Slide


Mời Ba về ăn Tết với chúng con
  • kenny

  • kenny

Trang

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Chuyện cứt

                                  Chuyện cứt

          Theo wikipedia dictionary thì cứt là phân của người hay động- vật thải ra khi ỉa!        Còn tự- điển tiếng Việt thì cứt là phân của người hay động- vật .Thật là những định -nghĩa  vì muốn tránh những danh từ cho là thô- tục mà thành ra  tối nghĩa vì phân  đã là cứt rồi. Định- nghĩa chính xác phải như sau : Cứt là cặn bã ở trong bụng người hay động vật được thải ra  (ỉa) qua lỗ đít.
     Con người hay động- vật muốn sống thì phải ăn ,khi thức ăn vào bụng thì những chất bổ sẽ nuôi  cơ thể và những cặn bã còn lại sẽ được tống ra .Quá trình này được xảy ra nhịp  nhàng giữa đầu vào và đầu ra. Mọi sự rối loạn ở hai đầu này sẽ phát sinh ra hệ- lụy có thể làm người hay sinh vật bị hoại- vong!
     Để dễ nói chuyện chúng ta sẽ khảo sát riêng về cứt người cho tiện.
     Đặc- tính chung của cứt là thối (miền Bắc) thúi (miền nam). Con người dù giàu có,ăn cao- lương mỹ- vị hay nghèo khó ăn mắm mút dòi, là ông vua hay thằng ăn mày,là hoa hậu hay thị Nở ,anh- hùng hay tiểu- nhân thì cứt cũng đều thúi .Cái đó là cái bình- đẳng nhất của ông trời .Bởi vậy khi nói thúi như cứt thì cứt này là chung cho mọi loại người trong xã hội.
    Nhưng cái sự cho cứt ra (ỉa) bằng lỗ đít thì không phải mọi người, mọi xứ đều giống nhau .Thoạt- kỳ- thủy thì có thể có biểu hiện giống nhau vì chỉ đơn- giản là tống cứt ra ngoài  ở đâu cũng được, cốt sao cho khỏe cái bụng. Vả lại, ngày ấy đất rộng, người thưa ỉa đâu chẳng được miễn là xa chỗ ở để khỏi bị cái thúi xông vào mũi là xong. Nhưng với thời gian và sự tiến hóa của nhân loại.Người mỗi ngày một đông, đầu óc cũng nẩy nở thêm thì cái sự ỉa đã được đặt thành vấn đề .Bởi vì cứt thì thúi, mà thúi thì dơ dáy .Không ai muốn cho người khác thấy sự dơ dáy của mình nên chỗ ỉa phải kín đáo và vì thế nên mới có sự ra đời của cái cầu tiêu!
     Cầu tiêu là cái nơi kín đáo để người ta ỉa và dĩ nhiên là  chỗ chứa cứt.Chứ không phải như tự điển tiếng Việt đơn-giản cho rằng cầu tiêu là nơi có chỗ ngồi để đại tiện.  . Chưa có cuộc khảo sát nào chính- thức cho biết cầu tiêu xuất hiện trên thế- giới từ bao giờ .Trong sử sách từ Đông sang Tây cũng chưa bao giờ có đề cập đến việc ỉa đái của các ông vua bà chúa ngày xưa và trong cung vua phủ chúa ấy cũng không biết có cầu tiêu hay không? Từ đó mà suy ra thì từ lúc có mặt trên trái đất đến một thời gian rất dài tận sau này con người toàn ỉa bậy.  từ vua chúa đến thường dân .Hiện nay tại Ấn- Độ vẫn còn nhiều làng mạc người dân không có cầu tiêu và cứ sáng sớm đàn bà con gái phải lũ lượt  tay cầm chai nước ,rủ nhau đến chỗ đồng không mông quạnh mà ỉa , sở dĩ phải như thế vì trời tối không ai nhìn thấy với lại thời nào thì cũng có những kẻ xấu cứ chờ phụ nữ sơ hở là làm những chuyện trời ơi ! Thật khổ cho đàn bà con gái xứ này vì lỡ mắc ỉa  khác giờ hay ỉa chảy thì sao?Không thấy Đài BBC  nói về trường- hợp đặc biệt này.
     Sở dĩ phải nói dài dòng như vậy để mọi người thấy rằng quá trình tiến- hóa từ ỉa bậy đến cái cầu tiêu tự- hoại bây giờ quả là khó khăn gian khổ và lâu dài thế nào.
     Thoạt đầu thì có thể là do ngai đi xa,lại có khi mưa gió nữa nên người ta đã tìm cách thiết kế một chỗ gần nhà để ỉa cho tiện.Muốn cho thoải mái và ít bị mùi thúi xông lên mũi ,người ta nghĩ cách làm cái chỗ ngồi ỉa cao hơn chỗ cứt rơi và có lẽ vì thế nên mới có danh từ cầu tiêu nghĩa là ngồi trên cao để tiêu hóa. Nhưng cách gì thì rồi ỉa nhiều cũng có mùi nên thường thì người ta làm cầu tiêu để ở nơi xa nhà.   
      Thật ra cầu tiêu là tên gọi của miền Nam .Miền Nam sông nước nhiều nên người ta hay bắc một cái cầu nhỏ ven sông để ngồi lên đó mà ỉa ,cứt sẽ trôi theo con nước,lâu dần có người tận dụng lấy cứt nuôi cá nên họ đào ao thả cá rồi làm cầu trên ao để ỉa. Thật là tiện : Cá có cứt để ăn không cần cung cấp thực phẩm ,lại được ỉa gần ngay nhà mà không hôi thúi .Đến lứa thì hốt cá đem bán. Để tượng- thanh có người gọi dây là “ cầu tõm “mô tã âm- thanh khi cứt rơi xuống nước. Cầu tiêu thường được bắc từ bờ ra sông hoặc ao khoảng 2, 3 m.Trên cầu có thiết kế chỗ ngồi được che chắn bằng gỗ tạp hoặc lá dừa nước cao khoảng 6,tới 7 tấc,sao cho người sử dụng chỉ cần dở cao chân là bước vào ỉa được và khi ngồi ỉa thì yên tâm chỉ còn ló có phần ngực trở lên, không ai nhìn thấy cái hạ bộ của mình. Ở những xóm làng đông dân có khi người ta làm cả một dãy 5, 7 cái để bớt phải chờ chực.
     Ngoài Bắc thì không gọi là cầu tiêu mà là chuồng xí  hay hố xí. Tự điển tiếng Việt ghi chuồng xí là nơi thường được che chắn sơ- sài để làm chỗ đi đại tiện. Nhà quê thì thường người ta dùng lá hay bao bố , mành tre quây lại trên một cái hố có bắc hai khúc cây để ngồi ỉa nên  gọi là hố xí . Ở thành phố thì người ta xây ở sau nhà một cái phòng khoảng hơn một mét vuông,như cái chuồng, cao hơn mặt đất khoảng 1 mét  nên gọi là nhà xí hay chuồng xí .Phía dưới để một cái thùng đựng cứt ,để trống phía sau cho người làm vệ sinh lấy phân khi đầy thùng.Phía trên là một tấm đan có đục một cái lỗ diện tích khoảng hai tấc vuông. Người sử dụng phải vén khéo sao cho cứt, đái rơi gọn vào cái lỗ đó rồi rơi xuống thùng. Trong nhà xí còn có một thùng đựng tro để đổ lên những chổ rơi rớt cho bớt thối,một thùng đựng giấy chùi đít và một miếng ván có chỗ cầm để đi xong thì đậy cái lỗ lại , ngăn chặn bớt ruồi bọ hoặc mùi cứt bay lên. Loại nhà xí này đến đầu thập niên 80 Hà Nội vẫn còn.
      Có thể hơi quá đáng để mường tượng so sánh cho dễ hiểu khi nói :Cầu tiêu giống như cái giàn khoan HD 861 ở Biền- Đông còn nhà xí thì như Tử Cấm Thành ở Bắc- Kinh vậy!
     Vào đầu những năm 60. Khi ở Trung Quốc chủ trương đèn đỏ là  đi, đèn xanh là ngừng vì màu đỏ là màu cách mạng, mà cách mạng chỉ có tiến  chứ không có ngừng,. Khi ở miền Bắc lập thành tích cấy lúa dầy đến nỗi trẻ con có thể đứng trên bụi lúa được  thì miền Bắc cũng đã có được một phát minh khoa học mà Nhật- Bản phải cho rằng đây là một trong bảy công- trình của khoa học trong thế kỷ 20: Đó là Hố Xí 2 ngăn.
     Hố xí 2 ngăn được thiết kế theo kiểu cái hố  chứa cứt được chia làm 2 ngăn . Ngăn này để ỉa còn ngăn kia ủ phân. Nghe nói loại hố xí này vệ sinh cực- kỳ và dân nông thôn đa- số nhà nào cũng có để lấy phân làm nông- nghiệp. Tiếng là vệ sinh cực- kỳ nhưng cũng vẫn còn hôi thối nhưng người ta vẫn phải làm ở gần nhà vì sợ bị xúc trộm cứt.
     Nhà nước cũng có những nhà xí tập- thể .Để khai thác cứt cho có hiệu quả , gọn ghẽ, vệ sinh hơn nên  có qui- định rõ ràng .Qui- định này được ghi trên một cái bảng màu hồng khổ 40 x 60 như sau :
                         
QUI ĐỊNH VỀ ĐI ỈA.

         -Tất cả nam ,nữ đi ỉa phải đến nơi qui đinh.
         -Phải ỉa  đúng lỗ.
         -Nếu là chuồng xí máy, ỉa xong phải tháo nước, bỏ giấy vào thùng đã qui định.Nếu không phải là chuồng xí máy thì thôi.
          -Ỉa xong phải rửa tay sạch sẽ.
     Thời- kỳ chiến-  tranh vấn đề phân, giống rất gay go vì thế, có được một nguồn cứt người dồi- dào để làm phân bắc  thì quả là trời đã ban cho miền Bắc một món quà vô giá. Người người làm phân , nhà nhà làm phân ,nông nghiệp đã tiến- triển rõ nét và người dân đã phấn- khởi ghi ơn người có công phát- động chiến- dịch này bằng câu :
           Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh.
           Anh  về phân bắc , phân xanh  đầy  đồng.
     Đúng ra thì việc sử dụng cứt người làm phân để trồng- trọt  đã có từ lâu lắm rồi.Từ những ngày xa xưa người dân làng Cổ- Nhuế thuộc Huyện Từ- Liêm Hà- nội đã có nghề truyền- thống làm phân bón bằng cứt người để thâm- canh lúa và hoa mầu nổi tiếng.
     Có câu :  Đào Nhật -Tân , phân Cổ- Nhuế.
     Người dân làng này sống bằng nghề hốt cứt, có đền thờ Thành -Hoàng hẳn hoi,ông này sống bằng nghề hốt cứt, trong đền thờ người ta để một đôi quang gánh cùng 2 mảnh xương trâu cầm tay . Người làng Cổ- Nhuế đời này sang đời khác thay phiên nhau làm sạch cho Thủ- Đô Hà- Nội và đã từng được vua Lê –Thánh- Tôn ban cho 2 câu thơ ;
     Khoác tấm áo bào giang tay gánh vác thiên- hạ.
     Vung hai thước kiếm tận- thu lòng dạ thế-  gian.
Đến cuối thập niên 50 thì nghề hốt cứt bị nghiêm cấm, chính quyền xem những người hành nghề này là trốn lao- động , bỏ công việc tăng- gia đi buôn cứt.Thời gian này những bãi cứt vô chủ thi nhau xuất hiện khắp Hà- Nội.
     Phải đợi đến năm 1986 ,sau Đại- Hội đổi mới của Đảng , đất đai được trao lại cho nông dân canh tác thì nghề trồng rau ở ngoại thành Hà- Nội sống lại và người làng Cổ- Nhuế mới lại được tự do đi hốt cứt và bán cứt . Với quan niệm rau xanh dứt khoát phải được bón bằng phân bắc thì ăn mới ngon ,thơm , ngọt chứ bón bằng phân hóa học ăn nhạt thếch chẳng có mùi vị gì nên người ta tranh nhau trồng rau Xanh bằng phân bắc. Hậu quả là cứt có giá và người ta tranh nhau đi hốt cứt . Trước tình hình lộn xộn này Ủy- Ban Nhân-  Dân Thành- Phố Hà- Nội phải ra  qui- định dân ngoại thành không được phép tự do vào thành- phố hốt cứt và bán cứt nữa.
     Thế là từ đây chỉ có dân Hà- Nội mới được khai- thác nguồn cứt dồi- dào của dân nội thành nhưng ở nội thành thì làm gì có nhiều đất để canh- tác .?Kết quả là cứt tiêu thụ trong nội thành dư thừa phải chuyển ra bán cho ngoại thành mà ngoại thành thì không làng nào có kinh- nghiệm trồng trọt và buôn bán cứt bằng Cổ- Nhuế!
     Thế là nguồn cứt lại trở về với Cổ- Nhuế.
     Thời- kỳ kinh- tế thị- trường làm ăn cũng phải đổi mới nên người Cổ- Nhuế đã lập  ra một cái chợ chỉ mua bán duy nhất một mặt hàng là cứt người ,cái chợ mà chỉ ta mới có. Chợ có hẳn một Ban Quản- Lý chợ để điều hành công việc mua bán. Người tham- gia phiên chợ phải có mặt vào khoảng 3 giờ sáng và tan chợ trước khi trời sáng.Trong sinh- hoạt không được lớn tiếng, càng im lặng càng tốt. Nếu có tranh chấp về chất lượng cứt hay giá cả thì phải tuyệt- đối nghe theo sự phân- xử của ông chủ chợ. Khi ông phán cứt nạc thì dứt khoát là tốt ,còn nếu nói cứt lỏng phải bớt một giá thì cứ thế mà làm ,cấm cãi vì ông là người lớn tuổi, đã có thâm- niên trong ngành cứt nên không nói sai bao giờ. Tất cả các thùng cứt ông chỉ cần thọc cái que tre tới đáy ,kéo lên ngửi rồi dùng 2 ngón tay bóp thử xem độ dính là ông biết ngay cứt có nạc hay không ngay. Ông chủ chợ cũng đồng thời ở trong ban quản- lý và ban thẩm- định cứt để chống lại bọn làm cứt giả .Đã có những bọn dùng thân cây chuối băm nhỏ ,giã dập trộn với đất sét cho vào ống nứa thụt ,rồi trộn chung với cứt .  Trường hợp này thì chỉ cần thọc hai tay vào thùng cứt bóp cái là biết ngay .Chỉ sau vài lần là những đứa làm cứt giả bị lật tẩy và bị cấm cửa, không cho vào chợ.
     Ngoài việc thẩm- định người ta cũng chia cứt ra làm 4 loại.
     Thứ nhất là cứt lấy ở khu Ba- Đình .Ở đây toàn là quan- chức ,ăn đồ ăn ngon nên cứt nạc.( danh từ chỉ cục cứt rắn, chất- lượng cao)
     Thứ hai là khu Hoàn- Kiếm. Nơi đây toàn dân buôn bán và nhà hàng.
     Thứ ba là khu Hai Bà Trưng, Đống- Đa .Dân lao- động nhiều ăn toàn rau nên cứt mờ,lõng bõng nước.
     Thứ tư là khu ngoại thành . Dân nhà quê nghèo ăn toàn là rau muống nên cứt xanh lè.  
     Cứt đặc biệt lâu lâu mới có là cứt ngoại .Cứt này được lấy  từ  hầm phốt  của đại sứ quán của các nước.!Nhà nước không chủ-trương nhập  cứt.
     Ngày nay thời thế đổi thay ,quan- chức , người giầu không dám ăn nhiều thịt cá , chuyển qua ăn rau mà phải là rau sạch. Rau trồng  bón phân bắc  có nhiều vi- khuẩn độc- hại  không ai dám dùng . Cầu- tiêu, chuồng- xí được thay bằng cầu- tiêu tự- hoại .Ngành cứt  vì thế cũng bị lụi tàn .Chợ cứt Cổ- Nhuế theo thời- đại  đã biến chuyển thành chợ tình. Không bán cứt nữa thì bán trôn vậy!
     Thôi thì dù sao cũng an ủi rằng chợ vẫn buôn bán những thứ ở dưới hạ bộ
     Việt-Nam  với dân số 90 triệu , trung bình mỗi người một ngày ỉa ra ½ kí cứt thì mỗi ngày ta thu hoạch được  45.000 tấn cứt . Trời ơi ! với số cứt này mà làm phân bón thì sản phẩm lương- thực do nó tạo ra ít nhất cũng nuôi nổi  1 tỷ 300 triệu người!
         Đạo Sĩ Thúi.

__._,_.___
Phụ lục :

Cái  hố xí hai ngăn ở Miền Bắc những năm 60 TK trước là sáng kiến của Bác sỹ Phạm Ngọc Thạch , hồi đó là Bộ trưởng Bộ Y tế. Báo chí ngày đó ca ngợi cho đây là một sáng kiến vĩ đại của nền y hoc VN. Chỉ riêng Bác sỹ Đặng Văn Ngữ là phản đối. Vốn là môt chuyên gia về nghành ký sinh trùng , ông cho cái hố xí hai ngăn đó là nơi nuôi dưỡng ký sinh trùng rất có hại cho con người . Để chứng minh cho sáng kiến của mình là vô hại, ông Thạch đã bầy một cục phân khô lên bàn làm việc của mình tai Bộ Y tế như một vật trang trí. Nhưng  ông Ngữ vẫn khăng khăng giữ quan điểm : chỉ có hố xí có bể phốt tự hoại mới đảm bảo vệ sinh. Chỉ vì quan điểm khác nhau  về cái hố xí hai ngăn  mà hai ông bác sỹ bằng mặt chứ không bằng lòng. Sau khi ông Ngữ hy sinh tại Trị Thiên năm 1967 trong khi nghiên cứu vacxin chống sốt rét , ông Thạch đã nói với các con ông Ngữ : "Đến bây giờ Bác mới hiểu hết Ba các cháu". Hố xí hai ngăn nhanh chóng đi vào quên lãng, không còn ai nhắc tới sáng kiến vĩ đại này nữa !


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét