Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Kính gửi Liên Hiệp Quốc


Kính gửi Liên Hiệp Quốc
Kính gửi Liên minh nghị viện thế giới IPU.
Đồng kính gửi các ông Trương Tấn Sang, Obama,
Ban Ki Moon, Putin, Tập Cận Bình
và nguyên thủ các quốc gia khác trực tiếp liên quan.

        Thế giới ngày càng loạn lạc, rối bời, khiến những ai giầu lòng nhân ái không khỏi lo lắng. Tôi xin trình bầy một bản tổng hợp rất ngắn những suy nghĩ chung của cộng đồng toàn cầu, mà tôi cảm nhận được về chủ đề này để trao đổi với các ông và những người đứng đầu các nước liên quan, mong được cùng chia sẻ.

1.     Đặt vấn đề:
Hiện nay toàn thế giới đang gặp một số vấn nạn lớn cần hợp lực giải quyết là các hiện tượng khủng bố tràn lan và chủ nghĩa bành trướng bá quyền đại bá.
1.1-         Về “Nhà nước tự xưng IS” và tất cả những hiện tượng, xu hướng khủng bố hiện đang diễn ra trên thế giới. Theo tôi, “Hội nghị quốc tế bàn về phong trào cực đoan” đã bước đầu làm rõ nguyên nhân (xem ghi chú 1). Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Có thể trình bầy vấn nạn này như sau: Trong thế giới tự do bình đẳng cạnh tranh sinh tồn trên quan điểm cổ điển thắng - thua, thì khủng bố là biểu hiện đỉnh cao của mâu thuẫn giữa hai loại người, một bên là biểu hiện bước đường cùng của những người thua cuộc, đã bừng tỉnh được một phần (trước câu hỏi tại sao) và mới giác ngộ được nửa vời (là làm thế nào). . ., bên còn lại là sự quá chủ quan, u mê, mờ mắt trong thành công và sự giầu có sang trọng của mình, thậm chí còn tỏ ra vô nhân đạo. . . của phần khá lớn những người thắng cuộc trên thế giới. Nói khác đi: Đây là hậu quả tích tụ lâu dài các kiểu của tệ nạn ức hiếp bất công trên mức chịu đựng được của những người bị thua thiệt. Bởi cả hai phía đều không hiểu thực sự hoặc không thực hiện được đủ mức lời phán truyền của Đức Phật Thích ca: “Kẻ thù lớn nhất của mỗi đời người là chính mình”, và “Hãy tinh tấn để tự giải thoát khỏi khổ đau”. Platon, nhà hiền triết lớn phương Tây, cũng đã từng nói: “Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm Người”, và “Học để biết cái điều mà Con Người phải tìm đến”. Nói khác đi, ngoài luật pháp, trí tuệ, tài năng, sức sáng tạo và lòng dũng cảm, con người còn cần có lòng nhân đạo (từ bi, bác ái, bao dung, che chở) và các mối quan hệ hài hòa, cân đối giữa con người với nhau và với môi trường đủ mức độ thông minh cần thiết để có được một cuộc sống hòa bình hạnh phúc thực sự và đảm bảo an toàn tự nhiên vững bền. Còn bên thua cuộc, do trí tuệ hạn hẹp, đã không hiểu nổi tại sao, và không biết lấy lại danh dự và quyền lợi của mình bằng cách chính nghĩa nào hiệu quả hơn, nên đành chỉ dùng những hành động cực đoan, loạn trí, điên khùng, còn vô nhân đạo hơn, bởi họ chẳng làm được gì hơn với “kẻ thù” thật sự của họ, nên chỉ biết phá phách, thậm chí tự sát và giết oan lung tung dân lành vô tội.
1.2-         Vấn nạn thứ hai mà thế giới đang đối mặt, đó là chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bành trướng bá quyền hiện đại. Chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bành trướng bá quyền cổ điển trên thế giới sinh ra và tồn tại từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng kết cục các hành động xâm lược, bành trướng bá quyền từ thế kỷ XX trở về trước (điển hình là tập đoàn phát xít Đức Ý Nhật 1945) đều đã bị thế giới hợp lực lại loại bỏ. Sang thế kỷ XXI, thế giới ngày càng văn minh hơn, nhưng rất tiếc, chủ nghĩa bành trướng bá quyền không những không bị biến mất, trái lại, lại được phục hồi, trộn lẫn với và lợi dụng nền văn minh hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, và dường như được “tôi luyện” bởi những mưu lược, những ảo thuật ngày càng nham hiểm độc ác, làm cho dân chúng và lãnh đạo nhiều nước rất bất ngờ, lo lắng, thậm chí cả những tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển có tên tuổi của nhiều nước văn minh tiên tiến cũng bị nhầm lẫn! (Xin xem ghi chú 1 và 2).Có lẽ cũng không nên quá ngạc nhiên, bởi hiếm có quốc gia dân tộc nào trên đường phát triển mà không qua những chặng đường mò mẫm, dích dắc, tồi tệ, rồi thất bại, và từng bước tỉnh ngộ để trở nên văn minh hơn. Như đã nêu ở phần trên, dường như chẳng có người bình thường nào có thể thực sự hiểu ngay được những lời phán truyền đầy mẫn tuệ của Đức Phật và của Platon, chừng nào họ chưa tự mình trực tiếp trải nghiệm qua tổn thất cực kỳ to lớn và/ hoặc đã thất bại hoàn toàn (như Châu Âu, Nga, Mỹ và Nhật trong thế chiến II).

2. Suy nghĩ khái quát về giải pháp.
2.1- Về chủ nghĩa khủng bố: Một mặt, cùng với những biện pháp mà các nước đang thực hiện, như rà soát lại toàn bộ danh sách và lai lịch mọi công dân có nghi vấn; kiểm tra kiểm soát thật kỹ mọi hành động và tổ chức có biểu hiện đáng ngờ liên quan khủng bố; hiệp lực lại để đánh chặn và tiêu diệt các phiến quân IS đang hoành hành ở nhiều nơi, v .v . . thì cần tìm nhanh và áp dụng sớm trên toàn cầu những chính sách và biện pháp thích hợp để kiểm soát được mọi hình thức hội nhập quốc tế nhằm đảm bảo an toàn (không chỉ về người, mọi quan hệ, mà còn cả mọi thứ hàng hóa trao đổi). Mặt khác, trên tinh thần không thể giải quyết chủ nghĩa khủng bố quốc tế đơn thuần bằng vũ lực, bom đạn, vì vậy, Liên hiệp quốc nên sớm tổ chức những cuộc gặp gỡ với đại diện những đầu mối các tổ chức khủng bố để làm rõ nguyên nhân, mục đích và nguyện vọng chính đáng của các tổ chức khủng bố hiện nay. Nêu rõ chủ trương của cộng đồng quốc tế là nhắm giải quyết mọi mâu thuẫn và những sự thua thiệt, oan ức, bất công còn tồn tại trên thế giới bằng con đường hòa bình, nhân đạo và các bên cùng thắng lợi. Sức mạnh và sự giầu có của cộng đồng quốc tế văn minh hiện nay hoàn toàn có thể chủ động san sẻ khỏa lấp những bất công do phát triển cạnh tranh tự nhiên (tự do, dân chủ, bình đẳng chưa có quản lý điều tiết hợp lý) tồn tại từ thủa khởi đầu chưa văn minh của nhân loại. Nếu không đạt được như vậy, đương nhiên bên nào ngoan cố chống lại hòa bình chính nghĩa tất sẽ không tránh khỏi thất bại trước sức mạnh vũ lực của cộng đồng toàn cầu. Coi đây không chỉ là lời kêu gọi nhân đạo, mà còn là một kiểu “tối hậu thư” cho không chỉ đối với phiến quân, mà còn để cảnh báo cho tất cả mọi công dân, mọi biểu hiện phiến diện, u mê, thiếu minh triết gây chiến phá hoại hòa bình an ninh trên phạm vi toàn cầu.
2.2- Về đối sách với chủ nghĩa bành trướng bá quyền hiện đại:
Một mặt, cộng đồng thế giới cần tìm mọi cách làm rõ và khẳng định rằng, nếu nước mới phát triển nào vẫn muốn lặp lại chủ nghĩa thực dân, đế quốc, bành trướng bá quyền và gây chiến như thủa xưa với cộng đồng thế giới hiện nay . . . thì chủ nghĩa bành trướng bá quyền hiện đại ấy đương nhiên, tất yếu cũng sẽ thất bại. Những lời dậy đã đề cập của tiền nhân (nói ở phần trên) càng rất đúng khi vận dụng ráo riết cho trường hợp thứ hai này. Mặt khác, cộng đồng thế giới, chủ trì là Liên hiệp quốc,cần cộng tác sát sao, nhiệt thành giúp đỡ đúng cách các nước phát triển muộn hơn, chủ yếu và rõ nhất là Trung Quốc . . . để giải quyết dứt điểm những nguyên nhân (thế mạnh riêng) mà chủ nghĩa bành trướng bá quyền ngộ nhận rằng, có thể khai thác triệt để, nhanh chóng những cái thế mạnh riêng ấy nhằm đạt mục đích bành trướng bá quyền của mình. Đối với tập đoàn phát xít Đức Ý Nhật trước đây, thế mạnh riêng đó là sự hùng mạnh về phát triển vượt trội trong kinh tế - xã hội, trong đó chủ yếu là nền công nghiệp hiện đại bậc nhất ở tầm toàn cầu, còn thời nay, với chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc, thế mạnh đó chủ yếu là dân số siêu lớn gần 1,4 tỷ người (trong khi Nga, Mỹ, Nhật . . . chỉ có hai ba trăm triệu), làm cho họ tưởng rằng có thể vận dụng chiến lược “lấy thịt đè người”, hay vận dụng “luật rừng” để đạt được mục tiêu. Đương nhiên thế giới cũng hiểu rằng, quốc gia cực kỳ đông dân như vậy cũng tạo ra những khó khăn rất lớn về nhiều mặt, với một nền tảng xã hội vừa thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu, sẽ rất khó thống nhất và nâng cao ngay trình độ văn hóa xã hội, nên buộc phải áp dụng chế độ độc quyền toàn trị, áp đặt lãnh đạo cực đoan, tưởng rằng có thể dùng bạo lực, mưu mẹo đi tắt để vượt qua các khó khăn, nhưng chính vì thế lại tạo ra đại khó khăn trong mục tiêu tiến bộ tự do dân chủ nhân quyền bình đẳng giữa mọi sắc tộc khác nhau của một đất nước với 1,4 tỷ dân này, và tạo ra đối đầu với thế giới. Chính để trừ khử được cái nguyên nhân gây ảo tưởng bá chủ được thế giới mà Mao Trạch Đông đã đề xướng, và giúp giải quyết tận gốc những khó khăn thực sự đang diễn ra trong nội bộ nước Trung Hoa rộng lớn vừa điểm qua ở trên, toàn thế giới nên tận tình khuyên nhủ, hỗ trợ, giúp đỡ, thậm chí gây áp lực các kiểu . . .để khuyến dụ Trung Quốc có thể chủ động từng bước vững chắc tự giải thể một cách hòa bình trong danh dự (rút kinh nghiệm Gorbachop nước Nga trước đây), trở về trạng thái lịch sử đã từng tồn tại (như lãnh đạo TQ thường rất coi trọng những yếu tố lịch sử), đặng lập nên một “Cộng đồng các quốc gia độc lập, tự chủ, văn minh” như kiểu Cộng đồng EU, ASEAN, SNG, Trung Mỹ,Nam Mỹ , . .
. .Trích tư liệu “China History Forum” :
Lạc Việt, mà hiện nay gọi là Việt Nam, cần bôi một mầu riêng hẳn ra, để tỏ rõ rằng, Việt Nam đã đang nằm trong Cộng đồng ĐNÁ rồi.
(xin xem ghi chú 2).
Qua việc giải quyết có trí tuệ và nhân đạo với phương châm “các bên đều thắng” đối với nạn khủng bố quốc tế và chủ nghĩa bành trướng bá quyền hiện đại (lấy hòa bình, hạnh phúc thật sự và an toàn lâu dài của mọi người dân trên hành tinh, dù họ giầu hay nghèo, dù là nước lớn hay bé, làm mục đích cuối cùng, chứ không nhằm tranh dành danh tiếng siêu cường, đại tỷ phú, hay đại bá vì quyền lợi ích kỷ hay danh tiếng chỉ của một nhóm nhỏ người), người ta cũng có thể rút ra những bài học rất tốt khi giải quyết những trường hợp rắc rối khác trên phạm vi toàn cầu.     
Nói cách khác: Nếu các nước phát triển sau muốn vượt phương Tây hiện nay, thì không thể lặp lại con đường của phương Tây đã trải qua (như TQ của Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình đang làm, dù có thay đổi về hình thức bề ngoài). Còn nếu phương Tây muốn giữ vững ngọn cờ dẫn đầu thế giới văn minh của mình, thì không thể vẫn làm như kiểu cũ, như đã làm từ hôm nay trở về trước, mà cần thông minh, sáng tạo chuyển thật mạnh, thật dũng cảm, thật bản chất, như là/ và có thể theo kịp – tương ứng với - những thứ tuyệt diệu mà họ đã sáng tạo ra trong công nghệ thông tin và các kỹ thuật cao cấp khác cho họ, và vô tình đã giúp cho phần thế giới còn lạc hậu lâu nay đang vận dụng cho mục tiêu còn rất lạc hậu, thậm chí rất dã man của thế giới còn lạc hậu này.
          Đất nước Việt Nam mầy ngàn năm vừa qua đã từng trải mọi cảnh đau thương điêu tàn tang tóc gây ra bởi hầu hết các thể loại xâm lược bành chướng bá quyền đã từng xuất hiện trên thế giới; đã trải qua đại chiến thế giới thứ II với hậu quả hơn 2 triệu người dân Việt Nam bị chết đói, tiếp ngay sau đó VN chỉ vì đấu tranh giành độc lập dân tộc mà lại trở thành nạn nhân của cuộc tranh chấp quy mô lớn tàn khốc kéo dài hơn 20 năm giữa phe XHCN và phe TBCN, ngày nay lại đang là nạn nhân trực tiếp của cuộc đụng độ gay gắt giữa Chủ nghĩa bành chướng bá quyền hiện đại Trung Hoa với “Phần còn lại của Thế giới” . . . . Vậy mà bản thân Việt Nam đã bỏ qua được mọi hận thù, đã bắt tay thân thiện hữu nghị, xử lý khá nhân văn với không chỉ những nước nhỏ bé láng giềng, mà còn bỏ qua những thù hằn để đời với mọi kẻ thù truyền kiếp và hiện đại, vượt lên mọi khác biệt, hội nhập hữu nghị với tất cả cộng đồng toàn cầu và nay đang cố gắng phát triển như mọi người đã thấy. VN cũng đang rất quyết tâm vượt qua mọi bảo thủ trì trệ suy thoái độc tài và lạc hậu (nên lưu ý không nên lẫn lộn bao gồm vào đây cả những biện pháp tự bảo vệ thông thường như bất kỳ quốc gia văn minh nào), cùng mọi loại trở ngại khác để thực sự xứng đáng danh hiệu một đất nước anh hùng mà nhân dân rất nhiều nước đã ban tặng.
Những suy nghĩ của tôi, một người Việt Nam đã sống sót sau nạn đói 1945 do  phát xít Nhật gây ra trong thế chiến II, đã chết hụt vài lần dưới bom đạn của đế quốc xâm lược Pháp -  Mỹ, đã thừa nhận rằng Chủ nghĩa tư bản ngày nay đã văn minh hiện đại, dẫn đầu là Hoa Kỳ, đất nước tuy vẫn còn nhiều khuyết tật lớn và những sơ xuất tai hại có thể chỉ ra được, nhưng tin rằng họ xứng đáng là ngọn cờ tiên phong hỗ trợ Liên hiệp quốc, phối hợp với sự đóng góp hữu hiệu không thể thiếu của các cường quốc khác và của cả cộng đồng có trí tuệ thế giới, biết vượt lên những tham muốn tầm thường của những con người và những sắc tộc kém minh triết, không câu nệ mọi khác biệt, dũng cảm đứng lên giải quyết các vấn nạn toàn cầu, cơ bản chỉ để nhắm mục tiêu là hòa bình văn minh chung “các bên cùng thắng” cho tất cả mọi dân tộc, do đó không nên coi những đề xuất trên đây là những ý tứ viển vông, ảo tưởng hay mơ mộng siêu hình. Rất mong toàn thế giới lưu tâm đến ý kiến tư vấn của một công dân VN nói trên.
          Hà Nội, ngày 25 tháng 2, 2015
          Người Hà Nội

Ai có thời gian có thể đọc thêm:
Ghi chú 1:

Trích báo chí Mỹ:

“Lo lắng và sợ hãi

Tổng thống Obama cũng vừa chấp bút một bài bình luận đăng trên tờ Los Angeles Times.
Trong bài báo, ông nói các nhóm như al-Qaeda và IS "khai thác sự giận dữ của người dân, khi người ta cho rằng cuộc sống của họ không thể khá lên vì bất̉ công và tham nhũng".
"Thế giới cần đưa ra những đề nghị hấp dẫn hơn với giới trẻ. Các chính phủ không tôn trọng nhân quyền chính là đang tiếp tay cho khủng bố."
Trong cả bài phát biểu và bài viết của mình, ông Obama đều nhắc tới vụ sát hại ba sinh viên Hồi giáo ở Bắc Carolina.
"Chúng ta hiện còn chưa rõ tại sao ba thanh niên Mỹ theo Hồi giáo này lại bị giết hại dã man ở Chapel Hill, NC." (Phải chăng có bàn tay phá hoại nước Mỹ, phá hoại hòa bình, của những nước đối địch ? NHN)
"Nhưng chúng ta biết rằng nhiều người Mỹ theo đạo Hồi trong nước chúng ta đang lo lắng và sợ hãi." (Phải chăng, từ đó thấy rằng, kẻ địch của hòa bình đã bước đầu thành công ? Nếu các nước văn minh tiên tiến phương Tây còn “lơ mơ”, chỉ tập trung giải quyến những sung đột nhỏ nhặt, tầm cỡ khu vực, ắt sẽ chuốc lấy tai họa ngày một lớn hơn. NHN)”
Trong bài viết của NHN đã đề cập một cách tổng quát: Vấn đề là cần tạo ra một sự đối xử hợp lý, nhân đạo, tức là sự sáng suốt hài hòa của những người thắng cuộc trong tự do bình đẳng cạnh tranh sinh tồn theo pháp luật đối với những người thua cuộc, với cái nhìn xa hơn rằng, thắng thua vẫn có thể đổi chỗ cho nhau, cái đích cuối cùng là hòa bình, hạnh phúc.

Trích báo chí Anh:
Trung Quốc tàn phá thế giới theo cách của mình
Theo đài báo Anh quốc, TQ đã dùng tiền để mua chuộc quan chức quốc hội nước Anh và chính trị gia nước này vì mục đích của mình (chắc chắn đây là thực thi mưu mẹo Tôn tử nổi tiếng của họ).
“Trong bối cảnh Trung Quốc luôn sẵn sàng dùng tiền để mua quan hệ và đổ tiền vào cả những chương trình chính thức như Viện Khổng Tử lẫn những món quà ngoại giao và mối quan hệ cá nhân, thì phóng sự này chỉ ra một nguy cơ rất lớn cho các nước nhỏ đang có tranh chấp hoặc nguy cơ đối đầu với Trung Quốc, vì sẽ yếu thế trong ngoại giao, khi Trung Quốc có được những mối quan hệ trực tiếp vào các cấp cao nhất trong chính trường Anh, Mỹ và các cường quốc, cả trong đảng cầm quyền lẫn bên phía đối lập”.
          Không chỉ là nguy hiểm cho các nước nhỏ, mà cho cả các nước lớn, tức là cho tương lai Hòa bình, Hữu nghị và Văn minh của thế giới.
XY


Ghi chú 2:

1.     Bối cảnh thế giới hiện nay:
1.3-            Sự tiến hóa tới văn minh là tất yếu, nhưng không đồng đều: Trong khi một bộ phận rất lớn trên thế giới đã phải trả những cái giá cực kỳ to lớn và đau đớn để giác ngộ như hiện nay bằng cách vượt qua được các chặng đường từ lạc hậu, u mê, rồi tiến lên dần dần, như từ nô lệ, phong kiến, thực dân, đế quốc, phát xít, đại chiến . . . để tới một xã hội tự do dân chủ tư sản văn minh như chúng ta đang chứng kiến, thì vẫn còn một số bộ phận Loài người phát triển chậm trễ phía sau, đặc biệt là về trình độ văn minh của xã hội (cái thứ cần nhiều thời gian, hay phải nhập cảng dần dần), chứ không thể phát triển nhẩy cóc được như trong kinh tế, hay như trang bị phương tiện chiến tranh). Cũng phải kể đến những hiện tượng năng động tiến hóa, thậm chí muốn bứt phá, đột biến, nhưng theo những con đường nhầm lẫn, không phù hợp quy luật tự nhiên, nên đã thất bại, phải “đổi mới” hay “làm lại”, nên vì vậy cũng bị liệt vào loại chậm phát triển . . .
1.4-            Cái giá mà khối các nước văn minh đã phải trả để dẫn đầu được thế giới như hiện nay, đó là: a) Sự tự do dân chủ cạnh tranh, dẫn đầu thế giới phát triển mọi mặt, nhưng cũng dẫn đến bóc lột tàn ác lẫn nhau trong mỗi nước, tạo sự phân chia xã hội ra làm những tầng lớp giầu - nghèo rất nghịch cảnh vô nhân đạo khác nhau.b) Một số nước ỷ thế kẻ mạnh gây chiến tước đoạt tài nguyên, đất đai, nhân lực và khinh miệt tồi tệ. . . đối với các cộng đồng - dân tộc nhỏ yếu, chậm tiến hơn. c) Có những nước gây sung đột, gây chiến tranh tàn khốc khu vực và thế giới hòng chia lại tài nguyên, đất đai, thị trường và các thuộc địa hay vùng ảnh hưởng.v .v . . Cuối cùng, sau bao thể nghiệm đau đớn (chết chóc và tàn phá) toàn thế giới tư bản đã bước đầu tỉnh ngộ, đã phải thừa nhận rằng, Nhân loại cần có những tổ chức tầm toàn cầu để đưa ra các luật lệ chung, các phương án điều phối dung hòa giữa các quốc gia dân tộc với nhau, dàn xếp những khúc mắc mâu thuẫn xung đột. . .nhằm duy trì hòa bình và công lý toàn cầu. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó. Liên hiệp quốc, Hội đồng bảo an, các tổ chức xã hội dân sự và các bộ luật quốc tế . . .chưa đủ sức san lấp, tẩy rửa được những mối hận thù giữa các dân tộc đã nẩy sinh trong quá trình cạnh tranh “mạnh được, yếu thua” theo “luật rừng” thủa trước, càng không thể ngăn chặn được những quốc gia dân tộc đi sau (phát triển chậm hơn) đang lặp lại các bước đường mà các nước văn minh đi trước đã trải qua và thế giới đã phải trả giá đắt.
-          Những ai đang muốn lặp lại những bước đường đã qua của khối các nước tư bản phương Tây? Nếu trước kia các nước tư bản tiến trước luôn luôn ở tư thế vượt trội về nhiều mặt, áp đảo được những nước yếu hèn (chủ yếu do là phong kiến, trì trệ) trong quá trình cạnh tranh theo luật rừng, thì ngày nay, tình thế toàn cầu đã phức tạp hơn thời trước đây 1 -2 thế kỷ rất nhiều. Cụ thể là: Các tầng lớp yếu thế nên nghèo hèn ở mỗi nước và các quốc gia dân tộc lạc hậu bị thua thiệt, bị đối xử bất công và bị khinh miệt trước đây, nhưng nay, cùng với sự tiến bộ xã hội chung trên thế giới (do hội nhập và được nhập cư rộng rãi) nên đã giác ngộ về tự do, dân chủ, bình đẳng, quyền con người từ các nước phát triển. . .), nên đã ngày một nhận rõ, nguyên nhân tại sao họ yếu hèn, thua cuộc trong cuộc cạnh tranh “mạnh được yếu thua” đã qua, từ đó nẩy sinh mấy hệ quả: Một là lòng căn hận thủa xưa  thường đã được khỏa lấp, nay bị khơi dậy mỗi khi lại bị kích động; Hai là họ nhận thức được phải đấu tranh để chính họ cũng được hưởng văn minh, giầu có, hạnh phúc như những người đi trước (hoặc như những “ông chủ”, những người cầm quyền của họ); Ba là, họ lại đã được trang bị những thứ vũ khí tinh thần và vật chất do chính các nước văn minh đi trước đã tạo ra và bầy vẽ cho họ. Cái mà những khối người này, những quốc gia dân tộc tiến chậm phía sau này còn thiếu, chính là trình độ văn minh, một sự am hiểu thời cuộc  cần thiết, một sự chưa trải nghiệm thất bại chung cục và thiếu tầm lòng vị tha (*) để không phải lặp lại những sai lầm thất bại mà những nước đi trước đã trải qua. Nghĩa là do sự hiểu biết còn nông cạn, tầm nhìn thế sự toàn cầu còn hạn hẹp, nên những người bị thua thiệt, những nước tiến chậm phía sau lại muốn lặp lại những cung cách mà các nước đi trước đã sử dụng, đã trải qua trước đây một hai thế kỷ. Đương nhiên khi đã từ bỏ chế độ vua chúa, chấp nhận cơ chế thị trường, tự do dân chủ cạnh tranh, hội nhập quốc tế,  . . .thì có nghĩa những lớp người thua thiệt, chậm tiến đã chấp nhận học tập những công cụ mạnh mẽ mà các nước đi trước đã sử dụng và đã thành công. Nhưng nếu họ lại học cả cái cách làm thực dân, đế quốc, phát xít độc tài và gây chiến “lấy thịt đè người” như các nước tư bản đã sử dụng 1-2 thế kỷ trước đây, thì lại là một sai lầm còn tồi tệ hơn ở thế kỷ XXI này.
Nên những bộ phận lạc hậu nói ở trên chỉ còn trông chờ thời cơ trời cho, còn sáng tạo ra những mưu mẹo, thủ đoạn mới “siêu cấp” mà thế giới văn minh hay bị “mất cảnh giác” để tạo ra thời cơ đó, rồi sẽ dấn bước lên tiếp. Ví dụ: Nhắm đúng giai đoạn khủng hoảng chu kỳ, hay đột xuất của khối tư bản phương Tây; Tìm mọi cách kích động và bóp méo, sửa chữa tình tiết, thậm chi bịa đặt thông tin cho các đối thủ tự mâu thuẫn và tiêu diệt lẫn nhau được che đậy bới những mục tiêu cao thượng, ví dụ vì lòng tin đạo giáo, vì danh dự quốc gia, vì nguyện vọng nhân dân, vì ý thức hệ cao cả hay tình hữu nghị “chiến đấu thủa xưa”, vì truyền thống lịch sử, thậm chí rất đơn giản mà nước nào trên thế giới cũng đã phải trải qua (trước khi trở nên văn minh) là tiêu cực tham nhũng, bóc lột, xâm chiếm, tước đoạt, mánh lới độc ác tồi tệ, v.v. . và v.v. .; Thậm chí họ đánh trúng lòng tham của các quan chức và các cơ quan tham mưu của đối phương bằng cách bỏ ra một lượng tiền lớn để mua chuộc những lá phiếu, nhằm lái chệch đi – thậm chí chống lại -  những chủ trương đúng của quốc gia dân tộc, bẻ gẫy các đường lối có lợi cho dân, nhưng có hại cho họ (đối phương) .v .v . . . (Xin xem đoạn trích sau đây: “Trong bối cảnh Trung Quốc luôn sẵn sàng dùng tiền để mua quan hệ và đổ tiền vào cả những chương trình chính thức như Viện Khổng Tử lẫn những món quà ngoại giao và mối quan hệ cá nhân, thì phóng sự này chỉ ra một nguy cơ rất lớn cho các nước nhỏ đang có tranh chấp hoặc nguy cơ đối đầu với Trung Quốc, vì sẽ yếu thế trong ngoại giao, khi Trung Quốc có được những mối quan hệ trực tiếp vào các cấp cao nhất trong chính trường Anh, Mỹ và các cường quốc, cả trong đảng cầm quyền lẫn bên phía đối lập”.

1.5-            Tuy nhiên:  Hiện nay đã là thế kỷ XXI rồi !  Vì vậy, hoàn cảnh thế giới nay đã khác: Tập đoàn phát xít Đức Ý Nhật thời trước không lộ liễu như tập đoàn Liên minh IS với Bành chướng bá quyền TQ hiện nay, còn “Phần còn lại của thế giới” thời đó làm sao mà so được với sức mạnh của “Phần còn lại của thế giới” tại thế kỷ XXI này! Cho nên, nếu thế giới chưa nhận ra ngay, bị chiến tranh tàn phá lần thứ III, dứt khoát tập đoàn (dù cố ý hay vô tình ) phát xít mới này cũng sẽ bị tiêu diệt, sau đó lại là dịp để trên thế giới xuất hiện một bước nhẩy tiến bộ mới về thể chế chính trị toàn cầu: Cái chân kiềng thứ ba (**) là Chính phủ toàn cầu sẽ phải ra đời, thay cho Liên hiệp quốc (bất lực) hiện nay (ra đời ngay sau đại chiến II). Và khi đó chắc chắn sẽ ra đời thêm hàng loạt các “Cộng đồng” các dân tộc yêu chuộng hòa bình công lý mới trên thế giới, bổ sung vào danh sách hiện có, như EU, ASEAN, SNG, Trung Mỹ, Nam Mỹ .

2.           Phương án giải quyết tối ưu.
Đã đề xuất trong kiến nghị ./.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét