Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

TRÒ CHƠI QUYỀN LỰC CỦA PUTIN

Victoria Kelly-Clark 


Một phụ nữ – thường chỉ xưng tên là Lydia – khóc khi kể về những tháng trước đây ở Chornukyne, Ukraine.

Ngày 11 tháng 3 năm 2015. Chornukyne, một ngôi làng nhỏ của Debaltseve bị tàn phá trong trận chiến giữa quân đội Ukraine và những người bạo động ủng hộ Nga hồi tháng trước khi những người bạo động giành được kiểm soát đối với Debaltseve. (Andrew Burton/Getty Images)
Trong những tháng vừa qua, cộng đồng thế giới đã bị chấn động bởi sự bạo gan của Vladimir Putin trong việc lợi dụng tình trạng bất ổn định chính trị của một nước láng giềng. Cũng giống như trò chơi Hungry Hippo lãnh thổ giữa Châu Âu và Nga, Châu Âu đã cáo buộc Nga là cố tranh giành ở mức nhiều nhất có thể vùng lãnh thổ biên giới Châu Âu.
Có thể điều này là do Nga hy vọng Liên Minh Châu Âu (EU) và NATO sẽ thôi xâm lấn vào các lợi ích về kinh tế và chính trị của nước này. Một mặt khác, Nga cương quyết cho rằng Nga chỉ giống như là gấu mẹ bảo vệ các con của nó tránh bị người Ukraine bạc đãi vì lý do chủng tộc.
Khi mâu thuẫn trên trở nên nghiêm trọng hơn và “những tình nguyện viên” Nga được huấn luyện, ước tính khoảng 5700  người, vượt cả số lượng những binh sĩ miền Đông Ukraine, thì rõ ràng là Nga không hề giúp làm giảm tình trạng bạo lực, mà có vẻ như tổng thống Putin đang quyết tâm giữ Ukraine và những nước khác trong tầm ảnh hưởng của nước này bằng bất cứ giá nào.

Thần chú của “Mẹ Nga”
Chắc hẳn Nga có lý do rất tốt để cho rằng nước này chỉ là đang chăm nom công dân của họ mà thôi. Trong số những nước có quyền lực về thuộc địa thì Nga là một trường hợp đặc biệt. Điều này thể hiện ở chỗ lãnh thổ của nước này thường được mang cho những quốc gia khác trong thời Liên Bang Xô Viết. Nhiều phần lãnh thổ hiện tại của Ukraine có nguồn gốc thuộc về Nga và sau đó được hợp nhất cho Ukraine. Được dùng như những con chốt trong một ván cờ, những vùng lãnh thổ như Crimea và Nonetsk được mang tặng cho những khu vực khác cho mục đích hoặc là làm giàu cho các quan chức của những nước này hoặc là để kiểm soát dân chúng được tốt hơn.
Sau khi Liên Xô tan rã, nhiều cộng đồng thiểu số của Nga bị cô lập bên ngoài quê hương của mình. Hiện tại, một phần thiểu số thuộc một cộng đồng ở nước ngoài vốn đã từng phải sống dưới chế độ cộng sản Nga, những người dân thiểu số này thường bị phân biệt đối xử và gièm pha vì lý do chủng tộc. Ở Ukraine, điều này biểu hiện qua những vụ tấn công của những người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc mới, hậu quả làm hai người chết hồi năm ngoái. Sự phẫn nộ của quần chúng là lực dẫn chính trong việc Nga liên quan đến mâu thuẫn hiện tại.

Chiến lược kiểm soát của Nga
Đây có phải là lý do duy nhất những binh lính của Nga tuần hành bí mật vào miền Đông Ukraine? Hay tại sao bất chấp những cuộc đàm phán hòa bình và đình chiến đã được tuyên bố, cuộc chiến giữa hai nước này vẫn tiếp diễn? Rõ ràng là không phải như vậy.
Từ năm 1993, Nga đã có một thời kỳ áp dụng chính sách ngoại giao hung hăng. Theo cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Andrei Kozyev, chính sách ngoại giao Nga dựa trên cơ sở rằng toàn bộ Liên Bang Xô Viết trước đây là thuộc tầm ảnh hưởng của Nga và duy trì hòa bình cùng với an ninh trong khu vực này là trách nhiệm của Nga. Bất kỳ sự xâm lược nào đến từ nước bên ngoài hay sự mời mọc một nước bên ngoài nào khác nhằm can thiệp vào tầm ảnh hưởng này là không chấp nhận được và sẽ dẫn đến mâu thuẫn. Kết quả là Nga tham gia vào những hoạt động và mâu thuẫn bên ngoài lãnh thổ nước nhà nhằm nỗ lực tự bảo vệ mình khỏi những lực lượng bên ngoài.
Nguyên nhân này dễ thấy qua nhiều mâu thuẫn đã xảy ra xuyên suốt các vùng lãnh thổ trước đây của Liên Xô khi một số nước tiến hành gây chiến với những nước khác. Năm 1993, Nga giật dây khiến Abkhazia mâu thuẫn với Georgia nhằm buộc Georgia phải có những ràng buộc hơn với Nga. Tương tự trong vụ mâu thuẫn giữa Nagorno-Karabakh (Azerbaijan) và mâu thuẫn Transnistria ở Moldova, Nga đã sử dụng đa dạng các loại phương pháp như biểu tình trong nước và quân đội nhằm mục đích hoặc tạo ra hoặc thao túng sự mâu thuẫn mà qua đó họ có thể “đem lại và đảm bảo hòa bình” về sau, cuối cùng là nước đó sẽ hoàn toàn nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga.

Trật tự thế giới mới của Putin
Các yếu tố thuộc về chiến lược này rõ ràng là đã được sử dụng ở Ukraine. Năm ngoái, trước khi mâu thuẫn này xảy ra, 20 đến 40 chiếc xe buýt của những nhà hoạt động Nga đến từ Belgorod, một thành phố gần đó của Nga được mang đi suốt biên giới Ukraine để biểu tình ở Kharkiv. Tuy nhiên, việc sử dụng đến các lực lượng người Nga nhằm chiếm đoạt toàn bộ một vùng, có khả năng là đã gây ra vụ bắn hạ chiếc máy bay MH17 của Malaysian Airlines, và dòng người biểu tình được huấn luyện thường xuyên diễn ra và số lượng vũ khí truyền vào miền Đông Ukraine cho thấy rằng so với những mâu thuẫn khác trước đây thì Nga đang hung hăng hơn rất nhiều đối với trường hợp của Ukraine.
Không giống như những chiến dịch làm suy yếu khác, trong trường hợp này, không hề có một cộng đồng đông người nói tiếng Nga nào, không hề có việc vùng lãnh thổ đó trước đây là của Nga, và cũng không hề tồn tại khả năng Ukraine trở thành mục tiêu do sở hữu các nguồn lực, sức mạnh kinh tế, và vị trí chiến lược để có thể thách thức Nga. Nếu như vậy, Nga chính là đang không hề đùa bỡn, và lý do ở đây là Ukraine hiển nhiên là điểm then chốt trong kế hoạch mới của tổng thống Nga nhằm tạo nên một đế chế kinh tế Âu Á mới.
Năm 2013, Vladimir Putin tuyên bố rằng ông ấy muốn thành lập liên minh kinh tế có thể sánh với Châu Âu và Châu Á, bằng cách sử dụng tất cả các vùng lãnh thổ trước đây của Liên Bang Xô Viết. Dưới sự kiểm soát của Nga, liên minh này sẽ đưa nước Nga trở thành một sức mạnh thao túng toàn cầu, giống như Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngay trong đại bộ phận Ukraine và nhiều nơi thuộc các quốc gia biển Baltic vẫn có rất ít quốc gia có mong muốn tham gia vào một liên minh như vậy. Những người Ukraine ở phía Tây được khích lệ để đưa Ukraine và những quốc gia vệ tinh khác của Nga thuộc vào tầm ảnh hưởng của EU. Mong muốn này nhận được sự đáp lại từ Liên Minh Châu Âu, vốn dĩ đang muốn tận dụng nguồn khí và dầu giá rẻ của những nước này.

Sự bất lực của phương Tây
Có điều không may là những nước mạnh Tây phương không có tiền lệ tốt trong việc hỗ trợ những nước thuộc ảnh hưởng của Nga. Việc thiếu hỗ trợ đối với những nước như Georgia, Armenian, AzerbaijanMoldova cũng đã chỉ cho Putin thấy rằng trong khu vực của mình thì ông ta có thể cứ làm cái điều mà ông ta thấy vừa ý.
Kết quả, nếu EU và NATO không chuẩn bị để hỗ trợ về mặt quân sự và kinh tế cho Ukraine để đối mặt với những thao túng trong khu vực của Putin, thì Ukraine có thể sẽ bước vào một giai đoạn nội chiến kéo dài chống lại những kẻ giật dây gây rối từ bên ngoài vốn có mặt khắp biên giới nước này. Tình trạng bất ổn định này sẽ sớm đưa những vùng lãnh thổ phía đông rơi vào vòng tay “mẹ Nga”, buộc chính phủ Ukraine phải trao quyền kiểm soát đối với một nửa lãnh thổ ở phía đông của nước này.
Khi làm như vậy, Ukraine có thể sẽ đảm bảo được hòa bình nhưng Nga sẽ lấy được kiểm soát nhiều hơn nữa đối với khoản lợi chênh lệch giữa chi phí khai thác và giá thị trường của dầu và khí đốt; và giúp ông Putin có thể làm nên giấc mơ Đế Chế Âu Á Mới của ông ta.
V. K.-C.
Tiến sĩ Victoria Kelly-Clark nhận bằng tiến sĩ khoa học chính trị và quan hệ quốc tế từ trường Đại học Quốc Gia Úc (Australian National University). Bà sống ở Trung Á và chuyên môn về nước Nga và những vùng lãnh thổ trước đây thuộc Xô Viết. Để biết thêm thông tin, vui lòng ghé trang blog Central Asia and Beyond
Quan điểm thể hiện trong bài viết là của riêng tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét