Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Đi tắm nước Khoáng


Bữa ăn sáng với các món tự chọn rất phong phú


Đi dạo trên những con đường rợp bóng mát


Hiếu-Minh-Bình chụp ảnh trên thảm cỏ



Tuyết Minh-Nguyệt Ánh-Thanh Bình


Nữ Hiếu-Nguyệt Ánh-Thanh Bình



Minh-Ánh-Bình chụp ở nhà Sàn


Nhà Sàn này Hiếu dự kiến mời lớp mình lên đây nghỉ


Tuyết Minh-Nguyệt Ánh-Thanh Bình



Cả 4 cụ



Chụp trước nhà ở Vilage Hoa Gạo




Tuyết Minh- Thanh Bình-Nguyệt Ánh trước cửa nhà.


Ba cụ đã lên bờ


Ánh-Hiếu đang bơi.


Hai cụ bơi rất hăng, 5 vòng, mỗi vòng 50 mét

Hiệu quả điều trị bất ngờ trên 30 bệnh nhân tiểu đường

Hiệu quả điều trị bất ngờ trên 30 bệnh nhân tiểu đường

21/05/2014 13:01
Sự thật việc “Ổn định đường huyết sau 5 ngày”??
 Hành trình đi tìm…
Hà Nội những ngày hè tháng năm oi ả, cái nắng gắt không cản bước được chúng tôi đi tìm hiểu sự thật của một thông tin “ổn định đường huyết sau 5 ngày??”. Dừng chân trước nhà thuốc anh phụ trách, chúng tôi được thầy thuốc Dương Văn Cương đón tiếp niềm nở. Và câu chuyện qua lời kể của anh đã cho chúng tôi một lời giải đáp trọn vẹn đầy kinh ngạc, giúp chúng tôi hoàn toàn loại bỏ dấu chấm hỏi ban đầu mà thay bằng một dấu chấm cảm lớn - “ổn định đường huyết sau 5 ngày!”
Đã gần 40 tuổi nhưng khuôn mặt anh hầu như chưa có dấu vết của thời gian. Với nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh tiểu đường cùng sự tận tâm trong nghề nên hiệu thuốc và phòng khám của anh luôn là địa chỉ tin cậy của nhiều người bệnh. Anh cho biết bệnh tiểu đường là căn bệnh giết người thầm lặng do sự tiến triển âm thầm. Thông thường, những hậu quả khủng khiếp nhất mà người bệnh tiểu đường gặp phải là do những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra. Những biến chứng như: suy thận, mờ mắt, bệnh lý tim mạch, cắt cụt chi,…  luôn rình rập tấn công nếu người bệnh không có biện pháp ngăn cản kịp thời. Nguồn gốc của những“tên đồ tể” này là do đường huyết tăng cao, vì vậy ổn định đường huyết là chìa khóa mấu chốt trong điều trị bệnh.
Bản thân là một nạn nhân của tiểu đường typ 2, đồng thời còn là một thầy thuốc nên anh hiểu rất rõ các thuốc hóa dược chính là con dao hai lưỡi. Trong khi đó mắc Đái tháo đường nghĩa là phải dùng thuốc cả đời, sử dụng thuốc luôn phải lo ngay ngáy về giờ giấc uống thuốc – chỉ cần quên là đường huyết lại tăng ngay, hơn nữa quá trình sử dụng còn gặp phải rất nhiều tác dụng phụ như: loạn khuẩn đường tiêu hóa gây tiêu chảy, suy giảm chức năng gan, thận,… Chính những trăn trở này đã thôi thúc anh tìm đến với những sản phẩm Đông y có nguồn gốc thảo dược.
Lời giải đáp…
Là người có kiến thức y dược, anh cẩn thận tìm hiểu kỹ về hoạt chất, thành phần của từng loại sản phẩm. Sau khi tìm hiểu kĩ lưỡng về công thức cũng như phương pháp bào chế, nguồn gốc xuất xứ của rất nhiều sản phẩm, anh quyết định lựa chọn Thanh Đường An, trước hết là thử nghiệm trên bản thân, sau đó nếu an toàn và hiệu quả mới chia sẻ cho người bệnh của mình.
Quả nhiên, Thanh Đường An đã không phụ sự kì vọng của anh, kết quả thật đáng mừng, chỉ sau 5 ngày theo dõi, đường huyết giảm rõ rệt từ hơn 7 mmol/l xuống hơn 6 mmol/l với liều dùng 9 viên/ngày mà không cần đến sự hỗ trợ của thuốc tân dược. Anh còn hồ hởi chia sẻ thêm: “Dùng thuốc Tây điều trị tiểu đường thì vấn đề đầu tiên của người bệnh là loạn khuẩn dẫn đến rối loạn tiêu hóa và phân lỏng, người thường mệt và mất ngủ. Nhưng từ khi mình sử dụng Thanh Đường An với liều 9 viên/ngày đã không còn tiêu chảy, người không mệt, không mỏi nữa. Mới đầu sử dụng 5, 7 ngày đã thấy khác rồi nhưng mình chưa dám kết luận đâu, phải sau hơn 1 tháng theo dõi mới dám chắc chắn hiệu quả này của Thanh Đường An nhé”.  
Từ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm Thanh Đường An của bản thân, anh chia sẻ thêm cho hơn 30 người bệnh của mình, và hầu hết đều nhận thấy đáp ứng rất tốt. Nhìn nụ cười tươi rói của anh, chúng tôi dường như cũng cảm nhận được phần nào niềm hạnh phúc của một người thầy thuốc khi tìm được lối đi cho những vấn đề tưởng như nan giải của người bệnh.
Thanh Đường An đột nhiên khiến kiểm soát đường huyết trở nên dễ dàng
  
Chia tay anh khi bóng chiều đã xế nắng, chúng tôi ra về với một niềm tin rằng những chia sẻ chân thành và “không giấu nghề” của thầy thuốc Dương Văn Cương sẽ mang đến giá trị hữu ích cho nhiều bệnh nhân tiểu đường! Hy vọng lòng yêu nghề và sự tận tâm sẽ là động lực để anh tiếp tục tìm ra những giải pháp tốt như Thanh Đường An, từ đó vừa phát huy thế mạnh của nền y học dân tộc vừa mang lại lợi ích thực sự cho người bệnh.
Hãy gọi ngay số 0917.010.046 để kiểm soát đường huyết từ ngày hôm nay!
Theo DS Bảo Trâm

'Sau bức màn đỏ"

'Sau bức màn đỏ" By Hoàng Dung (Trích đoạn )

Trong dịp đại hội lần thứ VII này đã xảy ra tranh chấp giữa Lê Ðức Anh và Võ Nguyên Giáp. Vì uy tín của Võ Nguyên Giáp vẫn còn quá lớn trong quân đội, trong hoàn cảnh khủng hoảng ý thức hệ, Võ Nguyên Giáp được một số đại biểu quân đội dự định đưa ra để cứu vãn uy tín của đảng Cộng sản. Trong thời gian này, Lê Duẩn đã chết, Lê Ðức Thọ đã hết thực quyền nên Võ Nguyên Giáp có rất nhiều hy vọng được quân đội ủng hộ. Lê Ðức Anh sợ mất địa vị nên đã sử dụng cục Quân báo (cục 2) của Bộ Quốc Phòng để tạo ra một bản báo cáo nhan đề “Tình Hình Hoạt Ðộng Bè Phái Trong Ðảng”, sau đó dùng uy thế của mình cùng Nguyễn Ðức Tâm để lấy danh nghĩa Bộ Chính Trị phổ biến cho các đại biểu quân đội nhằm triệt hạ uy tín Võ
Nguyên Giáp. Bản báo cáo kể lại có hai đảng viên Cộng sản miền Nam (Hồ Văn Châu hay Năm Châu, một sĩ quan về hưu trong hội Cựu chiến sĩ, và Nguyễn Thị Sứ, hay Sáu Sứ, trong Hội Phụ Nữ Cứu Quốc) cùng một số đảng viên khác ra Hà Nội để vận động cho Võ Nguyên Giáp làm Tổng bí thư, từ đó Trần Văn Trà sẽ làm bộ trưởng Quốc phòng, Trần Văn Danh (từng làm tư lệnh phó quân khu VII cho Trần Văn Trà) sẽ làm bộ trưởng Công an. Những ủy viên trung ương đảng được nghe chứng cớ là những băng ghi âm ngụy tạo.
Vì Võ Nguyên Giáp tuy mất chân trong Bộ Chính Trị nhưng vẫn được tham dự đại hội, nên khi được lên tiếng, ông phủ nhận mọi lời tố cáo. Ông còn cho biết đã bị Lê Ðức Thọ chèn ép trong đại hội VI năm 1986. Trong bức thư gửi trung ương đảng để phân trần, Võ Nguyên Giáp vẫn nuôi tham vọng trở lại chính trường nên ngoài việc phủ nhận vụ Sáu Sứ, ông tự thấy mình “còn khả năng, nhất là về lý luận và chiến lược” và “tự xác định là không nên tự mình xin rút” (về hưu). Ðể lấy lòng phe bảo thủ, Võ Nguyên Giáp còn khoe là mình đã nhiều lần “nghiên cứu với Ðỗ Mười”, “trao đổi với Ðào Duy Tùng”, “khuyên Trần Văn Trà nên hòa thuận với Lê Ðức Anh”, cũng như “không tiết lộ những bất hòa giữa Hồ chí Minh và Trần Phú” vì
có thể làm xấu mặt đảng.
Tuy nhiên, lúc đó Lê Ðức Anh đã củng cố được địa vị, cho nên trong đại hội đảng lần thứ VII, Võ Nguyên Giáp đã không được cử cho làm một chức vụ gì mà sau đó còn bị Lê Ðức Anh cùng phe cánh loại trừ luôn ra khỏi trung ương đảng. Ngoài vụ Sáu Sứ, lý lịch cũ của Võ Nguyên Giáp là con nuôi của chánh sở mật thám Marty, và đơn xin du học với những lời lẽ khẩn khoản trong hình thức cũng bị lôi ra kết tội, dù cho điểm đen của lý lịch này đã được Hồ chí Minh dùng uy tín của mình để giúp cho Võ Nguyên Giáp minh oan từ năm chục năm trước. Vì bị chèn ép như thế, kể từ lần đại hội VII cho đến hơn mười năm sau, hầu như lần đại hội đảng nào Võ nguyên Giáp cũng gửi thư cho trung ương đảng khiếu nại. Một phần vì uy thế của Lê Ðức
Anh vẫn còn, phần khác vì các đầu não của đảng không muốn phanh phui những xấu xa nội bộ nên đại hội nào cũng tìm cách trì hoãn, nói là đại hội sau sẽ giải quyết, và cuối cùng đến đại hội X thì bị cho đó là “những vấn đề lịch sử, quá cũ”. Ðể thẳng tay triệt hạ uy tín Võ Nguyên Giáp, mấy năm sau, Lê Ðức Anh còn cho một thân tín của mình là Ðặng Ðình Loan viết cuốn sách “Ðường Thời Ðại”, trong đó mục tiêu chính là kể xấu Võ Nguyên Giáp và đề cao Lê Ðức Anh. Cuốn sách được vây cánh của Lê Ðức Anh là Trần Hoàn, bộ trưởng Thông tin cùng Lê Khả Phiêu, chủ nhiệm tổng cục Chính trị tài trợ và Tướng Ðoàn Chương, em ruột Ðoàn Khuê, đang là giám đốc nhà xuất bản Quân Ðội Nhân Dân in, phát hành, quảng cáo và phổ biến rộng
rãi trong quân đội (2). Sau đó, Lê Ðức Anh còn cho thực hiện một cuốn phim tài liệu về đời của mình để chiếu trên truyền hình, trong đó đưa ra một nhân chứng xác nhận Lê Ðức Anh đã đỗ tú tài và vào đảng năm 1938. Nhân chứng này là anh ruột ông ta. Ðồng thời, cuốn “Những Kỷ Niệm Về Lê Duẩn” của Trần Quỳnh cũng được tung ra, Trần Quỳnh là cựu trợ lý của Lê Duẩn và từng được Lê Duẩn cất nhắc làm phó thủ tướng, Trần Quỳnh kể lại trong buổi họp của Bộ Chính Trị về vụ án xét lại, Võ Nguyên Giáp đúng ra đã bị loại nhưng được Lê Duẩn can thiệp và giữ lại vì thời gian đó Việt Nam đang cần viện trợ của Liên Xô. Vì thế mà Võ Nguyên Giáp rất sợ Lê Duẩn. Trong cuốn sách, Trần Quỳnh đã ca ngợi “Bộ Chính Trị là những
người con ưu tú nhất và đáng kính nhất của dân tộc”, nhưng nội dung cuốn sách lại chê bai hầu hết những “người con ưu tú nhất” này, chẳng hạn Võ Nguyên Giáp hèn, Lê Ðức Thọ nham hiểm, Phạm Văn Ðồng và Trường Chinh đón gió, Hoàng Văn Hoan bội phản... Ngoài ra, một lá thư nặc danh khác, nhan đề “Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp, Anh Văn Của Chúng Ta”, gán cho Võ Nguyên Giáp 7 tội, trong đó có tội quan hệ tình ái lăng nhăng với vợ của nhà văn Ðào Vũ khi bà này đến dạy nhạc tại nhà cho con của Võ Nguyên Giáp cũng được gửi đi khắp nơi.
Phe ủng hộ Võ Nguyên Giáp cũng phản công, tung ra một lá thư khác, tố cáo Lê Duẩn hai ba vợ và lạm dụng quyền thế, Lê Ðức Thọ hiểm độc, Lê Ðức Anh ngoài việc khai man lý lịch còn hành hạ công nhân khi làm cai phu, Phạm Hùng là tình nhân của Nguyễn Thị Trung Chiến, Võ Chí Công là bố vợ của Thân Trọng Hiếu, người đã biển thủ hơn 40 triệu.
Do sự cởi mở phần nào tự do báo chí mấy năm trước, những bất mãn của nhân dân bắt đầu được phơi bày, một số những lạm dụng của đảng viên cao cấp bị công khai tố cáo, ưu quyền của giai cấp cầm quyền mới bị đe dọa, đồng thời cuộc sống kinh tế của quân đội cũng như bộ đội phục viên bị khó khăn, khối đảng viên bảo thủ này đã qui trách nhiệm cho Nguyễn Văn Linh và loại ông này ra khỏi chức tổng bí thư, dù cho Nguyễn Văn Linh trong hai năm cuối của nhiệm kỳ đã cố gắng xoa dịu họ bằng cách đưa ra những biện pháp kiểm soát cứng rắn, chẳng hạn như loại bỏ Tướng Trần Ðộ, bắt giữ những người đòi hỏi tự do dân chủ như Nguyễn Hộ, Tạ Tá Tòng, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế... Do áp lực của Trung Hoa, Nguyễn Cơ Thạch bị loại ra
ngoài Bộ Chính Trị cũng như trong chính phủ. Vì ảnh hưởng của Lê Ðức Thọ suy yếu dần, Nguyễn Ðức Tâm cũng mất chức. Cũng do áp lực Trung Hoa, Mai Chí Thọ không được đề cử làm ủy viên trung ương đảng vì Mai Chí Thọ khi phụ trách công an thành phố HCM đã có dính dáng đến vụ đàn áp, tịch thu tài sản và trục xuất người Hoa trong những năm của phong trào thuyền nhân vượt biên. Võ Chí Công từ chức vì lý do tuổi tác. Trong đại hội đảng lần thứ VII, người bị chỉ trích nhiều nhất là Trần Xuân Bách. Ông ta không những mất chức ở Bộ Chính Trị mà còn mất luôn địa vị ủy viên trung ương đảng. Trong Bộ Chính Trị mới được bầu ra, ngoài Tổng Bí Thư Ðỗ Mười, người có nhiều quyền lực nhất là Lê Ðức Anh. Tuy nắm giữ chức Chủ tịch Nhà
nước, một chức vụ trước kia chỉ là hư vị, nhưng trong thời gian của Lê Ðức Anh, Lê Ðức Anh được giao nhiệm vụ giám sát cả ba ngành quốc phòng, ngoại giao và an ninh. Ðảng Cộng sản lúc đó vì sợ quyền hành tập trung vào một người sẽ xảy ra trường hợp Gorbachev bên Liên Xô nên đã tăng cường quyền lực cho Lê Ðức Anh. Do sự cần thiết của đổi mới kinh tế, Võ Văn Kiệt được đứng hàng thứ ba trong Bộ Chính trị. Ðồng thời, vì ông là người miền Nam (Ðỗ Mười người miền Bắc, Lê Ðức Anh miền Trung) cho nên dù nhiều khi phải đối chọi với khuynh hướng bảo thủ của Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh, địa vị của Võ Văn Kiệt vẫn vững vàng trong nhiều năm. Khi còn làm bí thư thành ủy thành phố HCM, trước thất bại của chính sách kinh tế nhà nước,
Võ Văn Kiệt đã lập ra một ban cố vấn kinh tế, đứng đầu là cựu phó thủ tướng VNCH Nguyễn Xuân Oánh và nhờ đó, đã sớm thi hành những đường lối kinh tế cởi mở. Trong Bộ Chính Trị, Võ Văn Kiệt cùng với Phan Văn Khải, cũng là người miền Nam, là hai người cởi mở nhất trong một Bộ Chính Trị bảo thủ. Nhờ đó mà nông nghiệp của vùng Ðồng Bằng Sông Cửu Long và những xí nghiệp tư nhân của thành phố Hồ Chí Minh trở nên nguồn phát triển tài lực chính của kinh tế Việt Nam (3). Cũng nhờ Võ Văn Kiệt, Nguyễn Xuân Oánh năm 1987 được bầu làm đại biểu Quốc Hội cùng với bà Ngô Bá Thành. Ðến kỳ bầu cử này, đà đổi mới bị ngưng trệ, Nguyễn Xuân Oánh không được Mặt trận Tổ quốc đưa ra ứng cử, bà Ngô Bá Thành được đưa ra, nhưng dù
được đảng cho ứng cừ 10 người thì trúng cử hết 9, bà Thành lọt vào trong số người thất cử hiếm hoi đó. Trả lời câu hỏi của đài BBC, bà nói là vì có “gian lận” (4).
Do sự ưu thắng của phe bảo thủ trong Bộ Chính Trị, chiều hướng ngoại giao nghiêng về ý thức hệ và nhượng bộ Trung Hoa đã lấn áp chiều hướng “đa phương hóa một cách quân bình”. Sự coi trọng đặc tính “xã hội chủ nghĩa” và bỏ qua đặc tính “bành trướng” của Trung Hoa của phe bảo thủ xuất phát từ sự sống còn của đảng Cộng sản và sự bất an của nhóm lãnh đạo. Ngoài ra, khối quân đội, từng được ưu đãi trong thời chiến, bị quên lãng trong mấy năm đổi mới, bị mất uy tín khi phải rút quân khỏi Căm Pu Chia, bị quân Trung Hoa lấn áp cả trên bộ lẫn trên biển và nhất là những cấp chỉ huy đều là những đảng viên trung kiên nên đã cùng với khối công an hợp thành một khối bảo thủ vững chắc. Do sự suy sụp của Liên Xô và khối
Ðông Âu, sợ rằng những “thế lực thù nghịch” sẽ lật đổ chế độ, vai trò của quân đội được coi trọng hơn, do đó mà Lê Ðức Anh dù là chủ tịch Nhà nước, đã có rất nhiều quyền hành để thao túng chính phủ, và hơn một năm sau, phe quân đội lại càng được tăng cường khi Lê Khả Phiêu được đề cử thêm vào Bộ Chính Trị. Dù lúc nào cũng cảnh giác với tham vọng của Trung Hoa, nhưng trước nguy cơ tan rã, quân đội luôn luôn nghiêng về ý thức hệ và càng chủ trương thân thiện với Trung Hoa. Kẻ địch phải cảnh giác của báo Quân Ðội Nhân Dân kể từ lúc đó không phải là những lực lượng quân sự nào mà luôn luôn là những “diễn biến hòa bình”,(5). Sau chuyến đi của Lê Ðức Anh sang Trung Hoa năm 1991, lần lượt nhiều tướng lãnh Việt Nam cũng
sang kết thân như Vũ Xuân Vinh (cục đối ngoại quân đội), Ðoàn Khuê, Lê Khả Phiêu (khi còn là chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Ðào Ðình Luyện...

-----------------------------------

Ủn chắc sẽ chết sớm...vì bị đầu độc.



http://motthegioi.vn/tieu-diem/bao-dai-loan-ong-kim-jong-un-co-the-dang-bi-quan-thuc-tai-gia-106495.html

Hong Kong sẽ ra sao?

Cái mặt nạ dân chủ' giả cầy" của Bắc Kinh đang rơi rụng.
Liệu bọn cầm quyền phản động, phản dân chủ Bắc Kinh có dám tắm trong biển máu phong trào đòi dân chủ thật sự của Hồng Kông như đồ tể Giang Trạch Dân đã làm ở Thiên An Môn,Bắc Kinh năm nào?

Bắt đầu tin nhắn đã chuyển tiếp:

Từ: webmaster@rfa.org
Ngày: 13:48:33 GMT+7 Ngày 29 tháng 09 năm 2014
Chủ đề: Hong Kong sẽ ra sao?


Phong trào bãi khóa đòi thực hiện dân chủ của sinh viên Hong Kong ngày một mạnh mẽ bất kể sự lạnh lùng và từ chối thẳng thừng từ đại lục.

Mặc Lâm phỏng vấn giáo sư Jonathan Daniel London hiện đang giảng dạy môn Xã hội học, Chính trị kinh tế tại Đại học Hong Kong để biết thêm chi tiết. GS Jonathan từng làm việc nhiều năm tại Việt Nam và ông rất thông thạo Việt ngữ, cuộc phỏng vấn này được Giáo sư Jonathan chia sẻ bằng tiếng Việt như sau:

Mặc Lâm: Thưa Giáo sư, trong những ngày vừa qua đối với các cuộc bãi khóa của sinh viên và sự hỗ trợ của trí thức Hong Kong trong đó có cả các giáo sư của nhiều trường đại học, người ta cho rằng Bắc Kinh sẽ phản ứng mạnh và phong trào sẽ gặp rất nhiều gay go. Theo ông thì hướng phát triển sắp tới của phong trào biểu tình đòi dân chủ sẽ ra sao? Dân thường của Hong Kong có một tỷ lệ rất lớn hoàn toàn không chấp nhận những quyết định, những động thái phía Bắc Kinh đối với nền chính trị nội bộ của Hong Kong. -GS Jonathan GS Jonathan: Tôi nghĩ là vẫn còn quá sớm để đánh giá tình hình phát triển như thế nào. Trong tuần này có nhiều sinh viên đang biểu tình nhưng đến cuối tuần thì mới biết được số người biểu tình sẽ là bao nhiêu và vì
thế nên còn quá sớm để đánh giá. Những cuộc thăm dò được thực hiện ở Hong Kong đến nay cho thấy rất rõ dân thường của Hong Kong có một tỷ lệ rất lớn hoàn toàn không chấp nhận những quyết định, những động thái phía Bắc Kinh đối với nền chính trị nội bộ của Hong Kong vì thế tuy chưa biết sự việc sẽ phát triển ra sao nhưng cuộc đấu tranh này còn phải tiếp tục trong một thời gian dài nữa. Mặc Lâm: Chúng tôi được biết nhiều vị giáo sư tại các trường đại học có sinh viên bãi khóa đã tham gia đọc các bài phát biểu. Riêng đối với GS ông có tham gia vào các buổi yểm trợ sinh viên hay không? Riêng thái độ của những hiệu trưởng có sinh viên bãi khóa như thế nào? GS Jonathan: Cho đến nay thì tôi vẫn chưa tham gia vào các cuộc biểu tình đòi
vấn đề dân chủ ở Hong Kong. Cách đây khoảng hai năm tôi có tham gia một số chiến dịch về các cuộc biểu tình liên quan đến vấn đề giáo dục tại Hong Kong nhưng lần này bởi vì tôi không phải là công dân của Hong Kong nên tôi quyết định chỉ quan sát thôi.
image1.JPG

image2.JPG

image3.JPG  image4.JPG

image5.JPG  image6.JPG

Dấu vết của xích xe tăng cán qua những học sinh, sinh viên đòi dân
chủ, chống tham nhũng ở Bắc Kinh bị giới cầm quyền TQ đứng đầu
là đồ tể Giang Trạch Dân tàn sát man rợ bằng xe tăng.
>Một trong những hoạt động trong thời gian sinh viên Đại Học Hong Kong bãi khóa, đòi hỏi Trung Quốc phải cho cư dân Hong Kong được quyền tự do ứng cử, ảnh chụp hôm 23/9/2014. Tất nhiên tôi và những người nước ngoài khác đang giảng dạy tại Hong Kong rất quan tâm nhưng do nhiều lý do khác nhau nên quyết định không tham gia trực tiếp bởi thực sự đó không phải là vai trò của chúng tôi. Tôi đã và đang rất ấn tượng với hành động của hiệu trưởng các trường đại học ở đây bởi vì họ không những không đe dọa ai mà còn rất ủng hộ quyền của sinh viên cũng như nhà giáo ở đây không gặp vấn đề gì khi họ bày tỏ ý kiến của họ. Tôi đã chia sẻ với sinh viên của tôi. Tôi khuyên họ có một thái độ nghiêm túc trong việc học tập. Muốn tham gia biểu
tình là quyền của họ không có vấn đề gì hết nhưng họ nên nghiêm túc trong chuyện học tập vì tình trạng chính trị Hong Kong hiện nay có giá trị giáo dục cho họ. Tóm lại tình trạng giảng dạy, học tập hiện nay không có vấn đề gì và người dân tuy rất muốn bảo vệ dân chủ nhưng họ cũng không muốn sinh viên bỏ dở việc học tập. <h3>Bắc Kinh sẽ đàn áp?</h3> Mặc Lâm: Thưa Giáo sư anh sinh viên Yoshua Wong đã nổi lên như một ngôi sao giữa hàng ngàn sinh viên và báo chí Hong Kong cũng như quốc tế khen ngợi anh rất nhiều. Liệu anh này sẽ bị Bắc Kinh cô lập hay tệ hơn là bắt giữ hay không? Trong trường hợp đó sinh viên có bị phân tán và phong trào biểu tình có bị xẹp xuống? Tôi chưa nghĩ là phía Trung Quốc dám can thiệp vào Hong Kong như sẽ làm tại Trung
Quốc nhưng nếu họ làm chuyện đó thì tôi tin rằng môi trường ở Hong Kong sẽ thay đổi rất nhanh. -GS Jonathan GS Jonathan: Anh Yoshua Wong là một người trẻ rất anh dũng và ấn tượng nhưng ngoài Yoshua ra còn có rất nhiều người trẻ Hong Kong rất tâm huyết về vấn đề dân chủ. Cũng có khả năng trong thời gian tới những nhân vật như Yoshua Wong có thể bị cảnh sát bắt và chúng ta có thể chờ đợi rằng sẽ có nhiều người bị cảnh sát Hong Kong bắt và khả năng tình trạng căng thẳng sẽ tăng thêm. Tôi chưa nghĩ là phía Trung Quốc dám can thiệp vào Hong Kong như sẽ làm tại Trung Quốc nhưng nếu họ làm chuyện đó thì tôi tin rằng môi trường ở Hong Kong sẽ thay đổi rất nhanh và còn quá sớm để biết hậu quả như thế nào.

Mặc Lâm: Trong những ngày vừa qua đối với phong trào bãi khóa của sinh viên nhìn chung khuôn mặt xã hội của Hong Kong có thay đổi rõ nét lắm hay không? GS Jonathan: Tôi nghĩ là chưa có một thay đổi lớn nào ngoại trừ có một không khí đặc biệt mà nhiều người đang chờ đợi, muốn xem vào những ngày tiếp theo như thế nào, chẳng hạn ngày mai sẽ có cuộc biểu tình của sinh viên cấp ba. Đặc biệt trong giữa tuần tới tức là ngày độc lập của Hoa Lục thì sẽ có nhiều cuộc biểu tình lớn vì thế cho đến nay không khí có vẻ lạ một chút chủ yếu dân thường ở Hong Kong đang chờ đợi tình trạng sẽ phát triển như thế nào.

Mặc Lâm: Xin cám ơn giáo sư. 

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-prof-jonathan-university-hk-ml-09252014142116.html
--
Site Administrator

TP.HCM được chỉ định tổng th

Có lẽ họ định dát vàng đường Nguyễn Huệ chăng?
Sao không dùng số tiền khủng này để giúp đỡ những người khốn khổ đang thiếu ăn, thiếu mặc, bệnh hoạn?
Họ chỉ định thầu cho ai?
Chắc chắn là sẽ có cuộc chạy đua Maraton để trúng chỉ định thầu.
???????


http://www.baomoi.com/TPHCM-duoc-chi-dinh-tong-thau-EPC-de-nang-cap-duong-Nguyen-Hue/148/14877115.epi

Hai nhà tiên tri và cuộc'chạm t

Các nhà tiên tri này đã nhìn thấu tương lai.
Rất tiếc là họ đã qua đời nếu không đã có nhìn thấu tương lai " Định Hướng" ở VN khi nào thì thắng lợi hoàn toàn( VN thành nước CHXHCN đầu tiên trên TG)?
Nhà Tiên Tri Nga đã đoán trước đúng 2 năm chế độ Nga Hoàng sụp đổ.
Kissinger cũng đã từng tiên tri Phe XHCN và Liên Xô tan rã vào các năm 89-90 của Thế kỷ trước.

http://www.nguoiduatin.vn/hai-nha-tien-tri-va-cuoccham-tran-bat-phan-thang-bai-a147413.html

Liên hệ giữa bệnh cao huyết áp và đột quỵ não

Liên hệ giữa bệnh cao huyết áp và đột quỵ não

16:14, Thứ Hai, 07-07-2014

Bệnh cao huyết áp có thể gây suy yếu mạch máu não làm cho các tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất để sống, tồn tại gây nên đột quỵ não.

Ở những người không kiểm soát huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 4-6 lần so với người bệnh thường. Theo thời gian tăng huyết áp làm xơ vữa động mạch và xơ cứng động mạch lớn điều này làm tắc nghẽn mạch máu nhỏ trong não. Cao huyết áp cũng có thể làm suy yếu mạch máu não, làm mạch máu phình to và xuất huyết. Nguy cơ tai biến có liên quan trực tiếp đến cao huyết huyết áp.

Đột quỵ não xảy ra như thế nào?

Có hai loại đột quỵ, đột quỵ do thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não.

Đột quỵ thiếu máu não cục bộ: tương tự như một cơn đau tim, ngoại trừ nó xảy ra trong các mạch máu của não. Cục máu đông có thể hình thành hoặc trong các mạch máu của não, mạch máu dẫn lên não, hoặc thậm chí các mạch máu ở nơi khác trong cơ thể mà sau đó di chuyển đến não. Những cục máu đông chặn lưu lượng máu đến các tế bào của não. Đột quỵ thiếu máu cục bộ cũng có thể xảy ra khi có quá nhiều mảng bám (mỡ và cholesterol) bịt kín mạch máu của não. Khoảng 80% các ca đột quỵ là đột quỵ thiếu máu cục bộ.

Thiếu mãu não cục bộ

Đột quỵ xuất huyết não: xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ. Kết quả là máu thấm vào các mô não, gây tổn thương các tế bào não. Những nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ xuất huyết là huyết áp và chứng phình động mạch não.

Xuất huyết não

Dấu hiệu đơn giản để nhận biết đột quỵ não:

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu sau đây bạn hoặc một người thân đang bị đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
• Tê đột ngột hoặc điểm yếu ở mặt, cánh tay, hoặc chân (đặc biệt là ở một bên của cơ thể)
• Tầm nhìn đột ngột bị mờ hoặc thị lực giảm trong một hoặc cả hai mắt
• Đột ngột không có khả năng di chuyển một phần của cơ thể (tê liệt)
• Chóng mặt đột ngột hoặc đau đầu với buồn nôn và nôn
• Khó nói hoặc hiểu lời nói hoặc câu đơn giản
• Khó nuốt
• Chóng mặt, mất thăng bằng, hoặc phối hợp kém
• Mất ý thức
• Lẫn lộn đột ngột.

Một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), thường được gọi là "cơn đột quỵ nhỏ", có thể là một cảnh báo về một cơn đột quỵ sắp xảy ra. Nó thường bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ như nhau, nhưng các triệu chứng tạm thời. Xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần nhất định của não bị cắt đứt trong một thời gian ngắn, thường là 15 phút hoặc ít hơn. Một TIA có thể xảy ra bất cứ nơi nào từ một vài phút đến vài tháng trước khi một cơn đột quỵ. Một TIA tuy không đau, nhưng nó là một cảnh báo rằng có các dấu hiệu bất ổn về sức khỏe nên cần được xem là nghiêm trọng như đột quỵ.
Theo Webmd.com

[OceanVN:6791] Điệu Valse của


Điệu Valse của mùa thu đầy cảm hứng
Mùa thu 2014 thật đặc biệt, biết bao điều đang sôi động cam go diễn ra trên thế giới rộng lớn, trong xã hôi Việt Nam đang chuyển mình chạy đua với thời gian. Trong dịp sinh nhật đầu tháng 9, tôi được giới thiệu nghe một bản nhạc rất hay, đặc biệt hơn nữa bản nhạc đó sáng tác bởi diễn viên điện ảnh nổi tiếng được nhiều người rất ngưỡng mộ và yêu mến: Sir Anthony Hopkins (Hopkins đã từng sáng tác nhạc từ khi 9, 10 tuổi). Chúng tôi rất khâm phục và yêu mến diễn viên lừng danh này trong bộ phim "Sự im lặng của bầy cừu" (The Silence of the Lambs), ông đóng vai lập dị: bác sỹ Hannibal Lecter vô cùng thông minh, độc đáo nhưng cũng hết sức tàn độc. Muốn biết rõ hơn về con người đa tài này: diễn viên điện ảnh, diễn viên kịch, nhà soạn nhạc, nhà
sản xuất phim, chúng ta có thể xem trong:  Anthony Hopkins - Wikipedia, the free encyclopedia. 
Bản nhạc vừa nói trên có tên: And The Waltz Goes On.  Trân trọng giới thiệu với Cả nhà bản nhạc này do dàn nhạc của André Rieu phối khí và trình bày. Chương trình này được post lên Youtube theo đường link: André Rieu - And The Waltz Goes On (composed by: Anthony Hopkins)  Với Giai điệu thật đẹp, đặc biệt cách phối nhạc rất hay của nhạc trưởng André Rieu. Khi nhìn thấy những giọt nước mắt chợt rơi trên má của Hopkins, lòng ta có thể sẽ rung động, chúng ta như được cùng với ông đi vào một mùa thu đầy cảm hứng; trên nền không gian màu vàng và đỏ úa, có nét vỡ tàn phai. Tình yêu của con người vẫn luôn tha thiết dâng trào, mặc cho những khó khăn bất trắc hiện hữu ở khắp nơi trong cuộc đời này. Điệu Waltz quý phái "bước đi và xoay tròn" như đem lại cho ta một
thực tế: "dẫu thế nào, chu kỳ của cuộc sống vẫn vậy thôi; yêu thương và chia lìa, khó khăn và thành đạt, hết Thu tàn là sang Đông thử thách..." Nhưng xuyên qua không và thời gian, vượt lên trên tất cả đó là Tình yêu thương của Con người. Tình cảm đó là bất diệt, Tình yêu chắp cánh cho tâm hồn Con Người bay lên trong ước mơ và hoài bão, đưa họ lên bầu trời cao xanh thắm của nội tâm bất tận..."  
Tôi có nghe 2 bản Waltz khác của hai nhà soạn nhạc nổi tiếng của thế giới: Dmitri Shostakovich và Johann Strauss. Theo tôi đó  là những bản nhạc rất hay, và nổi tiếng, có thể nó đã mang tính "đại biểu" cho điệu Waltz tuyệt vời, đặc trưng cho mỗi giai đoạn lich sử loài người. Nếu ai có thời gian mời dành chút thời gian xem sao. Mỗi bản nhạc hình như đều mang rõ "hình ảnh và hơi thở" của thời đại mà nó được sinh ra. Xin trân trọng giới thiệu đường link của hai bản Waltz nhạc này trên Youtube: 
- Shostakovich' Second Waltz : Andre Rieu - Shostakovich' Second Waltz
- Johann Strauss's The Beautiful Blue Danube: André Rieu - The Beautiful Blue Danube  
Thưa cả Nhà, có lẽ, bản  AndThe Waltz Goes On đối với  chúng tôi là hay nhất, hợp thời nhất và nó là một trong những niềm vui đang đem lại cho tôi niềm cảm hứng của cả mùa Thu biến động 2014 này. 
Chân thành cảm ơn. 
Chúc Cả Nhà có một kỳ nghỉ cuối tuần tràn đầy yêu thương và gặp nhiều niềm vui.
Kính,
Phan Đinh Lợi

Cụ Khiêu tiếp tục 1001 chuyện..

Xin 2 nhà Hán/ Nôm học cho ý kiến về 2 Câu Đối này.
Tôi cũng chỉ học mót chữ Hán thôi nhưng Sơn Hà làm sao đối với Kim Cổ?Nhất đối với Linh?
Khí Tại đối Hiền Nhân?
Về câu đối thì từ phải đối từ, vế phải đối vế, trật tự trên phải đối với trật tự từ ở vế dưới.
Thú thật 2 câu này chẳng phải CÂU ĐỐI chút nào.
Đứa nào xỏ xiên Anh Ba thôi, tôi nghĩ vậy.
Xin mời Quý AE trao đổi thêm.


Đọc bài này đúng là "Đại khai nhãn giới"!

28-09-2014
Về đôi câu đối Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu

Hoàng Tuấn Công 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Mừng thọ GS Vũ Khiêu
Thư của ông Hoàng Minh Tuyển 



(hmtuyenvkttv@gmail.com) gửi Tuấn Công thư phòng: “Tôi là Hoàng Minh Tuyển, Phó ban liên lạc họ Hoàng Việt Nam. Tuy chưa một lần gặp anh nhưng tôi thường vào Thư Phòng và  rất thích các bài viết (....) Chúng tôi đang băn khoăn về câu đối Thủ Tướng tặng cho cụ Vũ Khiêu không biết dịch thế nào cho phải:
Sơn Hà Linh Khí Tại
Kim Cổ Nhất Hiền Nhân

Xin anh cho biết câu đối này có chỉnh không? Hình như sai luật đối? Về nghĩa có vẻ hơi bị đề cao quá phải không anh?
Nhân đây cũng đề nghị anh cho biết ý nghĩa đôi câu đối “Triết gia trong cách mạng, Nghệ sĩ giữa anh hùng” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tặng GS Vũ Khiêu.
Mong anh cắt nghĩa thấu đáo. Cảm ơn anh nhiều.

HTC: Cảm ơn ông Hoàng Minh Tuyển đã quan tâm đến chuyện chữ nghĩa của Tuấn Công thư phòng.
Thưa ông, thú thực ban đầu chúng tôi cũng không tin có một đôi câu đối như vậy tặng GS Vũ Khiêu. Sau khi tìm hiểu mới thấy báo chí có đưa tin chính thức, kèm ảnh với lời chú thích “Ngày 17/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến tặng hoa, chúc mừng Thượng thọ Giáo sư Vũ Khiêu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng Giáo sư Vũ Khiêu câu đối "Sơn Hà Linh Khí Tại - Kim Cổ Nhất Hiền Nhân". Ảnh: Đức Tám – TTXVN -Thể thao văn hóa.vn).
Vì ông yêu cầu cắt nghĩa “thấu đáo” nên chúng tôi cũng xin trả lời cặn kẽ như sau:
-Về mặt hình thức: đây là bức “Trung đường liên” (中堂聯). Tức hình thức câu đối viết vào một tấm biển lớn hình vuông hoặc chữ nhật, đặt ở vị trí trang trọng giữa phòng khách, (phân biệt với "Doanh liên" 楹聯 -câu đối treo hai bên cột trụ). Xem ảnh thấy rõ phía dưới bức “Trung đường liên” là tượng bán thân của GS Vũ Khiêu. Như vậy, đôi dòng chữ "Sơn Hà Linh Khí Tại - Kim Cổ Nhất Hiền Nhân" giống như lời đề từ, lời bình cho bức tượng cụ Vũ Khiêu vậy.
Chúng tôi gọi "Trung đường liên" là căn cứ vào hình thức trình bày. Nhưng, xét đến thể loại, có lẽ chỉ nên gọi đây là bức "Trung đường" (dạng bức trướng) thì đúng hơn. Vì như ông Hoàng Minh Tuyển đã tinh ý nhận xét, hình như “sai luật đối” hoặc đối “không chỉnh”. Tuy nhiên, đây là đôi câu đối Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu-một bậc thầy về cổ văn, chúng ta chẳng thể hồ đồ kết luận. Bởi vậy về mặt thể loại, chúng tôi thử đưa ra mấy cách phân tích và loại trừ như sau:

Sơn-Hà Linh-Khí Tại
Kim-Cổ Nhất Hiền-Nhân

Những từ có gạch nối là từ ghép, không thể tách rời nhau. Nếu xếp vào diện danh từ đối với danh từ thì “sơn hà” có thể đối với “kim cổ”. Hai vế chỉ có hai từ "tại" và "nhất" là từ đơn. Theo luật “đối lời”, trước tiên muốn đối được, chúng phải đứng đối xứng với nhau ở vị trí giữa vế nọ với vế kia. Tuy nhiên, chữ “tại” đứng cuối vế đầu, chữ “nhất” đứng giữa vế sau nên không thể có chuyện đối được. Tiếp đến, hai chữ “linh khí” ở vế đầu không thể đối với chữ “nhất” ở vế hai, vì một đằng là từ ghép (linh khí), một đằng là từ đơn (nhất); một đằng là danh từ, một đằng là số từ đóng vai trò làm tính từ trong câu. Như vậy, ta thấy rằng: hai chữ “linh khí” ở vế thứ nhất không tìm
được “đối” (thủ) ở vế thứ hai. Vế trên còn sót lại chữ “tại” ở vị trí cuối cùng cũng chẳng biết “đối đáp” với ai, vì ở vế dưới hai chữ cuối cùng là từ ghép “hiền- nhân”. 
Như vậy, xét yêu cầu phải đối từng cặp từ, đối ý, đối lời, bằng trắc đối nhau...thì hai câu "Sơn Hà Linh Khí Tại - Kim Cổ Nhất Hiền Nhân" hoàn toàn không đối và không phải là câu đối.
Phải chăng, ý tác giả: "sơn hà" với "kim cổ" là đối lời, còn "linh khí tại" với "nhất hiền nhân" là đối ý? Tuy nhiên, cách đối này chỉ phù hợp với dạng câu đối phú dài dằng dặc có khi tới mấy chục chữ. Ví như câu đối của Tam Nguyên Yên Đổ khóc vợ, mỗi vế có tới 34 chữ:
-Nhà chỉn cũng nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc;
-Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm”
Trong đó: “Nhà chỉn cũng nghèo thay” và “Bà đi đâu vội mấy” là đối ý, có thể chấp nhận được trong thể loại câu đối phú. Tuy nhiên, người hay chữ không lạm dụng đối ý nhiều. Bởi vậy ta thấy số chữ còn lại của cụ Nguyễn Khuyến dù “cách cú” nhưng xét từng chữ đều vừa đối ý vừa đối lời rất chỉnh; thành ngữ, từ láy, bằng trắc đối nhau chan chát rất tài tình. Trong khi câu đối "Sơn Hà Linh Khí Tại - Kim Cổ Nhất Hiền Nhân" hai cặp từ “sơn hà” với “kim cổ” chỉ là đối “cưỡng”. Mỗi vế còn lại 3 chữ: “linh khí tại” và “nhất hiền nhân” gọi là “đối” với nhau chẳng qua do mỗi cụm từ đảm nhận một ý mà thôi.
Nói thế hóa ra Thủ tướng đã tặng, và Nhà nghiên cứu văn hóa GS Vũ Khiêu-Chuyên gia câu đối, phú, văn tế, chúc văn... đã nhận món quà Mừng thọ Trăm tuổi là một đôi câu đối thất luật? Theo tôi, chưa đủ căn cứ để kết luận như vậy. Vì sao? Vì rất ít khả năng tác giả kém tới mức soạn đôi câu đối mỗi vế 5 chữ mà rốt cuộc chỉ có hai cặp từ tạm đối được với nhau. Bởi vậy, có thể đây vốn chỉ là hai câu ca ngợi GS Vũ Khiêu chứ tác giả không có ý làm câu đối. Việc nó “bỗng” trở thành đôi “câu đối” là do người trình bày. Thế rồi người viết bài, đưa tin cứ ngỡ (hoặc căn cứ vào thông tin của Ban tổ chức?) một (hoặc hai) câu văn chia làm hai vế, trình bày theo chiều dọc, hai bên “đối xứng”, mỗi bên có số chữ bằng nhau
là “câu đối”. Nếu vậy, sai sót là do khâu biên tập của các báo: Thể thao văn hóa, Đại đoàn kết, Tạp chí Sông Hương...khi đồng loạt đăng bài, ảnh, kèm chú thích “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng Giáo sư Vũ Khiêu câu đối "Sơn Hà Linh Khí Tại - Kim Cổ Nhất Hiền Nhân".

Về nội dung: Tuy không được thấy nguyên văn chữ Hán, nhưng chúng tôi đoán (gọi là đoán, nhưng có thể nói là chính xác tới 99,9%, vì khó có chữ khác lọt vào đây) mặt chữ như sau: 山河靈氣在, 今古一賢人 = Sơn hà linh khí tại, Kim cổ nhất hiền nhân. 

Trước tiên, căn cứ từ điển, chúng tôi xin giải nghĩa từng từ như sau:
*Vế đầu trong câu:
-Sơn hà 山河= núi sông (ở đây được hiểu như đất nước, giang sơn)
-Linh khí 靈氣, Đào Duy Anh giải nghĩa: “Cái khí thiêng”. Hán ngữ đại từ điển (Tàu) đưa ra mấy nghĩa đáng chú ý: 1.Thông tuệ hoặc tú mỹ đích khí chất (có khí chất thông tuệ và đẹp tốt); 2.Tiên nhân đích khí chất (có khí chất của người tiên); 3.Chỉ mỹ hảo đích danh thanh (ý chỉ người có thanh danh tốt đẹp lắm)
-Tại 在 : còn; còn sống.
*Vế sau trong câu:
-Kim cổ 今古: từ xưa tới nay.
-Nhất 一: đứng đầu; một; duy nhất.
-Hiền nhân 賢人: bậc tài đức kiêm toàn.

Sau đây là một số cách hiểu:
1.Cách hiểu thứ nhất: Sơn hà linh khí tại = Khí chất tốt đẹp của GS Vũ Khiêu sẽ còn mãi với núi sông; Kim cổ nhất hiền nhân = GS Vũ Khiêu là hiền nhân đứng đầu trong các bậc hiền nhân từ xưa tới nay (nhất hiền nhân = hiền nhân đứng đầu, đứng nhất).
2.Cách hiểu thứ hai: Sơn hà linh khí tại = Khí thiêng của non sông đất Việt chung đúc nên con người GS Vũ Khiêu (Hoặc: Khí thiêng của non sông Việt Nam vẫn còn đây-trong con người cụ Vũ Khiêu); Kim cổ nhất hiền nhân = Từ xưa tới nay, chỉ có một người đáng gọi là hiền nhân, đó là cụ Vũ Khiêu (nhất hiền nhân = chỉ có một người là hiền nhân)

1.Về cách hiểu thứ nhất:
- Theo chúng tôi, nội dung bức trướng phù hợp với “cung bái” (kính viếng), hơn là "cung hạ” (kính mừng). Vì sao? Vì chỉ với người đã khuất, người ta mới nói ra cái ý như "Kiều rằng: những đấng tài hoa, Thác là thể phách, còn là tinh anh". “Tinh anh” hay “linh khí” chỉ có thể tồn tại mãi mãi một khi nó lìa khỏi “quán trọ” “thể phách”. Các bức hoành phi trên bàn thờ, người ta cũng hay dùng những câu như: “Hạo khí trường tồn” (Khí chất tốt đẹp còn mãi trường tồn) “Anh thanh như tại” (Thanh danh đẹp tốt vẫn như lúc còn sống) để xưng tụng, tưởng nhớ người đã khuất. Hoặc đôi câu đối thờ: “Vạn cổ đan tâm minh nhật nguyệt, Thiên thu nghĩa khí tráng sơn hà” (Muôn thuở lòng son cùng nhật nguyệt, Ngàn năm nghĩa khí tựa sơn hà). Ở
đây “Sơn hà linh khí tại” có thể được hiểu: dù (cụ, ông, ngài) đã chết nhưng tài năng, đức độ, sự nghiệp vẫn còn sống mãi với non sông đất nước. Chết mà như còn sống vậy! 

Chúng ta có thể ví dụ trong văn cảnh khác. Khi Bác Hồ còn sống, có thể hô: “Hồ Chí Minh muôn năm!”. Nhưng chỉ sau khi mất, người ta mới (có thể) đưa ra câu khẩu hiệu: "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta". Hoặc khi Bác còn sống, thiếu nhi hát: “Ngày ngày chúng cháu ước mong, Mong sao Bác sống muôn đời...” [1] Nhưng các cháu không thể hát mừng: “Bác còn sống mãi với non sông đất nước, Bác còn sống mãi với đàn cháu yêu thương...” [2] khi thực tế Bác vẫn còn sống và đang đi thăm các cháu.

Nói tóm lại, với bất cứ người nào, khi đang còn sống, dẫu muốn đề cao đến mấy cũng không ai nói "gở", ca ngợi là ông (cụ, ngài...) vẫn đang “còn sống” với (như) cái gì đó. Thế nên, trong Truyện Kiều, đoạn Từ Hải chết đứng, Nguyễn Du mới viết: "Khí thiêng khi đã về thần, Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng". Linh khí sống mãi với núi sông tức đã về cõi “bất tử”, về với tổ tiên, với cát bụi và thế giới cỏ cây, phiêu du mây nước rồi. Còn nếu muốn chúc thọ thì chúc sống lâu trăm tuổi, sống lâu muôn tuổi, trăm năm có lẻ, thọ như tùng bách...như ta vẫn thường nghe.
Đến đây, có bạn đọc sẽ nói rằng: cụ Vũ Khiêu năm nay đã 100 tuổi, đằng nào mà chẳng đến lúc...Câu đối hay như vậy, mừng trước để Cụ đọc, sau này thờ luôn cũng chẳng sao. Người ta vẫn đóng thọ đường, xây dựng sinh phần trước đấy thôi. Đây cũng là một ý kiến. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nguyên tắc chưa chết thì chưa thắp hương, chưa phúng viếng. Thậm chí đã chết nằm đó rồi, nhưng chưa phát tang thì cũng chưa thể bái lạy, khấn vái.

- Vế thứ hai "Kim cổ nhất hiền nhân" (Từ xưa cho tới nay, cụ là bậc hiền nhân đứng đầu) cũng là cách xưng tặng dành cho người đã chết. Vì sao? Tục ngữ Việt Nam có câu "Bảy mươi chưa què chớ khoe rằng tốt" (Xưa, bảy mươi là "ngấp nghé miệng lỗ"-Nhân sinh thất thập cổ lai hy). Tục ngữ gốc Hán cũng nói rằng "Cái quan định luận" (蓋棺定論), nghĩa là sau khi đậy nắp quan tài lại, (sau khi chết) mới có thể bàn luận đúng sai, hay dở về một con người nào đó. Đến đây, có bạn đọc lại nói rằng, cụ Vũ Khiêu nay đã ở tuổi 100, con người, sự nghiệp  của Cụ đã rõ, đánh giá, tôn vinh lúc này cũng là được rồi. Tuy nhiên, dù bất thành văn nhưng cũng là luật. Nhà tu hành khổ hạnh “Đã được ba tháng ba năm” nhưng “Còn một ngày nữa mà không hoàn
thành” (vì phạm giới) thì cũng không thể nào đắc đạo. Con người ta có khi xấu nay, tốt mai hoặc tốt nay xấu mai. Nhiều trường hợp đã “cái quan” rồi, đã “định luận” rồi, vậy mà có khi hàng trăm năm sau đang còn phải “luận định” lại. Bởi vậy, nếu câu "Kim cổ nhất hiền nhân" không dành cho người đã chết thì cách xếp thứ bậc, ca ngợi người sống như vậy cũng là trái.

“Hiền nhân, quân tử” là khái niệm của Nho gia, một danh xưng chưa bao giờ có giấy chứng nhận. Hán ngữ Đại từ điển (Tàu) định nghĩa “Hiền nhân: Tài đức kiêm lược đích nhân 德才兼备的人” (Người có tài và đức gọi là hiền nhân) Từ điển tiếng Việt định nghĩa “hiền nhân”: người có đức lớn, tài cao theo quan niệm thời trước. Hán Việt từ điển, mục từ “Hiền” (賢) Đào Duy Anh giải nghĩa: “Người có đức hạnh, tài năng”, nhưng phần trích dẫn từ ngữ, hai chữ “hiền nhân” 賢人 lại chỉ được giải thích là: “Người có đức”. Tài đến mức nào, đức lớn đến mức nào thì được gọi là hiền nhân? Không có sách nào quy định. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của chúng ta, hiền nhân tất phải là bậc tài cao, đức lớn; hình ảnh, nhân
cách, tài năng, tư tưởng của họ có ảnh hưởng quan trọng tới nhân quần, tác động lớn tới thời đại. 

Ở đây chúng tôi xin không bàn đến chuyện GS Vũ Khiêu có phải là "hiền nhân" hay không. Nhưng nếu nói rằng GS Vũ Khiêu đứng đầu trong các bậc hiền nhân từ xưa tới giờ (Kim cổ nhất hiền nhân) e rằng không còn là chuyện “đề cao quá” như ông Hoàng Minh Tuyển nói nữa, mà là phạm thượng! Vì sao? Xin lấy một ví dụ nhỏ để liên tưởng: Trong bài thơ “Bác ơi”, Tố Hữu viết: “Bác đã lên đường theo tổ tiên, Mác-Lê-nin thế giới Người Hiền”. Bài thơ này đã được đưa vào chương trình giáo khoa phổ thông. Vậy“Cứ trong ý tứ mà suy”, Hồ Chủ tịch, Mác-Lê-nin là những “người hiền”, những “người hiền tiền bối” và là bậc thầy vĩ đại của cụ Vũ Khiêu. Thế mà cụ Vũ Khiêu lại được tôn xưng là “Cổ kim nhất hiền nhân”, đứng đầu
“thế giới người hiền” từ xưa tới nay, chẳng phải là “phạm thượng” lắm sao?
Trong văn chương hay thực tế có một số danh xưng như “Thiên hạ đệ nhất kiếm”, “Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân”, “Thăng Long đệ nhất kiếm”... nhưng “nhất” ở đây là “nhất” trong một phạm vi, thời điểm (không gian và thời gian) nhất định nào đó. Nếu nói ai “nhất” từ cổ chí kim là điều cực khó. Đặc biệt “nhất hiền nhân” một khái niệm khó đo đếm, so sánh lại càng không có cơ sở. Phải chăng, tác giả muốn nói: nước Việt có nhiều  hiền nhân, nhưng chỉ có GS Vũ Khiêu là "nhất hiền nhân" vì Cụ đang minh mẫn ở 100 tuổi, lại được phong Anh hùng, được Giải thưởng Hồ Chí Minh, xưa nay chưa ai từng có?

2.Về cách hiểu thứ hai:
Sơn hà linh khí tại = Khí thiêng của non sông Việt Nam chung đúc nên con người GS Vũ Khiêu. Hoặc Khí thiêng của non sông Việt Nam vẫn còn đây-trong con người cụ Vũ Khiêu); Kim cổ nhất hiền nhân = Từ xưa tới nay, chỉ có một người đáng gọi là hiền nhân (đó là cụ Vũ Khiêu).

Cách hiểu này có vẻ không “sái”, phù hợp với “cung hạ”. Tuy nhiên, căn cứ vào chữ nghĩa vẫn không tránh khỏi "phạm thượng". Vì sao? Vì ý thứ nhất “Khí thiêng của non sông Việt Nam chung đúc nên con người GS Vũ Khiêu” khiến người ta liên tưởng đến lời điếu văn: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch...” Phải chăng, vốn ý tác giả muốn dùng từ "nguyên khí" nhưng nó lại thành "linh khí": Sơn hà nguyên khí tại (Cụ Vũ Khiêu là nguyên khí, hiền tài của quốc gia, sơn hà) ?
Ý thứ hai: Từ xưa tới nay, chỉ có một người đáng gọi hiền nhân là Cụ (Vũ Khiêu). Kiểu tôn xưng “vô tiền khoáng hậu”, đứng trên tất cả các bậc hiền nhân này càng không ổn.

Riêng câu “Kim cổ nhất hiền nhân” theo chúng tôi còn có thể hiểu theo cách thứ 3: Người thông hiểu chuyện cổ kim, xưa nay nhất chính là bậc Hiền nhân Vũ Khiêu. Và cách thứ 4: Từ cổ chí kim, chỉ có bậc hiền nhân mới đáng gọi là tôn quý. Tuy nhiên, 2 cách hiểu, nhìn nhận, đánh giá này càng không có cơ sở.

Như vậy, tuy chữ nghĩa "sờ sờ" ra đó, nhưng chữ có nghĩa đen, nghĩa bóng; có nghĩa gốc, nghĩa ngọn; lại có chơi chữ, chiết tự, “ý tại ngôn ngoại” nên chúng tôi chẳng dám chủ quan ấn định một cách hiểu duy nhất nào đó. Ngược lại đã thử tìm hiểu, xem xét dưới nhiều góc độ để tìm ra một cách hiểu hợp lý, tích cực nhưng xem ra vẫn chưa thấy ổn với cách hiểu nào. Có lẽ do kiến thức hạn hẹp của mình nên cách hiểu hay, hiểu đúng của tác giả câu đối chúng tôi chưa thể nhìn ra? 

Về đôi câu đối: “Triết gia trong cách mạng, Nghệ sĩ giữa anh hùng”, mà ông Hoàng Minh Tuyển hỏi. Theo chúng tôi, đây là đôi câu đối Nôm rất chỉnh, có nhịp điệu, đối nhau chan chát, nghe rất hay, và có thể hiểu: GS Vũ Khiêu là một Triết gia Cách mạng; là một Nghệ sĩ Anh hùng. Tuy nhiên, "rằng hay thì thật là hay", nhưng nghe...có vẻ không đúng và ... “hở miếng”. Vì sao ? Vì:

-GS Vũ Khiêu là người có nghiên cứu về triết học chứ không phải là, (chính là) "Triết gia"-Nhà triết học. Vì Nhà triết học phải là người đề xuất học thuyết, tư tưởng, chứ không phải là Nhà nghiên cứu về học thuyết, tư tưởng của Nhà triết học nào đó. "Triết gia" chính là cách gọi tắt "Triết học gia"-Nhà triết học. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) giải nghĩa: “Triết gia-nhà triết học-các triết gia Hi Lạp cổ đại”. 

Có lẽ, ý tác giả đôi câu đối muốn dùng chữ “triết nhân” chăng? (triết 哲 với nghĩa người hiền trí, có trí tuệ thông minh, sáng suốt, như: hiền triết, tiên triết...). Đào Duy Anh giải nghĩa: “Triết nhân: người hiền trí”. Hán ngữ đại từ điển:“哲人: 智慧卓越的人” (Triết nhân: trí tuệ trác việt đích nhân -Triết nhân: người có trí tuệ trác việt). Như vậy, nếu có chăng, GS Vũ Khiêu chỉ có thể được gọi là “triết nhân” chứ không thể là “triết gia” (Đây chỉ là ví dụ về cách sử dụng chữ nghĩa. Chúng tôi không có ý cho rằng GS xứng đáng được gọi là triết nhân)                                                                                                                                                                                                                    
-GS Vũ Khiêu là Nhà nghiên cứu văn hóa, chứ không phải “Nghệ sĩ”. Vì GS không chuyên sáng tác, cũng chẳng biểu diễn môn nghệ thuật nào. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: "Nghệ sĩ: 1.người chuyên hoạt động [sáng tác hoặc biểu diễn] trong một bộ môn nghệ thuật. nghệ sĩ nhiếp ảnh-tâm hồn nghệ sĩ;2.danh hiệu thường dùng để gọi diễn viên hay ca sĩ có tài năng xuất sắc”. Phải chăng, ý tác giả muốn nói: GS Vũ Khiêu là một “Anh hùng” mang tâm hồn, phong cách “Nghệ sĩ”? 

Cuối cùng, chúng tôi cho rằng, hai từ “trong” và “giữa” trong đôi câu đối “Triết gia trong cách mạng, Nghệ sĩ giữa anh hùng” hơi tối nghĩa và thiếu chặt chẽ. Nó khiến người ta có thể hiểu thành: 

-“Triết gia trong cách mạng = GS Vũ Khiêu chỉ xứng đáng là một “Triết gia” trong (số) những người làm chính trị, cách mạng.
- Nghệ sĩ giữa anh hùng = GS là một “Nghệ sĩ” đứng giữa  hàng ngũ những người “Anh  hùng” chứ không phải bản thân GS là “Anh hùng”. Hoặc: GS chỉ đáng được gọi là “Nghệ sĩ” trong hàng ngũ những người “Anh hùng” mà thôi. Như thế hóa ra, “Triết gia” hay “Nghệ sĩ” ở đây đều hoàn toàn “nghiệp dư” hay sao? Nếu bỏ hai từ “trong” và “giữa” đi, đôi câu đối sẽ chặt chẽ, dễ hiểu, kín kẽ hơn (dù có vẻ không hay): Triết gia Cách mạng; Nghệ sĩ Anh hùng (Triết gia làm Cách mạng, Nghệ sĩ lại Anh hùng)

Văn giống võ ở chỗ: câu chữ, quyền cước tung ra dù mạnh mẽ, đẹp mắt đến mấy nhưng sơ hở, thiếu kín kẽ, thì kể như chưa hay, chưa giỏi.

Trở lại với vấn đề đang bàn. Ông Hoàng Minh Tuyển quan tâm tới đôi câu đối và chữ nghĩa Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu là có lý. Bởi chuyện tôn xưng tên tuổi, danh hiệu của Nhà nước với một cá nhân không đơn giản biểu hiện tình cảm mà còn thể hiện tôn ty trật tự trong xã hội. Đặc biệt đối với những người có danh vọng; hình ảnh, tên tuổi của họ có ảnh hưởng trong xã hội lại càng không thể khinh suất. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cách nay hơn 500 năm, chỉ là chuyện xưng hô trong triều đình, quân doanh thôi, nhưng vua Lê Thánh tông từng phải chấn chỉnh: “Sắc Lễ bộ yết bảng cho trăm quan và các quân rằng: Kể từ nay, nếu không phải là bậc túc nho danh vọng, tuổi cao đức lớn thì không được gọi bừa là "tiên sinh". (Đại Việt sứ ký toàn
thư-Bản kỷ thực lục-Quyển VIII-Kỷ nhà Lê). 
      Danh quá kỳ thực dễ gây nên sự huyễn hoặc và gieo mầm loạn. Bản thân người được tặng, nếu có liêm sỉ cũng sẽ không dám nhận. Bởi vậy, ông Mạnh tử mới nói rằng: “Thanh văn quá tình, quân tử sỉ chi - 聲 聞 過 情 君子 恥 之 (Danh quá thực tình là điều người quân tử lấy làm hổ thẹn) Thế nhưng, một điều khó hiểu là tại sao GS Vũ Khiêu vẫn mãn nguyện ngước nhìn "mười chữ vàng" vấn vít trên nền vân mây cùng đôi rồng chầu phía trên bức tượng đồng của chính ông?

Chúc thọ, mừng tặng quà sao cho có ý nghĩa, mãn nguyện người trao, vui lòng, hợp ý người nhận, trên dưới trông vào đều ngợi khen là việc khó. Mừng tặng bằng chữ nghĩa lại càng khó hơn. Có vẻ như hai đôi câu đối Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu “trục trặc” trong khâu nào đó chăng?

Đến đây, chắc hẳn sẽ có “kẻ chê, người cười” HTC rằng: nói người khác "phạm thượng" nhưng bản thân mình còn "phạm thượng" hơn! Điều này không phải không có lý. Tuy nhiên, câu chuyện chữ nghĩa với ông Hoàng Minh Tuyển và bạn đọc khiến tôi nhớ đến một câu chuyện chữ nghĩa khác. Lê Thánh tông là ông vua nổi tiếng hay chữ. Thơ văn của ông gồm cả chữ Hán và chữ Nôm: Thiên Nam dư hạ, Sĩ hoạn trâm quy, Xuân vân thi tập, Hồng Đức quốc âm thi,... Ông có những vần thơ Nôm tinh tế, mẫu mực, cổ kính mà rất hiện đại như: “Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc, Sườn núi chim gù ẩn lá xanh”. Thế nhưng có một triều thần dám thẳng thừng chê văn thơ của ông là "phù hoa, vô dụng" (xưa tội này có thể bị chém đầu). Người đó là Nguyễn Bá Ký! 

          Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Quốc tử giám tế tửu kiêm Văn minh điện đại học sĩ Nguyễn Bá Ký chết. Trước đó, Bá Ký cho rằng vua làm văn không chú ý tới kinh, sử, dâng sớ khuyên can. Vua dụ rằng: "Trẫm vừa xem hết tờ sớ, ngươi bảo là trẫm không chú ý kinh sử, lại chuộng lối học phù hoa, vô dụng, chỉ ngụ ý ở ngoài mây khói. Nếu ta ưa chuộng văn hoa, không lấy gốc kinh, sử thì còn sách nào nữa? Ta tự xét mình, xét lời ngươi nói, thì trong bốn chữ "phù hoa vô dụng" kia, thực đã gồm cả lòng trung rồi, thế mà ta lại làm văn mà biện lại, thì ta thực có lỗi. Lúc ấy, người đã kịp thời can ngăn, chẳng vì thế mà giữ ý".
Đến đây chết, vua sai Tư lễ giám quan Phạm Hổ đem sắc đến dụ rằng: "Ngươi thờ vua trung thành, giữ mình chính trực, sớm tối ở bên ta, nay được 6 năm, lúc thoi thóp rồi mà lòng trung vẫn chưa thôi!" (Đại Việt sử ký toàn thư-Bản kỷ thực lục, Quyển XII-Kỷ nhà Lê). 

Câu chuyện này góp phần giải thích tại sao, Lê Thánh tông không chỉ là ông vua giỏi mà còn được tôn là vị Minh Quân. Ông là vua sáng nên có nhiều tôi hiền. Và dù Bá Ký chê thế nào, Lê Thánh tông vẫn là một trong những ông vua hay chữ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Tôi chẳng dám ví mình giống như Quốc tử giám tế tửu kiêm Văn minh điện đại học sĩ Nguyễn Bá Ký. Nhưng có lẽ khi mải bàn chuyện chữ nghĩa đã không tránh khỏi tội “phạm thượng”, "khi quân" như Bá Ký. Tuy nhiên, ngày xưa, Bá Ký chẳng những không bị mất đầu mà còn được ngợi khen có lòng trung, thì ngày nay câu chuyện chữ nghĩa của Tuấn Công thư phòng có đến tai Thủ tướng và GS Vũ Khiêu, tôi tin rằng, dẫu không được khen ngợi thì các vị cũng chẳng nỡ trách phạt.
Cuối cùng chúng tôi dám mong sẽ được GS Vũ Khiêu-Bậc thầy về cổ văn, hoặc chính tác giả câu đối Chúc thọ GS giảng giải tường tận những chữ nghĩa mà chúng tôi và độc giả còn băn khuăn, chưa biết hiểu thế nào cho đúng, cho hay!
Như vậy, trong khả năng kiến thức hạn hẹp, chúng tôi đã cố gắng giải thích. Nếu phải thất vọng, mong ông Hoàng Minh Tuyển và bạn đọc thông cảm cho, và tiếp tục quan tâm đến chuyện chữ nghĩa của Tuấn Công thư phòng.

                                        HTC Thanh Hóa 28/9/2014

Chú thích:
-[1] và [2] Lời các Bài hát Thiếu nhi, ca ngợi Hồ Chủ tịch.
-[3]-Thơ Hồ Chí Minh.

Những điều trông thấy mà.....





60 năm sau giải phóng Thủ Đô người dân HN vẫn phải làm" xiếc" trên
cây cầu "dây văng"như thế này.
?????



Cuộc sống thật tương phản.

Hàng nghìn tỷ chống ngập?
Đào hầm xuống hỏi Cụ Diêm
Tiền dùng chống ngập có đòi được không?


Trẻ em đường phố vất vưởng, ai lo?

Nghị có biệt danh gì nhỉ?