Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Sự cai trị của vua Đường Thái Tông trái ngược với Trung Quốc ngày nay


Sự cai trị của vua Đường Thái Tông trái ngược với Trung Quốc ngày nay

Đăng ngày: 9:04 AM - 05/10/2014
Tư trị thông giám có ghi lại nhiều câu chuyện về vua Đường Thái Tông. Khi so sánh những câu chuyện xưa với tình hình Trung Quốc hiện tại, người ta có thể hiểu được tại sao đạo đức ở Trung Quốc ngày nay lại trượt dốc.
duong thai tongĐề bạt người tài năng đức độ — hay là bạn bè và người thân
Sau khi Tần vương Lý Thế Dân lên ngôi vua, những người mà đã phục vụ ông than phiền rằng họ đã làm việc cho Tần vương nhiều năm nhưng không được đề bạt. Nhà vua nói với họ: “Hoàng đế phải lãnh đạo và cai trị nghiêm minh. Chúng ta làm việc cho dân. Chúng ta phải nghĩ về lợi ích của trăm họ khi thiết lập chính quyền, và vì thế phải chọn người tài năng đức độ để quản lý. Làm sao chúng ta có thể đề bạt những người cấp dưới mà không xem xét họ có khả năng đáp ứng yêu cầu hay không?” Những người than phiền đã bị những lời của nhà vua làm cảm động và tiếp tục phục vụ ông hết mình.
Tuy nhiên, các quan chức chính phủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày nay cư xử hoàn toàn khác. Từ lãnh đạo hàng đầu đến quan chức các cấp, sự thật rằng ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc, nếu một người có được vị trí lãnh đạo, thì tất cả bạn bè và người thân của ông ta sẽ được đề bạt cùng.
Khoảng 20 năm trước, nhiều người lớn tuổi đang nói chuyện cùng nhau ở bên ngoài. Tôi đã nghe được cuộc nói chuyện của họ. Một người nói: “Người vừa đi qua là con trai lớn của thị trưởng Lý. Vợ anh ta làm ở Cục Tài chính. Thật may mắn khi cha là một quan chức chính quyền! Cả hai con trai của thị trưởng Lý đều không thể làm việc vì sức khỏe kém, nhưng họ vẫn có căn hộ đẹp và công việc tốt. Họ không cần đi làm nhưng vẫn nhận được lương cao.”
Sau đó ông ấy nói với người khác: “Xem kìa, dù con trai của ông tốt nghiệp cao học nhưng vẫn không thể tìm được việc. Tất cả là vì ông! Ông chỉ là một trưởng phòng nhỏ không có một chút quyền lực.”
Một người khác nói: “Tôi nghe nói rằng con trai của phó bí thư Đảng thành phố cũng có được một công việc tốt dù anh ta bị thiểu năng.”
Tuân thủ nguyên tắc – hay yêu cầu phục tùng tuyệt đối
Khi Đường Thái Tông nắm quyền, một số quan lại lấy tiền quỹ và nhận hối lộ. Nhà vua được trình báo về điều này và đã phái một số người giả vờ không trung thực để kiểm tra các quan lại.
Khi một viên quan nhận một cuộn lụa như quà hối lộ, Thái Tông đã muốn kết án tử ông ta. Đại thần Bùi Củ đã khuyên Thái Tông: “Quan lại nhận hối lộ thực sự là đã phạm vào tội chết. Tuy nhiên, cách mà bệ hạ gửi người đi hối lộ và dụ dỗ các quan chức phạm tội lại không phù hợp với đạo lý cổ xưa là ‘dùng đức cai trị và dùng lễ trị an.’”
Thái Tông rất hài lòng với điều này. Trước mặt bá quan văn võ ông nói: “Là một viên quan, Bùi Củ có thể làm theo các nguyên tắc và không đơn thuần là tuân theo ý muốn của Hoàng đế. Nếu mọi người có thể làm như vậy, thì đâu cần lo lắng cai trị đất nước sao cho tốt?”
Mặt khác, một lãnh đạo Đảng hay một quan chức chính phủ, thì không bao giờ bị can thiệp vì những điều xấu mà họ đã phạm. Nếu bạn chỉ trích họ, bạn sẽ bị gán nhãn là “chống Đảng.” Bạn có thể bị mất việc, bị bỏ tù hay bị giết. Dưới chế độ ĐCSTQ, một người phải hoàn toàn tuân lệnh các quan chức cấp cao để tự bảo vệ mình. Đây là cách mà người ta mất đi ý thức về công lý của họ.
Ban quyền – hay độc chiếm quyền lực
Một ngày nọ Thái Tông hỏi Phòng Huyền Linh và Tiêu Vũ: “Ta so với Tùy Văn Đế thì thế nào?” Hai người nói: “Vua Tùy cai trị đất nước bằng sự siêng năng. Ông ấy thảo luận vấn đề với các quan chức. Ông ấy làm việc siêng năng và lâu đến nỗi lính canh phải mang thức ăn đến cho ông. Dù không có tính bao dung, nhưng ông ấy vẫn là một vị vua siêng năng.”
Thái Tông nói: “Các khanh chỉ thấy được một khía cạnh của vấn đề. Tùy Văn Đế đã quyết định mọi thứ dựa trên quan điểm cá nhân hay vì dựa vào lời khuyên của các quan chức.
“Thiên hạ rất rộng lớn và có quá nhiều việc phải làm. Một người có thể làm việc đến chết nhưng vẫn không thể tự mình đối phó tốt với mọi vấn đề! Các quan chức của ông ấy biết cách ông ấy cai trị, và tất cả đều chờ đợi quyết định của ông ấy. Họ im lặng giữ ý kiến của mình và không dám lên tiếng. Đó là tại sao nhà Tùy chỉ kéo dài được hai đời.
“Ta không làm theo cách đó. Ta tìm nhân tài trên khắp đất nước và trao cho họ các vị trí trong triều đình. Ta cho họ quyền xử lý với các vấn đề quốc gia, và lệnh cho họ phải báo cáo cho ta. Ta ban thưởng cho họ khi có thành tích tốt và trừng phạt khi họ thất bại. Ai sẽ không làm hết sức mình trong tình huống này chứ? Bằng cách này ta không phải lo lắng rằng đất nước có thể được cai trị tốt hay không.”
Thái Tông trọng hiền tài. Ông cho họ cơ hội sử dụng tài năng bằng cách thưởng hay phạt dựa theo kết quả việc họ làm. Điều này thật sự làm họ cảm động.
Từ năm 1949, những lãnh đạo Đảng đã độc chiếm quyền lực và cai trị Trung Quốc bằng vũ lực. Khi một viên chức chính phủ thoái khỏi ĐCSTQ, ông đã nói với một người: “Các quan chức chính quyền bây giờ rất tham nhũng và không có tài năng hay đức độ gì cả. Nếu bạn có mối quan hệ với lãnh đạo hay hối lộ ông ta, bạn sẽ được thăng chức. Nếu không, dù tài giỏi đến đâu, bạn cũng sẽ không được đề bạt. Trung Quốc sẽ không có hy vọng nếu ĐCSTQ nắm quyền. Có rất nhiều tham nhũng trong hệ thống.”
Nghĩ đến lợi ích của người khác – hay chỉ lo cho bản thân mình
Một ngày kia khi Thái Tông đang thảo luận về việc ngăn chặn nạn trộm cắp, một người đề nghị dùng hình phạt nghiêm khắc. Đường Thái Tông nói: “Người ta ăn cắp là vì chính phủ đánh thuế nặng và phải làm nhiều việc cho chính phủ. Không chỉ có thế, các quan lại còn rất tham lam.”
“Nếu người ta sống trong bần cùng, họ sẽ trộm cắp mà không hề nghĩ đến liêm sỉ. Chúng ta nên ngừng tiêu xài phung phí, tiết kiệm tiền của, giảm chi phí, và đề bạt những quan viên đức độ. Bằng cách đó dân chúng sẽ có đủ lương thực, quần áo và họ không cần phải trộm cắp. Tại sao lại cần đến hình phạt nghiêm khắc?”
Và chỉ trong vòng vài năm, đất nước đã được hưởng một thời kỳ thái bình và thịnh vượng, không ai nhặt tiền rơi trên đường. Nhà người dân có thể mở cửa suốt đêm mà không lo lắng.
Trung Quốc ngày nay quan lại tham nhũng khắp nơi, và thậm chí cảnh sát còn thông đồng với bọn côn đồ. Người giàu càng giàu hơn và người nghèo còn nghèo hơn. Công nhân bị sa thải, nông dân bị buộc phải di dời và mất đất đai. Khi họ cố gặp chính phủ đề tìm kiếm công lý, các quan chức chính phủ đã gửi đặc vụ đi ngăn chặn họ. Vài năm trước, một điều tra của Bộ Công an báo cáo rằng cứ mỗi bảy phút là có một cuộc xung đột.
Nhận lời khuyên can – hay làm ngơ việc sai trái
Đường Thái Tông thường nói với người xung quanh: “Một người cần nhìn vào gương để thấy chính mình. Một vị vua cần những trung thần để nhận ra lỗi lầm bản thân. Nếu vua không cho quan lại khuyên giải và tự phụ, cố chấp, và quan lại chỉ làm theo ý muốn của vua để xu nịnh, thì cuối cùng vua sẽ bị mất nước và quan sẽ không có khả năng tự bảo vệ chính họ nữa!”
“Ngu Thế Cơ xu nịnh Tùy Dương Đế để bảo vệ vị trí của mình. Kết quả là Tùy Dương Đế bị giết và Ngu cũng bị giết. Các khanh nên nhớ bài học này. Các khanh nên nói thẳng và cho biết liệu ta có đang làm điều đúng đắn.”
Đường Thái Tông thường nói với các quan: “Người ta nói rằng vua là người có địa vị tôn quý và quyền lực nhất, vốn không sợ gì cả. Ta không phải như thế. Ta sợ Trời phán xét và sợ sự đánh giá của các quan đối với ta. Dù ta siêng năng, ta vẫn sợ không thể làm hợp ý trời và hợp lòng dân.”
Ông cũng nói: “Ta thích những lời dạy của Nghiêu, Thuấn, Chu và Khổng Tử về việc trị nước. Với ta, những lời dạy đó cũng quan trọng như đôi cánh của chim, hay nước của cá. Nếu mất chúng, ta sẽ mất tất cả. Ta không thể quên chúng dù chỉ một giây.”
Đường Thái Tông luôn cảm thấy rằng hợp ý trời và hợp lòng dân là điều vô cùng quan trọng. Vì thế Trời đã giúp ông, và dân kính trọng ông. Vì ông tôn thờ Thần Phật, và cai trị đất nước với đức độ, ông đã làm tròn trách nhiệm của mình và thành lập nên triều đại nhà Đường thịnh vượng. Ông cũng được muôn dân hỗ trợ và kính trọng.
ĐCSTQ dùng bạo quyền cai trị Tân cương, Tây Tạng kiến nhiều người Tây Tạng tự thiêu để phản đối, bạo động sắc tộc nổ ra. Bức hại các học viên Pháp Luân Công 15 năm qua chỉ vì họ không từ bỏ niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn và là những công dân lương thiện. Hàng chục triệu học viên đã bị tra tấn, nhiều người chết hay bị tàn phế. Một số bị mổ cướp nội tạng ngay trong lúc còn sống.
ĐCSTQ tôn thờ chủ nghĩa vô thần và khuyến khích đấu tranh giai cấp. Nền văn minh cổ truyền Trung Hoa đã bị hủy diệt. Người dân bị Đảng tẩy não không tin vào Phật, Đạo hay Thần, và họ không sợ quả báo. Họ tham nhũng và không nhận ra rằng mình đang làm điều xấu, họ đang tự hủy hoại bản thân mà không biết.
Tử Liên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét