh”. Không có ẩn ý gì xấu như 40 năm trước đã bị một số người lầm tưởng”.
Nếu không có lời ghi chú đoạn văn trên trích từ: “Nhật Hoa Khanh, Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, không ghi nhà xuất bản” và sau đó là lời bình của ôngTưởng Năng Tiến:
“Mô Phật! Cuối cùng thì Tố Hữu đã buông đao, sau khi đã làm cho vô số cuộc đời bị “rạn vỡ, bị ruồng bỏ và bị lưu đày” – nếu nói theo lời Phùng Quán” trong bài viết “Phùng Cung giữa trăng sao và mộ chí” thì phải nói là tôi không dám tin là nhà thơ VC Tố Hữu, con chim đầu đàn của nền văn chương cũi sắt của Việt Cộng lại có thể muối mặt nói dối không biết ngượng miệng như thế về các nhà thơ, nhà văn đã từng là nạn nhân của ông ta.
Như mọi người đều biết thì khi vụ Nhân văn Giai phẩm xảy ra, Tố Hữu là người chỉ đạ
--
Bạn nhận được thư này vì bạn đã được đăng ký vào nhóm Google Groups "TUD Alumni Vietnam".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến tudav+unsubscribe@googlegroups.com.
Để có thêm tùy chọn, hãy truy cập https://groups.google.com/d/optout.
Trả lời, Trả lời tất cả hoặc Chuyển tiếp | Khác
Ðến
tudav@googlegroups.com
CC
DuongBa Viet dinhkygso@gmail.com DienDo luong NguyenDau HODinh Bacvà 41 người nhận khác...
tháng 10 14 vào lúc 8:14 PM
Công bằng mà nói, Thi sỹ Tố Hữu có nhiều bài thơ hay và rất hay, nhất là các bài thơ đầy khí phách thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, các bài thơ ca ngợi Bác Hồ.
Các bài thơ ca ngoi Anh Trỗi, chị Trần Thị Lý trong bài Người Con Gái Việt Nam có tính khích lệ, động viên tinh thần rất cao.
Tố Hữu cũng còn là dịch giả nhiều bài thơ của thi sỹ Nga chuyển ngữ từ tiếng Pháp qua tiếng Việt. Tôi được biết, khi nhà thơ Nga, tác giả bài thơ " Đợi Anh Về" hay đến mức mà khi Simorvov qua thăm VN, khi nghe phiên dịch dịch lại qua tiếng Nga, ông đã phải thốt lên: Không thể ngờ Thơ của tôi lại hay đến thế!
Tuy nhiên, giới Văn nghệ sỹ lại vô cùng căm ghét TH vì cho rằng ông ta là thù phạm của nhiều vụ vùi dập, chà đạp lên các văn nghệ sỹ đương thời rất có tài năng như Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Xuân Diệu, Pham Tien Duật v.v... va v.v...thậm chí cả tài năng thơ trẻ bẩm sinh Trần Đăng Khoa.
Tôi cũng không trách ông về các bài thơ ca ngợi Mao Trạch Đông, Xtalin đến cháy bỏng, vì cái thời đó nó thế. Thông tin về Xtalin, Mao Trạch Đông chỉ la các thông tin tốt, ca ngợi tận may xanh thì làm sao TH có thể viết khác? Thời thế nó thời phải thế, không thể viết khác, làm khác được.Không nên đem cái hiểu biết bây giờ để trách cứ ông ta.
Thời đó từ các đường mòn ngoằn ngoèo trong rừng bước ra đường cái quan có ô tô tải chạy được thì làm sao mà TH không thể viết " Đường ta rộng thênh thang 8 thước"( đương nhiên về mặt tu từ thì chữ "thênh thang" không nên có giới hạn là bao nhiêu mét?).
Tóm lại sự so sánh hay trách cứ cũng cần xem xét trong hoàn cảnh, văn cảnh của lúc đó.
Xin trao đổi thêm cùng Quý ACE.
HLP
Bắt đầu tin nhắn đã chuyển tiếp:
Từ: Dat Quoc <kitdat@yahoo.com
Ngày: 15:45:24 GMT+7 Ngày 14 tháng 10 năm 2014
Đến: "haiphuc1910@gmail.com" <haiphuc1910@gmail.com, "Ph.D.Bi" <phamdacbi@gmail.com
Chủ đề: “Thơ lúc nào cũng có trống có kèn, lúc nào cũng tưng bừng,náo nức như đi trẩy hội....”.
Trả lời-Tới: Dat Quoc <kitdat@live.com
Tại sao Ngày sinh của Đại thi hào
mà người ta không nhắc đến (Dù là qua loa,đại khái) nhỉ?
Nếu còn sống năm nay ông 94, và ngày 4 tháng này, 4 năm trước ông 90?
Dưới đây tập hợp một số bài đáng đọc (hơi dài)
Tố Hữu và bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
I
Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào, ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội. Đến đâu cũng nghe vang tiếng trống, tiếng kèn. Mà thơ ông đâu chỉ có trống phách linh đình như một đám rước, ông còn bắn cả 21 phát đại bác vang trời. Cho đến nay, chỉ có ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất đã bắn đại bác trang trọng như thế. Trong tâm hồn lớn lộng gió của ông không có những góc khuất, những vùng tối, những nẻo
đường hiu quạnh, những thành quách nhàn nhạt một màu rêu cô liêu. Nghĩa là không có chỗ nương náu cho những nốt nhạc lạc điệu, xa lạ và trầm buồn. Đôi khi, những nỗi niềm vu vơ có ở thời Từ ấy lại lần theo một con đường riêng nhuốm màu thiên nhiên, chìm lẩn trong tiềm thức mà tìm về với ông, thì ông lại tự xoá đi, để tiếng hát ông chỉ còn một âm hưởng chủ đạo. Âm hưởng vui bất tuyệt.
Nếu mỗi nghệ sĩ là một người thư ký của thời đại, theo quan niệm Balzac, thì Tố Hữu chính là người thư ký của cách mạng. Thơ ông là biên niên sử cách mạng. Có thể lần theo dấu vết thơ ông mà tìm những bước thăng trầm của cách mạng, của kháng chiến. Chính vì thế, trong những ngày cả nước long trọng kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tôi tìm lại thơ ông, tra cứu thơ ông, như tra cứu một cuốn tự điển cách mạng. Tôi lật trang Điện Biên Phủ và lập tức lại gặp ngay tiếng reo vui tưng bừng quen thuộc của ông: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Đây là bài thơ khá nổi tiếng của Tố Hữu. Bài thơ cung cấp cho ta nhiều con số và những tư liệu lịch sử. Qua thơ mà ta biết cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài ba ngàn ngày. Chiến
dịch Điện Biên Phủ từ lúc mở màn đến khi kết thúc thắng lợi là 56 ngày đêm. Trong thời gian này, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đang ở Việt Bắc. Trên bàn làm việc dã chiến của Người có bản đồ Điện Biên Phủ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi hội đàm với Chính phủ Pháp ở Paris. Trưởng phái đoàn ngoại giao của Pháp là Biđôn (Bidault). Trưởng phái đoàn ngoại giao của Mỹ là Smit (Smith). Còn đại tướng Võ Nguyên Giáp thì dàn quân ở giữa trận tiền. Và bạt ngàn bộ đội, dân công đi tiếp lương, tải đạn, kéo pháo, mở đường. Lương thực, đạn được vận chuyển đến Điện Biên bằng hai phương tiện chính: thồ và gánh. Đời sống tinh thần của bộ đội và dân công ta ở cái thời ấy cũng được Tố Hữu ghi chép khá tỉ mỉ: người ta động viên
nhau, thúc đẩy nhau bằng tiếng hát. Những điệu hò lơ, hấy lơ vang vọng khắp các triền đèo hiểm trở Lũng Lô, Pha Đin. Như thế, xem ra, việc chuẩn bị chiến đấu vất vả, gian khổ nhưng vui. Rõ ràng đi kháng chiến như đi trẩy hội. Còn khi đã chiến đấu thì thật ác liệt. Có thể nói đó là cuộc chiến đẫm máu. Người khoét núi đặt bộc phá. Người bịt lỗ châu mai. Người lấy thân chèn pháo. Và máu người đã nhuộm đỏ cánh đồng Mường Thanh. Máu trộn với bùn đất. Chỉ một chi tiết này, ta biết chiến dịch mở vào mùa mưa. Đó là một thử thách không nhỏ đối với người lính Điện Biên Phủ. Tất cả những tư liệu lịch sử có tính thông tấn báo chí ấy, đã được Tố Hữu biến thành tình cảm, giai điệu. Và bao phủ lên nó là một bầu không khí
hừng hực. Bầu không khí Điện Biên.
Tố Hữu có đi chiến dịch không? Ông viết bài thơ này trong trường hợp nào? Lúc ấy ông ở đâu? Ông đang làm gì, giữ những trọng trách gì? Chiến thắng Điện Biên đến với ông ra sao? Đấy là những câu hỏi mà độc giả hôm nay tò mò muốn được giải đáp. Nhưng ai giải đáp nổi? Chỉ có thể là Tố Hữu. Và chúng tôi được giao một nhiệm vụ rất cụ thể: tìm đến gặp Tố Hữu, rồi lân la hỏi chuyện ông.
II
Chúng tôi tập kích vào nhà Tố Hữu, đúng theo cách tiếp cận của lính Điện Biên Phủ. Ngay lập tức nhà thơ lớn đã bị bốn anh em lính báo bao vây. Ngoài tôi và nhà phê bình Hồng Diệu, còn có thêm Khánh Chi, Trường Giang - hai phóng viên trẻ của báo Đại đoàn kết. Bây giờ thì Tố Hữu đã ngồi gọn giữa mấy anh em chúng tôi. Trông ông trầm tĩnh như một ngọn tháp cổ kính. Mà không, ông như một vị nguyên soái đã giã từ vũ khí, giã từ mọi thứ xiêm áo lỉnh kỉnh mà tạo hoá đã bỡn cợt khoác lên ông, nhiều khi che khuất cả chính ông, để ông chỉ còn lại là một già làng, có phần cô đơn, bé nhỏ, da mồi, mái tóc bạc trắng sương gió, dường như đã quá quen với trận mạc, với mọi biến cố, thăng trầm của cõi đời dâu bể. Lơ lửng ở đâu đó trong
khoảng u u minh minh trên mái đầu ngả bạc của ông, hình như vẫn còn lung liêng, vẫn còn chao lắc cái con quay mờ mờ nhân ảnh của ông Trời. ý nghĩ ấy đến với tôi khi tôi đang thành kính ngắm ông như ngắm một viện bảo tàng. Còn ông thì ngồi im lặng. Đôi mắt riu riu nửa thức, nửa ngủ, có lúc lơ đãng vô vi như một người đang nhập thiền, có lúc lại ánh lên, long lanh sáng như mảnh thuỷ tinh vỡ. Vào những giây khắc mong manh đó, tôi chợt thấy ông vẫn còn là một vị tướng soái, với đầy đủ mũ áo cân đai. Còn bây giờ, ông có vẻ như hơi ngỡ ngàng. Ông đưa mắt nhìn lũ chúng tôi là mở chiến dịch rút lui quyết không dây với lũ trẻ ranh.
- Chuyện Điện Biên ấy mà, nói thực là mình biết không nhiều lắm đâu. Cái này các cậu phải đến gặp Hồ Phương, Hữu Mai, hay Từ Bích Hoàng. Các anh ấy đi chiến dịch Điện Biên, các anh ấy biết nhiều chuyện đấy.
- Chuyện Điện Biên thì bạn đọc cũng đã biết rồi, vừa qua mấy anh em làm báo đã sục vào hầm De Castries, còn lặn lội vượt đèo leo suối vào tận sở chỉ huy ta ở Mường Phăng. Anh Lê Lựu đã đến gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh Hồng Diệu đã gặp ba thiếu tướng Hồ Phương, Chu Phác và Dũng Hà. Mấy anh em còn tham khảo cả tài liệu của Pháp nói về Điện Biên. Nghĩa là nhìn Điện Biên ở mọi góc độ khác nhau. Bây giờ, mấy anh em muốn hỏi anh về bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
Tố Hữu cười:
- Bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên thì cũng chẳng có gì phải nói thêm nữa. Mình đã viết cả ra rồi. Có gì cũng nói tuột ra hết. Thơ mình là thế, là cứ nói thẳng tuồn tuột, chẳng có gì khuất khúc cả.
- Vâng, bài thơ nói được nhiều điều lắm. Đầy ắp tư liệu thông tin. Nhưng có thông tin mà bạn đọc bây giờ tò mò muốn biết thì bài thơ lại không nói đến. ấy là thông tin về tác giả. Khi viết bài thơ này, anh đang ở đâu?
Tố Hữu ngồi im lặng. ánh mắt bỗng xa vợi. Hình như ông đang lục trong trí nhớ, cố tìm một hình ảnh nào đó, một bóng dáng nào đó của kỷ niệm xa mờ.
- Chịu, không thể nhớ được. - Tố Hữu quay về phía tôi. - Mình già rồi, u mê rồi. Có lẽ các anh ở cục tác chiến, quân bưu, các anh ấy nhớ, chứ mình thì quên mất rồi. Cái bản ấy, nó có cái tên là khau khau gì đấy. Hồi đó, mình là trưởng ban tuyên truyền. Suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc lại chạy sang bên Bộ Tổng, Quân uỷ trung ương, chỗ anh Văn, hỏi xem có đánh nhau ở đâu thì viết bài tuyên truyền. Mà viết xong cũng chẳng biết đưa cho ai nữa. Hồi ấy, phương tiện tuyên truyền của ta còn nghèo lắm, sơ sài lắm, đâu có được phong phú như hồi chống Mỹ. Công cụ tuyên truyền chỉ có mỗi tờ báo Nhân Dân với cái đài 500 oát. Còn thì phần lớn là tuyên truyền mồm quan cánh dân công. Mỗi trận đánh thắng, tự thân
nó đã có sức tuyên truyền rồi. Nó lan xa lắm, lan nhanh lắm. Còn chuyện Điện Biên thì sau này mới rầm rộ. Hò kéo pháo. Điện Biên bấy giờ im ắng lắm. Ta âm thầm chuẩn bị lực lượng. Không ai có thể nghĩ được rằng, ta lại có thể đưa được quân, đưa được pháo vào Điện Biên. Thực tế khách quan thì không thể làm được. Đường sá hiểm trở lắm, toàn những đèo dốc, vực thẳm. Gay go nhất là việc vận chuyển lương thực, thực phẩm. Cái này, phải nói là dân mình ghê gớm thật. Chỉ có đôi vai, đôi bồ, khá hơn cái xe đạp tồng tộc, mà rồi từ Thanh Hoá, từ đồng bằng Bắc Bộ mò mò đưa gạo lên. Hạt gạo nặng bằng hạt máu. Phải nói ý chí của dân mình rất ghê gớm. Họ nhịn đói, nhịn khát, ăn lá lảu dọc đường. Dừng nghỉ thì nói
chuyện thịt bò, nói chuyện nướng chả, làm thịt cầy, cứ như mình đang liên hoan, đang ăn thịt, mà toàn ăn thịt... mồm.
- Vậy tin toàn thắng đến với anh lúc nào?
- Lúc ấy khoảng 5h30 hay 6h chiều ngày 7-5. Rừng đã nhá nhem tối mới có điện từ chỗ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện Hoả tốc, hoả tốc - Ngựa bay lên dốc ấy là có thật. Đấy là con ngựa của chú liên lạc ở chỗ anh Trường Chinh. Và cũng chỉ có mỗi con ngựa với chú liên lạc, chứ làm gì có Đuốc cháy sáng rừng, với Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Khi viết thì mình viết thế. Viết thế mới tạo được không khí, chứ làm gì có lửa mà đỏ rừng đỏ bản. Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng núi tối mù mù. Chỉ có vài ngôi nhà ở triền núi xa xa có ánh lửa le lói, chắc họ đang nấu cơm hay nướng sắn gì đó. Thế mà mình viết: Đuốc chạy sáng rừng - Loa kêu từng cửa. Cũng chẳng có loa đâu. Mà loa với ai. Dân ở xa. ở gần dân e bị
lộ. Nguyên tắc là bí mật tuyệt đối. Cơ quan trung ương ở trong rừng, ở giữa lau tre. Mình ở nhà đất. Anh Trường Chinh cũng ở nhà đất. Chỉ có Bác ở nhà sàn. Ông cụ có đặc tính là thích ở nhà sàn, và ở bên suối. Ông cụ vốn là người yêu sơn thuỷ hữu tình. Cơ quan trung ương cũng đóng dọc bên suối, lán chìm trong cây lá. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù mà. Bí mật là một nguyên tắc. Vậy thì loa với ai. Thế mà vẫn loa kêu từng cửa. Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Hầy, nghe vui hỉ, nghe cũng rậm rật đấy chứ hỉ - Rồi Tố Hữu quay lại mấy anh em, nheo nheo một bên mắt, vẻ trẻ trung, tinh nghịch - Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là mình phịa như thật, nên người ta cũng tha cho.
Rồi Tố Hữu lại cười. Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có vẻ của một ông Phật, Hồng Diệu hỏi:
- Thế từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch anh có lên Điện Biên bao giờ không?
- Không! Nào mình có biết Điện Biên ở đâu mà đi. Đi sao được. Mà ai cho đi cơ chứ.
- Tưởng anh là trưởng ban tuyên truyền, anh có thể đi khắp nơi chứ.
- Đâu có. Ông nói thế là nói cái anh tuyên truyền sau này, tuyên truyền bây giờ. Chứ lúc ấy, đi sao được. Mình cứ ngồi im chờ lệnh cụ Trường Chinh.
- Tưởng anh viết Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam...
- à, cái đấy mình hỏi. Mình hỏi mấy chú đã đến Điện Biên rồi. Hỏi xem ở đấy có những cái gì, mới biết mấy cái địa danh như thế đấy chứ, biết cả ở đó có cam, có mơ và rất nhiều hoa mơ. Chỉ mang máng thế thôi. Và rồi những cái mang máng ấy, cũng chẳng biết sẽ để làm gì. Sau này khi viết, mình mới lôi nó ra, đưa vào thơ, cứ nhét bừa vào. Nó mới thành: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam / Hoa mơ lại trắng vườn cam lạ vàng. Đấy, đơn giản thế đấy.
Rồi Tố Hữu lại cười. Hoá ra ông Phật này cũng thích đùa lắm. Ông nói mà cứ như nói đùa, và tôi nghĩ, phải là người uyên thâm lắm, thông minh và lịch lãm lắm mới có thể nhìn mọi sự đơn giản như thế, mới có thể đùa được như thế. Đùa là một phẩm chất của trí tuệ. Thực tình, hai câu thơ mà Tố Hữu vừa nhắc đến, như nhắc đến một giai thoại vui kia, là hai câu thơ hay, nếu không nói là hay nhất trong bài. Đặt trong cái không khí của toàn bài, nó mới đắc địa, như người ta đang nghe một bản giao hưởng chát chúa toàn những kèn đồng, lại thấy vút lên mảnh mướt một tiếng sáo trúc đồng quê mát mẻ. Câu thơ ghép toàn những địa danh. Đưa địa danh vào thơ đâu có dễ dàng gì. Nhưng Tố Hữu có biệt tài trong cái kỹ nghệ ngày. Địa danh vào
thơ ông thường rất nhuần nhuyễn. ở đây, dường như nó không còn là địa danh nữa, nó là kỹ nghệ chơi chữ cao, chơi chữ mà không thấy dấu vết của việc chơi chữ, chỉ có hai câu thơ với tên rừng, tên núi cụ thể mà Tố Hữu đã kết được thành một vòng hoa rực rỡ sáu màu. Đấy là vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh ở chiến trường Điện Biên lịch sử. Xuân Diệu là người đã có công trong việc phát hiện ra cái vòng hoa thầm lặng đó.
- Sau này, ông Diệu ông ấy có khen tôi. Ông ấy tán ra thế, tôi mới biết nó như thế đấy chứ. Thực ra, đó là mấy cái địa danh có sẵn, địa danh có màu, dưới lại có trắng, có lam, có vàng. Cũng lại là màu nữa. Nó mới thành tấm thảm nhiều màu. Cái này, những anh em lý luận họ gọi là gì hỉ? Là tiềm thức à? Nghĩ cũng có lý hỉ?
Ngừng một lát, Tố Hữu tiếp:
- Bài thơ Điện Biên được viết nhanh lắm. Sau chiến thắng, tôi lên Bác ngay. Lên xin ý kiến Bác xem cần tuyên truyền thế nào. Có điều lạ là Bác rất bình thản. Bác bảo: Đây chỉ là chiến thắng bước đầu thôi. Sao các chú cứ rối lên thế. Ta đánh thì tất nhiên là sẽ thắng. Quân đội ta là quân đội quyết chiến, quyết thắng cơ mà. Bác khen các chú đánh giỏi. Nhưng đừng rối lên. Phải cảnh giác. Hết sức cảnh giác. Chiến tranh chưa kết thúc đâu. Kẻ thù ta bây giờ không phải là Pháp nữa, mà là Mỹ. Không khéo chuyến này, ta phải đánh nhau với Mỹ, còn lâu dài đấy, gian khổ đấy, đừng có tếu. Điều đáng kinh ngạc là Ông Cụ lại nói chuyện ấy ngay trong ngày chiến thắng Điện Biên. Tôi đã đọc một loạt những hồi ký viết về Ông Cụ ở thời
điểm này, nhưng không thấy ai nói đến chuyện đó. Cũng trong cuộc gặp ấy, Ông Cụ bảo tôi làm tuyên truyền. Ông Cụ có bảo tôi làm thơ đâu, làm tuyên truyền động viên bộ đội đấy chứ. Tuyên truyền làm sao cho dân vui là được rồi. Tôi về, suốt đêm không ngủ được, cứ vẩn vơ mãi. Tôi nghĩ: tuyên truyền bằng thơ là tốt nhất. Thơ dễ phổ biến, dễ nhớ, dễ thuộc. Mình không nhận ra trận, nhưng cũng nghe lỏm được khối chuyện. Chỉ tội, chẳng biết Điện Biên ra sao. Rồi thì đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô cũng chẳng thể hình dung được. Tôi bèn đến hỏi Bác, Bác ngửa cái mũ lá ra: Điện Biên nó như thế này này. Nó là một lòng chảo. Đấy, cũng chỉ mang máng thế thôi. Thế rồi thì tôi viết, viết nhanh lắm, viết không đến hai ngày. Những gì mình nghe
được về Điện Biên, mình cho vào thơ hết, cho nó có vần có điệu, vì nhịp thơ nó đi như thế. Lục bát thì còn phải cò cưa ký cưa, chứ ở đây, mình cho nó nổ lung tung lên, chẳng việc gì phải giữ đúng khuôn khổ. Có lẽ đây là bài thơ tự do nhất, viết sảng khoái nhất. Hồi Cách mạng tháng Tám, mình cũng có bài thơ sảng khoái như vậy. Bài thơ nói về cái con chim gì ấy nó hót hót ấy...
- à, đấy là bài Huế tháng 8 - Hồng Diệu chợt như bừng tỉnh - Có con chim nào trong tóc, nhảy nhót hót chơi. Ha! Nó hót cái gì vui vui nghe thiệt ngộ.
- ờ, đại khái là như vậy.
Tố Hữu cười. Mấy anh em cùng cười. Không khí trong căn phòng thật ấm cúng vui vẻ. Tố Hữu tiếp tục câu chuỵện và Hồng Diệu lại làm bà Trần Thị Tuyết minh hoạ thơ cho ông. Phải nói trí nhớ của nhà tầm chương trích cú này cũng đáng hãi thật. Hầu như anh thuộc hết thơ Tố Hữu, kể cả những câu thơ trong quá trình sửa chữa, ông đã vứt rồi, mà Hồng Diệu vẫn còn thuộc. Anh đọc cho Tố Hữu nghe bằng một giọng von vót nửa kim, nửa thổ.Tiếng reo núi vọng sông rền...
- à , cái đó mình cũng phịa đấy. - Tố Hữu cắt ngang giọng đọc đầy hào hứng của Hồng Diệu. - Hồi đó, đang phải bí mật, có ai dám reo hò đâu. Nhưng phải viết thế, phải tạo không khí như thế mới có cớ mà hoan hô chứ. Mình hoan hô chiến sĩ Điện Biên, hoan hô ông Giáp. Lúc ấy, đại tướng võ Nguyên Giáp oanh liệt lắm. Người ra trận cơ mà. Một ông Tổng tư lệnh ra trận...
- Thế sao sau này, trong những tập tái bản gần đây, anh lại cắt câu ấy đi?
- Đâu, mình có cắt đâu - Tố Hữu ngạc nhiên. Mình chẳng biết gì đến chuyện ấy cả. Mình vẫn giữ đấy chứ, mà mình thấy cũng không có gì phải cải chính.
- Bài thơ này khi anh viết xong rồi, Bác Hồ có đọc không?
- Có chứ - Tố Hữu cười - Khi in ra, chắc Ông Cụ có đọc.
- Thế Ông Cụ nói sao?
- Ông Cụ chẳng nói sao cả. Chưa bao giờ Ông Cụ khen thơ tôi. Chỉ có anh Trường Chinh thì có khen, ví tôi với ông này, ông khác, nhưng anh ấy cũng nói tào lao cho vui thế thôi, còn Bác thì chưa bao giờ khen thơ tôi cả. Sau Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, tôi viết tiếp Ta đi tới và Việt Bắc...
Đây là thời kỳ sáng tác sung sức nhất của Tố Hữu. Trong ba bài thơ viết cùng một giai đoạn ấy, Việt Bắc là một kiệt tác, dù còn lẫn mấy câu vè. Hai bài thơ còn lại cũng như phần lớn thơ Tố Hữu, sẽ bất tử nhờ lịch sử. Bởi nó đề cập đến những cái mốc lịch sử. Mỗi bài là một trang biên niên sử. Mà đề cập đến lịch sử, viết về lịch sử thì không ai bằng được ông. Chiến thắng Điện Biên đã qua 40 năm rồi, đã có hàng trăm bài thơ viết về sự kiện này, nhưng cho đến nay, quả thật vẫn chưa có bài thơ nào viết về Điện Biên vượt bài thơ ông. Cái hay của bài thơ không nằm trong câu chữ cụ thể mà nằm trong cái hơi chung của toàn bài.
- à, lại nói về cái tên bài thơ. - Tố Hữu tiếp tục tâm sự - Lúc đầu mình lấy tên là Điện Biên Phủ. Nhưng sau nghĩ thấy không ổn. Điện Biên Phủ chỉ là một cái địa danh. Mình đổi thành Chiến thắng Điện Biên, cũng lại thấy vô duyên. Nghe nó như tên một bài báo. Mình đọc lại bài thơ, thấy có câu Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Thôi, lấy té luôn như thế cho rồi. Cái tên ấy hợp với không khí toàn bài - Tố Hữu nhìn sang tôi, sảng khoái như một người vừa thắng xong một trận đánh hóc hiểm - Thơ Khoa có lẽ chẳng bao giờ có hoan hô đâu nhỉ. Còn tôi thì tôi cứ hoan hô. Tôi còn hô cả khẩu hiệu nữa cơ. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Muôn năm, muôn năm Mác - Lênin. Đấy, tôi hô khẩu hiệu đấy, tôi chả sợ. Tôi muốn nói rằng: Không có cái gì là
không thành thơ được. Tôi cho cả Nguyễn Văn Trỗi hô: Hồ Chí Minh muôn năm. Mà hô những ba lần kia.
Tất nhiên, sau ba câu khẩu hiệu Hồ Chí Minh muôn năm, Tố Hữu đã hạ một câu thơ thật là thần tình: Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần. Và thế là ngay lập tức, mấy câu khẩu hiệu khô khốc trên kia đã không còn là khẩu hiêu nữa, nó đã thành tình cảm, xúc cảm, thành nỗi niềm thiêng liêng của cả một đời người ở cái giây phút hiểm nghèo nhất. Và người đọc bỗng ứa nước mắt. Đấy là tài nghệ của một bút pháp lớn. Bút pháp bậc thầy.
Câu chuyện Điện Biên tạm thời kết thúc. Tố Hữu quay sang hỏi Khánh Chi và tôi, cũng vẫn những chuyện văn chương. Khi chia tay ông, Khánh Chi mới rụt rè đề nghị:
- Bác Tố Hữu ơi, bạn đọc ở báo Đại đoàn kết lại còn có yêu cầu này nữa. Họ muốn có mấy dòng chữ và chữ ký của bác. Bác chép cho một đoạn thơ nào đó trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
Tố Hữu vui vẻ:
- ờ thì đưa sổ đây, có bút không?
Nhưng khi đặt cuốn sổ của Khánh Chi lên đầu gối rồi thì Tố Hữu lại lưỡng lự. Hình như ông đang tính xem nên chọn câu thơ nào. Hồng Diệu liền tham mưu:
- Xin anh chép đoạn này: Điện Biên vời vợi nghìn trùng / Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta...
- Không, không được. - Tố Hữu lắc đầu - Phải chọn đoạn khác. Cái đoạn nói về huân chương. ờ, mà tại sao bây giờ, người ta lại không thích đeo huân chương nhỉ. Đối với tôi, huân chương bao giờ cũng có ấn tượng rất mạnh.
Rồi ông cúi xuống viết vào cuốn sổ tay của Khánh Chi:
Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử. Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng...
Tố Hữu chép rõ từng nét chữ. Hồng Diệu đọc cho ông chép. Thỉnh thoảng, ông lại ngẩng lên, âu yếm chờ Hồng Diệu đọc tiếp. Tôi nhìn ông, ngỡ ngàng. Một nhà thơ lớn, nổi tiếng vào loại bậc nhất của nền thơ đương đại Việt Nam ngồi chép lại thơ mình, chép từ trí nhớ của một độc giả. Thật chẳng có gì sung sướng hơn được nhân dân thuộc thơ mình. Đấy chính là tấm huân chương cao quý nhất mà nhân dân đã trao tặng thi sĩ. Hạnh phúc lớn lao ấy, tạo hoá đâu có ban phát cho nhiều người.
Tháng 5-1994
Trần Đăng Khoa
(trích Chân dung và đối thoại)
10/10/2010 - 22:9
Lại Nguyên Ân viết về Tố Hữu
VÀI Ý NGHĨ NHÂN HỘI THẢO VỀ TỐ HỮU
Lại Nguyên Ân
1
Kỷ niệm Tố Hữu năm nay, nhân 90 năm sinh, được tổ chức khá rùm beng: đã một buổi trình diễn thơ-nhạc tại Nhà hát Lớn hôm chủ nhật 2/10, lại buổi hội thảo tại ban Tuyên huấn TƯ hôm nay, 4/10. Làm lớn nhân năm chẵn, lại nhân lễ ngàn năm Thăng Long, rõ rồi; nhưng liệu có phải vì cái uy của thơ Tố Hữu đang suy trong công chúng? Nghe đôi nhà giáo đại học cho biết, sinh viên ngữ văn không thích làm luận văn, luận án về thơ Tố Hữu. Không tin thì ban Tuyên huấn cho cán bộ nhân viên làm điều tra xem?
2
Đọc lại tài liệu giới phê bình nghiên cứu Việt Nam viết về Tố Hữu, nhất là những gì viết từ 1955 đến 2000, bạn phải lưu ý… “trừ bì”, tức là phải lượng định mức độ phóng đại của những lời khen. Một đôi người chỉ khen cho phải phép trước kẻ đắc thời đắc thế, nhưng nhiều người thì khen thơ Tố Hữu là khen cấp trên, đề lên tận lưng trời, là để kiếm lợi riêng, như cái tay phụ trách tạp chí của Viện nọ dám viết rằng Tố Hữu làm chức càng cao thì thơ càng hay! (trong khi Xuân Sách nhận xét đúng hơn: nhà càng lộng gió thơ càng nhạt!). Thơ Tố Hữu đã từng đem lại tiền bạc, học hàm học vị cho không ít nhà giáo, nhà nghiên cứu, – điều này có thật, nhưng “chất lượng khoa học” của sự phê bình nghiên cứu trước đây về
thơ Tố Hữu thì nay cần phải trở thành một đối tượng nghiên cứu khảo sát, đừng có mặc nhiên trích dẫn vô tư.
3
Giá trị thực sự của thơ Tố Hữu ra sao?
Có sống sót được với thời gian không? – là những điều người ta nên nghĩ tiếp.
Tôi cho rằng thơ Tố Hữu có thể có tình giai cấp, tình dân tộc, nhưng không có tình nhân loại.
Không có tình nhân loại là ý thức, là chủ ý của nhà thơ Tố Hữu, người đã ra lệnh cho toàn giới lý luận và sáng tác văn nghệ ở miền Bắc phải loại bỏ tình nhân loại, bác bỏ chủ nghiã nhân đạo (humanisme) cả về lý luận lẫn thực tiễn, bảo nó là “nhân loại chung chung, nhân tính trừu tượng”, mang tính tư sản, cấm không ai được rơi vào quan niệm đó, nếu không muốn bị trừng phạt! Tự ông nói thơ ông là “đồng ý, đồng tình, đồng chí”, nghĩa là những ai không là “đồng chí” với ông thì không thể được ông thích, những ai không “đồng tình, đồng ý” với ông thì đều bị loại ra khỏi thế giới thơ ông. Bị nhà thơ thường dân ghét thì cũng chẳng sao, nhưng bị nhà thơ quyền uy đầy mình như Tố Hữu ghét thì kẻ bị ghét sẽ khốn nạn
từ thân xác đến tận tâm thần, như những cựu “đồng chí” Nhân văn-Giai phẩm đó!
Những nhận định cũ về tình giai cấp, tình dân tộc ở thơ Tố Hữu cần được minh định lại. Tình dân tộc ở thơ ông chỉ có trong sự phụ thuộc tình giai cấp; ông thạo các điệu thơ Việt cũ, như câu lục bát, câu song thất, lời diễn ca; nhưng ông lại bắt những gì dân tộc tính phải mang màu thời đại, lại là cái màu như ý ông, tức là phải gần gụi công nông binh, – ông chỉ thừa nhận là có tính dân tộc những gì gần gũi với các tầng lớp bình dân hoặc dưới đáy; ông là một học trò tiểu tư sản sinh ra ở đất “thần kinh” Huế nhưng lại ghét tất thảy những gì mang chất trí thức, bác học; ông là người hoạt động chính trị mạnh mẽ, nhiều đam mê và cơ mưu, nhưng thơ ông lại cổ vũ một thứ chủ nghĩa cấm dục hà khắc, may lắm cũng chỉ
có một chút xíu tình yêu platonic, “trái tim chia ba phần…, dành cho Đảng phần nhiều”... Tình giai cấp ở thơ ông tựu trung là tìm sự cảm thông trong những tầng lớp dưới, bị thống trị, kêu gọi họ hợp sức lật đổ giai cấp giàu có đang thống trị và giao cái quyền lực vừa giành được ấy cho ông và các đồng chí của ông, rồi từ đấy hãy cúc cung lao động chiến đấu dưới sự dẫn dắt không thể lầm lẫn của bọn ông! Thế thôi. Tức là nó mang đầy sự thực dụng, sự tuyên truyền. Tố Hữu hiển nhiên là nhà thơ của Đảng mình, nhưng vị tất đã là nhà thơ của dân tộc mình.
Ảnh hưởng thơ Tố Hữu ở Việt Nam (nói chính xác là ở vùng thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) là lớn, nhờ việc bộ máy tuyên truyền do ông đứng đầu, đưa thơ ấy tràn ngập các kênh chủ yếu: sách giáo khoa, sách báo phổ thông, đài phát thanh… Nói cho đúng, công chúng sống trên đất Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam biết và thuộc thơ Tố Hữu là vì không thể tránh thoát thơ ấy, là vì không có chỗ trốn khỏi thơ ấy. Tất nhiên thơ ấy chiếm lĩnh tâm hồn rất nhiều lớp người, và chính vì thế mà họ đã làm những gì thơ ấy kêu gọi, nhất là… ra trận!
Thơ Tố Hữu có những vết nhơ không thể tẩy xóa, như đoạn thơ“Yêu biết mấy nghe con tập nói / Tiếng đầu lòng con gọi “Sta-lin” ! Ý thơ ấy, ngay tầm gần, đã trái hẳn lẽ thường nhân loại: trẻ con tập nói thì gọi “mẹ” chứ đâu đã biết ai xa lạ? trẻ Việt làm sao tập nói được cái từ đa tiết xịt xoạt như thế kia? (Bài đăng tạp chí Văn nghệ 1953 là Tiếng đầu lòng nó gọi ‘Ông Lin’ , bản in vào sách Việt Bắc 1955 sửa thành Tiếng đầu lòng con gọi ‘Stalin’). Lại nữa, người đàn bà Việt dân quê làm sao có thể“Thương cha thương mẹ thương chồng / Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười” (!?!). Đây quả là một quái tượng trong thơ ca tiếng Việt và thơ ca thế giới, khi nhà thơ (thường được xem là kẻ chỉ biểu
dương những gì nhân ái, lương thiện) lại ngợi ca “công đức” một Bạo chúa, một Hung thần, một Độc tài khét tiếng, một Đao phủ thủ vĩ đại, và để làm cái việc ngợi ca trái lẽ ấy, người làm thơ đã hoàn toàn xé bỏ những giới hạn thông thường của tình cảm nhân loại.
Trên mạng internet bây giờ đôi khi còn thấy người ta cho rằng Tố Hữu là tác giả đoạn thơ khủng khiếp này:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.
Tôi thấy lạ với đoạn thơ này, vì dường như chưa từng gặp nó trong các tập thơ Tố Hữu đã đọc. Vậy nhân đây đề xuất với giới nghiên cứu, nhất là các giáo sư đã từng “ăn lộc” nhiều ở thơ Tố Hữu (như Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử…), hãy tìm ra ngọn nguồn đoạn thơ này và thông tin lại cho bạn đọc; nếu nó không phải là thuộc ngòi bút Tố Hữu thì cũng là may cho ông, tuy vẫn thật buồn cho giới làm thơ của chúng ta. Lọt sàng xuống nia, nó vẫn là của một ngòi bút Việt Nam nào đó. Vượt ra ngoài chuyện xác định “tác quyền” cụ thể, đoạn thơ này thông báo rằng còn có cả một dòng thơ ca quần chúng sắt máu đầy hận thù giai cấp từng được Đảng khơi lên, từng được sáng tác ra và lưu truyền trong dân chúng, – đó
là “văn thơ (có cả kịch, chèo) phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất”, xuất hiện từ khoảng 1951 và tự tắt đi vào cuối 1956. Rất nhiều tên tuổi nhà thơ nhà văn quen thuộc có góp tác phẩm vào mảng văn thơ này, kể cả Nguyễn Tuân, kể cả Nguyễn Bính, kể cả Hữu Loan…, tất nhiên số đông hơn vẫn là những tác giả quần chúng ít tên tuổi. Cho đến nay, về cải cách ruộng đất thì ít nhiều đã có những công trình, luận án sử học, nhưng mảng văn thơ cải cách ruộng đất thì vẫn chưa hề có một sưu tập, tuyển tập tác phẩm, cũng chưa có một công trình nghiên cứu, luận án hay luận văn nào đề cập tới. Cố tình hay vô ý của giới nghiên cứu văn học chính ngạch ta đây? Hãy chờ nghe trả lời từ những người đang phụ trách các cơ
quan nghiên cứu khoa học xã hội của nhà nước. Nhưng dù sao thì cũng đừng nghĩ rằng hễ giới nghiên cứu làm bộ quên thì mảng văn thơ này sẽ dần dần biến mất; tốt hơn là nên tiếp cận bằng các sưu tập và công trình nghiên cứu, tức là nhắc lại nó như một kinh nghiệm đau xót của một nền văn học từng sa vào những giọng điệu và tinh thần phi nhân đáng hổ thẹn ấy.
4
Tôi không biết viết truyện, nên rất muốn mách cho ai đó giỏi viết truyện, hãy viết một truyện “chưởng” có nhan đề “Ly Khách Thần Kinh và quần anh Bắc Hà”. Đây là một chuyện “quần hùng” của giới văn sĩ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam những năm 1947-1990.
“Ly Khách Thần Kinh” là Tố Hữu, một người Huế (= đất thần kinh), rời Huế ra Bắc hoạt động từ 1947 (hoặc sớm hơn) nên gọi là “ly khách” (dựa câu thơ Thâm Tâm “Ly khách! Ly khách! Con đường vắng ”); “quần anh Bắc Hà” dĩ nhiên là nói đám văn sĩ Việt trên đất Bắc, từ những người tham gia Văn hóa cứu quốc thời đầu đến những tài danh thuộc lớp kế tiếp.
Những văn sĩ tham gia hội Văn hóa cứu quốc (VHCQ) thời đầu (1943-45) hầu hết đều là những tài năng trẻ ở đất Bắc, hứa hẹn kế tiếp lớp tiền chiến đầy thành tựu. VHCQ là đoàn thể nằm trong Việt Minh rộng lớn, nhưng quan hệ trực tiếp với Hội này là các nhân sự đứng đầu xứ ủy Bắc Kỳ (của ĐCS Đông Dương). Ngay sau ngày cướp chính quyền (19/8/1945) VHCQ rất được tin dùng. Việc tổ chức lễ tuyên bố độc lập được giao phần chính cho VHCQ; đến số liệu người chết trong nạn đói 1945 nêu trong Tuyên ngôn độc lập cũng do VHCQ cung cấp…
Trong năm 1946 “Ly Khách Thần Kinh” có ra Hà Nội, có ghé thăm VHCQ trước lúc trở về Thanh, VHCQ in cho tập “Thơ” (1959 in lại đổi là“Từ ấy”), thế thôi…
Vậy mà chỉ hơn một năm sau, lúc đã bước vào kháng chiến, tại Việt Bắc, giữa những văn sĩ đã rời Hà Nội đến “thủ đô gió ngàn” bỗng lại xuất hiện “Ly Khách Thần Kinh”, không phải như một văn sĩ như các văn sĩ khác, mà như một người của Đảng cử sang lãnh đạo cả giới này.
Thế tức là những văn sĩ theo VHCQ từ đầu, đã không có ai được đủ tin cậy để TƯ Đảng giao cho lãnh đạo giới mình. Những Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi hẳn là có hơi bị sốc?
Phía “Ly Khách Thần Kinh”, một tập “Thơ” (Từ ấy) chưa đủ để đám văn sĩ đi KC này phục tài. Làm sao chàng so đọ được tài văn với Nguyễn Tuân, tài thơ với Xuân Diệu, tài nhạc với Văn Cao, …?
Cuộc “chinh phạt” của “Ly Khách Thần Kinh” phải diễn ra với những mưu kế khác, tùy theo thời thế.
Năm 1949 thì chỉ bằng mấy nguyên tắc “dân tộc-khoa học-đại chúng” đã có thể dằn mặt Nguyễn Đình Thi và những người trẻ đang hăm hở làm mới thơ Việt.
Sau 1950 (khai thông biên giới, tiếp nhận ảnh hưởng Trung Cộng), thì nhân danh chỉnh huấn, còn có thể buộc hầu hết “quần anh Bắc Hà”, kể cả những tài danh lớn như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan… viết kiểm điểm về lập trường giai cấp từng thể hiện trong sáng tác trước kia, tuyên bố từ bỏ thành quả văn nghệ tiền chiến của chính mình, cam kết từ đây chỉ viết trong vòng “yêu-căm-chiến-lạc” (= yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu, lạc quan).
Tất nhiên đám “quần anh Bắc Hà” không chỉ có duy nhất một bọn, thế nên tốp này quy hàng lại có tốp khác khiêu chiến. Tranh luận tại Hà Thành hồi 1955 về tập thơ “Việt Bắc” là điểm va chạm nảy lửa; một bọn văn sĩ (Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Bính…) ngạo nghễ xem thường lối thơ bình dân hóa, nhân danh công nông binh của “Ly Khách Thần Kinh”, trong khi đám đã quy hàng (Xuân Diệu, HoàiThanh, Nguyễn ĐìnhThi…)thì ra sức tâng bốc, hơn thế, còn dùng quyền lãnh đạo để buộc chấm dứt thảo luận khi những lời chê bai đậm dần lên…
Nhưng sự tranh biện lại nảy ra ở quy mô rộng hơn, động đến những tai họa xã hội có thật, tại đất mình (cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức) và tại “phe” mình (dân Hung, Ba Lan nổi lên chống ách XHCN Xô-viết…)… “Ly Khách Thần Kinh”, cùng với đàn anh trong chính giới, dùng sách “trăm hoa đua nở” của Mao, cho “mở rộng dân chủ”, “phê bình lãnh đạo” để xả van trí thức, nhân thể cho lộ diện những gương mặt bướng bỉnh đáng ghét. Thế là có mùa vụ ngắn (từ tháng 9 đến 12/1956) của những Giai Phẩm, Nhân Văn, Đất Mới, Sáng Tạo, Trăm Hoa… Rồi thoắt cái, van phê bình khóa lại, màn đua nở hạ xuống, tất cả mọi ý kiến bất đồng đã phát biểu trở thành chứng tích để kết tội “chống chế độ”, một loạt “đồng chí” trí
thức, văn nghệ sĩ được biến thành kẻ thù của tổ quốc, của chế độ… Một không khí sợ hãi đã hình thành trong giới văn nghệ, trong toàn xã hội, – mục tiêu thiết lập chuyên chế tinh thần đã thành đạt.
“Ly Khách Thần Kinh” đắc thắng, bước thăng tiến ngày một cao. Đám “quần anh” kế sau tại Hà Thành có lúc toan thở phào, tưởng chừng khi anh Lớn bước vào nội các làm tả tướng quốc chuyên lo việc canh nông, thì thôi, để miền văn nghệ cho quan lớn… nhỏ hơn. Họ đã lầm, “Ly Khách Thần Kinh” vẫn canh chừng đất văn nghệ vốn là “đất phát tích” của mình, và vẫn thừa uy lực ngoái sang giáng một chưởng quyết định vào vài kẻ dám “đề dẫn” (1979) cho một tinh thần văn chương có mùi khác khác. Cú choảng này nhất cử lưỡng tiện: vừa cản đường và vô hiệu hóa một tay bút từ chiến trường bước ra với tương lai chính trị có vẻ tràn trề, vừa làm phúc cứu thua cho Nguyễn Đình Thi đang đứng trước nguy cơ bị thải loại quá sớm. Nguyễn
Đình Thi được cứu, lại đứng ra chủ trì Đại Hội Nhà Văn thứ 3 (1983) và tái đắc cử tổng thư ký, trong hân hoan chót nói… thật những lời có cánh đầy tai tiếng, tự xem giới nhà văn của mình là những “hạt bụi” lấp lánh dưới ánh sáng đảng
Nhưng đường thăng tiến của “Ly Khách Thần Kinh” không phải cứ lên cao … cao mãi, tuy rằng, đã có lúc khắp tam kỳ tứ trấn ngập tràn lời đồn đại Ngài sẽ được truyền ngôi tổng Bí. Sau vụ đổi tiền 1985, lạm phát sốt lên theo nhịp thơ leo thang, lên tới vài chục ngàn lần, đất nước rúng động, lãnh đạo giật mình; tài kinh tế của “Ly Khách Thần Kinh” đã bộc lộ trọn vẹn, Ngài bèn bị phạt thẻ đỏ, mất chức, rời nội các. Cuộc “đổi mới” diễn ra, nghe nói Ngài hậm hực không tán thành. Rồi thì Ngài chìm vào tâm trạng “riêng một ngọn đèn” ở bên lề giới chính khách mới…
Ngài quay lại chơi với giới văn sĩ. Thường là dễ chơi với đám trẻ con khi xưa mà nay đã thành những nhà văn nhà thơ người lớn. Còn với những “cố nhân” nặng nợ một thời thì không dễ chút nào, khi những ân oán giang hồ cũ không thể nào vơi đi được. Một mặc cảm tội lỗi nào đó vẫn đeo đuổi Ngài chăng, khi Ngài tận dụng những phỏng vấn dài dài để gài vào tương lai một nghi án rằng Ngài từng rất mực nể trọng những thi nhân học giả lỗi lạc này kia, lẽ nào chính Ngài đàn áp họ!? Lúc khác, cầm bút viết hồi ký, Ngài sống lại tư thế cầm quyền khi trước, tiếp tục gọi tất cả đám học giả thi nhân ấy là “bọn phản động”! Quả thật, cho tới khi đậy nắp quan tài, Ngài vẫn chưa thể “nói chuyện” lại được với những nạn nhân
của mình trong giới cầm bút. Phía những nạn nhân cũ ấy cũng vậy: từ lúc được khôi phục, họ lên tiếng về mình ở nhiều chỗ khác nhau, trước những công chúng và đồng nghiệp khác nhau, trừ những công chúng và đồng nghiệp đã từng la ó và cùm kẹp họ. Ấy vẫn là một bất cập lịch sử của cả hai phía. Đám “quần anh Bắc Hà” xưa bị Ngài dìm xuống bùn, phải từ bùn gượng dậy, bằng sáng tạo mà trụ lại với đời, – đám người ấy nay còn hận Ngài chăng? Khó biết hết. Như bài Hoàng Cầm tiễn đưa Ngài đó! Chỉ phô cái tử tế ra mà thôi! Mà tử tế chưa phải là tất cả tâm địa người đời.
Cây bút nào sẽ viết truyện “chưởng” này nhỉ?
04/10/2010
Lại Nguyên Ân
NGUYỄN THIẾU NHẪN
Skip to content
TRANG CHÍNH
ABOUT
← “KẺ THÙ SAU LƯNG NGƯƠI ĐÓ!”GIẢI THƯỞNG VĂN CHƯƠNG →
NÓI DỐI NHƯ… TỐ HỮU!
Posted on Tháng Năm 9, 2011by laomoc
“… -Tôi đặc biệt cảm ơn nghệ sĩ Hoàng Cầmvề những lời phê bình sắc sảo, chính xác và chân thành của anh bốn mươi năm trước đối với thơ tôi.
-Tôi khâm phục tài năng và ý chí của nghệ sĩ Đặng Đình Hưng. Đối với tôi, cuộc đời anh Hưng là một bài giảng cao cấp về niềm tin ở sự thật.
-Trần Đức Thảo là một mẫu mực của lòng say mê nghiên cứu và sáng tạo vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên lãnh vực triết học. Trần Đức Thảo đã góp phần khẳng định vị trí tiên phong của đội ngũ trí thức cách mạng kiệt xuất và hùng mạnh.
-Văn Cao là một trong những nhạc sĩ lớn nhất.
-Quang Dũng là một trong những cánh chim đầu đàn của nền thơ cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.
-Sau Quang Dũng và Hoàng Cầm, Trần Dần cũng là cây bút hạng nặng.
-Ngoài ra phải kể thêm Hữu Loan, Lê Đạt và Phùng Quán, ba nhà thơ ba vẻ khác nhau nhưng cùng sạu sắc, nóng bỏng tính chiến đấu không kém phần lãng mạn.
-Nhà văn Phùng Cung cũng cần phải được minh oan cùng với truyện ngắn “Con ngựa già của chúa Trịnh”. Không có ẩn ý gì xấu như 40 năm trước đã bị một số người lầm tưởng”.
Nếu không có lời ghi chú đoạn văn trên trích từ: “Nhật Hoa Khanh, Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, không ghi nhà xuất bản” và sau đó là lời bình của ôngTưởng Năng Tiến:
“Mô Phật! Cuối cùng thì Tố Hữu đã buông đao, sau khi đã làm cho vô số cuộc đời bị “rạn vỡ, bị ruồng bỏ và bị lưu đày” – nếu nói theo lời Phùng Quán” trong bài viết “Phùng Cung giữa trăng sao và mộ chí” thì phải nói là tôi không dám tin là nhà thơ VC Tố Hữu, con chim đầu đàn của nền văn chương cũi sắt của Việt Cộng lại có thể muối mặt nói dối không biết ngượng miệng như thế về các nhà thơ, nhà văn đã từng là nạn nhân của ông ta.
Như mọi người đều biết thì khi vụ Nhân văn Giai phẩm xảy ra, Tố Hữu là người chỉ đạo công tác tư tưởng và văn hóa văn nghệ thời bấy giờ,phụ trách việc đấu tố triệt hạ nhóm “Nhân văn – Giai phẩm”.
Sau khi Phạm Huy Thông, tiến sĩ, một trong những trí thức hàng đầu miền Bắc lúc bấy giờ viết bài “Một triết gia phản bội chân lý: Trần Đức Thảo” đăng trên báo Nhân Dân, số ra ngày 4-5-1958, lúc cuộc đấu tố bước vào thời kỳ cao điểm.
Sau khi nói xấu Trần Đức Thảo đủ điều, Phạm Huy Thông xoay ra “chụp mũ, quy kết chính trị” cho nhà triết học này:
“… Mùa Thu 1956, Thảo tưởng thời cơ đã đến. Từ số 3 trở đi, báo Nhân văn chuyển hướng sang chính trị một cách rõ rệt. Bài “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ” của Trần Đức Thảo được đăng trong số báo ấy, mở đầu cho sự chuyển hướng và được nhóm Nhân văn coi như cương lĩnh của mình. Trần Đức Thảo ở trong đại học và ngoài đại học lúc nào cũng lớn tiếng đòi trả chuyên môn, đòi trục xuất chính trị ra khỏi chuyên môn… Qua thư của Hoàng Cầm và nhiều tài liệu khác nữa, cho thấy đường lối chính trị của nhóm Nhân văn là do Trần Đức Thảo trực tiếp và chủ yếu vạch ra.”
Ta thấy rất rõ ông trí thức Phạm Huy Thông đã tự đánh mất liêm sỉ tối thiểu của một nhà trí thức khi dựng đứng lên những chi tiết mà chỉ cần đọc lướt qua , ai cũng thấy ngay là bịa đặt.
“Cai thầu văn hóa, văn nghệ” Tố Hữu đã tiếp tay Phạm Huy Thông để “đánh” Trần Đức Thảo một cách tàn khốc và cật lực:
“… Chúng vu khống Đảng ta là ‘chủ nghĩa cộng sản phong kiến’ bóp nghẹt tự do, chúng vu khống những người cộng sản là ‘khổng lồ không tim’ chà đạp con người… xuyên tạc những quan hệ gai cấp trong xã hội. Trần Đức Thảo cũng đã cố tạo thế đối lập giữa lãnh đạo ‘kìm hãm tự do’ và quần chúnh lao động ‘đòi tự do’… Tất cả những luận điệu của chúng rõ ràng không nhằm mục đích nào khác là chống lại lợi ích của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, kích thích chủ nghĩa cá nhân thối nát, tạo nên miếng đất tốt cho những hoạt động khiêu khích, phá hoại của chúng, hòng làm thất bại cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc…” (Tố Hữu: Báo cáo tổng kết cuộc tranh đấu chống nhóm phá hoại “Nhân vaăn –Giai phẩm” trong hội
nghị Ban chấp hành hội Liên Hiệp Văn học-Nghệ thuật Việt Nam họp lần thứ III tại Hà Nội, ngày 4-6-1958).
Đó không phải là lần nhắc đến tên Trần Đức Thảo duy nhất trong bài nói của Tố Hữu. Ở một đoạn khác, Tố Hữu nói:
“… Trần Đức Thảo cố bịa ra cái “hạt nhân duy lý”, là một hỏa mù cốt để xoá nhòa ranh giới giữa cái đúng và cái sai, giữa cách mạng và phản cách mạng…”(Bđd).
Và cuối cùng, như một công thức bất di bất dịch để đúc kết các bài viết, bài nói, Tố Hữu kết luận:
“… Lấy đường lối văn nghệ của đảng Lao động Việt Nam làm vũ khí chiến đấu, giới văn nghệ chúng ta hãy tiến lên, tiêu diệt tận gốc đường lối văn nghệ phản động của nhóm Nhân văn – Giai phẩm” (Tố Hữu, Bđd).
Số phận của nhóm Nhân văn – Giai phẩm, trong đó có triết gai Trần Đức Thảo, đã được định đoạt: mất quyền công dân, bị tước đoạt tất cả, bị cưỡng bức lao động ở một vùng quê.
Nhiều năm sau ông Trần Đức Thảo mới được trở lại Hà Nội, sống nghèo nàn với tài sản đắt giá nhất là chiếc xe đạp cũ kỹ. Vợ ông Tiến sĩ Tâm lý Giáo dục Nguyễn Thị Nhì, bị áp lực của Đảng và Nhà Nước đã ly dị ông để kết hôn với Nguyễn Khắc Viện, một người bạn thân của ông hồi ở Pháp. Bác sĩ Viện lúc ấy đang là con cưng của Đảng.
Nhà nghiên cứu Triết học Marxist, giáo sư Thạc sĩ Trần Đức Thảo đã sống trong tăm tối nghèo khổ cùng cực trong suốt 30 năm.
Sau khi Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền và tung ra chiêu bài cởi mở năm 1987, ông Thảo mới được viết trở lại. Lúc này ông đã già. Năm 1991, ông được cho qua Pháp ngắn hạn. Hết hạn, ông vẫn ở lại, sống vô cùng túng quẩn. Bị cúp tiền, ông lén nấu ăn lấy thì bị cúp gas, cúp điện. Thấy vậy, Hội những Nhà khoa học Pháp (Société des Hommes de Sciences) để tỏ lòng ngưỡng mộ đã quyết định trợ cấp cho ông vô hạn định mỗi tháng 10.000 Francs (khoảng 2.000 USD). Nhưng ông vừa nhận được tấm ngân phiếu đầu tiên vào hôm trước, thì hôm sau ông qua đời.
Cái chết của triết gia Trần Đức Thảo đã để lại cho chúng ta một tấm gương của một nhà trí thức không cúi đầu trước sai lầm của những người đang nắm giữ quyền lực. Và qua cái chết của ông, trong hoàn cảnh vô cùng túng quẩn đã cho mọi người thấy sự giả trá, bịp bợm cùng cực của Cộng sản Hà Nội qua bản thông báo của họ: “Được Đại sứ quán của nước ta tại Pháp tận tình chăm sóc…” Câu nói láo trắng trợn này được Đại sứ Hà Nội Trịnh Ngọc Thái đọc lên một cách hết sức trơn tru khiến người ta phải nóng mặt.
Lại càng nóng mặt hơn khi nghe Tố Hữu giở giọng “đĩ già đi tu” nói láo một cách trắng trợn, thô bỉ về những người thuộc nhóm Nhân văn – Giai phẩm đã bị chính mình làm cho cuộc đời bị “rạn vỡ, bị ruồng bỏ và bị lưu đày”.
“… Trần Đức Thảo là một mẫu mực của lòng say mê nghiên cứu và sáng tạo vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong lãnh vực triết học. Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường đã góp phần khẳng định vị trí tiên phong của đội ngũ trí thức cách mạng kiệt xuất và hùng mạnh”.
Đúng là nói dối như… Tố Hữu!
LÃO MÓC
Các bài thơ ca ngoi Anh Trỗi, chị Trần Thị Lý trong bài Người Con Gái Việt Nam có tính khích lệ, động viên tinh thần rất cao.
Tố Hữu cũng còn là dịch giả nhiều bài thơ của thi sỹ Nga chuyển ngữ từ tiếng Pháp qua tiếng Việt. Tôi được biết, khi nhà thơ Nga, tác giả bài thơ " Đợi Anh Về" hay đến mức mà khi Simorvov qua thăm VN, khi nghe phiên dịch dịch lại qua tiếng Nga, ông đã phải thốt lên: Không thể ngờ Thơ của tôi lại hay đến thế!
Tuy nhiên, giới Văn nghệ sỹ lại vô cùng căm ghét TH vì cho rằng ông ta là thù phạm của nhiều vụ vùi dập, chà đạp lên các văn nghệ sỹ đương thời rất có tài năng như Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Xuân Diệu, Pham Tien Duật v.v... va v.v...thậm chí cả tài năng thơ trẻ bẩm sinh Trần Đăng Khoa.
Tôi cũng không trách ông về các bài thơ ca ngợi Mao Trạch Đông, Xtalin đến cháy bỏng, vì cái thời đó nó thế. Thông tin về Xtalin, Mao Trạch Đông chỉ la các thông tin tốt, ca ngợi tận may xanh thì làm sao TH có thể viết khác? Thời thế nó thời phải thế, không thể viết khác, làm khác được.Không nên đem cái hiểu biết bây giờ để trách cứ ông ta.
Thời đó từ các đường mòn ngoằn ngoèo trong rừng bước ra đường cái quan có ô tô tải chạy được thì làm sao mà TH không thể viết " Đường ta rộng thênh thang 8 thước"( đương nhiên về mặt tu từ thì chữ "thênh thang" không nên có giới hạn là bao nhiêu mét?).
Tóm lại sự so sánh hay trách cứ cũng cần xem xét trong hoàn cảnh, văn cảnh của lúc đó.
Xin trao đổi thêm cùng Quý ACE.
HLP
Bắt đầu tin nhắn đã chuyển tiếp:
Từ: Dat Quoc <kitdat@yahoo.com
Ngày: 15:45:24 GMT+7 Ngày 14 tháng 10 năm 2014
Đến: "haiphuc1910@gmail.com" <haiphuc1910@gmail.com, "Ph.D.Bi" <phamdacbi@gmail.com
Chủ đề: “Thơ lúc nào cũng có trống có kèn, lúc nào cũng tưng bừng,náo nức như đi trẩy hội....”.
Trả lời-Tới: Dat Quoc <kitdat@live.com
Tại sao Ngày sinh của Đại thi hào
mà người ta không nhắc đến (Dù là qua loa,đại khái) nhỉ?
Nếu còn sống năm nay ông 94, và ngày 4 tháng này, 4 năm trước ông 90?
Dưới đây tập hợp một số bài đáng đọc (hơi dài)
Tố Hữu và bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
I
Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào, ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội. Đến đâu cũng nghe vang tiếng trống, tiếng kèn. Mà thơ ông đâu chỉ có trống phách linh đình như một đám rước, ông còn bắn cả 21 phát đại bác vang trời. Cho đến nay, chỉ có ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất đã bắn đại bác trang trọng như thế. Trong tâm hồn lớn lộng gió của ông không có những góc khuất, những vùng tối, những nẻo
đường hiu quạnh, những thành quách nhàn nhạt một màu rêu cô liêu. Nghĩa là không có chỗ nương náu cho những nốt nhạc lạc điệu, xa lạ và trầm buồn. Đôi khi, những nỗi niềm vu vơ có ở thời Từ ấy lại lần theo một con đường riêng nhuốm màu thiên nhiên, chìm lẩn trong tiềm thức mà tìm về với ông, thì ông lại tự xoá đi, để tiếng hát ông chỉ còn một âm hưởng chủ đạo. Âm hưởng vui bất tuyệt.
Nếu mỗi nghệ sĩ là một người thư ký của thời đại, theo quan niệm Balzac, thì Tố Hữu chính là người thư ký của cách mạng. Thơ ông là biên niên sử cách mạng. Có thể lần theo dấu vết thơ ông mà tìm những bước thăng trầm của cách mạng, của kháng chiến. Chính vì thế, trong những ngày cả nước long trọng kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tôi tìm lại thơ ông, tra cứu thơ ông, như tra cứu một cuốn tự điển cách mạng. Tôi lật trang Điện Biên Phủ và lập tức lại gặp ngay tiếng reo vui tưng bừng quen thuộc của ông: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Đây là bài thơ khá nổi tiếng của Tố Hữu. Bài thơ cung cấp cho ta nhiều con số và những tư liệu lịch sử. Qua thơ mà ta biết cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài ba ngàn ngày. Chiến
dịch Điện Biên Phủ từ lúc mở màn đến khi kết thúc thắng lợi là 56 ngày đêm. Trong thời gian này, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đang ở Việt Bắc. Trên bàn làm việc dã chiến của Người có bản đồ Điện Biên Phủ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi hội đàm với Chính phủ Pháp ở Paris. Trưởng phái đoàn ngoại giao của Pháp là Biđôn (Bidault). Trưởng phái đoàn ngoại giao của Mỹ là Smit (Smith). Còn đại tướng Võ Nguyên Giáp thì dàn quân ở giữa trận tiền. Và bạt ngàn bộ đội, dân công đi tiếp lương, tải đạn, kéo pháo, mở đường. Lương thực, đạn được vận chuyển đến Điện Biên bằng hai phương tiện chính: thồ và gánh. Đời sống tinh thần của bộ đội và dân công ta ở cái thời ấy cũng được Tố Hữu ghi chép khá tỉ mỉ: người ta động viên
nhau, thúc đẩy nhau bằng tiếng hát. Những điệu hò lơ, hấy lơ vang vọng khắp các triền đèo hiểm trở Lũng Lô, Pha Đin. Như thế, xem ra, việc chuẩn bị chiến đấu vất vả, gian khổ nhưng vui. Rõ ràng đi kháng chiến như đi trẩy hội. Còn khi đã chiến đấu thì thật ác liệt. Có thể nói đó là cuộc chiến đẫm máu. Người khoét núi đặt bộc phá. Người bịt lỗ châu mai. Người lấy thân chèn pháo. Và máu người đã nhuộm đỏ cánh đồng Mường Thanh. Máu trộn với bùn đất. Chỉ một chi tiết này, ta biết chiến dịch mở vào mùa mưa. Đó là một thử thách không nhỏ đối với người lính Điện Biên Phủ. Tất cả những tư liệu lịch sử có tính thông tấn báo chí ấy, đã được Tố Hữu biến thành tình cảm, giai điệu. Và bao phủ lên nó là một bầu không khí
hừng hực. Bầu không khí Điện Biên.
Tố Hữu có đi chiến dịch không? Ông viết bài thơ này trong trường hợp nào? Lúc ấy ông ở đâu? Ông đang làm gì, giữ những trọng trách gì? Chiến thắng Điện Biên đến với ông ra sao? Đấy là những câu hỏi mà độc giả hôm nay tò mò muốn được giải đáp. Nhưng ai giải đáp nổi? Chỉ có thể là Tố Hữu. Và chúng tôi được giao một nhiệm vụ rất cụ thể: tìm đến gặp Tố Hữu, rồi lân la hỏi chuyện ông.
II
Chúng tôi tập kích vào nhà Tố Hữu, đúng theo cách tiếp cận của lính Điện Biên Phủ. Ngay lập tức nhà thơ lớn đã bị bốn anh em lính báo bao vây. Ngoài tôi và nhà phê bình Hồng Diệu, còn có thêm Khánh Chi, Trường Giang - hai phóng viên trẻ của báo Đại đoàn kết. Bây giờ thì Tố Hữu đã ngồi gọn giữa mấy anh em chúng tôi. Trông ông trầm tĩnh như một ngọn tháp cổ kính. Mà không, ông như một vị nguyên soái đã giã từ vũ khí, giã từ mọi thứ xiêm áo lỉnh kỉnh mà tạo hoá đã bỡn cợt khoác lên ông, nhiều khi che khuất cả chính ông, để ông chỉ còn lại là một già làng, có phần cô đơn, bé nhỏ, da mồi, mái tóc bạc trắng sương gió, dường như đã quá quen với trận mạc, với mọi biến cố, thăng trầm của cõi đời dâu bể. Lơ lửng ở đâu đó trong
khoảng u u minh minh trên mái đầu ngả bạc của ông, hình như vẫn còn lung liêng, vẫn còn chao lắc cái con quay mờ mờ nhân ảnh của ông Trời. ý nghĩ ấy đến với tôi khi tôi đang thành kính ngắm ông như ngắm một viện bảo tàng. Còn ông thì ngồi im lặng. Đôi mắt riu riu nửa thức, nửa ngủ, có lúc lơ đãng vô vi như một người đang nhập thiền, có lúc lại ánh lên, long lanh sáng như mảnh thuỷ tinh vỡ. Vào những giây khắc mong manh đó, tôi chợt thấy ông vẫn còn là một vị tướng soái, với đầy đủ mũ áo cân đai. Còn bây giờ, ông có vẻ như hơi ngỡ ngàng. Ông đưa mắt nhìn lũ chúng tôi là mở chiến dịch rút lui quyết không dây với lũ trẻ ranh.
- Chuyện Điện Biên ấy mà, nói thực là mình biết không nhiều lắm đâu. Cái này các cậu phải đến gặp Hồ Phương, Hữu Mai, hay Từ Bích Hoàng. Các anh ấy đi chiến dịch Điện Biên, các anh ấy biết nhiều chuyện đấy.
- Chuyện Điện Biên thì bạn đọc cũng đã biết rồi, vừa qua mấy anh em làm báo đã sục vào hầm De Castries, còn lặn lội vượt đèo leo suối vào tận sở chỉ huy ta ở Mường Phăng. Anh Lê Lựu đã đến gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh Hồng Diệu đã gặp ba thiếu tướng Hồ Phương, Chu Phác và Dũng Hà. Mấy anh em còn tham khảo cả tài liệu của Pháp nói về Điện Biên. Nghĩa là nhìn Điện Biên ở mọi góc độ khác nhau. Bây giờ, mấy anh em muốn hỏi anh về bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
Tố Hữu cười:
- Bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên thì cũng chẳng có gì phải nói thêm nữa. Mình đã viết cả ra rồi. Có gì cũng nói tuột ra hết. Thơ mình là thế, là cứ nói thẳng tuồn tuột, chẳng có gì khuất khúc cả.
- Vâng, bài thơ nói được nhiều điều lắm. Đầy ắp tư liệu thông tin. Nhưng có thông tin mà bạn đọc bây giờ tò mò muốn biết thì bài thơ lại không nói đến. ấy là thông tin về tác giả. Khi viết bài thơ này, anh đang ở đâu?
Tố Hữu ngồi im lặng. ánh mắt bỗng xa vợi. Hình như ông đang lục trong trí nhớ, cố tìm một hình ảnh nào đó, một bóng dáng nào đó của kỷ niệm xa mờ.
- Chịu, không thể nhớ được. - Tố Hữu quay về phía tôi. - Mình già rồi, u mê rồi. Có lẽ các anh ở cục tác chiến, quân bưu, các anh ấy nhớ, chứ mình thì quên mất rồi. Cái bản ấy, nó có cái tên là khau khau gì đấy. Hồi đó, mình là trưởng ban tuyên truyền. Suốt ngày chỉ hong hóng chờ tin tức từ chỗ anh Trường Chinh, hoặc lại chạy sang bên Bộ Tổng, Quân uỷ trung ương, chỗ anh Văn, hỏi xem có đánh nhau ở đâu thì viết bài tuyên truyền. Mà viết xong cũng chẳng biết đưa cho ai nữa. Hồi ấy, phương tiện tuyên truyền của ta còn nghèo lắm, sơ sài lắm, đâu có được phong phú như hồi chống Mỹ. Công cụ tuyên truyền chỉ có mỗi tờ báo Nhân Dân với cái đài 500 oát. Còn thì phần lớn là tuyên truyền mồm quan cánh dân công. Mỗi trận đánh thắng, tự thân
nó đã có sức tuyên truyền rồi. Nó lan xa lắm, lan nhanh lắm. Còn chuyện Điện Biên thì sau này mới rầm rộ. Hò kéo pháo. Điện Biên bấy giờ im ắng lắm. Ta âm thầm chuẩn bị lực lượng. Không ai có thể nghĩ được rằng, ta lại có thể đưa được quân, đưa được pháo vào Điện Biên. Thực tế khách quan thì không thể làm được. Đường sá hiểm trở lắm, toàn những đèo dốc, vực thẳm. Gay go nhất là việc vận chuyển lương thực, thực phẩm. Cái này, phải nói là dân mình ghê gớm thật. Chỉ có đôi vai, đôi bồ, khá hơn cái xe đạp tồng tộc, mà rồi từ Thanh Hoá, từ đồng bằng Bắc Bộ mò mò đưa gạo lên. Hạt gạo nặng bằng hạt máu. Phải nói ý chí của dân mình rất ghê gớm. Họ nhịn đói, nhịn khát, ăn lá lảu dọc đường. Dừng nghỉ thì nói
chuyện thịt bò, nói chuyện nướng chả, làm thịt cầy, cứ như mình đang liên hoan, đang ăn thịt, mà toàn ăn thịt... mồm.
- Vậy tin toàn thắng đến với anh lúc nào?
- Lúc ấy khoảng 5h30 hay 6h chiều ngày 7-5. Rừng đã nhá nhem tối mới có điện từ chỗ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện Hoả tốc, hoả tốc - Ngựa bay lên dốc ấy là có thật. Đấy là con ngựa của chú liên lạc ở chỗ anh Trường Chinh. Và cũng chỉ có mỗi con ngựa với chú liên lạc, chứ làm gì có Đuốc cháy sáng rừng, với Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Khi viết thì mình viết thế. Viết thế mới tạo được không khí, chứ làm gì có lửa mà đỏ rừng đỏ bản. Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng núi tối mù mù. Chỉ có vài ngôi nhà ở triền núi xa xa có ánh lửa le lói, chắc họ đang nấu cơm hay nướng sắn gì đó. Thế mà mình viết: Đuốc chạy sáng rừng - Loa kêu từng cửa. Cũng chẳng có loa đâu. Mà loa với ai. Dân ở xa. ở gần dân e bị
lộ. Nguyên tắc là bí mật tuyệt đối. Cơ quan trung ương ở trong rừng, ở giữa lau tre. Mình ở nhà đất. Anh Trường Chinh cũng ở nhà đất. Chỉ có Bác ở nhà sàn. Ông cụ có đặc tính là thích ở nhà sàn, và ở bên suối. Ông cụ vốn là người yêu sơn thuỷ hữu tình. Cơ quan trung ương cũng đóng dọc bên suối, lán chìm trong cây lá. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù mà. Bí mật là một nguyên tắc. Vậy thì loa với ai. Thế mà vẫn loa kêu từng cửa. Làng bản đỏ đèn đỏ lửa. Hầy, nghe vui hỉ, nghe cũng rậm rật đấy chứ hỉ - Rồi Tố Hữu quay lại mấy anh em, nheo nheo một bên mắt, vẻ trẻ trung, tinh nghịch - Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn là phịa. Chỉ có điều là mình phịa như thật, nên người ta cũng tha cho.
Rồi Tố Hữu lại cười. Nụ cười thật hiền hậu. Trông ông lúc này có vẻ của một ông Phật, Hồng Diệu hỏi:
- Thế từ lúc mở màn đến khi kết thúc chiến dịch anh có lên Điện Biên bao giờ không?
- Không! Nào mình có biết Điện Biên ở đâu mà đi. Đi sao được. Mà ai cho đi cơ chứ.
- Tưởng anh là trưởng ban tuyên truyền, anh có thể đi khắp nơi chứ.
- Đâu có. Ông nói thế là nói cái anh tuyên truyền sau này, tuyên truyền bây giờ. Chứ lúc ấy, đi sao được. Mình cứ ngồi im chờ lệnh cụ Trường Chinh.
- Tưởng anh viết Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam...
- à, cái đấy mình hỏi. Mình hỏi mấy chú đã đến Điện Biên rồi. Hỏi xem ở đấy có những cái gì, mới biết mấy cái địa danh như thế đấy chứ, biết cả ở đó có cam, có mơ và rất nhiều hoa mơ. Chỉ mang máng thế thôi. Và rồi những cái mang máng ấy, cũng chẳng biết sẽ để làm gì. Sau này khi viết, mình mới lôi nó ra, đưa vào thơ, cứ nhét bừa vào. Nó mới thành: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam / Hoa mơ lại trắng vườn cam lạ vàng. Đấy, đơn giản thế đấy.
Rồi Tố Hữu lại cười. Hoá ra ông Phật này cũng thích đùa lắm. Ông nói mà cứ như nói đùa, và tôi nghĩ, phải là người uyên thâm lắm, thông minh và lịch lãm lắm mới có thể nhìn mọi sự đơn giản như thế, mới có thể đùa được như thế. Đùa là một phẩm chất của trí tuệ. Thực tình, hai câu thơ mà Tố Hữu vừa nhắc đến, như nhắc đến một giai thoại vui kia, là hai câu thơ hay, nếu không nói là hay nhất trong bài. Đặt trong cái không khí của toàn bài, nó mới đắc địa, như người ta đang nghe một bản giao hưởng chát chúa toàn những kèn đồng, lại thấy vút lên mảnh mướt một tiếng sáo trúc đồng quê mát mẻ. Câu thơ ghép toàn những địa danh. Đưa địa danh vào thơ đâu có dễ dàng gì. Nhưng Tố Hữu có biệt tài trong cái kỹ nghệ ngày. Địa danh vào
thơ ông thường rất nhuần nhuyễn. ở đây, dường như nó không còn là địa danh nữa, nó là kỹ nghệ chơi chữ cao, chơi chữ mà không thấy dấu vết của việc chơi chữ, chỉ có hai câu thơ với tên rừng, tên núi cụ thể mà Tố Hữu đã kết được thành một vòng hoa rực rỡ sáu màu. Đấy là vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh ở chiến trường Điện Biên lịch sử. Xuân Diệu là người đã có công trong việc phát hiện ra cái vòng hoa thầm lặng đó.
- Sau này, ông Diệu ông ấy có khen tôi. Ông ấy tán ra thế, tôi mới biết nó như thế đấy chứ. Thực ra, đó là mấy cái địa danh có sẵn, địa danh có màu, dưới lại có trắng, có lam, có vàng. Cũng lại là màu nữa. Nó mới thành tấm thảm nhiều màu. Cái này, những anh em lý luận họ gọi là gì hỉ? Là tiềm thức à? Nghĩ cũng có lý hỉ?
Ngừng một lát, Tố Hữu tiếp:
- Bài thơ Điện Biên được viết nhanh lắm. Sau chiến thắng, tôi lên Bác ngay. Lên xin ý kiến Bác xem cần tuyên truyền thế nào. Có điều lạ là Bác rất bình thản. Bác bảo: Đây chỉ là chiến thắng bước đầu thôi. Sao các chú cứ rối lên thế. Ta đánh thì tất nhiên là sẽ thắng. Quân đội ta là quân đội quyết chiến, quyết thắng cơ mà. Bác khen các chú đánh giỏi. Nhưng đừng rối lên. Phải cảnh giác. Hết sức cảnh giác. Chiến tranh chưa kết thúc đâu. Kẻ thù ta bây giờ không phải là Pháp nữa, mà là Mỹ. Không khéo chuyến này, ta phải đánh nhau với Mỹ, còn lâu dài đấy, gian khổ đấy, đừng có tếu. Điều đáng kinh ngạc là Ông Cụ lại nói chuyện ấy ngay trong ngày chiến thắng Điện Biên. Tôi đã đọc một loạt những hồi ký viết về Ông Cụ ở thời
điểm này, nhưng không thấy ai nói đến chuyện đó. Cũng trong cuộc gặp ấy, Ông Cụ bảo tôi làm tuyên truyền. Ông Cụ có bảo tôi làm thơ đâu, làm tuyên truyền động viên bộ đội đấy chứ. Tuyên truyền làm sao cho dân vui là được rồi. Tôi về, suốt đêm không ngủ được, cứ vẩn vơ mãi. Tôi nghĩ: tuyên truyền bằng thơ là tốt nhất. Thơ dễ phổ biến, dễ nhớ, dễ thuộc. Mình không nhận ra trận, nhưng cũng nghe lỏm được khối chuyện. Chỉ tội, chẳng biết Điện Biên ra sao. Rồi thì đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô cũng chẳng thể hình dung được. Tôi bèn đến hỏi Bác, Bác ngửa cái mũ lá ra: Điện Biên nó như thế này này. Nó là một lòng chảo. Đấy, cũng chỉ mang máng thế thôi. Thế rồi thì tôi viết, viết nhanh lắm, viết không đến hai ngày. Những gì mình nghe
được về Điện Biên, mình cho vào thơ hết, cho nó có vần có điệu, vì nhịp thơ nó đi như thế. Lục bát thì còn phải cò cưa ký cưa, chứ ở đây, mình cho nó nổ lung tung lên, chẳng việc gì phải giữ đúng khuôn khổ. Có lẽ đây là bài thơ tự do nhất, viết sảng khoái nhất. Hồi Cách mạng tháng Tám, mình cũng có bài thơ sảng khoái như vậy. Bài thơ nói về cái con chim gì ấy nó hót hót ấy...
- à, đấy là bài Huế tháng 8 - Hồng Diệu chợt như bừng tỉnh - Có con chim nào trong tóc, nhảy nhót hót chơi. Ha! Nó hót cái gì vui vui nghe thiệt ngộ.
- ờ, đại khái là như vậy.
Tố Hữu cười. Mấy anh em cùng cười. Không khí trong căn phòng thật ấm cúng vui vẻ. Tố Hữu tiếp tục câu chuỵện và Hồng Diệu lại làm bà Trần Thị Tuyết minh hoạ thơ cho ông. Phải nói trí nhớ của nhà tầm chương trích cú này cũng đáng hãi thật. Hầu như anh thuộc hết thơ Tố Hữu, kể cả những câu thơ trong quá trình sửa chữa, ông đã vứt rồi, mà Hồng Diệu vẫn còn thuộc. Anh đọc cho Tố Hữu nghe bằng một giọng von vót nửa kim, nửa thổ.Tiếng reo núi vọng sông rền...
- à , cái đó mình cũng phịa đấy. - Tố Hữu cắt ngang giọng đọc đầy hào hứng của Hồng Diệu. - Hồi đó, đang phải bí mật, có ai dám reo hò đâu. Nhưng phải viết thế, phải tạo không khí như thế mới có cớ mà hoan hô chứ. Mình hoan hô chiến sĩ Điện Biên, hoan hô ông Giáp. Lúc ấy, đại tướng võ Nguyên Giáp oanh liệt lắm. Người ra trận cơ mà. Một ông Tổng tư lệnh ra trận...
- Thế sao sau này, trong những tập tái bản gần đây, anh lại cắt câu ấy đi?
- Đâu, mình có cắt đâu - Tố Hữu ngạc nhiên. Mình chẳng biết gì đến chuyện ấy cả. Mình vẫn giữ đấy chứ, mà mình thấy cũng không có gì phải cải chính.
- Bài thơ này khi anh viết xong rồi, Bác Hồ có đọc không?
- Có chứ - Tố Hữu cười - Khi in ra, chắc Ông Cụ có đọc.
- Thế Ông Cụ nói sao?
- Ông Cụ chẳng nói sao cả. Chưa bao giờ Ông Cụ khen thơ tôi. Chỉ có anh Trường Chinh thì có khen, ví tôi với ông này, ông khác, nhưng anh ấy cũng nói tào lao cho vui thế thôi, còn Bác thì chưa bao giờ khen thơ tôi cả. Sau Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, tôi viết tiếp Ta đi tới và Việt Bắc...
Đây là thời kỳ sáng tác sung sức nhất của Tố Hữu. Trong ba bài thơ viết cùng một giai đoạn ấy, Việt Bắc là một kiệt tác, dù còn lẫn mấy câu vè. Hai bài thơ còn lại cũng như phần lớn thơ Tố Hữu, sẽ bất tử nhờ lịch sử. Bởi nó đề cập đến những cái mốc lịch sử. Mỗi bài là một trang biên niên sử. Mà đề cập đến lịch sử, viết về lịch sử thì không ai bằng được ông. Chiến thắng Điện Biên đã qua 40 năm rồi, đã có hàng trăm bài thơ viết về sự kiện này, nhưng cho đến nay, quả thật vẫn chưa có bài thơ nào viết về Điện Biên vượt bài thơ ông. Cái hay của bài thơ không nằm trong câu chữ cụ thể mà nằm trong cái hơi chung của toàn bài.
- à, lại nói về cái tên bài thơ. - Tố Hữu tiếp tục tâm sự - Lúc đầu mình lấy tên là Điện Biên Phủ. Nhưng sau nghĩ thấy không ổn. Điện Biên Phủ chỉ là một cái địa danh. Mình đổi thành Chiến thắng Điện Biên, cũng lại thấy vô duyên. Nghe nó như tên một bài báo. Mình đọc lại bài thơ, thấy có câu Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Thôi, lấy té luôn như thế cho rồi. Cái tên ấy hợp với không khí toàn bài - Tố Hữu nhìn sang tôi, sảng khoái như một người vừa thắng xong một trận đánh hóc hiểm - Thơ Khoa có lẽ chẳng bao giờ có hoan hô đâu nhỉ. Còn tôi thì tôi cứ hoan hô. Tôi còn hô cả khẩu hiệu nữa cơ. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Muôn năm, muôn năm Mác - Lênin. Đấy, tôi hô khẩu hiệu đấy, tôi chả sợ. Tôi muốn nói rằng: Không có cái gì là
không thành thơ được. Tôi cho cả Nguyễn Văn Trỗi hô: Hồ Chí Minh muôn năm. Mà hô những ba lần kia.
Tất nhiên, sau ba câu khẩu hiệu Hồ Chí Minh muôn năm, Tố Hữu đã hạ một câu thơ thật là thần tình: Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần. Và thế là ngay lập tức, mấy câu khẩu hiệu khô khốc trên kia đã không còn là khẩu hiêu nữa, nó đã thành tình cảm, xúc cảm, thành nỗi niềm thiêng liêng của cả một đời người ở cái giây phút hiểm nghèo nhất. Và người đọc bỗng ứa nước mắt. Đấy là tài nghệ của một bút pháp lớn. Bút pháp bậc thầy.
Câu chuyện Điện Biên tạm thời kết thúc. Tố Hữu quay sang hỏi Khánh Chi và tôi, cũng vẫn những chuyện văn chương. Khi chia tay ông, Khánh Chi mới rụt rè đề nghị:
- Bác Tố Hữu ơi, bạn đọc ở báo Đại đoàn kết lại còn có yêu cầu này nữa. Họ muốn có mấy dòng chữ và chữ ký của bác. Bác chép cho một đoạn thơ nào đó trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
Tố Hữu vui vẻ:
- ờ thì đưa sổ đây, có bút không?
Nhưng khi đặt cuốn sổ của Khánh Chi lên đầu gối rồi thì Tố Hữu lại lưỡng lự. Hình như ông đang tính xem nên chọn câu thơ nào. Hồng Diệu liền tham mưu:
- Xin anh chép đoạn này: Điện Biên vời vợi nghìn trùng / Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta...
- Không, không được. - Tố Hữu lắc đầu - Phải chọn đoạn khác. Cái đoạn nói về huân chương. ờ, mà tại sao bây giờ, người ta lại không thích đeo huân chương nhỉ. Đối với tôi, huân chương bao giờ cũng có ấn tượng rất mạnh.
Rồi ông cúi xuống viết vào cuốn sổ tay của Khánh Chi:
Kháng chiến ba ngàn ngày
Không đêm nào vui bằng đêm nay
Đêm lịch sử. Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng...
Tố Hữu chép rõ từng nét chữ. Hồng Diệu đọc cho ông chép. Thỉnh thoảng, ông lại ngẩng lên, âu yếm chờ Hồng Diệu đọc tiếp. Tôi nhìn ông, ngỡ ngàng. Một nhà thơ lớn, nổi tiếng vào loại bậc nhất của nền thơ đương đại Việt Nam ngồi chép lại thơ mình, chép từ trí nhớ của một độc giả. Thật chẳng có gì sung sướng hơn được nhân dân thuộc thơ mình. Đấy chính là tấm huân chương cao quý nhất mà nhân dân đã trao tặng thi sĩ. Hạnh phúc lớn lao ấy, tạo hoá đâu có ban phát cho nhiều người.
Tháng 5-1994
Trần Đăng Khoa
(trích Chân dung và đối thoại)
10/10/2010 - 22:9
Lại Nguyên Ân viết về Tố Hữu
VÀI Ý NGHĨ NHÂN HỘI THẢO VỀ TỐ HỮU
Lại Nguyên Ân
1
Kỷ niệm Tố Hữu năm nay, nhân 90 năm sinh, được tổ chức khá rùm beng: đã một buổi trình diễn thơ-nhạc tại Nhà hát Lớn hôm chủ nhật 2/10, lại buổi hội thảo tại ban Tuyên huấn TƯ hôm nay, 4/10. Làm lớn nhân năm chẵn, lại nhân lễ ngàn năm Thăng Long, rõ rồi; nhưng liệu có phải vì cái uy của thơ Tố Hữu đang suy trong công chúng? Nghe đôi nhà giáo đại học cho biết, sinh viên ngữ văn không thích làm luận văn, luận án về thơ Tố Hữu. Không tin thì ban Tuyên huấn cho cán bộ nhân viên làm điều tra xem?
2
Đọc lại tài liệu giới phê bình nghiên cứu Việt Nam viết về Tố Hữu, nhất là những gì viết từ 1955 đến 2000, bạn phải lưu ý… “trừ bì”, tức là phải lượng định mức độ phóng đại của những lời khen. Một đôi người chỉ khen cho phải phép trước kẻ đắc thời đắc thế, nhưng nhiều người thì khen thơ Tố Hữu là khen cấp trên, đề lên tận lưng trời, là để kiếm lợi riêng, như cái tay phụ trách tạp chí của Viện nọ dám viết rằng Tố Hữu làm chức càng cao thì thơ càng hay! (trong khi Xuân Sách nhận xét đúng hơn: nhà càng lộng gió thơ càng nhạt!). Thơ Tố Hữu đã từng đem lại tiền bạc, học hàm học vị cho không ít nhà giáo, nhà nghiên cứu, – điều này có thật, nhưng “chất lượng khoa học” của sự phê bình nghiên cứu trước đây về
thơ Tố Hữu thì nay cần phải trở thành một đối tượng nghiên cứu khảo sát, đừng có mặc nhiên trích dẫn vô tư.
3
Giá trị thực sự của thơ Tố Hữu ra sao?
Có sống sót được với thời gian không? – là những điều người ta nên nghĩ tiếp.
Tôi cho rằng thơ Tố Hữu có thể có tình giai cấp, tình dân tộc, nhưng không có tình nhân loại.
Không có tình nhân loại là ý thức, là chủ ý của nhà thơ Tố Hữu, người đã ra lệnh cho toàn giới lý luận và sáng tác văn nghệ ở miền Bắc phải loại bỏ tình nhân loại, bác bỏ chủ nghiã nhân đạo (humanisme) cả về lý luận lẫn thực tiễn, bảo nó là “nhân loại chung chung, nhân tính trừu tượng”, mang tính tư sản, cấm không ai được rơi vào quan niệm đó, nếu không muốn bị trừng phạt! Tự ông nói thơ ông là “đồng ý, đồng tình, đồng chí”, nghĩa là những ai không là “đồng chí” với ông thì không thể được ông thích, những ai không “đồng tình, đồng ý” với ông thì đều bị loại ra khỏi thế giới thơ ông. Bị nhà thơ thường dân ghét thì cũng chẳng sao, nhưng bị nhà thơ quyền uy đầy mình như Tố Hữu ghét thì kẻ bị ghét sẽ khốn nạn
từ thân xác đến tận tâm thần, như những cựu “đồng chí” Nhân văn-Giai phẩm đó!
Những nhận định cũ về tình giai cấp, tình dân tộc ở thơ Tố Hữu cần được minh định lại. Tình dân tộc ở thơ ông chỉ có trong sự phụ thuộc tình giai cấp; ông thạo các điệu thơ Việt cũ, như câu lục bát, câu song thất, lời diễn ca; nhưng ông lại bắt những gì dân tộc tính phải mang màu thời đại, lại là cái màu như ý ông, tức là phải gần gụi công nông binh, – ông chỉ thừa nhận là có tính dân tộc những gì gần gũi với các tầng lớp bình dân hoặc dưới đáy; ông là một học trò tiểu tư sản sinh ra ở đất “thần kinh” Huế nhưng lại ghét tất thảy những gì mang chất trí thức, bác học; ông là người hoạt động chính trị mạnh mẽ, nhiều đam mê và cơ mưu, nhưng thơ ông lại cổ vũ một thứ chủ nghĩa cấm dục hà khắc, may lắm cũng chỉ
có một chút xíu tình yêu platonic, “trái tim chia ba phần…, dành cho Đảng phần nhiều”... Tình giai cấp ở thơ ông tựu trung là tìm sự cảm thông trong những tầng lớp dưới, bị thống trị, kêu gọi họ hợp sức lật đổ giai cấp giàu có đang thống trị và giao cái quyền lực vừa giành được ấy cho ông và các đồng chí của ông, rồi từ đấy hãy cúc cung lao động chiến đấu dưới sự dẫn dắt không thể lầm lẫn của bọn ông! Thế thôi. Tức là nó mang đầy sự thực dụng, sự tuyên truyền. Tố Hữu hiển nhiên là nhà thơ của Đảng mình, nhưng vị tất đã là nhà thơ của dân tộc mình.
Ảnh hưởng thơ Tố Hữu ở Việt Nam (nói chính xác là ở vùng thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) là lớn, nhờ việc bộ máy tuyên truyền do ông đứng đầu, đưa thơ ấy tràn ngập các kênh chủ yếu: sách giáo khoa, sách báo phổ thông, đài phát thanh… Nói cho đúng, công chúng sống trên đất Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam biết và thuộc thơ Tố Hữu là vì không thể tránh thoát thơ ấy, là vì không có chỗ trốn khỏi thơ ấy. Tất nhiên thơ ấy chiếm lĩnh tâm hồn rất nhiều lớp người, và chính vì thế mà họ đã làm những gì thơ ấy kêu gọi, nhất là… ra trận!
Thơ Tố Hữu có những vết nhơ không thể tẩy xóa, như đoạn thơ“Yêu biết mấy nghe con tập nói / Tiếng đầu lòng con gọi “Sta-lin” ! Ý thơ ấy, ngay tầm gần, đã trái hẳn lẽ thường nhân loại: trẻ con tập nói thì gọi “mẹ” chứ đâu đã biết ai xa lạ? trẻ Việt làm sao tập nói được cái từ đa tiết xịt xoạt như thế kia? (Bài đăng tạp chí Văn nghệ 1953 là Tiếng đầu lòng nó gọi ‘Ông Lin’ , bản in vào sách Việt Bắc 1955 sửa thành Tiếng đầu lòng con gọi ‘Stalin’). Lại nữa, người đàn bà Việt dân quê làm sao có thể“Thương cha thương mẹ thương chồng / Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười” (!?!). Đây quả là một quái tượng trong thơ ca tiếng Việt và thơ ca thế giới, khi nhà thơ (thường được xem là kẻ chỉ biểu
dương những gì nhân ái, lương thiện) lại ngợi ca “công đức” một Bạo chúa, một Hung thần, một Độc tài khét tiếng, một Đao phủ thủ vĩ đại, và để làm cái việc ngợi ca trái lẽ ấy, người làm thơ đã hoàn toàn xé bỏ những giới hạn thông thường của tình cảm nhân loại.
Trên mạng internet bây giờ đôi khi còn thấy người ta cho rằng Tố Hữu là tác giả đoạn thơ khủng khiếp này:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.
Tôi thấy lạ với đoạn thơ này, vì dường như chưa từng gặp nó trong các tập thơ Tố Hữu đã đọc. Vậy nhân đây đề xuất với giới nghiên cứu, nhất là các giáo sư đã từng “ăn lộc” nhiều ở thơ Tố Hữu (như Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử…), hãy tìm ra ngọn nguồn đoạn thơ này và thông tin lại cho bạn đọc; nếu nó không phải là thuộc ngòi bút Tố Hữu thì cũng là may cho ông, tuy vẫn thật buồn cho giới làm thơ của chúng ta. Lọt sàng xuống nia, nó vẫn là của một ngòi bút Việt Nam nào đó. Vượt ra ngoài chuyện xác định “tác quyền” cụ thể, đoạn thơ này thông báo rằng còn có cả một dòng thơ ca quần chúng sắt máu đầy hận thù giai cấp từng được Đảng khơi lên, từng được sáng tác ra và lưu truyền trong dân chúng, – đó
là “văn thơ (có cả kịch, chèo) phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất”, xuất hiện từ khoảng 1951 và tự tắt đi vào cuối 1956. Rất nhiều tên tuổi nhà thơ nhà văn quen thuộc có góp tác phẩm vào mảng văn thơ này, kể cả Nguyễn Tuân, kể cả Nguyễn Bính, kể cả Hữu Loan…, tất nhiên số đông hơn vẫn là những tác giả quần chúng ít tên tuổi. Cho đến nay, về cải cách ruộng đất thì ít nhiều đã có những công trình, luận án sử học, nhưng mảng văn thơ cải cách ruộng đất thì vẫn chưa hề có một sưu tập, tuyển tập tác phẩm, cũng chưa có một công trình nghiên cứu, luận án hay luận văn nào đề cập tới. Cố tình hay vô ý của giới nghiên cứu văn học chính ngạch ta đây? Hãy chờ nghe trả lời từ những người đang phụ trách các cơ
quan nghiên cứu khoa học xã hội của nhà nước. Nhưng dù sao thì cũng đừng nghĩ rằng hễ giới nghiên cứu làm bộ quên thì mảng văn thơ này sẽ dần dần biến mất; tốt hơn là nên tiếp cận bằng các sưu tập và công trình nghiên cứu, tức là nhắc lại nó như một kinh nghiệm đau xót của một nền văn học từng sa vào những giọng điệu và tinh thần phi nhân đáng hổ thẹn ấy.
4
Tôi không biết viết truyện, nên rất muốn mách cho ai đó giỏi viết truyện, hãy viết một truyện “chưởng” có nhan đề “Ly Khách Thần Kinh và quần anh Bắc Hà”. Đây là một chuyện “quần hùng” của giới văn sĩ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam những năm 1947-1990.
“Ly Khách Thần Kinh” là Tố Hữu, một người Huế (= đất thần kinh), rời Huế ra Bắc hoạt động từ 1947 (hoặc sớm hơn) nên gọi là “ly khách” (dựa câu thơ Thâm Tâm “Ly khách! Ly khách! Con đường vắng ”); “quần anh Bắc Hà” dĩ nhiên là nói đám văn sĩ Việt trên đất Bắc, từ những người tham gia Văn hóa cứu quốc thời đầu đến những tài danh thuộc lớp kế tiếp.
Những văn sĩ tham gia hội Văn hóa cứu quốc (VHCQ) thời đầu (1943-45) hầu hết đều là những tài năng trẻ ở đất Bắc, hứa hẹn kế tiếp lớp tiền chiến đầy thành tựu. VHCQ là đoàn thể nằm trong Việt Minh rộng lớn, nhưng quan hệ trực tiếp với Hội này là các nhân sự đứng đầu xứ ủy Bắc Kỳ (của ĐCS Đông Dương). Ngay sau ngày cướp chính quyền (19/8/1945) VHCQ rất được tin dùng. Việc tổ chức lễ tuyên bố độc lập được giao phần chính cho VHCQ; đến số liệu người chết trong nạn đói 1945 nêu trong Tuyên ngôn độc lập cũng do VHCQ cung cấp…
Trong năm 1946 “Ly Khách Thần Kinh” có ra Hà Nội, có ghé thăm VHCQ trước lúc trở về Thanh, VHCQ in cho tập “Thơ” (1959 in lại đổi là“Từ ấy”), thế thôi…
Vậy mà chỉ hơn một năm sau, lúc đã bước vào kháng chiến, tại Việt Bắc, giữa những văn sĩ đã rời Hà Nội đến “thủ đô gió ngàn” bỗng lại xuất hiện “Ly Khách Thần Kinh”, không phải như một văn sĩ như các văn sĩ khác, mà như một người của Đảng cử sang lãnh đạo cả giới này.
Thế tức là những văn sĩ theo VHCQ từ đầu, đã không có ai được đủ tin cậy để TƯ Đảng giao cho lãnh đạo giới mình. Những Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi hẳn là có hơi bị sốc?
Phía “Ly Khách Thần Kinh”, một tập “Thơ” (Từ ấy) chưa đủ để đám văn sĩ đi KC này phục tài. Làm sao chàng so đọ được tài văn với Nguyễn Tuân, tài thơ với Xuân Diệu, tài nhạc với Văn Cao, …?
Cuộc “chinh phạt” của “Ly Khách Thần Kinh” phải diễn ra với những mưu kế khác, tùy theo thời thế.
Năm 1949 thì chỉ bằng mấy nguyên tắc “dân tộc-khoa học-đại chúng” đã có thể dằn mặt Nguyễn Đình Thi và những người trẻ đang hăm hở làm mới thơ Việt.
Sau 1950 (khai thông biên giới, tiếp nhận ảnh hưởng Trung Cộng), thì nhân danh chỉnh huấn, còn có thể buộc hầu hết “quần anh Bắc Hà”, kể cả những tài danh lớn như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan… viết kiểm điểm về lập trường giai cấp từng thể hiện trong sáng tác trước kia, tuyên bố từ bỏ thành quả văn nghệ tiền chiến của chính mình, cam kết từ đây chỉ viết trong vòng “yêu-căm-chiến-lạc” (= yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu, lạc quan).
Tất nhiên đám “quần anh Bắc Hà” không chỉ có duy nhất một bọn, thế nên tốp này quy hàng lại có tốp khác khiêu chiến. Tranh luận tại Hà Thành hồi 1955 về tập thơ “Việt Bắc” là điểm va chạm nảy lửa; một bọn văn sĩ (Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn Bính…) ngạo nghễ xem thường lối thơ bình dân hóa, nhân danh công nông binh của “Ly Khách Thần Kinh”, trong khi đám đã quy hàng (Xuân Diệu, HoàiThanh, Nguyễn ĐìnhThi…)thì ra sức tâng bốc, hơn thế, còn dùng quyền lãnh đạo để buộc chấm dứt thảo luận khi những lời chê bai đậm dần lên…
Nhưng sự tranh biện lại nảy ra ở quy mô rộng hơn, động đến những tai họa xã hội có thật, tại đất mình (cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức) và tại “phe” mình (dân Hung, Ba Lan nổi lên chống ách XHCN Xô-viết…)… “Ly Khách Thần Kinh”, cùng với đàn anh trong chính giới, dùng sách “trăm hoa đua nở” của Mao, cho “mở rộng dân chủ”, “phê bình lãnh đạo” để xả van trí thức, nhân thể cho lộ diện những gương mặt bướng bỉnh đáng ghét. Thế là có mùa vụ ngắn (từ tháng 9 đến 12/1956) của những Giai Phẩm, Nhân Văn, Đất Mới, Sáng Tạo, Trăm Hoa… Rồi thoắt cái, van phê bình khóa lại, màn đua nở hạ xuống, tất cả mọi ý kiến bất đồng đã phát biểu trở thành chứng tích để kết tội “chống chế độ”, một loạt “đồng chí” trí
thức, văn nghệ sĩ được biến thành kẻ thù của tổ quốc, của chế độ… Một không khí sợ hãi đã hình thành trong giới văn nghệ, trong toàn xã hội, – mục tiêu thiết lập chuyên chế tinh thần đã thành đạt.
“Ly Khách Thần Kinh” đắc thắng, bước thăng tiến ngày một cao. Đám “quần anh” kế sau tại Hà Thành có lúc toan thở phào, tưởng chừng khi anh Lớn bước vào nội các làm tả tướng quốc chuyên lo việc canh nông, thì thôi, để miền văn nghệ cho quan lớn… nhỏ hơn. Họ đã lầm, “Ly Khách Thần Kinh” vẫn canh chừng đất văn nghệ vốn là “đất phát tích” của mình, và vẫn thừa uy lực ngoái sang giáng một chưởng quyết định vào vài kẻ dám “đề dẫn” (1979) cho một tinh thần văn chương có mùi khác khác. Cú choảng này nhất cử lưỡng tiện: vừa cản đường và vô hiệu hóa một tay bút từ chiến trường bước ra với tương lai chính trị có vẻ tràn trề, vừa làm phúc cứu thua cho Nguyễn Đình Thi đang đứng trước nguy cơ bị thải loại quá sớm. Nguyễn
Đình Thi được cứu, lại đứng ra chủ trì Đại Hội Nhà Văn thứ 3 (1983) và tái đắc cử tổng thư ký, trong hân hoan chót nói… thật những lời có cánh đầy tai tiếng, tự xem giới nhà văn của mình là những “hạt bụi” lấp lánh dưới ánh sáng đảng
Nhưng đường thăng tiến của “Ly Khách Thần Kinh” không phải cứ lên cao … cao mãi, tuy rằng, đã có lúc khắp tam kỳ tứ trấn ngập tràn lời đồn đại Ngài sẽ được truyền ngôi tổng Bí. Sau vụ đổi tiền 1985, lạm phát sốt lên theo nhịp thơ leo thang, lên tới vài chục ngàn lần, đất nước rúng động, lãnh đạo giật mình; tài kinh tế của “Ly Khách Thần Kinh” đã bộc lộ trọn vẹn, Ngài bèn bị phạt thẻ đỏ, mất chức, rời nội các. Cuộc “đổi mới” diễn ra, nghe nói Ngài hậm hực không tán thành. Rồi thì Ngài chìm vào tâm trạng “riêng một ngọn đèn” ở bên lề giới chính khách mới…
Ngài quay lại chơi với giới văn sĩ. Thường là dễ chơi với đám trẻ con khi xưa mà nay đã thành những nhà văn nhà thơ người lớn. Còn với những “cố nhân” nặng nợ một thời thì không dễ chút nào, khi những ân oán giang hồ cũ không thể nào vơi đi được. Một mặc cảm tội lỗi nào đó vẫn đeo đuổi Ngài chăng, khi Ngài tận dụng những phỏng vấn dài dài để gài vào tương lai một nghi án rằng Ngài từng rất mực nể trọng những thi nhân học giả lỗi lạc này kia, lẽ nào chính Ngài đàn áp họ!? Lúc khác, cầm bút viết hồi ký, Ngài sống lại tư thế cầm quyền khi trước, tiếp tục gọi tất cả đám học giả thi nhân ấy là “bọn phản động”! Quả thật, cho tới khi đậy nắp quan tài, Ngài vẫn chưa thể “nói chuyện” lại được với những nạn nhân
của mình trong giới cầm bút. Phía những nạn nhân cũ ấy cũng vậy: từ lúc được khôi phục, họ lên tiếng về mình ở nhiều chỗ khác nhau, trước những công chúng và đồng nghiệp khác nhau, trừ những công chúng và đồng nghiệp đã từng la ó và cùm kẹp họ. Ấy vẫn là một bất cập lịch sử của cả hai phía. Đám “quần anh Bắc Hà” xưa bị Ngài dìm xuống bùn, phải từ bùn gượng dậy, bằng sáng tạo mà trụ lại với đời, – đám người ấy nay còn hận Ngài chăng? Khó biết hết. Như bài Hoàng Cầm tiễn đưa Ngài đó! Chỉ phô cái tử tế ra mà thôi! Mà tử tế chưa phải là tất cả tâm địa người đời.
Cây bút nào sẽ viết truyện “chưởng” này nhỉ?
04/10/2010
Lại Nguyên Ân
NGUYỄN THIẾU NHẪN
Skip to content
TRANG CHÍNH
ABOUT
← “KẺ THÙ SAU LƯNG NGƯƠI ĐÓ!”GIẢI THƯỞNG VĂN CHƯƠNG →
NÓI DỐI NHƯ… TỐ HỮU!
Posted on Tháng Năm 9, 2011by laomoc
“… -Tôi đặc biệt cảm ơn nghệ sĩ Hoàng Cầmvề những lời phê bình sắc sảo, chính xác và chân thành của anh bốn mươi năm trước đối với thơ tôi.
-Tôi khâm phục tài năng và ý chí của nghệ sĩ Đặng Đình Hưng. Đối với tôi, cuộc đời anh Hưng là một bài giảng cao cấp về niềm tin ở sự thật.
-Trần Đức Thảo là một mẫu mực của lòng say mê nghiên cứu và sáng tạo vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên lãnh vực triết học. Trần Đức Thảo đã góp phần khẳng định vị trí tiên phong của đội ngũ trí thức cách mạng kiệt xuất và hùng mạnh.
-Văn Cao là một trong những nhạc sĩ lớn nhất.
-Quang Dũng là một trong những cánh chim đầu đàn của nền thơ cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.
-Sau Quang Dũng và Hoàng Cầm, Trần Dần cũng là cây bút hạng nặng.
-Ngoài ra phải kể thêm Hữu Loan, Lê Đạt và Phùng Quán, ba nhà thơ ba vẻ khác nhau nhưng cùng sạu sắc, nóng bỏng tính chiến đấu không kém phần lãng mạn.
-Nhà văn Phùng Cung cũng cần phải được minh oan cùng với truyện ngắn “Con ngựa già của chúa Trịnh”. Không có ẩn ý gì xấu như 40 năm trước đã bị một số người lầm tưởng”.
Nếu không có lời ghi chú đoạn văn trên trích từ: “Nhật Hoa Khanh, Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, không ghi nhà xuất bản” và sau đó là lời bình của ôngTưởng Năng Tiến:
“Mô Phật! Cuối cùng thì Tố Hữu đã buông đao, sau khi đã làm cho vô số cuộc đời bị “rạn vỡ, bị ruồng bỏ và bị lưu đày” – nếu nói theo lời Phùng Quán” trong bài viết “Phùng Cung giữa trăng sao và mộ chí” thì phải nói là tôi không dám tin là nhà thơ VC Tố Hữu, con chim đầu đàn của nền văn chương cũi sắt của Việt Cộng lại có thể muối mặt nói dối không biết ngượng miệng như thế về các nhà thơ, nhà văn đã từng là nạn nhân của ông ta.
Như mọi người đều biết thì khi vụ Nhân văn Giai phẩm xảy ra, Tố Hữu là người chỉ đạo công tác tư tưởng và văn hóa văn nghệ thời bấy giờ,phụ trách việc đấu tố triệt hạ nhóm “Nhân văn – Giai phẩm”.
Sau khi Phạm Huy Thông, tiến sĩ, một trong những trí thức hàng đầu miền Bắc lúc bấy giờ viết bài “Một triết gia phản bội chân lý: Trần Đức Thảo” đăng trên báo Nhân Dân, số ra ngày 4-5-1958, lúc cuộc đấu tố bước vào thời kỳ cao điểm.
Sau khi nói xấu Trần Đức Thảo đủ điều, Phạm Huy Thông xoay ra “chụp mũ, quy kết chính trị” cho nhà triết học này:
“… Mùa Thu 1956, Thảo tưởng thời cơ đã đến. Từ số 3 trở đi, báo Nhân văn chuyển hướng sang chính trị một cách rõ rệt. Bài “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ” của Trần Đức Thảo được đăng trong số báo ấy, mở đầu cho sự chuyển hướng và được nhóm Nhân văn coi như cương lĩnh của mình. Trần Đức Thảo ở trong đại học và ngoài đại học lúc nào cũng lớn tiếng đòi trả chuyên môn, đòi trục xuất chính trị ra khỏi chuyên môn… Qua thư của Hoàng Cầm và nhiều tài liệu khác nữa, cho thấy đường lối chính trị của nhóm Nhân văn là do Trần Đức Thảo trực tiếp và chủ yếu vạch ra.”
Ta thấy rất rõ ông trí thức Phạm Huy Thông đã tự đánh mất liêm sỉ tối thiểu của một nhà trí thức khi dựng đứng lên những chi tiết mà chỉ cần đọc lướt qua , ai cũng thấy ngay là bịa đặt.
“Cai thầu văn hóa, văn nghệ” Tố Hữu đã tiếp tay Phạm Huy Thông để “đánh” Trần Đức Thảo một cách tàn khốc và cật lực:
“… Chúng vu khống Đảng ta là ‘chủ nghĩa cộng sản phong kiến’ bóp nghẹt tự do, chúng vu khống những người cộng sản là ‘khổng lồ không tim’ chà đạp con người… xuyên tạc những quan hệ gai cấp trong xã hội. Trần Đức Thảo cũng đã cố tạo thế đối lập giữa lãnh đạo ‘kìm hãm tự do’ và quần chúnh lao động ‘đòi tự do’… Tất cả những luận điệu của chúng rõ ràng không nhằm mục đích nào khác là chống lại lợi ích của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, kích thích chủ nghĩa cá nhân thối nát, tạo nên miếng đất tốt cho những hoạt động khiêu khích, phá hoại của chúng, hòng làm thất bại cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc…” (Tố Hữu: Báo cáo tổng kết cuộc tranh đấu chống nhóm phá hoại “Nhân vaăn –Giai phẩm” trong hội
nghị Ban chấp hành hội Liên Hiệp Văn học-Nghệ thuật Việt Nam họp lần thứ III tại Hà Nội, ngày 4-6-1958).
Đó không phải là lần nhắc đến tên Trần Đức Thảo duy nhất trong bài nói của Tố Hữu. Ở một đoạn khác, Tố Hữu nói:
“… Trần Đức Thảo cố bịa ra cái “hạt nhân duy lý”, là một hỏa mù cốt để xoá nhòa ranh giới giữa cái đúng và cái sai, giữa cách mạng và phản cách mạng…”(Bđd).
Và cuối cùng, như một công thức bất di bất dịch để đúc kết các bài viết, bài nói, Tố Hữu kết luận:
“… Lấy đường lối văn nghệ của đảng Lao động Việt Nam làm vũ khí chiến đấu, giới văn nghệ chúng ta hãy tiến lên, tiêu diệt tận gốc đường lối văn nghệ phản động của nhóm Nhân văn – Giai phẩm” (Tố Hữu, Bđd).
Số phận của nhóm Nhân văn – Giai phẩm, trong đó có triết gai Trần Đức Thảo, đã được định đoạt: mất quyền công dân, bị tước đoạt tất cả, bị cưỡng bức lao động ở một vùng quê.
Nhiều năm sau ông Trần Đức Thảo mới được trở lại Hà Nội, sống nghèo nàn với tài sản đắt giá nhất là chiếc xe đạp cũ kỹ. Vợ ông Tiến sĩ Tâm lý Giáo dục Nguyễn Thị Nhì, bị áp lực của Đảng và Nhà Nước đã ly dị ông để kết hôn với Nguyễn Khắc Viện, một người bạn thân của ông hồi ở Pháp. Bác sĩ Viện lúc ấy đang là con cưng của Đảng.
Nhà nghiên cứu Triết học Marxist, giáo sư Thạc sĩ Trần Đức Thảo đã sống trong tăm tối nghèo khổ cùng cực trong suốt 30 năm.
Sau khi Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền và tung ra chiêu bài cởi mở năm 1987, ông Thảo mới được viết trở lại. Lúc này ông đã già. Năm 1991, ông được cho qua Pháp ngắn hạn. Hết hạn, ông vẫn ở lại, sống vô cùng túng quẩn. Bị cúp tiền, ông lén nấu ăn lấy thì bị cúp gas, cúp điện. Thấy vậy, Hội những Nhà khoa học Pháp (Société des Hommes de Sciences) để tỏ lòng ngưỡng mộ đã quyết định trợ cấp cho ông vô hạn định mỗi tháng 10.000 Francs (khoảng 2.000 USD). Nhưng ông vừa nhận được tấm ngân phiếu đầu tiên vào hôm trước, thì hôm sau ông qua đời.
Cái chết của triết gia Trần Đức Thảo đã để lại cho chúng ta một tấm gương của một nhà trí thức không cúi đầu trước sai lầm của những người đang nắm giữ quyền lực. Và qua cái chết của ông, trong hoàn cảnh vô cùng túng quẩn đã cho mọi người thấy sự giả trá, bịp bợm cùng cực của Cộng sản Hà Nội qua bản thông báo của họ: “Được Đại sứ quán của nước ta tại Pháp tận tình chăm sóc…” Câu nói láo trắng trợn này được Đại sứ Hà Nội Trịnh Ngọc Thái đọc lên một cách hết sức trơn tru khiến người ta phải nóng mặt.
Lại càng nóng mặt hơn khi nghe Tố Hữu giở giọng “đĩ già đi tu” nói láo một cách trắng trợn, thô bỉ về những người thuộc nhóm Nhân văn – Giai phẩm đã bị chính mình làm cho cuộc đời bị “rạn vỡ, bị ruồng bỏ và bị lưu đày”.
“… Trần Đức Thảo là một mẫu mực của lòng say mê nghiên cứu và sáng tạo vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong lãnh vực triết học. Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường đã góp phần khẳng định vị trí tiên phong của đội ngũ trí thức cách mạng kiệt xuất và hùng mạnh”.
Đúng là nói dối như… Tố Hữu!
LÃO MÓC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét